Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cho gà - Nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

Giới thiệu mô đun:
Nguời học sau khi học xong mô đun này có khả năng phòng và điều tri
một số bệnh ở gà. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích
hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh giá bằng phương
pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
Bài 1: Vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà
Mục tiêu:
- Lựa chọn phương pháp phòng bệnh cho gà.
- Mô tả được các quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà.
- Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh cho gà đạt hiệu quả cao.
A. Nội dung:
1.1. Xác định các phƣơng pháp phòng bệnh cho gà
- Công tác vệ sinh phòng bệnh cho gà có vai trò quan trọng quyết định đến
sự thành công hay thất bại của chăn nuôi gà. Nếu thực hiện tốt công tác phòng
bệnh cho gà sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định thành
công của chăn nuôi gà.
- Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2 phương
pháp sau:
+ Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh: Mầm bệnh tiếp xúc với gà
đến từ nhiều nguồn khác nhau như:
Gia cầm, gia súc bị bệnh
Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh
Bụi trong không khí nhiễm mầm bệnh
9
Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh
Giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách nhiễm mầm bệnh
Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh
Chuột, côn trùng và chim hoang dã
Để ngăn chăn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện tốt
công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt chuột
côn trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú
+ Nâng cao sức đề kháng cho gà: Xong xong với công tác vệ sinh phòng
bệnh thì phải tăng cường sức đề kháng cho gà thường xuyên như:
Đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng, mát, sạch.
Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần
Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ không có mầm bệnh và chất độc
hại đến sức khỏe.
Dùng thuốc và vacxin phòng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc.
- Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tót 3 nguyên tắc phòng
bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp súc của mầm bệnh với gia cầm
- Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc.
- Không cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ lạ vào khu vực chăn nuôi.
- Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực
chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan.
- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt công tác
sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi. 
pdf 94 trang thiennv 10/11/2022 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cho gà - Nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho gà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phong_va_tri_benh_cho_ga_nghe_nuoi_va_phon.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cho gà - Nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

  1. 10 - Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vacxin. Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm - Xây dựng lịch tiêm phòng và mở sổ ghi chép theo dõi quá trình tiêm phòng của vật nuôi chặt chẽ. - Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký thú y và định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu của vật nuôi(HI, HA). - Phát hiện kịp thời chẩn đoán chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh. 1.2. Mua con giống an toàn dịch bệnh - Chỉ chọn mua gà từ những cơ sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo không có bệnh truyền từ trứng sang gà con. - Chỉ chọn mua những gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát. - Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang nuôi) trong vòng 10 - 14 ngày. Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới đưa vào chuồng nuôi. 1.3. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vƣờn thả và dụng cụ chăn nuôi - Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi. Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào. - Vệ sinh trong khi nuôi : + Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thoáng, mát, khô, sạch, có ánh nắng mặt trời chiếu vào. + Sân thả gà cần khô, thoáng. mát, có hàng rào bao quanh và được quét dọn hàng ngày. + Nếu nuôi gà có độn chuồng thì độn chuồng phải luôn mới, khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà. + Ổ đẻ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú.
  2. 11 + Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt. + Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài. - Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi : Theo trình tự sau: + Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh. + Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện + Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng + Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch, có áp suất cao. + Sát trùng bằng chất khử trùng + Để trống chuồng 2 - 3 tuần. - Các biện pháp khử trùng: + Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng án, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn. + Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi + Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng. + Vôi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 – 3 ngày rồi quét. + Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường. + Dùng các chất sát trùng: Han-lodin, Cloramin, Anticept, Virkon, Longlife, BKA, Crezil, Biocid, Anolit để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển một số dùng để sát trùng nước uống. + Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xông trứng, xông hơi sát trùng quần áo. máy móc liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng. Đối với máy móc, quần áo, kho dùng liều 17,5 gam thuốc tím + 35 ml Fomlol
  3. 12 cho 1 m3 trong thời gian 30 phút; xông hơi phải kín mới có tác dụng. 1.4. Vệ sinh thức ăn, nƣớc uống - Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, cần rửa sạch hàng ngày. - Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày. - Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên. - Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ. 1.5. Cách ly hạn chế dịch bệnh - Hạn chế người ra vào nơi nuôi gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì không cho người ngoài đến, người nuôi gà không sang nơi có dịch. - Ngăn không cho gà tiếp xúc với ngan. vịt, bồ câu, chim sẻ. chuột, lợn và các động vật khác là những nhân tố truyền bệnh. - Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh. - Cần phân biệt gà khỏe với gà ốm dựa vào các đặc điểm sau đây: Gà khỏe Gà ốm Nhanh nhẹn hoạt bát. Luôn hoạt Mệt mỏi, ủ rũ. Đứng hoặc nằm một động: đi chạy tìm thức ăn chỗ Ăn uống tốt Ăn uống kém Mắt sáng, mở to Mắt nhắm, lờđờ Lông mượt phủđều Lông xù, xơ xác Chân thẳng, bóng mập Chân khèo, liệt khô, gầy Mỏ sáng, bóng, đều Mỏ khô Mào tích đỏ tươi, sáng bóng màu Mào tích tím, nhợt nhạt, thủy thũng Cánh úp gọn vào thân Cánh xã Hậu môn khô, lông xung quanh tơi, hậu môn ướt, lông dính bết phân bông
  4. 13 Thở đều, mũi khô Thở khó, mũi có dịch nhầy, ho, hắt hơi, vảy mỏ Phân mềm có khuôn Phân lỏng, màu vàng hoặc trắng xanh, có máu, có giun sán Đẻ bình thường Đẻ giảm hoặc ngừng đẻ bất thường - Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau: + Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con ốm để theo dõi và điều trị. + Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi. + Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà ốm, chết bệnh đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột. + Khi có gà nghi mắc bệnh : cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa + Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở. + Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời , sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại. + Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch. 1.6. Phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho gà - Dùng vắc xin phòng bệnh để nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống bệnh cho gà. Vắc xin phòng bệnh cho gà có 2 loại : + Vắc xin nhược độc (vắc xin sống) có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun khí dung hay tiêm chủng.
  5. 14 + Vắc xin vô hoạt (vắc xin chết) dùng cho gà chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da. - Dùng thuốc vắc xin theo lịc phòng: Có thể dùng 1 trong các lịch sau đây: Lịch dùng thuốc phòng cho đàn gà đẻ công nghiệp Ngày tuổi Thuốc dùng Trạm ấp Tiêm phòng Marek 1- 4 ngày Vitamin pha trong nước (Solminvit) B- complex; phylasol ) Thuốc phòng bệnh đường ruột và hô hấp, có thể dùng 1trong 2 cách: 1/ Synavia: 19/1lit nước. 2/ Tetracycline 200g/1tấn thức ăn. 6 Phòng bệnh CRD bằng Tylosin hoặc pharmazin, suanavit. 7 Chủng đậu, nhỏ Lasota 7- 49 Phòng bệnh cầu trùng bằng 1trong 2 loại thuốc: Coccistop – 2000: 0,5- 1g/1lít nước. 5 Vacxin Gumboro lần I 15 Vacxin Gumboro lần II pha theo hướng dẫn của nơi sản xuất 25 Vacxin Gumboro lần III pha theo hướng dẫn của nơi sản xuất 29 Lasota lần II 35 Tẩy giun sản bằng piperrazin và phenotiazin hoặc mebenvet. 42 Chọn giống Kiểm tra bạch ly và CRD bằng phản ứng nhanh trên phiến kính cho 10% số đâu gà. 44 - 50 Thức ăn tăng sức đề kháng dùng 1 trong 2 công thức sau 1/ Synavia 1g/1lít nước uống. Solminvit 1g/1lít nước uống hoặc phylasol, B - complex 2/ Tetracyline 200g/1tấn thức ăn. Solminvit 1g/1lít nước uống hoặc phylasol, B - complex.
  6. 15 51 Tiêm Newcastle hệ I 78 Tylosin 80 Kiểm tra HI 112 Phòng CRD bằng tylosin hoặc erythromycin. Chủng đậu lần II Kiểm tra ký sinh trùng nếu có giun sản thì tiến hành tẩy bằng piperazin và phenothiazin hoặc Mebenvet. Nhắc lại các việc này với chu kỳ 25 ngày/lần. 115 Tiêm phòng Gumboro bằng vacxin dầu 140 Chọn giống Tiêm Newcastle hệ I Kiểm tra bạch ly và CRD cho 10% đầu gà 145 - 150 Thức ăn tăng sức đề kháng dùng 1 trong 2 công thức trên 163 Kiểm tra HI 223 Phòng bệnh CRD bằng Tylosin 266 Chọn giống Tiêm Newcastle hệ I 267 - 272 Kiểm tra bạch ly và CRD cho 100% đầu gà hạt nhân, loại gà có phản ứng dương tính. Thức ăn tăng sức đề kháng theo 1 trong 2 công thức như trên Bổ sung vitamin 7 ngày trước khi thu trứng ấp. Sau đó suốt thời gian lấy trứng ấp phải thường xuyên bổ sung vitamin theo lịch trình 2 ngày uống 2 ngày nghỉ 296 Kiểm tra HI Sau đó cứ 1 tháng kiểm tra 1 lần để kịp thời xử lý trong trường hợp HI thấp. Nếu kết quả kiểm tra bạch lỵ va CRD = 2% đàn gà an toàn Nếu tỷ lệ dương tính = 2% cần khẳng định kết quả chính xác trên phòng thí nghiệm và loại gà dương tính ( chú ý bệnh bạch lỵ). Đối với đàn gà bố mẹ có thể điều trị băng khắng sinh trong 15 ngày. Sau đó 1
  7. 16 tháng kiêm tra lại tới đạt chỉ số an toàn. Trong lúc gà mắc bệnh không xuất bản để làm giống. Lịch dùng thuốc cho gà thịt công nghiệp Ngày tuổi Thuốc dùng 1 - 4 Pha vitamin vào trong nước uống cho gà. Dùng thuốc phòng bệnh đường tiêu hoá và hô hấp cho gà . Có thể dùng 1 trong 2 cách sau: 1/ Pha synavia 1 g/1 lít nước 2/ Tetracyclin 200 g/1 tấn thức ăn. Vacxin Gumboro lần 1 6 Phòng CRD bằng Tylosin, Pharmazin hay erythromycin 7 Chủng đậu, nhỏ lasota 7 - 35 Phòng bệnh cầu trùng bằng các thuốc sau: Anticocci, Esb3, Cocistop - 2000 dùng 0,5 - 1 g/1 lít nước Dùng theo lịch trình dùng 2 ngày 2 ngày nghỉ. 10 Vacxin Gumboro lần 2 20 Vacin Gumboro lần 3 24 Phòng bệnh CRD bằng Tylosin, phamarzin 25 Lasota lần 2 40 Tiêm Newcastle hệ 1 Lịch dùng vacxin cho gà thịt thả vƣờn Ngày tuổi Loại vắc xin dùng và cách sử dụng 5 Gumboro lần 1 (cho uống 3 - 4 giọt/ con)
  8. 17 7 Vacxin đậu, chủng vào màng cánh Lasota lần 1. Nhỏ vào mắt mũi 15 Gumboro lần 2 (cho uống 3 - 4 giọt/ con) 20 – 25 Lasota lần 2. Nhỏ vào mắt mũi 60 Vacxin Niu cát xơn H1, tiêm dưới da. Tiêm nhắc lại sau 4 tháng Vacxin Tụ huyết trùng, tiêm dưới da. Tiêm nhắc lại sau 4 tháng Lịch dùng thuốc phòng bệnh cho gà thả vƣờn sinh sản Ngày tuổi Vacxin Thuốc dùng Phòng bệnh 01 - Marek - Marek (chỉ cho gà đẻ) 01 - 05 - Ampicilin, B.complex - Tiêu chảy, tăng lực 05 - Gumboro - Gumboro 07 - Lasota, đậu, IB - Gà rù, đậu gà, IB 07 - 10 - Tylosin, B.complex - CRD, tăng lực 14 - Gumboro, cúm - Gumboro, cúm 14 - 17 - Vetpro hoặc cipcoc - Cầu trùng 21 - Lasota, IB - Gà rù, IB 22 - 25 - Tylosin, B.complex - CRD, tăng lực 22 - Gumboro - Gumboro 25 - 28 - Vetpro hoặc cipcoc - Cầu trùng 45 - Cúm, ILT - Cúm, ILT 56 - Newcatson hệ 1 - Gà rù 120 - ILT - Tazusa - Tẩy giun, ILT 140 - ND,IB,EDS - Gà rù, IB, giảm đẻ - Lưu ý khi sử dụng vacxin: + Một số loại vacxin luôn bảo quản 2 - 8 0C (đúng với chỉ dẫn ghi trên nhãn mác). Không để vacxin ở nhiệt độ bên ngoài, không để ánh sáng chiếu trực tiếp.
  9. 18 + Vacxin bệnh nào chỉ dùng để phòng bệnh đó. + Khi dùng vacxin phải kiểm tra: nhãn mác, hạn dùng, chủng loại, trạng thái, màu sắc của vacxin. Không dùng vắc xin quá hạn, biến màu, viên đông khô bị vỡ, bị teo nhỏ, vacxin nhũ dầu bị tách lớp, biến màu + Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước cất phải vô trùng, sau khi hấp hoặc luộc phải để nguội mới dùng. + Đối với vacxin nhược độc không dùng cồn sát trùng dụng cụ sử dụng. + Đối với vacxin có bổ trợ phải lắc kỹ trước khi lấy ra và tiêm bắp sâu. + Vacxin thừa, dụng cụ dùng xong phải được tiệt trùng và không vứt bừa bãi. + Chỉ dùng vacxin cho gà khoẻ, không dùng cho gà đang ốm bệnh. - Các đường đưa vắc xin vào cơ thể gà + Nhỏ mắt, nhỏ mũi. + Chủng vào màng cánh. + Tiêm dưới da cổ ở khoảng cách 2/3 cổ kể từ đầu trở xuống. + Tiêm bắp đùi hoặc lườn. Nhỏ mắt, nhỏ mũi Tiêm bắp
  10. 19 Nhỏ miệng Tiêm dưới da - Cách pha vacxin đông khô + Chỉ sử dụng những lọ vacxin có viên đông khô còn nguyên vẹn, không vỡ, không teo nhỏ, không biến màu. + Lấy 2ml nước cất vào bơm tiêm, bơm vào lọ vacxin, lắc kỹ cho viên đông khô tan đều, rút vacxin đã tan đó ra pha vào lượng nước cất cần dùng để nhỏ đủ số gà cần phải dùng vacxin. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nêu các phương pháp phòng bệnh cho gà? - Mua con giống như thế nào đảm bảo an toàn dịch bệnh? - Mô tả các phương pháp vệ sinh thức ăn, nước uống? - Cần cách ly, hạn chế dịch bệnh như thế nào đảm bảo an toàn dịch? - Phương pháp vệ sinh phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho gà như thế nào? - Thực hiện vệ sinh vệ sinh thức ăn, nước uống cho gà? - Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin cho gà (tiêm, nhỏ, uống, chủng )? C. Ghi nhớ: - Xác định các phương pháp phòng bệnh cho gà. - Mua con giống an toàn dịch bệnh.
  11. 20 - Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn thả và dụng cụ chăn nuôi. - Vệ sinh thức ăn, nước uống. - Cách ly hạn chế dịch bệnh. - Phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho gà.
  12. 21 Bài 2: Phòng, chống bệnh cúm gà Mục tiêu: - Xác định được nguyên nhân gây bênh cúm gà. - Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gà. - Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng chống bệnh cúm đạt hiệu quả cao. A. Nội dung: 1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Đặc điểm mầm bệnh: + Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây bệnh cho gà, vịt, ngan ngỗng, chim cút, đà điểu, các loài chim cảnh, chim hoang dã + Bệnh do một loại vi rút gây nên: Phân typ virut cúm typ A (H5N1) là chủng vi rút có độc lực mạnh gây bệnh truyền nhiễm cao ở gia cầm (HPAI) thuộc danh mục bảng A của Tổ chức Dịch tễ thú ý thế giới (OIE), gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho động vật và có khả năng lây lan sang người. + Là bệnh rất nguy hiểm, gây bệnh nặng và làm gia cầm chết hàng loạt - Đường lây nhiễm: + Cúm gia cầm có thể lây lan trong đàn rồi lan sang các đàn khác, vùng khác. Virut dễ lây lan bằng vận chuyển thủ công
  13. 22 + Gia cầm nhiễm virut có thể truyền virut qua nước dãi, qua phân, nước mũi, nước mắt và máu, chúng dính vào cỏ rác, và được gió truyền đi rất xa. + Mầm bệnh dính vào quần áo khi đi ra ngoài và được mang vào trại bởi người nuôi. + Mầm bệnh mang vào trại bởi các động vật như chuột, và các động vật khác, xe cộ hoặc từ việc mua con giống không rõ nguồn gốc. - Sức đề kháng của virút: + Virut thường sống lâu trong không khí có độ ẩm thấp, trong phân ở điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. + Virut có thể sống trong chuồng gà tới 35 ngày và troang phân gia cầm bệnh 3 tháng + Virut dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 600c trong 5 phút, trong tủ lạnh và tủ đá, virut có thể sống tới hàng tháng + Các chất sát trùng dễ tiêu diệt virut là vôi bột, xà phòng, nước vôi 10%, cồn 70o và 90o, haniodine 3%, chloramin 3%, crezin 5%. 1.2. Xác định triệu chứng bệnh - Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. - Nhiều gia cầm ốm và chết đột ngột. - Gà ủ rũ, đầu gục xuống và đi loạng choạng. - Kém ăn, khát nước nhiều. - Phù đầu và cổ, mắt sưng. - Chảy nước mắt và nước mũi. - Vùng da trụi lông tím tái, lông xơ xác. - Khuỷu chân và bên ngoài bàn chân, da chân có hiện tượng xuất huyết lốm đốm. - Phân lỏng lúc đầu có màu xanh sáng, sau là màu trắng và hậu môn chảy máu.
  14. 23 - Các đàn giống đang sinh sản, năng suất trứng giảm rõ rệt. - Vịt và ngỗng có triệu chứng ủ rũ, kém ăn, ỉa chảy có màu phân xanh trắng. - Vịt nhiễm virut cúm gia cầm và bài thải virut ra ngoài trong khi không có các biểu hiện triệu chứng và bệnh tích điển hình như gà. Chảy nước dãi ở mỏ Máo tích sưng và tím tái Gà chết khi mắc bệnh cúm 1.3. Xác định bệnh tích - Biểu hiện bên ngoài: + Mào và yếm, tích sưng to, phù nề quanh mắt. + Chỗ da không có lông bị tím bầm.
  15. 24 + Chân xuất huyết, xuất huyết vùng đầu và thâm tím. - Biểu hiện bên trong. + Niêm mạc phế quản phù nề có chứa chất nhầy. + Xoạng bụng tích nước, hoặc viêm dính. + Xuất huyết lốm đốm ở bề mặt niêm mạc. + Xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa. Mào tích tím tái Màng treo ruột xung huyết và xuất huyết Khuỷu và bàn chân có vết xuất huyết
  16. 25 1.4. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đoán bệnh. - Chẩn đoán phân biệt với bệnh Newcastle, tụ huyết trùng. 1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, chống bệnh - Các biện pháp làm giảm được nguy cơ nhiễm virut cúm H5N1 cho đàn gia cầm.  Cách ly chăn nuôi tốt.  Đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh.  Vệ sinh sạch sẽ.  Tiêm phòng đầy đủ vácxin cúm gia cầm.  Theo dõi thường xuyên và chặt chẽ. 1) Cách ly tốt (cách ly triệt để). Không nuôi lẫn các loại gia cầm:gà, vịt, ngan, ngỗng trong cùng một chuồng nuôi hoặc ở sát gần nhau. Nếu nuôi cùng một loại gia cầm thì phải nuôi tách riêng theo từng giai đoạn sản xuất hoặc theo nguồn gốc. Những đàn thả ra ngoài thì phải được thả tại khu vực riêng có rào chắn. Thực hiện phương án nuôi cùng nhập, cùng xuất, nếu không thực hiện được thì khi nhập đàn mới phải có nơi nuôi cách ly với đàn cũ 2 tuần để theo dõi. Không cho gia cầm vào nhà. 2) Đảm bảo nguồn con giống tốt. Khi mua gia cầm mới, chỉ mua gia cầm ở nơi có nguồn gốc an toàn dịch bệnh (giấy chứng nhận). Chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn, mắt sáng để làm giống.
  17. 26 Cách ly đàn mới nhập ít nhất 2 tuần và theo dõi sức khỏe hàng ngày. Nếu chúng không có dấu hiệu bị bệnh thì sau 2 tuần có thể nhốt chung với đàn gia cầm hiện tại, nếu đàn mới có dấu hiệu bệnh thì phải cách ly ngay và điều trị. 3) Vệ sinh sạch sẽ. Nước uống phải sạch, thay nước uống hàng ngày. Có dụng cụ đựng thức ăn và nước uống có nắp đậy. Cho gia cầm ăn thức ăn khô, không ăn thức ăn thừa Thường xuyên dọn phân và chất độn chuồng Các chất thải (lông, thức ăn thừa, độn chuồng) thu gom và ủ kỹ
  18. 27 Tránh mượn dụng cụ chăn nuôi của nhà khác hoặc chuồng nuôi khác, nếu cần thì phải sát trùng kỹ Thường xuyên phơi dụng cụ nuôi dưới ánh nắng Dọn và vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ sạch sẽ sau khi bán hết lứa gà(rửa sạch, quét vôi, phun chất sát trùng, để trống chuồng 15-20 ngày). Sử dụng vôi bột : Rắc vôi bột lên sàn và xung quanh chuồng trại để như vậy trong vài ngày. Dùng nước vôi để rửa tường, trần và khu vực cho gà ăn. Dùng lửa đốt dụng cụ nhiễm bẩn, hoặc rác. Ví dụ chất độn chuồng. Tránh mua phân của nhà khác trừ trường hợp bạn đảm bảo rằng khu vực đó không có cúm gia cầm. Nếu mua phân bón, hãy ủ số phân này trong 3 tuần, sau để cho hết mùi và xịt thuốc sát trùng.
  19. 28 Vệ sinh sát trùng chân và tay trước khi nuôi gà hàng ngày. Thuốc sát trùng Chloramin Thuốc sát trùng Omnicide 4) Tiêm phòng. Lịch tiêm phòng: Đối với gà dùng vacxin H5N2 tiêm mũi 1 lúc 10 - 14 ngày tuổi và mũi 2 lúc 40 ngày, sau đó định kỳ, cách 4 - 5 tháng tiêm nhắc lại. Liều lượng sử dụng: Gà 10 ngày tuổi đến nhỏ hơn 5 tuần tuổi tiêm vào dưới da cổ hoặc dưới da ngực 0.3ml, gà trên 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml. Lắc kỹ chai vacxin trước khi tiêm, dụng cụ tiêm sát trùng bằng nước sôi, không được sát trùng bằng cồn 70 - 900. Bảo quản vacxin: Để vacxin trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 80C, khi vận chuyển vacxin để trong hộp xốp có đủ đá lạnh. Trước khi tiêm đưa chai vacxin ra ngoài bằng với nhiệt độ môi trường (khoảng 250C).
  20. 29 Tiêm phòng vacxin cúm gà 5) Theo dõi thường xuyên. Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gia cầm để phát hiện sớm triệu chứng của bệnh cúm. Nếu phát hiện ca nhiễm càng sớm thì càng dễ áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào trong đàn gia cầm nhà bạn, hãy áp dụng các biện pháp cô lập đàn gia cầm bị bệnh và thông báo ngay với cơ quan chính quyền địa phương và thú y để được hướng dẫn sử lý kịp thời. - Những việc phải làm khi trong vùng xảy ra dịch cúm gia cầm: Khi được thông báo bệnh cúm gia cầm xảy ra trong vùng, cần tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau đây cho trại gà: Quy tắc 1: Nhốt tất cả gia cầm lại nhưng phải tách riêng từng loại. Không nhốt chung gà lẫn với vịt và ngan, ngỗng. Quy tắc 2: Không mua hoặc nhận bất kỳ loại gia cầm mới nào về nhà hoặc đưa vào trại. Quy tắc 3: Không cho khách vào thăm quan trại. Nếu cần phải làm thì đặt chậu thuốc sát trùng để cho khách nhúng chân, rửa tay và không cho khách tiếp súc với gia cầm. Quy tắc 4: Dọn sạch và phun sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và khu vực quanh chuồng 2 lần/tuần.
  21. 30 Quy tắc 5: Không cho các loại xe vào trang trại, nếu cần thiết thì phải tiến hành phun sát trùng toàn bộ xe. Rửa chân tay Phun sát trùng xe - Những việc phải làm khi nghi ngờ đàn gia cầm bị nhiễm cúm: + Với gia cầm ốm: Báo ngay với cán bộ thú y và chính quyền địa phương. Tránh tiếp súc với gia cầm ốm. Nếu gia cầm không nuôi riêng, hãy nhốt chúng lại ở khu riêng có rào kín để tránh tiếp súc. Không ăn, không bán chạy hay cho vật nuôi khác ăn thịt. Không vận chuyển gia cầm và các sản phẩm của chúng như lông, trứng ra ngoài trại. Tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của cán bộ thú y trong việc xử lý và tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh. + Với gia cầm chết: Không vứt xác chết xuống sông, hồ, suối và các nơi ở công cộng.