Giáo trình Chế biến các phụ phẩm giết mổ

Từ 1/3 đến một nửa cơ thể gia súc cho thịt, sữa, trứng hoặc lông không được con người sử dụng.
Phần thừa này chính là nguyên liệu đầu vào của các quá trình chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm
hữu ích. Bột thịt xương, bột thịt, bột gia cầm, bột lông vũ, bột máu, bột cá, và mỡ động vật là các
sản phẩm chính của ngành chế biến các phụ phẩm giết mổ. Vai trò quan trọng và cũng là giá trị
nhất của các sản phẩm này chính là ở chỗ các sản phẩm đó có thể được sử dụng làm thức ăn cho
gia súc, gia cầm, thủy sản và sinh vật cảnh.
Đã có rất nhiều tài liệu khoa học khẳng định chất lượng dinh dưỡng của các sản phẩm này, đồng
thời cũng không có bất kỳ lí do khoa học nào cho thấy cần phải thay đổi phương thức sử dụng
các sản phẩm này trong chăn nuôi. Các cơ quan nhà nước quy định việc chế biến thực phẩm và
thức ăn và ngành công nghiệp chế biến các phụ phẩm giết mổ được kiểm tra khá đều đặn. Ngoài
ra các chương trình công nghiệp bao gồm việc áp dụng các qui trình sản xuất phù hợp, Hệ thống
phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point -
HACCP) và, các qui tắc thực hành, và chứng nhận của cơ quan thứ ba. Cơ quan quản lí thuốc và
thực phẩm của Hoa Kỳ (FDA) qui định các loại thức ăn chăn nuôi và cấm sử dụng một số
protein có nguồn gốc từ động vật nhai lại làm thức ăn cho giai súc nhai lại nhằm ngăn ngừa sự
lây lan của bệnh bò điên. Mặc dù thường xuyên thất vọng bởi những săm soi nhận được, ngành
chế biến phụ phẩm giết mổ hiểu rất rõ vai trò của ngành đối với việc sản xuất các thành phần
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi an toàn và giàu dinh dưỡng và đã thực hiện vai trò đó một cách
hiệu quả trong suốt hơn 100 năm qua.
Khả năng cung cấp các sản phẩm chế biến làm thức ăn chăn nuôi trong tương lai phụ thuộc vào
thị trường và các qui định của pháp luật. Các nhà chế biến phụ phẩm giết mổ rất sáng tạo và cạnh
tranh nên có thể thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào trong cả hai khía cạnh trên. Các cơ quan
quản lý sẽ xác định những nguyên liệu nào có thể được dùng làm thức ăn gia súc. Hiệp hội các
nhà chế biến phụ phẩm giết mổ quốc gia (NRA) ủng hộ việc sử dụng các kết quả nghiên cứu làm
cơ sở cho việc xây dựng các qui định trong khi các vấn đề về thẩm mỹ, thông số kỹ thuật của sản
phẩm, và sự khác nhau về chất lượng sản phẩm nên để thị trường qui định. Mong muốn của
khách hàng, nhu cầu tiêu dùng, và những tính toán về kinh tế sẽ quyết định đến việc xây dựng
các thông số kỹ thuật và giá bán của sản phẩm.
Nếu không có những nỗ lực không ngừng của ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ thì
sự tích tụ của các phế phụ phẩm động vật không được chế biến có thể gây cản trở cho sự phát
triển của ngành công nghiệp chế biến thịt và tạo ra nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng đối với sức
khỏe của gia súc và con người.
Nguyên liệu thô
Theo định nghĩa thì một phụ phẩm là một sản phẩm thứ cấp có được trong quá trình sản xuất một
chính phẩm hàng hóa nào đó. Một đồng sản phẩm là một sản phẩm thường được sản xuất cùng
hoặc theo trình tự trước sau với một sản phẩm khác bởi vì các sản phẩm hoặc qui trình sản xuất
này là tương tự nhau. Một số người thích dùng thuật ngữ đồng sản phẩm, nhưng để đơn giản hóa,
thuật ngữ phụ phẩm sẽ được sử dụng trong cuốn sách này trong phần lớn các trường hợp. Ngoài
các sản phẩm chính là thịt, trứng, sữa cung cấp cho con người thì một phần của lợi nhuận thu
được từ chăn nuôi và chế biến thực phẩm phụ thuộc vào việc sử dụng các phụ phẩm này. Cơ
6
quan FDA qui định các loại nguyên liệu có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và năm 1997 đã ra
quyết định cấm sử dụng các nguyên liệu lấy từ động vật nhai lại để làm thức ăn cho động vật
nhai lại. Gần đây đã có những tranh luận lớn xung quanh việc nên hay không nên cấm sử dụng
một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhai lại làm thức ăn cho các loài gia súc khác.
Khoảng 300 cơ sở chế biến phụ phẩm giết mổ ở khu vực Bắc Mỹ phục vụ cho ngành chăn nuôi
thông qua việc sử dụng các phụ phẩm giết mổ. Lượng phụ phẩm này chiếm tới trên 50% tổng
lượng sản phẩm gia súc nông nghiệp. Hiện nay mỗi năm Hoa Kỳ sản xuất, giết mổ và chế biến
khoảng 100 triệu lợn, 35 triệu bò và 8 tỷ con gà. Các phụ phẩm bao gồm da, lông tơ, lông vũ,
móng guốc, sừng, chân, đầu, xương, móng chân, máu, nội tạng, hạch, ruột, thịt và mỡ, vỏ trứng
và thân thịt xẻ. Từ nhiều thế kỷ nay, các phụ phẩm này đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục
đích khác nhau. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu không ăn được có đóng góp quan
trọng về kinh tế cho các ngành công nghiệp liên quan khác và cho xã hội. Ngoài ra việc chế biến
và sử dụng các phụ phẩm giết mổ cũng góp phần cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe gia
súc và sức khỏe cộng đồng.
Khoảng 49% khối lượng sống của bò, 44% của lợn, 37% của gà thịt, và 57% của hầu hết các loài
cá là phần khối lượng không thể dùng làm thực phẩm cho con người. Một số xu hướng mới như
các loại thịt đóng gói sẵn đang làm tăng tỷ lệ phụ phẩm trong ngành giết mổ. Hiện nay mỗi năm
ngành công nghiệp giết mổ Hoa Kỳ tạo ra khoảng 54 tỷ pound (1 pound = 0,45 kg) phụ phẩm và
Canada tạo ra khoảng 5 tỷ pound. Các phụ phẩm này rất biến động về thành phần nhưng, một
cách chung nhất, nước chiếm khoảng 60%, protein và khoáng 20% và mỡ chiếm 20% còn lại.
Các chất hữu cơ này rất dễ bị thối rữa và chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có nhiều loại có khả
năng gây bệnh cho cả người và gia súc. Quá trình chế biến các phụ phẩm giết mổ cho phép việc
vận chuyển và chế biến các sản phẩm động vật được thực hiện trong một hệ thống khép kín, an
toàn và đáp ứng được tất cả các yêu cầu cơ bản của việc kiểm soát dịch bệnh và chất lượng môi
trường. 
pdf 281 trang thiennv 10/11/2022 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chế biến các phụ phẩm giết mổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_che_bien_cac_phu_pham_giet_mo.pdf

Nội dung text: Giáo trình Chế biến các phụ phẩm giết mổ

  1. Một đơn vị dùng để xác định chất lượng mỡ là hàm lượng các a xít béo tự do. Mỡ thường được tạo bởi ba a xít béo liên kết với glycerol bằng cầu nối ester. Khi mỡ được thủy phân các a xít béo này được giải phóng tạo thành các a xít béo tự do (FFA). Do đó hàm lượng FFA trong mỡ cao thì chứng tỏ mỡ đã bị tiếp xúc với nước, a xít hoặc enzyme. Mỡ nên được chế biến sao cho hàm lượng nước là thấp nhất có thể để hạn chế quá trình thủy phân trong khi bảo quản. Trước kia, một số người cho rằng hàm lượng FFA tăng lên là do quá trình ôxy hóa mỡ tăng lên trong khi chế biến hoặc bảo quản. Quá trình ôxy hóa khác với quá trình thủy phân. Quá trình này xảy ra khi ôxy kết hợp với các a xít béo không no dưới sự có mặt của chất xúc tác như nhiệt độ, sắt, đồng và ánh sáng. Vai trò của nhiệt độ trong việc thúc đẩy cả quá trình ôxy hóa và quá trình thủy phân mỡ có thể là gốc rễ của những sự hiểu nhầm. Việc bổ sung các chất chống ôxy hóa – cách phổ biến nhất để ngăn chặn quá trình ôxy hóa- nhằm ngăn chặn việc sản sinh các FFA là không nên vì rất nhiều chất chống ôxy hóa có tính a xít và có thể làm tăng lượng FFA. Các tạp chất khó hoà tan thường gồm các hạt hoặc mảnh nhỏ của lông, tóc, xương, da và đất cát. Các chất này có thể làm tắc các màng, miệng vòi xử lý, vận chuyển mỡ và các thiết bị khác cũng như góp phần vào việc tạo các cặn lắng ở đáy các thùng chứa mỡ. Hơi ẩm có tác dụng xấu đến mỡ vì nó làm tăng quá trình ăn mòn các thiết bị xử lý, vận chuyển mỡ và có thể tăng cường quá trình tạo gỉ sắt- một chất xúc tác rất mạnh cho quá trình ôxy hóa và gây ôi thiu. Hơi ẩm cũng không đóng góp năng lượng, chất bôi trơn hay bất cứ lợi ích nào cho thức ăn gia súc và do đó nên được hạn chế ở mức thấp nhất. Hơi ẩm lắng đọng trong mỡ khi bảo quản và làm cho việc lấy mẫu chuẩn trở nên khó khăn hơn. Giá trị saponin hóa (SV) là ước tính khối lượng phân tử trung bình của các a xít béo thành phần có trong mẫu mỡ và được định nghĩa là số miligram hyđroxit Kali cần thiết để saponin hóa một gram mỡ. Giá trị SV cao hơn có nghĩa là độ dài trung bình của mạch C của các glyceride ngắn hơn. Mỡ không thể saponin hóa có chứa một số hợp chất như sterol, hyđro carbon, sắc tố màu, rượu béo (fatty alcohol) và các vitamin không bị thủy phân bởi quá trình saponin hóa bằng kiềm. Các chất không thể saponin hóa thường có giá trị dinh dưỡng không xác định và rất biến động so với mỡ chứa nó. Các chất không thể saponin hóa này cũng có thể làm giảm hàm lượng năng lượng của mỡ thành phẩm. Trị số Iốt (IV): Mỗi một liên kết đôi trong một a xít béo có thể kết hợp với tối đa hai nguyên tử iốt. Dựa vào phản ứng giữa các a xít béo với iốt chúng ta có thể xác định mức độ chưa no của mỡ hoặc dầu. Trị số Iốt được định nghĩa là số gam iốt được hấp thụ bởi 100 gam mỡ. Mỡ chưa no theo tự nhiên có IV cao hơn các mỡ no do đó IV có thể được dùng để ước tính lượng cấu trúc của mỡ hoàn chỉnh. Trị số Titer được xác định bằng cách làm tan chảy các a xít béo sau khi mỡ đã được thủy phân. Các a xít béo này được làm nguội từ từ và nhiệt độ tại đó các a xít béo đông lại tính theo độ C chính là trị số Titer. Mỡ động vật thường được gọi là mỡ cứng (tallow) nếu có trị số Titer là 40 hoặc cao hơn, và được gọi là mỡ mềm (grease) nếu có độ titer dưới 40, không kể nguồn gốc từ loại gia súc nào, mặc dù mỡ cứng chủ yếu được tạo ra từ phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến thịt bò. Màu sắc mỡ biến động từ màu trắng của mỡ bò đã tinh luyện đến màu vàng của mỡ mềm và mỡ gia cầm, rồi đến màu rất đậm của nước nấu xà phòng đã làm chua. Màu sắc không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của mỡ nhưng có thể là yếu tố cần xem xét khi dùng làm thức ăn cho sinh vật cảnh và các sản phẩm hướng tới người tiêu dùng khác bởi vì màu sắc mỡ có thể ảnh hưởng đến màu sắc bên ngoài của sản phẩm cuối cùng. 11
  2. Các chất ổn định và chất chống ôxy hóa: các chất chống ôxy hóa thường được khuyến cáo sử dụng cho tất cả các loại mỡ dùng cho chăn nuôi để ngăn chặn sự ôi thiu gây ra bởi quá trình ôxy hóa - quá trình có thể phân hủy các vitamin A, D, E và gây ra các vấn đề khác trong thức ăn chăn nuôi. Ôi thiu là một thuật ngữ có tính mô tả hay định tính. Thuật ngữ này bắt nguồn từ các giá trị tới ngưỡng mà con người sử dụng trong việc phát hiện sự mất mùi do quá trình ôxy hóa mỡ gây ra. Sự ôi thiu không được định nghĩa theo tính chất hóa học và cũng không thể định lượng được. Do đó ngành công nghiệp chế biến đã thử mô tả sự ôi thiu bằng cách đo rất nhiều sản phẩm hoặc chất trung gian của quá trình ôxy hóa. Hai trong số các phương pháp thử thường được dùng để xác định tính ổn định của mỡ là: 1. Giá trị peroxýt (PV)- Phương pháp này đo lượng qui đổi tương đương miligram (me) của peroxýt/kg và cho biết trạng thái hiện tại của sự ôi thiu do ôxy hóa. Mẫu có giá trị PV thấp (đôi khi được xác định là <10 me/kg) là mẫu chưa bị ôi thiu. 2. Phương pháp thử bằng bơm ôxy một cách chủ động để xác định tính ổn định của mỡ trong thời gian 20h - Đây là phương pháp xác định giá trị PV sau 20h liên tục bơm không khí đi qua mẫu. Phép thử này nhằm mục đích xác định khả năng đề kháng của mỡ đối với quá trình ôi thiu do ôxy hóa gây ra trong thời gian bảo quản. Mỡ cứng chủ yếu tạo ra từ quá trình chế biến thịt bò nhưng cũng có thể có chứa mỡ của các gia súc khác. Hầu hết các nhà sản xuất hóa chất và xà phòng yêu cầu mỡ có độ titer tối thiểu là 40,5- 41. Mỡ phải có độ titer tối thiểu là 40 mới được phân loại vào nhóm mỡ cứng. Mỡ mềm trắng chủ yếu được tạo ra từ quá trình chế biến thịt lợn. Ngành công nghiệp sản xuất xà phòng yêu cầu các chỉ tiêu về màu sắc nhưng đối với việc chế biến thức ăn chăn nuôi thì màu sắc không quan trọng lắm. Như vậy, có thể tiết kiệm đáng kể nếu việc xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho mỡ dùng trong chăn nuôi tập trung chủ yếu vào giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Mỡ mềm vàng là thuật ngữ đã được dùng từ lâu và thường bị nhầm với mỡ mềm trắng đã mất màu. Mỡ mềm vàng chủ yếu có nguồn gốc là dầu mỡ thải loại từ các nhà hàng nhưng cũng có thể có chứa các nguồn mỡ lấy từ quá trình chế biến các phụ phẩm giết mổ. Bảng 5: Giá trị năng lượng của một số loại mỡ thường được bổ sung vào thức ăn cho lợn và gia cầm1. Nguồn mỡ ME cho gia cầm, kcal/pound ME cho lợn, kcal/pound2 Mỡ mềm vàng3 3582 3663 Mỡ gia cầm 3539 3641 Mỡ mềm trắng loại 1 3424 3585 Mỡ mềm nâu 3332 3534 Mỡ cứng 3167 3452 Dầu cọ 3069 3401 1 Tính theo các công thức của Wiseman và cộng sự (1991) cho gia cầm và theo Powles và cộng sự (1995) cho lợn. 2 Các công thức này tính giá trị năng lượng tiêu hóa (DE). Năng lượng trao đổi (ME) được tính bằng 96% DE. 3 Tái chế từ dầu mỡ thải loại của nhà hàng. Một số lợi ích của việc sử dụng mỡ động vật trong khẩu phần cho gia súc, gia cầm, thủy sản và sinh vật cảnh, bao gồm cả việc gia tăng hàm lượng năng lượng trong khẩu phần, đã được tập hợp và viết thành tài liệu. Tùy theo loài vật sử dụng mà năng lượng đóng góp từ mỡ có thể lớn hơn từ 2,6 đến 3,8 lần lượng năng lượng có trong ngô hạt. Giá trị năng lượng của một số loại mỡ động vật thường dùng được trình bày ở Bảng 5. Ngoài đóng góp về năng lượng, việc bổ sung mỡ trong 12
  3. khẩu phần cũng có tác dụng làm giảm bụi, tăng độ sạch của máy nghiền, tăng sự thoải mái cho công nhân, tăng hiệu suất đóng viên thức ăn, tăng độ ngon miệng của thức ăn, tăng tính ổn định của các vitamin hòa tan trong mỡ và các chất dinh dưỡng khác, tăng độ bền của máy móc, thiết bị và giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp của gia súc. Các nguyên liệu protein động vật Protein là thành phần quan trọng của tất cả các sinh vật và có mặt ở tất cả các mô trong cơ thể động vật. Hàm lượng protein trong các mô nội tạng và mô cơ cao hơn, và đặc tính protein biến động từ các loại rất khó hòa tan như lông vũ, tóc, lông tơ và sừng móng đến các loại protein rất dễ hòa tan như các protein trong huyết thanh và huyết tương. Thực phẩm có nguồn gốc động vật là nguồn thức ăn chính cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác cho con người. Một cách tương tự, các mô động vật không được dùng làm thực phẩm cho con người được chế biến thành rất nhiều loại bột thịt dùng cho chăn nuôi. AAFCO định nghĩa thành phần của tất cả các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được sử dụng hợp pháp kể các các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp giết mổ. Sổ tay thành phần thức ăn năm 2006 của AAFCO liệt kê khoảng 125 phụ phẩm khác nhau có nguồn gốc động vật và số liệu này được cập nhật hàng năm. Các phụ phẩm protein động vật chính bao gồm bột thịt xương (MBM), bột thịt, bột máu, bột phụ phẩm gia cầm, bột gia cầm, bột lông vũ và bột cá. Lấy bột thịt xương làm ví dụ, AAFCO định nghĩa đây là một phụ phẩm giết mổ có chứa các mô của động vật có vú bao gồm cả xương nhưng không có máu, lông, sừng, móng, da, phân và chất chứa trong dạ cỏ hoặc dạ dày. Theo định nghĩa của AAFCO, bột thịt xương phải có tối thiểu là 4% phốt pho và hàm lượng Ca không vượt quá 2,2 lần hàm lượng P thực có trong sản phẩm. Các sản phẩm có hàm lượng P thấp hơn phải được gắn nhãn bột thịt. Bột thịt xương Ngoài những miêu tả của AAFCO nói trên, MBM phải có hàm lượng chất hữa cơ không thể tiêu hóa bằng men pepsin thấp hơn 12% và hàm lượng protein không thể tiêu hóa bởi men pepsin phải nhỏ hơn 9% tổng protein thô. Pepsin là một men tiêu hóa protein được tiết ra bởi dạ dày nơi protein bị phân giải thành các polypeptit và oligopeptit. Nếu một protein không thể tiêu hóa được bởi pepsin thì gia súc khó có thể tiêu hóa nó. MBM có thể được sử dụng trong thức ăn của tất cả các loài gia súc, gia cầm và thủy hải sản nhưng chỉ các sản phẩm không có nguồn gốc từ động vật nhai lại mới có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại (theo qui định của FDA). Bột phụ phẩm gia cầm Bột phụ phẩm gia cầm (PBM) có chứa các phần đã nghiền nhỏ, đã chế biến và các phần còn sạch của thân thịt gia cầm giết mổ như cổ, chân, trứng non, và ruột, không có lông vũ ngoại trừ một lượng nhỏ mà ngay cả những qui trình chế biến tốt nhất cũng không thể tránh khỏi. Trên nhãn mác sản phẩm cũng phải ghi cam kết đảm bảo các yêu cầu đối với lượng protein tối thiểu, xơ tối thiểu, P tối thiểu, lượng Ca tối thiểu và tối đa. Hàm lượng Ca phải thấp hơn hoặc bằng 2,2 lần hàm lượng P thực có trong sản phẩm. Chính chất lượng của PBM kể cả hàm lượng các a xít amin thiết yếu, a xít béo cần thiết, các vitamin, các khoáng chất cùng với độ ngon miệng của sản phẩm đã tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm này làm thức ăn cho sinh vật cảnh và thủy hải sản. Bột lông vũ thủy phân Bột lông vũ đã thủy phân (FeM) là lông vũ gia cầm sạch không bị phân hủy, được nấu trong nồi áp suất và không chứa các chất phụ gia hoặc chất kích thích. Bột lông vũ thủy phân phải có ít nhất 75% protein được tiêu hóa khi sử dụng phương pháp tiêu hóa bằng men pepsin. Các phương 13
  4. pháp chế biến hiện đại nấu lông vũ dưới áp suất cao và dùng hơi nước trực tiếp thủy phân một phần protein và phá hủy các cầu nối keratin – thành phần tạo ra cấu trúc đặc trưng duy nhất ở sợi lông vũ. Bột lông vũ là một sản phẩm có tính ngon miệng cao và dễ tiêu hóa đối với tất cả các loại gia súc gia cầm. Các loại bột lông vũ được sản xuất từ các qui trình hiện đại thường có tỷ lệ tiêu hóa vượt xa mức tối thiểu mà AAFCO qui định. Ở bò, 64-70% protein trong bột lông vũ không bị phân giải ở dạ cỏ nhưng dễ dàng bị tiêu hóa ở ruột. Một đặc điểm rất riêng của bột lông vũ là bột này có nguồn a xít amin chứa lưu huỳnh phong phú, đặc biệt là cystin. Bột máu sấy khô nhanh (flash dried blood meal) Bột máu sấy khô nhanh được sản xuất từ máu tươi, sạch của động vật không chứa các chất ngoại lai như lông, chất chứa dạ dày, nước tiểu ngoại trừ với lượng nhỏ đến mức ngay cả với những qui trình sản xuất tốt nhất cũng không thể tránh khỏi. Trước tiên nước có trong máu tươi được loại bỏ nhờ một quá trình tách nước cơ học hoặc quá trình cô đặc bằng nhiệt. Sau đó máu được chuyển đến bộ phận sấy khô nhanh, ở đó phần nước khó tách sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Hoạt tính sinh học tối thiểu của lysine phải là 80%. Các sản phẩm bột máu là những nguồn thức ăn giàu proten và lysine tự nhiên nhất có thể sử dụng cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên trong suốt những năm 60 và 70 việc sử dụng bột máu rất hạn chế vì nó được cho là không có tính ngon miệng. Bột máu vốn dĩ có hàm lượng a xít amin isoleucine thấp và qui trình cô đặc ở giai đoạn một cũng làm giảm lượng lysine sinh học sẵn có. Sự thay đổi về công nghệ chế biến đã làm thay đổi sản phẩm một cách đáng kể. Các phương pháp chế biến mới (sấy khô nhanh dạng dàn phun hoặc sấy khô nhanh dạng quay vòng liên tục) có thể tạo ra các sản phẩm bột máu có tỷ lệ tiêu hóa của các a xít amin đạt 90% hoặc cao hơn. Hàm lượng a xít amin sẵn có được cải thiện cùng với những phương pháp phối hợp khẩu phần được cải tiến cho phép các nhà dinh dưỡng gia súc có thể cân bằng các a xít amin cần thiết kể cả isoleucin. Điều này cũng làm giảm bớt những lo ngại về tính ngon miệng của bột máu. Ngày nay các nhà dinh dưỡng chú ý đến bột máu vì nó có hàm lượng protein cao và được coi là nguồn thức ăn giàu lysine. Các đặc tính của bột máu như tỷ lệ protein thoát qua cao đã được nhấn mạnh trong các kết quả nghiên cứu trên bò sữa, bò thịt. Bột cá Bột cá thường được coi là thành phần thức ăn protein động vật mặc dù nó được miêu tả trong phần các sản phẩm thủy hải sản của AAFCO. Bột cá là các mô sạch, khô, không thối hỏng được nghiền nhỏ của cá nguyên con hoặc các mảnh cắt hoặc cả hai, có hoặc không tách chiết một phần mỡ. Bột cá phải có tỷ lệ nước thấp hơn hoặc bằng 10%. Nếu bột cá có chứa trên 3% muối thì trên nhãn mác phải có chi tiết này, miễn là tỷ lệ muối không được vượt quá 7%. Cá thờn bơn (Menhaden) và cá cơm là những loài cá chủ yếu được đánh bắt ngoài tự nhiên để sản xuất bột cá; một lượng nhỏ hơn cá mòi cũng được dùng để sản xuất bột cá. Với lượng thủy hải sản dùng để chế biến thực phẩm cho con người tăng lên, lượng phụ phẩm tạo ra bởi các khu vực chế biến này đang được tận dụng. Bột cá thường là nguồn thức ăn giàu các a xít amin thiết yếu và vitamin hòa tan trong mỡ. Tỷ lệ tiêu hóa của các a xít amin này là tuyệt vời nhưng, cũng giống như các thành phần thức ăn khác, nó phụ thuộc nhiều vào qui trình chế biến. Các loại bột cá có thể được dùng trong tất cả các loại khẩu phần ăn. Trong một số sản phẩm chẳng hạn như thức ăn cho sinh vật cảnh, các yếu tố liên quan đến độ ngon miệng, mùi cá và hương vị là những lợi thế khác của bột cá. Khi được dùng cho các loài khác, mùi cá có trong các sản phẩm trứng, sữa, thịt tạo ra có thể là một bất lợi không nhỏ khi sử dụng bột cá. Các sản phẩm khác 14
  5. Có một số thành phần đặc sản có nguồn gốc từ protein động vật chẳng hạn như huyết tương. Trong những năm gần đây huyết tương đã trở thành một thành phần phổ biến trong khẩu phần của lợn con và bê non. Huyết tương là một nguồn protein dễ tiêu hóa và có khả năng giúp cho gia súc non kháng bệnh tốt hơn. Giá trị dinh dưỡng của các protein Bảng 6: Thành phần dinh dưỡng của các protein động vật1 MBM Bột máu2 Bột lông vũ PBM CP, % 50,4 88,9 81,0 60,0 Mỡ, % 10,0 1,0 7,0 13,0 Ca, % 10,3 0,4 0,3 3,0 P, % 5,1 0,3 0,5 1,7 3 TMEN, kcal/kg 2666 3625 3276 3120 A xít amin Methionin, % 0,7 0,6 0,6 1,0 Cystin, % 0,7 0,5 4,3 1,0 Lysine 2,6 7,1 2,3 3,1 Threonine 1,7 3,2 3,8 2,2 Isolucine 1,5 1,0 3,9 2,2 Valine 2,4 7,3 5,9 2,9 Tryptophan 0,3 1,3 0,6 0,4 Arginine 3,3 3,6 5,6 3,9 Histidine 1,0 3,5 0,9 1,1 Leucine 3,3 10,5 6,9 4,0 Phenylalanine 1,8 5,7 3,9 2,3 Tyrosine 1,2 2,1 2,5 1,7 Glycine 6,7 4,6 6,1 6,2 Serine 2,2 4,3 8,5 2,7 1 NRC, 1994 2 Sấy khô theo công nghệ sấy nhanh hoặc quay vòng liên tục 3 Dale, 1997 TMEN = Năng lượng trao đổi thực đã hiệu chỉnh theo N Các loại bột protein chính (MBM, bột thịt, và PBM) là các thành phần thức ăn chăn nuôi quan trọng trong khẩu phần của gia súc, gia cầm, thủy hải sản và sinh vật cảnh trên toàn thế giới. Hàng năm các sản phẩm này đóng góp trên 3 triệu tấn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi của Hoa Kỳ. Ngoài protein, các sản phẩm này còn là những nguồn thức ăn giàu a xít amin thiết yếu, mỡ, các a xít béo không thay thế, khoáng và vitamin. Thành phần dinh dưỡng điển hình của bốn loại protein động vật phổ biến nhất được trình bày ở Bảng 6. Như có thể thấy trong Bảng 6, tất cả các loại bột phụ phẩm giết mổ này đều có hàm lượng protein cao hơn của bột đậu tương và các protein thực vật khác. Ngoài ra BMB có hàm lượng P, năng lượng, sắt, và kẽm cao hơn bột đậu tương. Hàm lượng P trong MBM cao gấp bảy lần trong bột đậu tương và ở dạng rất dễ được gia súc gia cầm hấp thu. Phốt pho trong MBM và bột gia cầm có hàm lượng Ca2HPO4 sinh học sẵn có tương đương nhau. Các nhà phân phối bột protein động vật có thể cung cấp các thông số kỹ thuật chi tiết và cụ thể hơn so với các thông số lấy từ các bài báo đã được xuất bản bởi các bài báo này thường sử dụng các giá trị trung bình. Độ chính xác của các phương pháp phân tích thành phần hóa học và giá trị 15
  6. dinh dưỡng sẵn có trong các thức ăn giàu protein thành phần ngày càng được cải thiện (Parsons và cộng sự., 1997). Tuy nhiên giá trị chính xác nhất chính là các giá trị có được từ các thí nghiệm nuôi dưỡng. Các qui trình chế biến phụ phẩm giết mổ hiện đại, các thiết bị máy móc được cải tiến, và các hệ thống được điều khiển bằng máy tính đã làm tăng đáng kể tỷ lệ tiêu hóa protein của các sản phẩm này. Số liệu thu thập từ năm 1984 đến nay cho thấy mức độ cải thiện của tỷ lệ tiêu hóa của các a xít amin thiết yếu lysine, threonine, tryptophan và methionine. Số liệu này được tóm tắt ở Bảng 7. Bảng 7: Sự thay đổi của tỷ lệ tiêu hóa của MBM trong thời gian từ 1984 đến 2001. A xít amin 1984a 1989b 1990c 1992d 1995e 2001f Lysine, % 65 70 78 84 94 92 Threonine, % 62 64 72 83 92 89 Tryptophan, % - 54 65 83 - 86 Methionine, % 82 - 86 85 96 92 Cystine, % - - - 81 77 76 a Jorgensen và cộng sự., 1984 d Firman, 1992 b Knabe và cộng sự., 1089 e Parsons và cộng sự., 1997 c Batterham và cộng sự., 1990 f Pearl, 2001 Tỷ lệ tiêu hóa của Lysine trong MBM chất lượng cao tăng từ 65% lên trên 90% trong giai đoạn này. Tỷ lệ tiêu hóa của Tryptophan và Threonine cũng tăng lên đáng kể. Tỷ lệ tiêu hóa của Cystine dao động trong khoảng 76 - 81% nhưng tỷ lệ tiêu hóa này mới chỉ được xác định từ năm 1992 trở lại đây. Mức tăng tương tự trong tỷ lệ tiêu hóa của các a xít amin cũng xảy ra với các sản phẩm bột gia cầm, bột lông vũ, và đặc biệt là bột máu. Sự cạnh tranh Mỡ và các loại bột protein cạnh tranh hàng ngày với các sản phẩm thực vật. Chuyển từ việc sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác cũng như những sự phát triển mới có thể làm thay đổi môi trường kinh doanh trong tương lai. Một ví dụ là sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất cồn ethanol nhiên liệu. Hiện đã có khoảng 97 nhà máy sản xuất ethanol đang hoạt động và 33 nhà máy khác đang được xây dựng. Các nhà máy sản xuất ethanol này có công suất là 4,5 tỷ galon mỗi năm (Renewable Fuels Association, August, 2006). Các nhà máy sản xuất cồn ethanol theo phương pháp nghiền khô là nhóm phát triển nhanh nhất trong ngành công nghiệp sản xuất cồn ở Hoa Kỳ và sản xuất phần lớn (60%) lượng ethanol nhiên liệu. Các phụ phẩm của các nhà máy này bao gồm bã bia ướt và khô, bã bia ướt và khô có các chất hòa tan (DDGS), “bánh ướt” (hỗn hợp giữa bã bia ướt và khô), và sản phẩm đông đặc của các chất hòa tan. Trong số các phụ phế phẩm của các nhà máy sản xuất cồn theo phương pháp nghiền khô, DDGS là sản phẩm chính được bán tại thị trường nội địa (Shurson, 2005). Khoảng 40% lượng sản phẩm này được bán dưới dạng tươi cho các trang trại bò sữa và các cơ sở vỗ béo bò thịt. DDGS được tiếp thị bán trong nước và quốc tế để dùng làm thức ăn cho bò sữa, bò thịt, lợn và gia cầm. Trong năm 2005, Hoa Kỳ sản xuất ra trên 15,4 tỷ pounds DDGS. Ngô hạt là nguyên liệu chính cho các nhà máy sản xuất cồn theo phương pháp nghiền khô và xay ướt vì nó có hàm lượng tinh bột dễ lên men cao hơn so với các nguyên liệu khác. Shurson (2005) đã chỉ ra những thách thức dưới đây mà DDGS gặp phải khi tham gia thị trường thức ăn chăn nuôi: - Định nghĩa cũng như đặc điểm nhận dạng sản phẩm - Tính biến động của hàm lượng chất dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hóa và các đặc tính lý học của sản phẩm 16