Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ - Nghề: Trồng nho

BÀI 1: TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Mã bài: MĐ05-01

Mục tiêu:    

- Biết cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm vào thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia ký kết một hợp đồng mua bán nho;

- Lập được hợp đồng trồng nho , tiêu thụ sản phẩm và bản thanh lý mua bán quả nho  có đầy đủ nội dung theo quy định và tính pháp lý;

- Tuân thủ thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc;

- Thu nhận được những kinh nghiệm thông qua các hợp đồng mua bán nho.

A. Nội dung

1. Tìm hiểu thị trường:

  1. 1.1. Thu thập và xử lý thông tin

        Thông tin về thị trường mua bán trao đổi quả nho là điều khá quan trọng trong kinh doanh quả nho, bởi bất kỳ sự thành công của một chiến lược nào thì việc có đầy đủ thông tin là điều rất cần thiết.

  • Thu thập thông tin nên theo các bước sau:

       - Xác định nhu cầu thông tin:

            + Số lượng thông tin

            + Loại thông tin cần thu thập

            + Thời gian thu thập

            + Giới hạn kinh phí, khu vực cho việc thu thập thông tin

      - Xác định rõ các nguồn thông tin cụ thể:

          + Nguồn thông tin từ các báo cáo cơ quan chuyên ngành, báo cáo sản xuất của các công ty, trạm trại sản xuất...

          + Nguồn thông tin từ báo, tạp chí, văn bản, tài liệu do các hiệp hội…

          + Nguồn thông tin từ nhu cầu đặt hành của khách hàng, thông tin từ các cơ sở, công ty bạn, đối thủ cạnh tranh…

doc 49 trang thiennv 11/11/2022 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ - Nghề: Trồng nho", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_va_tieu_thu_nghe_trong_nho.doc

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ - Nghề: Trồng nho

  1. 9 3.2. Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế: có 02 phần. 3.2.1. Phần 1: Mặc định gồm - Tên hợp đồng (Ví dụ Hợp đồng mua bán nho ). - Những căn cứ pháp lý để xây dựng một hợp đồng kinh tế như: + Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; + Căn cứ luật Thương mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; + Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. + Căn cứ vào quyết định, công văn của các cấp + Căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế - Thời điểm lập hợp đồng. - Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã số thuế 3.2.1. Phần 2: Là những điều khoảng có tính chất mềm dẻo của hợp đồng, được thiết lập các mối quan hệ của các bên và sự thỏa thuận về một vấn đề mà các bên cùng quan tâm. - Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. - Thời gian thực hiện. - Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên. Trong một hợp đồng, phần này khi biên soạn văn bản hợp đồng phải chặt chẽ câu, từ vì nó liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ cả bên bán và bên mua. 4. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng 4.1. Lựa chọn đối tác - Lựa chọn đối tác trước hết cần dựa vào nguồn thông tin thu thập được như: + Dựa vào qui mô sản xuất, lưc lượng lao động, năng suất lao động, khả năng quản lý và tiêu thụ của cơ sở, để tính toán khả năng tiêu thụ nguyên liệu. + Khả năng tiêu thụ nguyên liệu phải dựa vào thời điểm thu hoạch nho rộ. - Phân tích và đưa ra nhận định về nhu cầu thực của đối tác, gặp trực tiếp
  2. 10 người phụ trách kinh doanh để bàn bạc trao đổi cụ thể. Tốt nhất không qua những khâu trung gian như đại lý thu mua và tiêu thụ hay những thương lái khác. 4.2. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng Hợp đồng là loại văn bản mang tính chất ràng buộc pháp lý, do đó nó phải được lập và ký kết tại phòng công chứng có giấy phép công chứng của nhà nước. Trước khi ký kết hợp đồng, hai bên cùng thỏa thuận kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng như: 4.2.1. Tên hàng - Số lượng - Đơn giá Thống nhất tên gọi hàng hóa giữa bên bán và bên mua. Tên gọi được đặt sao cho dễ gọi, dễ hiểu và diễn đạt được chủng loại của hàng hóa. Ví dụ tên hàng hóa: Nho quả xanh già hay Nho quả sơ chế sấy khô. Thống nhất số lượng, đơn giá hàng hóa cho từng thời điểm trong năm. Riêng đơn giá cần phải thỏa thuận khung biến động để đảm bảo bình ổn giá cho cả người mua và người bán. 4.2.2. Tiêu chuẩn kĩ thuật - Đúng giống, không lẫn lộn giống - Quy cách tỷ lệ quả đủ tiêu chuẩn > 90%. - Phẩm chất tỷ lệ quả thối dập < 1%. Không có tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. 4.2.3. Địa điểm và thời gian giao nhận - Địa điểm giao nhận: Tại địa điểm ở đâu, ai là người thu, nhận - Bốc xếp lên xuống xe, nhà kho. - Thời gian giao nhận: Trong bao lâu? Mỗi ngày bên bán giao cho bên mua trung bình bao nhiêu tấn? Trong trường hợp thu rộ số lượng nho tăng cao, bên bán phải báo trước cho bên mua bao nhiêu ngày. - Giao hàng trong ngày vào lúc từ 3 giờ đến 5 giờ chiều. 4.2.4. Phương thức thanh toán - Bên mua thanh toán cho bên bán bằng chuyển khoản hay tiền mặt. - Bên mua đặt cọc trước cho bên bán là bao nhiêu, khấu trừ tiền cọc khi nào. Thông thường số tiền bên bán đã nhận cọc sẽ được khấu trừ dần vào giai đoạn cuối khi hợp đồng thực hiện chuẩn bị chấm dứt và tất toán vào chuyến nhận hàng cuối cùng.
  3. 11 - Bên B thanh toán cho bên A theo từng ngày nhận hàng. 4.2.5. Điều khoản chung Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước. Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết bằng văn bản phụ lục bổ sung hợp đồng mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia. Hợp đồng được lập thành nhiều bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một số bản. 5. Soạn thảo và ký kết hợp đồng Các căn cứ để soạn thảo hợp đồng - Theo pháp luật qui định của nhà nước - Theo thỏa thuận của 2 bên - Theo tình hình thực tế 5.1. Soạn thảo hợp đồng: Ví dụ: Mẫu hợp đồng mua bán quả nho có thể tham khảo như sau CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc , ngày tháng , năm2012. HỢP ĐỒNG KINH TẾ v/v - Mua bán quả nho - Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương mại số 36/2005 – QH11 ban hành ngày 14/6/2005. - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu quả nho của hai bên.
  4. 12 Hôm nay, ngày 01 tháng 11 năm 2012, đại diện hai bên gồm có: BÊN A - Do ông: Phạm Văn Y - Địa chỉ: Khối Phố 5, Thị trấn Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. - Điện thoại: 1234138717 - CMT số: 150992244; Ngày cấp: 22/4/2000; Nơi cấp: CA Lâm Đồng. BÊN B - Do ông: Trần Văn Thời - Địa chỉ: Ấp 2, xã Đông Hòa, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. - Điện thoại: 0904 677 677 - CMT:0123451239; Ngày cấp: 01/01/1995; Nơi cấp: Công an Lâm Đồng. Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lượng - Đơn giá Bên A bán cho bên B nho quả: - Tên hàng: nho quả chín loại I. - Số lượng: 1.000 tấn. - Đơn giá: 3.000.000đồng/tấn. - Thành tiền: 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng chẵn). ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn - Kĩ thuật - Quy cách - Phẩm chất - Đúng giống nho tiêu, không lẫn lộn giống. - Tỷ lệ quả đủ tiêu chuẩn > 90%. - Tỷ lệ quả thối dập < 1%. - Không có tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. - Giao hàng trong ngày vào lúc từ 3 giờ đến 5 giờ chiều. ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận - Địa điểm giao nhận: Tại địa điểm thu mua bên A - Bốc xếp bên lên xe: bên A chịu. - Thời gian giao nhận: Trong vòng 60 ngày từ 01/11/2012 đến 30/12/2012. Mỗi ngày giao cho bên B trung bình từ 15 - 20 tấn.
  5. 13 Trong trường hợp thu rộ số lượng nho tăng cao, bên A phải báo trước cho bên B từ 3 – 5 ngày. ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng chuyển khoản - Bên B đặt cọc trước cho bên A 500.000.000đ. - Bên B thanh toán cho bên A theo từng ngày nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng trước sẽ khấu trừ và tất toán vào chuyến nhận cuối cùng. ĐIỀU 5: Điều khoản chung Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước. Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia. Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 5.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng: 5.2.1. Nội dung cơ bản của bản thanh lý Thanh lý Hợp đồng: - Tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã được thực hiện về cơ bản. Mỗi bên đều muốn giải quyết vấn đề còn tồn tại và thoát ra khỏi sự ràng buột đối với nhau về mặt pháp lý. - Để thanh lý Hợp đồng phải nắm được, giải thích được các nội dung chi tiết trong Hợp đồng. Phải nêu được các bước thực hiện để xúc tiến thanh lý một Hợp đồng mua bán sản phẩm.
  6. 14 5.2.2. Cách soạn bản thanh lý Các căn cứ để sọan thảo bản thanh lý - Theo pháp luật qui định của nhà nước - Theo nội dung hợp đồng - Theo thỏa thuận của 2 bên Bản thanh lý mẫu dùng tham khảo Đơn vị hợp đồng: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số: ,ngày tháng năm , về việc - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày tháng năm 200 Hôm nay, ngày tháng năm 200 , tại . chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A: 1- Ông: Chức vụ: 2- Ông: Chức vụ: II. ĐẠI DIỆN BÊN B: 1- Ông: Chức vụ: 2- Ông: Chức vụ: Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: A. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: - Giá trị: (viết bằng chữ .) B. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện được: - Khối lượng: - Giá trị thực hiện: - Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B Là:
  7. 15 C. Số tiền bên B đã ứng của bên A: Ứng đợt 1: : (viết bằng chữ .) Ứng đợt 2: (viết bằng chữ .) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên B được thanh toán: - Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán lại cho bên B: (viết bằng chữ .) Thời hạn thanh toán vào ngày tháng năm 200 Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số: , ngày tháng năm 200 Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành bản, mỗi bên giữ bản. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Câu 1: Điều cần thiết đối với vấn đề tiêu thụ nho A. Tìm hiểu giá cả thị trường B. Tìm hiểu nhiều đối tác mua nho C. Ký kết hợp đồng mua nho trước khi thu hoạch D. Cả 3 phương án trên Câu 2: Hợp đồng kinh tế là A. Thoả thuận bằng miệng giữa hai bên bán và mua B. Văn bản pháp lý có mối quan hệ ràng buộc giữa các thành phần tham gia ký kết C. Sự hứa hẹn giữa hai bên bán và mua D. Cả 3 phương án trên Câu 3: Trước khi ký kết hợp đồng cần A. Thống nhất giữa hai bên bán và mua
  8. 16 B. Đọc kỹ câu, từ trong hợp đồng C. Bổ sung những điều khoản không hợp lý và thiếu sót D. Cả 3 phương án trên Câu 4: Soạn thảo 1 hợp đồng mua bán cần có những nội dung nào sau đây A. Tên hàng, số lượng, đơn giá, địa điểm và thời gian giao nhận B. Tiêu chuẩn của sản phẩm và phương thức thanh toán C. Ràng buộc giữa hai bên bán và mua D. Cả 3 phương án trên Câu 5: Sau khi 2 bên bán và mua đã giao và nhận sản phẩm đúng theo bản hợp đồng đã ký kết cần A. Trao đổi và chuẩn bị mẫu văn bản thanh lý theo quy định của nhà nước A. Soạn thảo văn bản thanh lý B. Ký vào văn bản thanh lý hợp đồng D. Cả 3 phương án trên 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.1.1. Tìm hiểu thị trường và soạn văn bản hợp đồng bán nho - Mục tiêu: Biết cách thu thập thông tin thị trường và soạn 1 bản hợp đồng mua bán nho. - Nguồn lực: Xe máy, các cơ sở mua nho, cửa hàng bán nho, bản hợp đồng theo quy định nhà nước, máy tính để bàn, giấy và bút ghi. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu công việc của bài thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong quá trình tìm hiểu thị trường, trao đổi và thực hiện soạn thảo văn bản hợp đồng. + Giáo viên hướng dẫn các nhóm từng bước thực hiện công việc tìm hiểu thị trường và soạn thảo văn bản hợp đồng đúng quy định. + Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
  9. 17 Thứ Nội dung các Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật tự bước Soạn từng nội dung công việc Soạn nội dung công trước khi đi tìm hiểu thị trường việc chi tiết trước Chuẩn bị kế như: Nơi trồng nho với diện khi đi hoạch đi tìm 1 tích lớn, nơi thu mua nho lớn, hiểu thị nơi tiêu thụ nho lớn, giá bán ở trường cơ sở thu mua và cửa hàng bán nho Tìm hiểu và Thu thập từng thông tin với vai Ghi chép lại những thu thập các trò là người bán nho, người thu thông tin thu thập 2 thông tin trên mua nho và cả khách hàng được thị trường mua lẻ mua bán nho Soạn thảo văn bản hợp đồng Thực hiện đúng Soạn thảo văn mua bán nho với cơ sở thu mẫu quy định và 3 bản hợp đồng mua nho lớn theo mẫu quy thật chi tiết định của nhà nước - Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Địa điểm: Các cơ sở thu mua nho, cửa hàng bán nho và phòng học - Kết quả đạt được sau bài thực hành: + Thu thập được thông tin cần thiết để soạn hợp đồng ở 5 cơ sở thu mua lớn và 5 cửa hàng bán nho. + Soạn thảo được văn bản hợp đồng đúng quy định 2.2. Bài thực hành số 5.1.2. Trao đổi và lựa chọn đối tác mua bán nho - Mục tiêu: Biết cách tìm hiểu, trao đổi mua bán nho với các đối tác - Nguồn lực: Xe máy, các cơ sở thu mua nho lớn, cửa hàng bán nho, bảng nội dung trao đổi, một vài chùm nho chín, giấy và bút ghi. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu công việc của bài thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong quá trình tìm hiểu, trao đổi với các đối tác.
  10. 18 + Giáo viên hướng dẫn các nhóm nội dung những việc cần trao đổi + Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau: Thứ Nội dung các Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật tự bước Soạn từng nội dung công việc trước Soạn nội dung trao khi trao đổi với đối tác như: Họ tên đổi công việc chi Chuẩn bị nội và số điện thoại người thu mua, địa tiết trước khi đi dung cần thiết chỉ, thu mua bắt đầu từ khi nào, cách 1 để trao đổi thức thu mua, mục đích thu mua, giá với đối tác thu mua, sản lượng thu mua hằng năm, thu mua ở những vùng nào là chủ yếu Đưa mẫu quả cho đối tác xem Ghi chép lại những Trao đổi và Thu thập thông tin với đối tác với vai thông tin thu thập thu thập thông trò là người bán nho với sản lượng được 2 tin cụ thể của lớn đối với cơ sở thu mua lớn và từng đối tác người bán nho đối với các cửa hàng Lựa chọn đối Chọn đối tác thu mua lâu năm, giá Chọn đúng đối tác 3 tác thu mua thành mua cao và có uy tín thu mua nho tiềm nho năng - Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Địa điểm: 5 cơ sở thu mua nho lớn, 5 cửa hàng bán nho - Kết quả đạt được sau bài thực hành: + Thu thập được thông tin cần thiết trong quá trình trao đổi với các đối tác + Lựa chọn được đối tác tiềm năng C. Ghi nhớ: - Trước khi tiêu thụ nho cần tìm hiểu thị trường, đối tác thu mua nho
  11. 19 - Soạn và ký kết hợp đồng kinh tế theo mẫu quy định của nhà nước dối với các cơ sở thu mua nho lớn. - Trước khi ký kết hợp đồng phải đọc kỹ câu, từ trong hợp đồng và bổ sung nội dung trong hợp đồng nếu thấy sai hoặc thiếu sót - Sau khi 2 bên bán và mua đã giao và nhận sản phẩm đúng theo bản hợp đồng cần chuẩn bị và ký vào bản thanh lý hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng
  12. 20 BÀI 2: THU HOẠCH NHO Mã bài: MĐ05-02 Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của quả và chùm nho chín; - Xác định đúng độ chín của chùm nho và thời điểm thu hoạch hiệu quả; - Thực hiện được thao tác cắt chùm quả đúng kỹ thuật; - Cẩn thận, có trách nhiệm. A. Nội dung 1. Chuẩn bị thu hoạch: - Xác định thời điểm thu hoạch: Việc xác định thời điểm thu hoạch rất quan trọng, sao cho quả đạt độ chín vì nho không tăng chất lượng cũng như màu sắc sau khi thu hoạch. Khi thấy màu sắc quả đặc trưng cho giống, quả ngọt, hương vị thơm, hạt đã chuyển sang màu nâu, hạt cứng và quả thấy mọng nước thì có thể thu hoạch. Nếu thu hoạch sớm quá, trái có vị chua và chát, hương vị không ngon. Nếu thu hoạch trễ quá thì trái dễ bị hư, nứt quả, rụng nhiều trong quá trình vận chuyển và bảo quản. - Chuẩn bị vật tư để thu hái: Giỏ tre hay sọt nhựa đựng nho, giấy mềm, kéo cắt cành hoặc kéo thường, bao, bạt, xe rùa và xe ô tô vận chuyển 2. Thu hoạch - Thời gian cắt nho thường vào lúc sáng sớm từ 6 – 10 giờ sáng. - Chọn những chùm quả đã đủ độ chín (khoảng trên 80% số lượng quả trong chùm có vỏ đã chuyển màu) và đủ thời gian cách ly thuốc trừ sâu bệnh. Hình 5.2.1. Chọn chùm nho đã đủ độ chín
  13. 21 - Dùng kéo cắt cuống chùm dài rời khỏi dây nho, sao cho cuống chùm dài sau khi cắt không quá ngắn để tiện cho việc cầm nắm, xử lý bảo quản và đóng gói. Hình 5.2.2. Chùm nho được chọn và bắt đầu Hình 5.2.3. Chùm nho sau khi cắt cắt xong - Đưa chùm quả mới cắt vào giỏ tre hoặc giỏ nhựa chứa khoảng 10 – 15kg và lót giấy mềm bên dưới để tránh dập quả. Nếu giỏ to không nên chất đầy nho và chỉ chất khoảng 10 – 15kg quả. Hình 5.2.4. Giỏ tre đựng nho Hình 5.2.5. Giỏ nhựa đựng nho - Khi giỏ tre đựng quả đầy cần xếp lên xe rùa (nếu gần) hoặc bằng ô tô (nếu xa) đến nơi phân loại.
  14. 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng: Câu 1: Để nho sau khi thu hoạch đạt chất lượng tốt, vấn đề cần quan tâm nhất là: A. Chuẩn bị vật tư thu hái đầy đủ B. Xác định thời điểm thu hoạch thích hợp C. Chuẩn bị nhân công thu hái chuyên nghiệp D. Thu hoạch vào lúc sáng sớm Câu 2: Thời gian thu hoạch nho tốt nhất trong ngày A. 2 – 6 giờ B. 6 – 10 giờ C. 11 – 14 giờ D. 14 – 17 giờ Câu 3: Số lượng quả chín ở chùm nho thu hái đạt chất lượng A. Dưới 60% B. Khoảng 60% C. Từ 60 - 80% D. Trên 80% Câu 4: Xếp nho trong giỏ tốt nhất khoảng bao nhiêu kilogram A. 5 – 10kg B. 10 – 15kg C. 15 – 20kg D. 20 – 25kg Câu 5: Để biết được quả nho đã chín người ta thường dựa vào A. Màu sắc tùy từng giống B. Độ ngọt và hương vị C. Hạt chuyển sang màu nâu, cứng và quả mọng nước D. Cả 3 phương án trên
  15. 23 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.2.1: Xác định đặc điểm quả và chùm nho chín của các giống nho - Mục tiêu: Nhận diện đặc điểm quả và chùm nho đã chín có thể thu hoạch của các giống nho khác nhau. - Nguồn lực: 3 – 5 giống nho ở những vườn nho đến thời kỳ thu hoạch, máy ảnh, vở và bút ghi - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Quan sát đặc điểm hình thái của quả và chùm quả chín của các giống nho. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc quan sát, trao đổi để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng. + Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc lại đặc điểm quả chín của các giống nho khác nhau ở phần lý thuyết đã học. + Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau: Thứ Nội dung các Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật tự bước Nhìn hình thái quả và chùm Nhận diện đúng giống Nhận diện quả chín để xác định giống nho đang quan sát 1 giống nho nho đang quan sát Hái 1 quả đã chuyển màu khác Mô tả được đặc điểm so với quả còn xanh và quan quả nho chín so với quả Nhận diện quả sát màu sắc vỏ, màu sắc hạt và nho xanh của từng giống 2 nho chín độ mọng nước đồng thời ngửi nho khác nhau và nếm thử quả đó so với quả còn xanh. Nhận diện Đếm số lượng quả chín trong Nhận diện đúng chùm 3 chùm quả có chùm nếu thấy số lượng quả quả có thể thu hái thể thu hái chín trên 80% là có thể thu hái.
  16. 24 - Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Địa điểm: Các vườn nho đến thời kỳ thu hoạch với các giống khác nhau - Kết quả đạt được sau bài thực hành: Phân biệt và mô tả được sơ bộ đặc điểm quả và chùm quả chín của các giống nho khác nhau. 2.2. Bài thực hành số 5.2.2: Đo độ đường trong quả chín của các giống nho - Mục tiêu: Đo được độ đường trong quả nho chín của các giống nho khác nhau - Nguồn lực: Máy đo độ đường (độ brix), quả nho chín của 8 – 10 giống nho, cối hoặc máy xay sinh tố để nghiền quả, vở và bút ghi. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Đo độ đường trong quả chín của các giống nho bằng máy. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc thực hiện, trao đổi để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng. + Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ đường + Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn và ghi chép lại kết quả. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau: Thứ Nội dung các Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật tự bước Giáo viên hướng dẫn các Các nhóm thực hiện Sử dụng máy bước sử dụng máy đo được các bước thao tác 1 đo hàm lượng Các nhóm thực hiện lại trên máy đường các bước thao tác trên máy Nghiền quả Loại bỏ vỏ và hạt Nghiền thật nát lớp thịt 2 nho chín Nghiền lớp thịt quả quả Đưa 1 lượng thịt quả đã Đưa lượng thịt quả vừa nghiền đặt ở bộ phân đo đủ đặt lên bộ phận đo 3 Đo trên máy trên máy đo Hiện kết quả đo và ghi Xem kết quả lại