Giáo trình Ký sinh trùng học Thú y

1. KHÁI NIỆM KÝ SINH VÀ VẬT KÝ SINH
Ký sinh - Parasitos là một trong những phương thức sinh tồn của sinh vật, là
hiện tượng phổ biến trong thiên nhiên, bao gồm những động vật, thực vật sống nhờ cơ
thể khác (gọi là vật ký sinh), sử dụng cơ thể đó (gọi là vật chủ) như là môi trường sống
và nguồn thức ăn, thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua vật chủ của
mình. Như vậy, khái niệm về ký sinh trước hết là khái niệm về sinh thái học. Đó là
mối quan hệ qua lại giữa hai quần thể thuộc hai loài khác nhau.
Vậy ký sinh trùng học là gì? Ký sinh trùng học là khoa học không chỉ nghiên cứu
vật ký sinh và vật chủ của chúng, mà còn nghiên cứu mối quan hệ thích nghi của một
cơ thể này sống trên hoặc trong cơ thể khác, giống như trong sinh thái học nghiên cứu
mối quan hệ giữa động vật sống tự do với môi trường sống của chúng. Nhưng, sinh
thái học đại cương chủ yếu nghiên cứu một mặt là ảnh hưởng của môi trường đối với
cơ thể sống, còn ký sinh trùng học đại cương nghiên cứu đồng thời hai mặt: ảnh hưởng
của cơ thể đối với môi trường, ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể và mối quan
hệ qua lại ổn định của chúng. Do vậy, các phương pháp nghiên cứu thông thường của
sinh thái học đối với môi trường không đủ để nghiên cứu các hiện tượng của sự ký
sinh, mà phải sử dụng hàng loạt các phương pháp đặc biệt như là phương pháp miễn
dịch để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường (cơ thể vật chủ) lên vật ký sinh; hay là
các biến đổi về sinh lý của vật ký sinh do sự tác động của môi trường (vật chất lên vật
ký sinh, hoặc những biến đổi bệnh lý đòi hỏi phải có những phương pháp nghiên cứu
đặc trưng không phải những phương pháp nghiên cứu về sinh thái học.
Như vậy, ký sinh trùng học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật ký sinh
và vật chủ, rút ra các quy luật cơ bản trong quá trình thích nghi của cơ thể vật ký sinh
và vật chủ, tạo cơ sở để đề xuất các biện pháp đấu tranh với các bệnh ký sinh trùng,
nhằm nâng cao sức khoẻ con người và phát triển vật nuôi, cây trồng.
Trong ký sinh trùng học có thể chia ra ký sinh trùng học động vật và ký sinh
trùng học thực vật.
- Ký sinh trùng học thực vật là khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở thực vật và
các bệnh do chúng gây ra ở thực vật.
- Ký sinh trùng học động vật là khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở người, động
vật và các bệnh do chúng gây ra ở động vật và người. Bao gồm ký sinh trùng y học và
thú y học.
Ký sinh trùng y học là khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở người và các bệnh do
chúng gây ra ở người.
Ký sinh trùng thú y học là khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở vật nuôi và các
3
bệnh do chúng gây ra ở vật nuôi.
Đối tượng nghiên cứu của ký sinh trùng y học và thú y học gồm 3 nhóm chính:
nguyên sinh động vật (khoa học về đơn bào), giun sán (khoa học về giun sán) và chân
khớp (khoa học về tiết túc) gây hại cho người và động vật. 
pdf 315 trang thiennv 11/11/2022 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Ký sinh trùng học Thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_sinh_trung_hoc_thu_y.pdf

Nội dung text: Giáo trình Ký sinh trùng học Thú y

  1. đó là hiện tượng hội sinh và cộng sinh. Hiện tượng cộng sinh (symbiosis hoặc mutualis: hội sinh hoặc hỗ trợ) là hai cơ thể sống chung với nhau và mang lại lợi ích cho nhau. Ví dụ: cua biển giống Melia và hải quỳ Cua giúp hải quỳ di chuyển và tìm nguồn thức ăn phong phú hơn, còn hải quỳ dùng những thích ty bào của mình để bảo vệ cua (hình l). Hình 1 . Hiện tượng cộng sinh (symbiosis) giữa cua và hải quỳ A - Cua ký cư và hải quỳ. B - Cua Melia và hải quỳ (a. hải quỳ) Hiện tượng hội sinh (commensalism) là hai cơ thể sống chung với nhau, nhưng chỉ một bên thu lợi còn bên kia không có tác hại gì và cũng không được lợi gì. Ví dụ cua ký cư trong vỏ ốc, giun ít tơ (Cllaetogaster lymnae) ở ốc Lymnae, cá Flerafer họ Anlmodytidae sống trong Hotothltria tublosa (hình 2) hoặc cá dính Ecchneis remora bám vào cá hồng để sử dụng thức ăn thừa của cá hồng (hình 3). Hiện tượng ký sinh (parasilism) là hiện tượng sinh vật này sống trên sinh vật kia, giữa hai cơ thể một bên thu được lợi ích, còn bên kia bị tác hại. Thường vật ký sinh gây bệnh cho vật chủ, rất ít khi vật chủ không bị phát bệnh. Khi đó, vật chủ trở thành vật mang ký sinh trùng, nghĩa là ký sinh trùng ở trong mô, cơ quan của vật chủ hoàn toàn khoẻ mạnh và vật chủ trở thành nguồn phát tán bệnh. Nét chủ yếu đặc trưng cho đời sống ký sinh và khác biệt với cơ thể sống tự do là mối quan hệ với môi trường bên ngoài. Động vật sống tự do trực tiếp liên hệ với môi trường bên ngoài, chịu tác động của khí hậu, thổ nhưỡng và các yếu tố sinh học; còn động vật sống ký sinh phụ thuộc vào vật chủ, thông qua sự tiếp xúc của vật chủ với môi trường mà đảm bảo khả năng tồn tại của vật ký sinh. Như vậy, nguyên lý sinh thái là nét đặc trưng cơ bản trong sự khác biệt giữa hiện tượng ký sinh với hiện tượng hội sinh và hiện tượng cộng sinh. Trong sự hội sinh và cộng sinh, cả hai thành viên đều liên hệ với môi trường bên ngoài. 11
  2. Trong quá trình liên hệ giữa hai cơ thể của hiện tượng cộng sinh và hội sinh, người ta cũng tìm thấy các bước chuyển tiếp sang đời sống ký sinh. 1.2.2. Hiện tượng ký sinh bậc hai Ngoài khái niệm về hiện tượng ký sinh còn có hiện tượng ký sinh bậc 2, đó là hiện tượng ký sinh trùng này ký sinh trên cơ thể ký sinh trùng khác (hình 4, 5). Ví dụ: nguyên sinh động vật thuộc lớp tiên mao trùng có loài Histomonas meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinarllm. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà tây và cả hai đều gây bệnh cho gà. Ngoài ra, hiện tượng ký sinh bậc 2 còn gặp ở giun sán. Ví dụ: Metacercaria của giống Tetracotyle (họ Strigeidae) đôi khi ký sinh trong Redia của Echinostoma. Ngoài ra, còn gặp hiện tượng ký sinh bậc 2, bậc 3 ở côn trùng, ve, bét. Hiện nay, người ra lợi 12
  3. dụng hiện tượng ký sinh bậc 2 trong đấu tranh sinh học với các loài côn trùng và giun tròn thực vật có hại cho cây trồng. Hìm 4. Một số ký sinh trùng ở bướm ngô (Pyrausta nubilalis) và ký sinh bậc 2 của chúng A - P. nubilans; B - Ong ký sinh Limneria trên P. nubilans C . Ong ký sinh Hemiteles ký sinh bậc 2 trên Limneria D - Ong Pimpla ký sinh bậc 2 trên Limnena E - Ong Mesochorus ký sinh bậc 2 trên Limneria F - Ong Angitia punctoria ký sinh bậc 2 trên Pyrausta nubilalis G - Ong Pimpla ký sinh bậc 2 trên Angitia H - Ong Eupteromatus nidulans ký sinh bậc 2 trên Angitia 13
  4. Hình 5. Sơ đồ môi liên hệ giữa vật chủ, vật ký sinh và hiện tượng ký sinh bậc 2 của chúng (Nguyễn Thị Lê, 1998) Trung tâm là vật chủ (Loxotege sticticillis). Xung quanh là vật ký sinh. Tiếp theo là ký sinh bậc 2, ngoài cùng là ký sinh bậc 3 1. 3. Các kiểu trên hệ khác nhau của vật ký sinh và vật chủ Trong thiên nhiên, giữa đời sống ký sinh và đời sống tự do của giới sinh vật, người ta đã gặp các khâu trung gian và sự chuyển tiếp từ đời sống tự do sang đời sống ký sinh. 1.3.1. Ký sinh tuỳ ý và ký sinh bắt buộc Trong hình thức liên hệ giữa vật ký sinh và vật chủ, do mức độ thích nghi dần của cơ thể sống tự do với đời sống ký sinh mà ký sinh trùng lúc sống nhờ cơ thể vật chủ, lúc sống tự do. Người ta gọi đó là "ký sinh tuỳ ý" hay còn gọi "ký sinh giả"; nghĩa là động vật sống tự do nếu ngẫu nhiên gặp vật chủ thích hợp thì nó chuyển sang đời sống ký sinh và làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của vật chủ. Như vậy, trong chu kỳ sống của những động vật này, giai đoạn ký sinh không phải là bắt buộc. 14
  5. Ví dụ: Các loài đỉa là những động vật sống tự do, dinh dưỡng bằng các loài động vật không xương sống rất nhỏ. Nhưng nếu bám được vào động vật và người, chúng sẽ tạm thời dinh dưỡng bằng máu. Ở vùng Tây Bắc Việt Nam, trước đây có nhiều người khi đi tắm ở suối bị đỉa sống tự do trong nước suối (tắc te) chui vào xoang mũi sống ký sinh. Ngược lại, nhiều vật ký sinh khác trong chu kỳ sống bắt buộc phải có những pha sống ký sinh, người ta gọi đó là "ký sinh bắt buộc" hay là "ký sinh cố định". Ví dụ, hầu hết các lớp giun sán: sán dây, sán lá, giun tròn, giun đầu gai đều ký sinh bắt buộc, nếu không có những pha sống ký sinh vào vật chủ thì chúng không thể tồn tại được. 1. 3.2. Ngoại ký sinh và nội ký sinh Dựa vào chỗ ở của vật ký sinh, người ta chia vật ký sinh thành "nội ký sinh" và "ngoại ký sinh". Nội ký sinh sống trong xoang, mô và tế bào của vật chủ. Ví dụ: lớp bào tử trùng Sporozoa, sán dây, sán lá, giun tròn Ngoại ký sinh sống trên bề mặt của cơ thể vật chủ như sống trên lông, da, mang. Ví dụ như ve, bét, bọ chét, muỗi, sán lá đơn chủ Mỗi loài vật ký sinh chỉ thích hợp với những vị trí ký sinh nhất định. Vì vậy, mỗi loài ký sinh có chỗ ở xác định trên hoặc bên trong cơ thể vật chủ. Khi chúng ký sinh ở những chỗ khác thì gọi là "ký sinh trùng lạc chỗ” Ở những vật ký sinh khác nhau, trong quá trình phát triển cá thể có hiện tượng thay đổi chỗ ở khác nhau. Ví dụ, ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium vivax) phát triển trong tế bào gan, giai đoạn sau vào trong máu. Giun bao (Trichinella spiralis) giai đoạn trưởng thành sung trong thành ruột non, giai đoạn ấu trùng sống trong cơ. Ấu trùng giun móc, giun đũa, sán lá phổi sống trong máu, gan, đường hô hấp là các giai đoạn sống tạm thời; dạng trưởng thành sống ổn định trong ruột (giun móc, giun đũa), phổi (sán lá phổi). 1. 3.3. Ký sinh tạm thời, ký sinh cố định (vĩnh viễn) Dựa vào thời gian tiếp xúc giữa vật ký sinh và vật chủ, người ta chia vật ký sinh thành "vật ký sinh tạm thời" và "vật ký sinh cố định" hay "vật ký sinh vĩnh viễn". - Vật ký sinh tạm thời: những vật ký sinh này phát triển từ trứng đến giai đoạn trưởng thành đều ở ngoài cơ thể ký chủ, chúng xâm nhập vào ký chủ cốt để lấy thức ăn, sau khi ăn no, chúng rời bỏ ký chủ và lại chỉ tìm đến ký chủ khi đói (ví dụ: đỉa, muỗi ). Vật ký sinh tạm thời thường ký sinh trên các bộ phận bên ngoài của ký chủ, hay ở các xoang của cơ thể (xoang mũi, miệng, mang cá). Nói cách khác, những vật ký sinh tạm thời là những vật ký sinh bên ngoài - ngoại 15
  6. ký sinh. Do phương thức sống tương đối tự do mà ngoại ký sinh trùng (trong đó có cả đỉa) không khác lắm so với các loài cùng giống sống tự do về cấu tạo cơ thể, vì môi trường tạm thời sống trên cơ thể ký chủ không thể làm thay đổi nhiều đến hình thái và cấu tạo cơ thể của những vật ký sinh này. Vật ký sinh tạm thời chỉ tiếp xúc với vật chủ từng lúc. Ví dụ: để hút máu, muỗi chỉ tiếp xúc với vật chủ 1 - 2 phút. Do đó, ở chúng sự thích nghi hình thái thể hiện rất ít (chủ yếu là vòi hút), còn những cơ quan khác không sai khác gì so với các loài muỗi khác sống tự do không dinh dưỡng bằng máu. Hoặc đối với loài ve Ixodes cũng vậy, thời gian hút máu của các giai đoạn ấu trùng, thiếu trùng, trưởng thành chỉ từ 3 - 20 ngày. - Vật ký sinh cố định: những vật ký sinh này sống ký sinh trong thời gian dài, đôi khi cả đời trên hoặc trong cơ thể vật chủ (chấy, rận, giun sán ). Ngược với vật ký sinh tạm thời, các vật ký sinh cố định xâm nhập vào ký chủ không chỉ để ăn, mà còn cư trú ở ngoài hoặc bên trong ký chủ với thời gian dài hoặc suốt đời. Những giun sán thuộc loại này thường hay sống trong các cơ quan phủ tạng, trong các mô và các xoang của ký chủ. Skrjabin K. I. và Schutz R. S. (1940) đã chia chúng thành hai nhóm cơ bản theo đặc điểm quan hệ với môi trường bên ngoài. - Nhóm vật ký sinh cố định, gồm những ký sinh trùng thường xuyên sống cố định trong vật chủ. Đối với nhóm này, tất cả các giai đoạn phát triển của chúng đều hoàn thành trong cơ thể ký chủ này hay ký chủ khác. Ví dụ: giun tròn Trichinella spiralis không bao giờ gặp ở ngoài cơ thể ký chủ và chỉ truyền trực tiếp từ ký chủ này sang ký chủ khác khi có con vật khác ăn vật mang trùng. - Nhóm vật ký sinh định kỳ, gồm những ký sinh vật mà một số giai đoạn phát triển nhất định phải hoàn thành ở môi trường bên ngoài. Ví dụ như giun đũa, giai đoạn phát triển phôi của nó và thời kỳ đầu biến thái đều tiến hành bên trong trứng, ở môi trường bên ngoài. Giun Trichostrongylidae và nhiều loại khác cũng có biến thái như vậy. Ký sinh cố định trên một vật chủ như ghẻ, mò, mạt, chấy, rận, tất cả các giai đoạn phát triển của vật ký sinh đều sống bằng cách hút máu vật chủ; hoặc đơn bào Trypanosoma equiperdum sống cố định trên vật chủ, chúng chỉ được truyền từ cá thể này sang cá thể khác của cùng vật chủ là ngựa trong thời gian giao phối. Ký sinh cố định có thay đổi vật chủ thường gặp ở vật ký sinh có xen kẽ thế hệ. Ví dụ, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium quá trình sinh sản vô tính diễn ra ở người, còn sinh sản hữu tính ở muỗi và được muỗi truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác trong thời gian hút máu, không có pha sống tự do. Hoặc ấu trùng giun bao Trichinella spiralis được truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác do vật chủ mới ăn phải ấu trùng sống trong cơ thể của vật chủ cũ. Khi vào đến ruột, ấu trùng giun bao sống ở đó và đạt 16
  7. đến giai đoạn trưởng thành; sau khi giao phối, con đực sẽ chết, con cái xâm nhập vào thành ruột đẻ con (ấu trùng), ấu trùng vào máu và xâm nhập vào các tế bào cơ, sau đó tạo thành nang kén hình hạt chanh, trong nang có ấu trùng. 1.3.4. Ký sinh thời kỳ * Sự ký sinh lặp lại ở một số pha trong chu kỳ phát triển Vật ký sinh chỉ sống những giai đoạn nhất định ở vật chủ. Ví dụ như giun tròn Rhabdias bufonis ký sinh trong phổi ếch. Khi sống trong phổi ếch, chúng là thế hệ lưỡng tính. Giun trưởng thành đẻ trứng, trứng ra ngoài qua miệng hoặc ruột vào đất phát triển thành ấu trùng phân tính sống tự do. Sau đó con đực và con cái thụ tinh và đẻ ra ấu trùng. âu trùng lại xâm nhập vào vật chủ là ếch. Thế hệ Rhabdias sống tự do về cấu trúc rất gần với giun tròn sống tự do giống Rhabditis. Như vậy, ở đây có sự xen kẽ thế hệ ký sinh với thế hệ tự do. * Sự ký sinh lặp lại ở tất cả các pha phát triển khác nhau trong một thê hệ Hiện tượng này gặp ở ve - bét (Ixodidae). Ký sinh trùng này có 3 pha (3 giai đoạn) phát triển (ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành). Ở các pha ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành đều có sự xen kẽ giữa đời sống ký sinh và đời sống tự do. * Sự lặp lại đời sống ký sinh trong suốt chu kỳ sống ở các thế hệ khác nhau Kiểu này gặp ở vật ký sinh có chu kỳ sống phức tạp như sán lá (Trematoda) cần 2 ký chủ trung gian. Chúng thường có 3 thế hệ: sán lá trưởng thành và hai thế hệ đơn tính sinh (Sporocyst và Redia). Sán trưởng thành - thế hệ lưỡng tính - sống ký sinh ở vật chủ có xương sống, đẻ trứng, trứng rơi vào nước phát triển thành Miracidillm (pha sống tự do đầu tiên). Miracidium xâm nhập vào ốc trở thành các thế hệ đơn tính sinh là Sporocyst và Redia. Trong Redia hình thành Cercaria (thế hệ lưỡng tính trong tương lai). Cercaria thoát khỏi ốc vào nước (pha sống tự do thứ hai), tìm vật chủ trung gian thứ hai (thường là cá hoặc các loài côn trùng sống trong nước). Trong vật chủ trung gian thứ hai, Cercaria rụng đuôi và trở thành Metacercana. Phần lớn vật chủ trung gian thứ hai bị động vật có xương sống nuốt phải, Metacercaria được giải phóng trong ống tiêu hoá và tìm đến nơi ở thích hợp phát triển thành cá thể trưởng thành lưỡng tính. * Ký sinh ở giai đoạn ấu trùng Dạng trưởng thành của giun tròn họ Mermitllidae sống tự do trong nước, đẻ trứng, ấu trùng nở ra từ trứng xâm nhập vào nhuyễn thể hoặc côn trùng sống ký sinh và phát triển qua tất cả các giai đoạn. Một ví dụ khác là ấu trùng ruồi ký sinh ở các vết thương hoặc ở màng niêm mạc các lỗ tự nhiên của vật chủ, còn con trưởng thành sống tự do. 17
  8. * Ký sinh ở giai đoạn trưởng thành Ví dụ, giun móc trưởng thành sống ký sinh trong ruột, trứng rơi vào đất, ấu trùng nở ra, qua hai lần biến thái chuyển sang giai đoạn III (giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm). ấu trùng cảm nhiễm xâm nhập qua da hoặc qua miệng và tiếp tục hai lần biến thái nữa rồi di chuyển vào máu, qua phổi, đến ruột và phát triển đến giai đoạn trưởng thành. 2. NGUỒN GỐC CỦA KÝ SINH TRÙNG 2.1. Nguồn gốc ngoại ký sinh trùng Hiện tượng ký sinh bắt nguồn từ động vật sống tự do. Đối với hầu hết ngoại ký sinh đều thể hiện phương thức dinh dưỡng từ tổ tiên sống tự do chuyển sang dinh dưỡng bằng mô và máu của vật chủ. Phần lớn ngoại ký sinh bắt nguồn từ động vật ăn thịt (ví dụ như đỉa, rệp, muỗi, ấu trùng ruồi ). Các động vật kể trên rất ít sai khác so với các động vật ăn thịt sống tự do gần gũi trong cây chủng loại phát sinh. Để trở thành vật ký sinh, động vật ăn thịt không chỉ có mặt trên vật chủ để lấy thức ăn mà là cả quá trình tiếp xúc lâu đài, qua nhiều thế hệ. Hàng loạt các trường hợp ngoại ký sinh bắt nguồn từ động vật có đời sống cố định. Ví dụ như đơn bào Infusoria (Tricllodina). Tổ tiên của nó có đời sống cố định bằng cách bám chắc vào đáy ao, hồ hoặc bám vào các cơ thể sống ở nước và sống tự do. Sau đó, một số loài trong đơn bào này (như Coronua sp.) luồn sâu vào da vật chủ (cá) và chuyển sang đời sống ngoại ký sinh. 2.2. Nguồn gốc nội ký sinh trùng Nội ký sinh trùng bắt nguồn từ đời sống ngoại ký sinh. Ví dụ, đơn bào Infllsoria (Trichodina) là ngoại ký sinh trùng ở mang và da cá, nhưng một số loài trong chúng, ví dụ như T. urinaria ký sinh ở cá hồng chuyển sang đời sống nội ký sinh trong túi bài tiết, ống dẫn bài tiết hay ống dẫn trứng. Một ví dụ điển hình nữa là sán lá đơn chủ (Polystoma integerrimum) sống ở mang nòng nọc, khi nòng nọc biến thái thành ếch chúng chuyển vào sống ở túi niệu ếch và trở thành nội ký sinh trùng. 2.3. Nguồn gốc ký sinh trùng đường máu Dạng nội ký sinh trùng đặc biệt là ký sinh trùng đường máu. Hiện nay có hai quan điểm: - Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ký sinh trùng đường máu ở động vật có xương sống trước đây là ký sinh trùng đường ruột của động vật không xương sống. Động vật không xương sống (ví dụ: các loài côn trùng) hút máu động vật có xương sống. Từ đó, ký sinh trùng đường ruột của các côn trùng này thích nghi dần với môi trường dinh dưỡng là máu của động vật có xương sống. Đến lúc nào đó, các ký sinh trùng này từ 18
  9. ruột của côn trùng chuyển sang cơ thể động vật có xương sống qua hoạt động chích hút của côn trùng, và có sự thích nghi lần thứ hai với môi trường dinh dưỡng mới là máu của động vật có xương sống. Quan điểm ngược lại cho rằng, ký sinh trùng đường máu của động vật có xương sống trước đây là ký sinh trùng đường ruột của chính động vật có xương sống đó. Dần dần, chúng xâm nhập vào trong máu và tìm thấy ở môi trường mới điều kiện thuận lợi hơn cho sự tồn tại và phát triển. Qua nhiều thế hệ, chúng mất dần khả năng sống ở môi trường dinh dưỡng đầu tiên (dinh dưỡng trong đường ruột vật chủ) và thích nghi lần thứ hai với môi trường dinh dưỡng là máu vật chủ. Rõ ràng, cả hai quan điểm trên đều đúng, vì các nhóm ký sinh trùng đường máu thuộc động vật đơn bào có nguồn gốc khác nhau. Các đại diện ký sinh trùng đường máu trong ngành Sporozoa đều có nguồn gốc từ ký sinh trùng đường ruột của động vật có xương sống. Đối với đại diện ký sinh trùng đường máu của giống Trypanosoma, người ta cho rằng vật chủ đầu tiên của chúng là động vật không xương sống, mà chủ yếu là những côn trùng không có phương thức dinh dưỡng chuyên hoá bằng máu. Tổ tiên Trypanosoma sống trong ruột của động vật không xương sống, do sự tiếp xúc của động vật không xương sống với động vật có xương sống mà ký sinh trùng này vào máu động vật có xương sống. Quá trình tiến hoá làm cho chúng thích nghi dần. Môi trường dinh dưỡng máu tốt hơn ở ruột, nhưng chúng vẫn không đánh mất khả năng sống ở ruột côn trùng. 19
  10. Chương 2 SỰ THÍCH NGHI CỦA VẬT KÝ SINH VỚI ĐỜI SỐNG KÝ SINH 1. THÍCH NGHI VỀ HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA VẬT KÝ SINH VỚI ĐỜI SỐNG KÝ SINH Nhìn chung, phương thức ký sinh có ảnh hưởng tương đối sâu sắc đến hình thái, cấu tạo của vật ký sinh; đôi khi hình thái, cấu tạo của vật ký sinh biến đổi đến mức độ khó có thể xác định vị trí phân loại của chúng. Những vật ký sinh tạm thời ít chịu ảnh hưởng của phương thức ký sinh nhất. Phần lớn các trường hợp hình thái, cấu tạo của vật ký sinh giống như các loài cùng giống sống tự do, một số cơ quan chỉ biến đổi ở mức độ nhất định. Ngược lại, các vật ký sinh cố định có sự biến đổi sâu sắc hình thái, cấu tạo cơ thể. Ngoài ra, các loài nội ký sinh có những biến đổi được thể hiện rõ nét hơn nhiều so với các loài ngoại ký sinh. Những biến đổi do phương thức sống ký sinh gây nên có thể thể hiện ở dạng biến thái thoái hoá, hay ngược lại, có thể ở dạng biến thái tiến hoá và tạo ra một số phần cơ thể mới mà các loài sống tự do cùng giống không có. 1.1. Biến thái thoái hoá Để thích ứng với phương thức sống ký sinh, một số cơ quan trở thành không cần thiết, và vì ít sử dụng nên các cơ quan này dần dần thoái hoá đi, có khi hoàn toàn không còn nữa. Nhiều loại ký sinh vật không có vỏ lông mao - cơ quan vận động như ở các loài cùng giống sống tự do khác. Ví dụ, sán lá chỉ có vỏ lông mao trong giai đoạn tiền phát phát triển - mao ấu (Miracidium), còn giai đoạn trưởng thành thì không có. Sán dây cũng vậy, lông mao chỉ có ở giai đoạn ấu trùng (ví dụ, ấu trùng hình cầu của sán dây đầu có móc ngoạm). Thường thấy biến thái thoái hoá ở các cơ quan cảm giác của ký sinh vật. Hầu như tất cả nội ký sinh vật đều không có mắt, bởi vì chúng sống trong nội tạng, trong mô là những nơi hoàn toàn tối. Ở sán lá, các điểm sắc tố mắt chỉ có ở mao ấu, hơn nữa ở đại diện của họ Cyclocoeliidae, những "mắt" này thấy rõ qua vỏ trứng khi còn nằm trong gấp khúc tử cung của các đốt già. Chỉ loài sán lá Acarthopsolus oculeatus Lewinsen là còn có những điểm sắc tố mắt ở giai đoạn trưởng thành (ký sinh trùng ký sinh ở ruột cá biển). Cùng với cơ quan thị giác, cơ quan xúc giác cũng thường thấy thoái hoá. Vì mất đi cơ quan cảm giác nên dần dần cũng thoái hoá cả hệ thống thần kinh. Đặc biệt, cơ quan tiêu hoá cũng biến thái thoái hoá rất nhiều vẻ. Bộ máy tiêu hoá hết sức đơn giản hoặc thậm chí không còn hệ tiêu hoá. Ví dụ, 20
  11. các sán dây và giun đầu gai. Ở các loài này toàn bộ bộ máy tiêu hoá đã thoái hoá và thích nghi với việc lấy thức ăn bằng cách thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Một số loài giun tròn (ví dụ, Ichtyonema), hậu môn bị bịt kín. Một ví dụ khác, loài giun tròn sống dưới biểu bì người, trước đây được phát hiện ở miền Trung nước ta, hoàn toàn không có ống tiêu hoá (hiện nay đã bị tiêu diệt). Để chứng minh sự biến đổi cơ thể rõ rệt dưới ảnh hưởng của đời sống ký sinh, Nguyễn Thị Lê (1998) đã đưa ra một số ví dụ tiêu biểu như: Ví dụ 1. Giun tròn Atractonema gibbosum, sống trong ấu trùng và nhộng của ruồi Cecidomyia, chúng có đặc điểm là con cái sau khi thụ tinh, biến đổi hình thái và cấu tạo cơ thể thành ký sinh trùng có hình kim băng, với lỗ miệng và lỗ hậu môn vít kín. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hình thành dạng kim băng là sự lộn trái âm đạo ở đây có trứng đã thụ tinh. Âm đạo này đã thành một cơ thể độc lập, còn cơ thể của chính ký sinh trùng thì teo đi chỉ còn lại dấu vết nhỏ bé bên cạnh cái âm đạo to lớn. Ví dụ 2. Trong cơ thể ong đất có ký sinh trùng Sphaerularia bombi. Trong một thời gian dài người ta không biết rõ vị trí phân loại của nó. Sau này Siebold đã xác định rằng, trứng của ký sinh trùng này nở ra giun tròn mà hình thái, cấu tạo hoàn toàn không giống cơ thể mẹ. Nghiên cứu cho thấy, cơ thể của Sphaerularia bombi không phải là chính nó mà chỉ là một cơ quan đơn thuần của giun tròn - âm đạo. Lúc này, âm đạo của nó đã trở thành một cơ thể độc lập. âm đạo này lồi ra phía ngoài của cơ thể giun tròn nhỏ, lớn lên, hình thành một cái bọc có cơ quan sinh dục và đoạn ruột dài tới 2 cái; phần còn lại của giun tròn dần dần teo đi và chỉ còn là dấu vết đeo bên cạnh cái âm đạo sống độc lập, rồi sau đó mất dần. Ví dụ 3. Giun tròn Bradynema rigidum. Giai đoạn lưỡng tính ký sinh trong cơ thể bọ hung Aphodiusfimetaris, khi phát triển thành con đực, con cái riêng thì sống trong đất. Con cái của loài này không sinh sản mà chết đi; còn ở con đực thì phát triển cơ quan sinh dục cái, rồi con đực biến thành ký sinh trùng lưỡng tính và lại vào ký sinh ở trong cơ thể bọ hung. 1 .2. Biến thái tiến hoá Những động vật sống ký sinh có thể có những bộ phận mà hình thái hoàn toàn mới phù hợp với đời sống ký sinh, trong khi những loài cùng giống sống tự do không có. Cấu tạo bộ phận miệng của đỉa (ký sinh trùng ngẫu nhiên) thật đáng chú ý. Ví dụ như loài đỉa Hirudo medicinalis là đại diện của đỉa hàm (Gentahobdeltiae): trong hốc miệng của loài này có ba u cơ dài hình bầu dục, gọi là hàm. Trên mỗi hàm lại có những răng nhỏ, nhọn. Nhờ có những cái "cưa" hình bán nguyệt đặc biệt này mà đỉa có thể cắt sâu vào da hay vào niêm mạc cơ thể ký chủ để làm chảy máu. Trong khoảng giữa các răng có các ống tuyến nước bọt, các enzim giữ cho máu không đông. 21