Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ

Bài 1: Thu hoạch ăng tây
Mã bài: MĐ 05-01
Mục tiêu
- Xác định được thời điểm phù hợp để thu hoạch măng tây;
- Lấy mẫu và dự tính được sản lượng thu hoạch măng tây;
- Nêu được trình tự và thực hiện được các bước trong việc thu hoạch
măng tây;
- Thực hiện được các khâu công việc làm sạch, phân loại, sơ chế và tiến
hành bảo quản sản ph m măng tây sau thu hoạch.
A. Nội dung
1. Thu hoạch ăng tây
1.1. Xá định thờ đ ể thu hoạ h
Sau 4 – 5 tháng trồng ruộng sản xuất, chăm bón tốt cây bắt đầu cho
măng. Khi chồi măng cao 15-20 cm là có thể thu hoạch được.
Trong thời kỳ đầu có thể măng còn nhỏ, năng suất chưa cao nhưng chúng
ta nên thu hoạch vì có thu hoạch mới kích thích cây ra măng tiếp tục, và càng
dần về sau cây cho măng càng to và năng suất càng cao.
Cần phải thu thường xuyên, vì măng rất chóng già, Ph m cấp giảm, khó
tiêu thụ. Mặt khác nếu không thu hoạch, măng sẽ phát triển thành cây và chúng
ức chế các chồi măng khác không phát triển được.
Hình 5.1.1: Ruộng măng bắt đầu cho chồi măng đủ tiêu chu n thu hoạch
9
Hình 5.1.2: Một bụi măng 4-5 tháng tuổi có thể cho 1-2 chồi măng
đủ tiêu chu n thu hoạch
Khi chồi măng nhú lên khỏi mặt đất có chiều cao 20 – 30cm là có
thể thu hoạch được. Chồi măng thu hoạch sớm, dù măng còn ngắn nhưng
đường kính thân măng to mập, non mềm giòn, không có xơ, có vị ngọt và mùi
thơm đặc trưng, chất lượng măng cao hơn so với thu hoạch muộn; khi đó thân
măng có thể kéo xơ, già hoá, chất lượng măng sẽ kém hơn.
Hình 5.1.3: Chồi măng đủ tiêu chu n bắt đầu cho thu hoạch
Thời điểm thu hoạch măng tây trong ngày thông thường từ 5g30 -
7g30 sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc, khi măng chưa tiếp xúc với ánh
nắng để tránh bị héo, mềm yểu nhanh sau thu hoạch. 
pdf 93 trang thiennv 10/11/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_va_tieu_thu_san_pham_nghe_trong.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ

  1. 11 - ước 5: Dự tính năng suất và sản lượng tổng số + Tính năng suất cả vụ cho 1 ha: N cả vụ (tạ/ha) = năng suất 1 lứa/ha x số lứa hái trong toàn vụ + Tính tổng sản lượng thu hoạch: Tổng sản lượng (tấn) = Năng suất 1 ha x Tổng diện tích trồng măng * Theo kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn nhiều vùng trồng măng cho thấy năng suất măng bình quân tăng theo số năm tuổi của vườn măng như sau: Với mật độ bình quân 18.000 khóm/ha thì năng suất tăng dần theo năm như sau: - Năm 1: Năng suất từ 3-5 tấn/ha/năm. - Năm 2: Năng suất từ 10 - 15 tấn/ha/năm. - Năm 3: Năng suất từ 15-20 tấn/ha/năm. - Năm 4: Năng suất từ 20-25 tấn/ha/năm. - Năm 5: Năng suất từ 25-30 tấn/ha/năm. - Năm 6: Năng suất từ 30-35 tấn/ha/năm. - au đó năng suất sẽ giảm dần 1.3. Chuẩn bị á nguồn lự để thu hoạ h Căn cứ vào kết quả giám định sản lượng, tiến hành chu n bị các điều kiện phục vụ cho công việc thu hoạch măng với các nội dung sau: 1.3.1. C uẩn b nguồn lao động Giống như hầu hết các loại cây trồng khác, nước ta hiện nay việc thu hoạch măng tây chủ yếu dựa vào lao động thủ công là chính. Vì vậy thời điểm thu hoạch sử dụng nhiều công lao động nhất. Nguồn nhân công thu hoạch có thể được huy động từ: - Nguồn lao động hiện có của gia đình, của trang trại. - Thuê lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc thuê lao động thời điểm thu hoạch đã khó, việc trả công lao động cũng rất cao là điều phải cân nhắc, tính toán. - Cần căn cứ vào diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng dự tính để tính số công cần thuê cho phù hợp. 1.3.2. C uẩn b dụng cụ, p ương tiện t u ái Tùy thuộc khối lượng sản ph m dự kiến trong từng lứa hái; phương thức tiêu thụ sản ph m và tùy thuộc tình hình cụ thể. Việc chu n bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Dụng cụ, phương tiện cần thiết để thu hoạch măng bao gồm:
  2. 12 - ọt, thúng, xô, chậu, khay, rổ nhựa (tùy theo điều kiện cụ thể) để chứa đựng quả khi thu hái trên ruộng. - Dao con, kéo sắc để dùng khi sơ chế, bảo quản măng tạm thời - Găng tay bằng vải hay ni lon, kh u trang, quần áo bảo hộ lao động cho người lao động. - Thùng giấy, thùng nhựa to để thu gom chứa đựng lưu giữ sản ph m ngoài đồng ruộng. - Phương tiện vận chuyển: xe vận chuyển, dụng cụ vận chuyển - Nhà kho, sân có mái che thoáng mát để bảo quản sản ph m tạm thời nhà chờ sơ chế biến hoặc tiêu thụ sản ph m tươi. 1.4. Thu hoạ h ng Trước khi thu hoạch măng cần tiến hành tưới nhẹ cho ruộng măng để bổ sung nước, chống sốc cho măng sau khi thu hái khỏi gốc, giữ cho măng được tươi lâu hơn, măng non mềm, tươi giòn, ngon ngọt đặc trưng. 1.4.1. Tiêu c uẩn ăng t u o c tốt n ất n ư au: - Búp măng nhô lên cao khỏi mặt đất 25 - 30cm; - Đường kính giữa thân măng lớn hơn 10mm (cỡ gần bằng ngón tay út); - Lá đài non (đầu búp) còn ôm sát dính liền thân măng; - Không bị sâu bệnh. Hình 5.1.4: Những chồi măng đủ tiêu chu n thu hoạch Khi đó cần phải thu hoạch ngay để có được sản ph m măng non mềm, tươi giòn, chất lượng cao. 1.4.2. Các t u o c ăng tây xan : - Dùng tay nắm chặt sát gốc măng; - Xoay nghiêng búp măng khoảng 1 góc 300
  3. 13 - Vừa xoay vừa giật nhẹ lên, chồi măng sẽ tách rời khỏi gốc cây măng rất dễ dàng mà không để lại vết thương. Hình 5.1.5: Động tác thu hái măng không dùng dao Cũng có thể dùng dao móc sắc (lưỡi dao cong như lưỡi liềm) để thu măng. Tuy nhiên cách thu hoạch bằng tay có lợi hơn là dùng dao cắt; vì dao sắc quá sẽ vô tình làm tổn thương các chồi măng lân cận, để lại các vết thương, dễ gây thối hỏng gốc các chồi măng dưới mặt đất và có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm hại bộ rễ! Hình 5.1.6: Động tác dùng dao thu hái măng 1.4.3. Các t u o c ản p ẩ ăng tây trắng: Chồi măng còn non mọc ra từ phần gốc cây dưới mặt đất khi đó măng có màu trắng (măng tây trắng). Khi trồi lên khỏi mặt đất, thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời măng sẽ chuyển thành màu xanh và tr thành măng tây xanh.
  4. 14 Do đó, có thể tổ chức sản xuất và thu hoạch sản ph m măng tây trắng từ cây măng đã đủ 3 năm tuổi tr lên để làm phong phú thêm mặt hàng phục vụ thị trường tiêu dùng và đóng hộp xuất kh u. Cũng có thể sản xuất măng trắng bằng cách trồng măng trong điều kiện có màng phủ kín chồi măng hoặc dùng màng phủ ngăn cản ánh nắng mặt trời chiếu vào chồi măng cho đến khi chồi măng đạt chiều cao thương ph m >19-23cm, đường kính giữa thân măng >8-10cm thì tiến hành thu hoạch lấy sản ph m măng tây trắng. Để có măng tây trắng chất lượng cao, cần phải kh n trương tiến hành việc thu hoạch măng vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc để tránh ánh nắng chiếu xạ thành măng tây xanh. Măng tây trắng thu hoạch xong cần phải tránh không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt quá trình lưu thông phân phối, hoặc phải đóng hộp. Hình 5.1.7: Trồng có màng che ánh sáng để tạo sản ph m măng tây trắng 1.4.4. N ững điể cần c ú ý k i t u o c ăng: - Chỉ thu hái những chồi măng đã đủ tiêu chu n kích cỡ, không bị nhiễm sâu bệnh. - Trong kỳ thu hoạch phải thường xuyên thu hoạch hàng ngày, nếu không măng sẽ bị già hóa nhanh, nhiều xơ, chất lượng măng bị giảm. - Thu hoạch măng vào sáng sớm hoặc chiều mát - Khi thu hái, vận chuyển phải nhẹ nhàng, không làm xây xước, dập nát, hoặc gãy măng. - Dụng cụ chứa đựng, bao gói phải sạch sẽ - Khi thu hoạch măng người thu hái phải đeo găng tay mềm để tránh làm xây xước măng. - Người thu hoạch đi dọc theo rãnh luống để thu măng cho vào dụng cụ chứa đựng. Thu hoạch tuần tự luống nào hết luống đó.
  5. 15 - Không làm gãy cành, lá, xâm hại đến gốc rễ của cây mẹ. - Măng thu hoạch được phải vận chuyển ngay về nơi bảo quản tạm thời nơi thoáng mát, có mái che để bảo quản trước khi tập trung về nơi sơ chế và bảo quản. - Thu hoạch măng hàng ngày cho đến cuối mỗi chu kỳ thu hoạch măng 2,5 - 3 tháng. Khi thấy đường kính thân măng nhỏ hơn điếu thuốc lá (khoảng 50 -70%, tránh không để tiếp xúc với ánh nắng, rồi nhanh chóng tiến hành sơ chế, phân loại măng theo yêu cầu của đơn vị thu mua. 2.1. Ph n loạ s n phẩ ng t 2.1.1. Là c ản p ẩ trước k i p ân p ân lo i: Tại nơi tập kết bảo quản, tiến hành làm sạch sản ph m, bao gồm nội dung các công việc sau: - Nhặt sạch tạp chất lẫn trong sản ph m: lá, cành con, cỏ rác - Rửa sạch đất, cát bụi b n bằng nước sạch nhưng tuyệt đối không được để ướt đầu măng vì nước ứ đọng sẽ làm thối hỏng lá đài, hư hỏng đầu chồi măng - Gọt bỏ lớp vỏ xơ mỏng phần gốc măng. 2.1.2. ân lo i: Đầu búp non ốp sát dính liền thân măng, đường kính thân măng và độ dài chồi măng là các tiêu chu n cơ bản phân loại rau măng tây. Hình 5.1.8: Làm sạch và phân loại măng
  6. 16 - Tiêu c uẩn ăng lo i 1 (Lo i A): + Đường kính gốc thân măng >12-25mm; + Đường kính giữa thân măng bình quân >09-12mm; + Dài 20 - 30cm Hình 5.1.9: Măng loại 1 (Loại A) + Không có chân trắng gốc măng; + Cọng măng non, mềm và tươi giòn; + Không có dư lượng thuốc BVTV, + Không lẫn tạp chất và bùn đất; + Thân măng thẳng không dị dạng cong vẹo; + Lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân măng; + Không bị héo xơ già hoá. - Tiêu c uẩn ăng lo i 2 (Lo i ): + Đường kính gốc thân măng >6-12mm; + Đường kính giữa thân măng bình quân >06 – 0,9mm; + Chiều dài 19 - 30cm; + Không có chân trắng gốc măng; + Cọng măng non, mềm và tươi giòn; + Không có dư lượng thuốc BVTV, + Không lẫn tạp chất và bùn đất;
  7. 17 + Thân măng thẳng không dị dạng cong vẹo; + Lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân măng; + Không bị kéo xơ già hoá. Hình 5.1.10: Măng loại 2 (Loại B) - Tiêu chuẩn ăng lo i 3 (Lo i C): Hình 5.1.11: Măng loại 3 (Loại C) + Đường kính giữa thân măng bình quân 17-23cm + Không có dư lượng thuốc BVTV; + Không lẫn tạp chất và bùn đất; + Lá đài non (đầu bông) còn ôm sát dính liền thân măng; + Không bị kéo xơ già hoá.
  8. 18 2.2. Xử lý s n phẩ trướ kh b o qu n Măng tây rất chóng già và bị mất nước gây héo khi tiếp xúc với ánh sáng và khi bảo quản không đúng. Măng già có nhiều xơ, mất dinh dưỡng và chất lượng giảm rõ rệt. Do vậy, sau thu hoạch cần phải xử lý, sơ chế sản ph m măng và nhanh chóng đưa vào bảo quản. Các tiến àn n ư au: Sau khi phân loại, tiến hành cắt cỡ dài ngắn theo quy cách đã hợp đồng với người mua (Lấy phần ngọn làm cữ, cắt bằng phần gốc) Hình 5.1.12: Xếp bằng phần ngọn, cắt bỏ phần gốc - Rửa lại phần gốc với thuốc tím hoặc nước Clor nồng độ 20-50ppm. - Chần măng: Dùng dung dịch CaCl2 nồng độ 0,1% để chần măng tây 2- 3 phút, dùng nước sạch rửa sạch phần gốc, chú ý không cho nước ướt đầu măng (chỉ rửa phần gốc). Sau khi rửa xong để ráo nước. Hình 5.1.13: Rửa và chần măng với thuốc tím pha với dung dịch CaCl2
  9. 19 - Dùng dây bó thành từng bó với trọng lượng 0,25 - 0,50 - 1kg. Dùng giấy chuyên dùng hoặc giấy báo sạch (giấy trắng càng tốt) gói bảo vệ đầu bó măng. Hình 5.1.14: Bó măng thành từng bó theo quy cách Hình 5.1.15: Gắn nhãn mác vào từng bó măng - Xếp thẳng đứng bó măng vào các thùng nhựa, hoặc thùng carton có lớp sóng cứng; t m nước sạch giữ m để chống sốc và giữ tươi măng trong quá trình vận chuyển. - Kh n trương chuyển giao ngay cho đại lý thu mua trong vòng 4 - 8 giờ để kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh, phân phối ra thị trường hoặc xuất kh u. Hình 5.1.16: Chuyển măng đến đại lý thu mua
  10. 20 2.3. Đóng gó b o qu n s n phẩ ng t ản ph m măng tươi sau khi được xử lý, sơ chế cần tiến hành đóng gói để vận chuyển đi tiêu thụ hoặc bảo quản như sau: 2.3.1. Đóng gói ản p ẩ : Tùy theo phương thức tiêu thụ sản ph m là xuất kh u hay tiêu dùng nội địa; tùy điều kiện cụ thể để đóng gói sản ph m theo quy cách khác nhau. Có thể dùng các chất liệu sau để đóng gói sản ph m: - Đóng gói vào thùng giấy carton để xuất kh u: - Chứa đựng vào thùng, sọt, khay bằng nhựa: Hình5.1.17: Đóng gói măng vào thùng, sọt, khay bằng nhựa - Chứa đựng trong các thùng gỗ: Hình 5.1.18: Đóng gói măng trong các thùng gỗ
  11. 21 2.3.2. ảo quản ản p ẩ ăng tây: Măng tây rất chóng già khi tiếp xúc ánh sáng và bảo quản không đúng. Khi già chúng hoá xơ, mất dinh dưỡng và chất lượng giảm rõ rệt. Do vậy, sau thu hoạch cần phải sơ chế và nhanh chóng đưa về nơi chế biến và bảo quản trong điều kiện lạnh để giữ chất lượng. Hình 5.1.19: Rửa lại và thanh trùng măng tây trước khi đóng gói để bảo quản - Đóng gói, bảo quản trong điều kiện lạnh: Măng tây thành ph m được đóng gói trong túi PE hàn kín, rồi cho lên băng tải đưa vào thiết bị làm lạnh trong khoảng 20-25 phút. - Hoặc đóng kiện để bảo quản trong kho lạnh: Măng tây thành ph m sau khi đã xử lý, xếp theo phương thẳng đứng vào thùng xốp hoặc thùng carton cứng với lượng từ 5-10 kg/thùng. au đó thanh trùng bằng tia cực tím, bảo quản trong kho mát 2 – 50C, kể cả khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Hình 5.1.20: Đóng gói măng tây trước khi đưa vào bảo quản
  12. 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Câu 1: Nêu các căn cứ để xác định thời điểm tốt nhất để thu hoạch măng tây Câu 2: Nêu tiêu chu n và cách phân loại sản ph m măng tây Câu 3: Trình bày nội dung và cách tiến hành việc sơ chế biến sản ph m măng tây trước khi đưa vào bảo quản. 2. Bài tập thực hành: Bài thực hành số 5.1.1: Giám định sản lượng thu hoạch măng tây Bài thực hành số 5.1.2: Phân loại sản ph m măng tây C. Ghi nhớ - Các căn cứ để xác định thời điểm thu hoạch măng. - Tiêu chu n của các cấp loại măng. - Nội dung, phương pháp sơ chế và bảo quản măng.
  13. 23 Bài 2: Thu hoạch củ c i cà rốt Mã bài: MĐ 05-02 Mụ t êu - Nêu được trình tự và thực hiện được các bước trong việc thu hoạch củ cải, cà rốt; - Xác định được thời điểm phù hợp để thu hoạch cà rốt, cải củ; - Lấy mẫu và dự tính được sản lượng thu hoạch cà rốt, cải củ; - Thực hiện được các khâu công việc làm sạch, phân loại, sơ chế và tiến hành bảo quản sản ph m cà rốt, củ cải sau thu hoạch. A. Nộ dung 1. Chu n bị dụng cụ phương tiện để thu hoạch Tùy thuộc khối lượng sản ph m dự kiến trong từng năm thu; phương thức tiêu thụ sản ph m và tùy thuộc tình hình cụ thể. Việc chu n bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Dụng cụ, phương tiện cần thiết để thu hoạch cà rốt, cải củ bao gồm: - ọt, thúng, xô, chậu, rổ nhựa (tùy theo điều kiện cụ thể) để chứa đựng củ khi thu hái trên ruộng. - Dao con, kéo sắc để cắt bớt lá - Kh u trang, quần áo bảo hộ lao động cho người lao động. - Bao tải mềm thoáng, hoặc túi lưới, thùng giấy, thùng nhựa to để thu gom chứa đựng lưu giữ sản ph m ngoài đồng ruộng. - Phương tiện vận chuyển - Nhà kho, sân có mái che thoáng mát để bảo quản sản ph m tạm thời nhà chờ sơ chế biến hoặc tiêu thụ sản ph m tươi. 2. Dự tính s n lượng thu hoạch cà rốt c i củ Do đặc điểm của cà rốt, cải củ là cho thu hoạch tập chung một lần, do đó việc giám định dự tính năng suất, sản lượng được tính như sau: Đối với hộ nông dân sản xuất với diện tích nhỏ chỉ cần ước lượng theo kinh nghiệm. Quy trình tiến hành giám định sản lượng được tiến hành như sau: - ước 1: Chọn điểm thu hoạch đại diện Chọn 5 điểm phân bố đều trên ruộng; mỗi điểm lấy 10 cây trên hai hàng liền kề nhau. - ước 2: Tiến hành thu hoạch củ đủ tiêu chu n trên các cây đã chọn trong điểm điều tra, cắt bỏ bớt dọc để lại 2- 3 cm.
  14. 24 - ước 3: Cân riêng khối lượng củ của từng điểm và ghi vào bảng dưới đây - ước 4: Tính năng suất bình quân thu hoạch cho 1 ha như sau: NS = (P:10) x M Trong đó: N : năng suất bình quân thu hoạch của 1 ha (tạ/ha) P: khối lượng củ bình quân thu được trong 1 điểm điều tra (kg) M: mật độ (số cây) cho thu hoạch trong 1 ha Đ ể Kh lượng Đ ều tra thu đượ (kg) 1 2 3 4 5 Cộng n quân 1 điể ước 5: Dự tính năng suất và sản lượng tổng số Tính năng suất cả vụ cho 1 ha: Tổng sản lượng (tấn) = Năng suất 1 ha x Tổng diện tích trồng 3. Thu hoạch b o qu n cà rốt 3.1. Xá định thờ đ ể thu hoạ h r t Cà rốt có thời gian sinh trư ng từ 100-130 ngày. Căn cứ vào thời vụ và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, bà con tiến hành thu hoạch khi cà rốt đạt kích cỡ củ trung bình dài 18-22cm, đường kính 3-4 cm. Thu hoạch khi rễ có kích thước tốt nhưng vẫn còn mềm. Nếu thu muộn thì củ sẽ dai, nhiều gỗ và có thể gãy. Để đảm bảo chất lượng, cà rốt cần được thu hoạch đúng thời điểm. Việc thu hoạch cần phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, gọn vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt. Tốt nhất là thu hái vào những ngày đẹp trời, thời tiết mát mẻ, tránh thu hoạch vào những ngày mưa, m hay sương để hạn chế sự lây lan
  15. 25 và gây hại của vi sinh vật. Để xác định thời điểm thu hoạch hợp lý cần dựa vào các căn cứ sau: 3.1.1. Căn cứ vào t ời gian in trư ng c a giống cà rốt . Trong sản xuất hiện nay có nhiều giống cà rốt được sử dụng rộng rãi. Cây cà rốt có thời gian sinh trư ng từ 100-130 ngày. Tùy vào đặc điểm sinh trư ng phát triển của từng giống, khi thấy các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trư ng, vai củ tròn thì cần thu hoạch ngay. Hình 5.2.1: Cà rốt đến thời kỳ thu hoạch 3.1.2. Căn cứ vào t ời vụ và n u cầu tiêu t ụ trên t trường * Căn cứ vào t ời vụ: - Vụ sớm: Gieo tháng 7 – 8, thu hoạch tháng 10- 11. - Chính vụ: Gieo tháng 9 -10, thu hoạch tháng 12- tháng 1 năm sau - Vụ muộn: Gieo tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 4 - 5. * Căn cứ vào n u cầu tiêu t ụ trên t trường: Khi thị trường có nhu cầu cao, nếu cà rốt đạt kích cỡ củ trung bình dài 18-22cm, đường kính 3-4 cm thì tiến hành thu hoạch ngay. Căn cứ vào nhu cầu trên thị trường, khi trên thị trường đang khan hiếm, có thể thu hoạch cà rốt sớm hơn dự kiến. 3.1.3. Căn cứ vào đi u kiện bảo quản và tiêu t ụ ản p ẩ au t u o c - Trong điều kiện bảo quản thông thường cà rốt bảo quản được 2 tháng, do vậy muốn để được lâu, khi thu hoạch cần thu đúng giai đoạn, sau đó phân loại và bảo quản. - Nếu tiêu thụ sản ph m tươi, vận chuyển đi xa có thể thu sớm hơn không cần phải đợi khi lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trư ng, vai củ tròn thì cần thu hoạch.
  16. 26 - Nếu sản ph m dùng để chế biến đồ uống hoặc sấy khô v.v, thì căn cứ vào yêu cầu mà xác định thời gian thu hoạch. - Nếu thu hoạch sản ph m để lấy hạt làm giống không lấy củ thì cần căn cứ vào củ cà rốt già mới bắt đầu thu hoạch. 3.1.4. Căn cứ vào đi u kiện t ời tiết k í u Hình 5.2.2: Thu hoạch cà rốt vào các ngày nắng ráo - Thu hoạch vào các ngày nắng ráo, mát mẻ. Không thu vào những ngày mưa, m ướt hoặc khi trời quá nắng vì khi thu hoach cà rốt vào những ngày mưa làm cho cà rốt nhanh hỏng. Những ngày quá nắng cà rốt mất nước nhanh. Đối với cà rốt thu hoạch tốt nhất vào những ngày nắng nhẹ khô hanh. Nếu thời tiết hanh khô có thể tưới m trước khi nhổ từ 10-12 tiếng để đất m dễ nhổ. 3.2. Thu hoạ h r t 3.2.1. Các p ương p áp t u o c : - Phương ph p 1: Thu hoạch bằng phương pháp thủ công (bằng tay): Thu hoạch cà rốt bằng tay để hạn chế củ bị dập nát, gẫy, sát tuy nhiên tốn nhiều nhân công.
  17. 27 Hình 5.2.3: Thu hoạch cà rốt bằng tay Hình 5.2.4: au khi thu hoạch xong cắt bỏ dọc (lá và cuống), chừa lại 2 – 3cm Trường hợp để dọc dài chỉ nên cắt phần lá để lại phần dọc để bó túm xếp vào túi Hình 5.2.5: Cắt để lại phần dọc Nếu nguồn nhân lực nhiều hoặc bán buôn với số lượng lớn thì có thể thu đến đâu đóng bao đến đấy. Hình 5.2.6: Xếp cà rốt vào túi nilon - Phương ph p 2: Thu hoạch bằng máy Thu hoạch bằng máy sẽ giảm được nhân công, thu nhanh; tuy nhiên t lệ hao hụt, hư hỏng sản ph m cao. Thu bằng máy thích hợp cho việc dùng sản
  18. 28 ph m củ cà rốt làm nguyên liệu để chế biến, nếu dùng tươi thì nên thu hoạch bằng tay. - Khi thu hoạch xong cuối buổi, cuối ngày phải vận chuyển cà rốt về nơi bảo quản. - Không được để sản ph m củ cà rốt đã thu hoạch ngoài trời nắng, mưa ảnh hư ng đến chất sản ph m và quá trình bảo quản. - Tại nơi bảo quản tạm thời phải là nơi dâm mát, thông thoáng: 3.2.2. N ững điể cần c ú ý k i t u o c cà rốt - Nên thu cà rốt khi đã đủ tiêu chu n, kích cỡ, không bị nhiễm sâu bệnh. - Những củ bị sâu bệnh dập nát, xây sát phải để riêng. - Không để bùn đất, các chất b n bám vào. - Khi thu hoạch, vận chuyển phải nhẹ nhàng, không làm xây xước, dập nát củ làm ảnh hư ng đến chất lượng củ và quá trình bảo quản. - Dụng cụ chứa đựng, bao gói phải sạch sẽ Hình 5.2.7: Một số hình ảnh thu hoạch cà rốt bằng máy 3.3. Ph n loạ r t Việc phân loại củ sau thu hoạch là một quá trình rất quan trọng được tiến hành trước khi đóng gói, tiêu thụ hoặc bảo quản chế biến. Nội dung công việc:
  19. 29 - Loại bỏ những củ dập nát, sâu bệnh, dị dạng - Phân loại để riêng từng cấp loại củ. - Có thể phân loại bằng tay, bằng máy Những củ cà rốt được xem là chất lượng tốt thường có hình dạng, kích thước, màu sắc tương đồng, đặc trưng cho từng giống. Hình 5.2.8: Một số hình ảnh phân loại cà rốt - Loại bỏ riêng những quả bị khuyết tật như bị nứt gãy, thối hỏng, tổn thương cơ học . Hình 5.2.9: Những củ không đạt chu n để riêng
  20. 30 3.4. Xử lý s n phẩ r t trướ kh b o qu n 3.4.1. Đặc điể c a cà rốt tươi au t u o c - Cà rốt sau thu hoạch nếu không được bảo quản chúng rất nhanh bị héo, nhất là phần đuôi củ. - Cà rốt tươi sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình hô hấp làm cho khối sản ph m m ướt. - Khối lượng bị hao hụt, chất lượng giảm sút; - Dễ bị thối hỏng và nhiễm các loại sâu bệnh - Nếu bảo quản không tốt có thể khối sản ph m bị hư hỏng nặng. - Phải làm sạch các rễ phụ và rửa bằng nước sạch, - Để nơi thoáng mát để hong khô ráo nước. 3.4.2. Xử lí cà rốt trước bảo quản: - au khi thu hoạch cà rốt được cắt lá, để lại cuống dài 2-3cm, làm sạch rễ phụ, chọn củ nguyên vẹn không sây sát, cho vào sọt hoặc đổ đống 5-7 tấn, cao 1-2m trong kho. Giữ nhiệt độ bình thường - Nếu có điều kiện thì rửa sạch củ, đem ngâm trong dung dịch nước ôzôn nồng độ 140ppm trong thời gian 5 phút. Vớt ra để ráo nước, bảo quản trong kho lạnh điều kiện nhiệt độ từ 00C đến 20C - Nếu cần mẫu mã đẹp, ngay khi thu hoạch chọn củ đẹp, rửa sạch đất bằng cách phun nước sạch, xử lý 1 phút trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch, tránh làm xây sát củ trong quá trình xử lý, hong thật khô da trước khi đóng gói. 3. . Đóng gó b o qu n r t Việc bảo quản cà rốt tương đối khó vì đây là thực ph m tươi, rất dễ bị thối, hư hỏng, nấm mốc, vi khu n dễ phát triển (do nước chiếm khoảng 90%). Trong thực tế có rất nhiều cách bảo quản cà rốt, thường người ta có thể dùng phương pháp bảo quản tươi hoặc sấy khô để bảo quản. 3.5.1. Đóng gói bảo quản tươi Củ cà rốt tươi sau khi được xử lý, tiến hành đóng gói để vận chuyển đi tiêu thụ hoặc bảo quản như sau: - Nếu tiêu thụ gần và trong thời gian ngắn thì không dùng bao gói