Giáo trình Chăn nuôi Dê

BÀI MỞ ĐẦU
I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CHĂN NUÔI DÊ
1.1. Vai trò của chăn nuôi dê
Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, dê là một loài vật nuôi có vai trò quan
trọng trong ngành chăn nuôi. Chăn nuôi dê cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ đời
sống con người như: thịt, sữa, lông, da, sừng, móng, cung cấp một nguồn phân bón
khá lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Trong các sản phẩm của con dê, sữa là một loại thực phẩm quí đối với con người
bởi vì sữa dê rất có lợi cho sức khoẻ, trong sữa dê có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể con người như đạm, khoáng, vitamin-A... giúp cho việc phát triển cơ
bắp và não. Do vậy trẻ em sau khi sinh cho cần ăn sữa dê mà cơ thể vẫn phát triển tốt,
trẻ em vị thành niên và người già cần ăn sữa dê để tăng sức khoẻ (Tacio, 1987).
Sữa dê cung cấp một nguồn protein rất quan trọng cho những trang trại nhỏ, cho
gia đình các hộ nông dân ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, nơi mà ở đó những
người nông dân nghèo không có đủ khả năng nuôi trâu bò sữa. Đặc biệt, sữa dê rất
hiếm khi nhiễm khuẩn lao như sữa bò.
Thịt dê được sử dụng phổ biến ở nhiều nước, nhất là thế dê non có giá trị dinh
dưỡng rất cao. Ở nhiều nơi, giá thịt dê cao hơn so với các loại thịt khác bởi vì về chất
lượng: tỷ lệ thịt nạc trong thân thịt cao, tỷ lệ mỡ thấp, do đó thịt có hàm lượng năng
lượng thấp nhưng giàu protein.
Lông và da dê là những sản phẩm quan trọng ở nhiều nước, đặc biệt là da dê
được sử dụng để làm những đồ da mỹ nghệ có giá trị sử dụng rất tốt.
1.2. Ưu thế của chăn nuôi dê
Đã từ lâu con dê được coi là "bạn của người nghèo", là "con bò sữa của người
nghèo" vì con dê có nhiều tính ưu việt, nuôi dê mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.
Điều đó được phản ánh ở những điểm chính sau đây:
- Có khả năng thích nghi cao ở hầu hết các điều kiện sinh thái khác nhau của trái
dết vì vậy nơi nào cũng có thể nuôi được dê.
- Là loài động vật rất thông minh, khá thuần tính, dễ nuôi, sạch sẽ. Nó thích hợp
với chăn nuôi gia đình, tận dụng được nguồn lao động là phụ nữ, người già hoặc trẻ
em.
- Đòi hỏi lượng thức ăn ít hơn trâu bò: Nhu cầu về khối lượng thức ăn của 10 dê
thịt tương đương với 1 bò thịt và 7 - 8 dê sữa tương đương với 1 bò sữa. Có thể nuôi
dê bằng cách chăn dắt dọc theo các hàng rào, đường đi.
- Dê không chỉ ăn cỏ như bò, cừu, mà chúng còn có khả năng sử dụng, tận dụng
4
rất nhiều loại cây thức ăn. Điều đó có nghĩa là chúng có khả năng lợi dụng và tiêu hoá
chất xơ rất cao, trong khi đó đây là một nguồn thức ăn rẻ tiền, sẵn có trong tự nhiên.
- Dê là loài vật ăn cỏ nhỏ, yêu cầu vốn đầu lư ít hơn trâu bò, nhưng lại có khả
năng tăng đàn nhanh hơn trâu bò, chu kỳ sản xuất ngắn hơn, nhanh cho sản phẩm, vì
vậy có khả năng cho ra sản phẩm thịt sữa nhiều hơn trâu, bò. Hơn nữa, chăn nuôi dê
thường ít gặp rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.
- Dê cung cấp một lượng đáng kể phân bón cho trồng trọt và nuôi cá, nuôi giun
quế.
- Đối với người nông dân, con dê còn được coi như là một "Sự bảo hiểm đồng
vốn cho họ khi có những khó khăn, rủi ro xảy ra".
- Về mặt xã hội, có thể nói con dê là một đối tượng vật nuôi được sử dụng nhiều
trong các chương trình phát xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người nông dân ở
những vùng sâu, vùng xa còn nhiều nghèo khó. 
pdf 135 trang thiennv 11/11/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăn nuôi Dê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chan_nuoi_de.pdf

Nội dung text: Giáo trình Chăn nuôi Dê

  1. Chương I NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHÍNH CỦA DÊ I. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI 1.1. Nguồn gốc của dê Rất nhiều nhà khoa học ớ các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý kiến đều cho rằng: Dê là một trong những loài vật nuôi dược con người thuần hoá sớm nhất sau đấy là Chó (Zeuner. 1963). Kết quả nghiên cứu các mảnh xương dê nhà tìm thấy ở bang Bell gần biên giới Caxpi, thông qua việc xác định niên đại băng C14, các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách đây 6 - 7 nghìn năm trước công nguyên. Kết quả trên đây cũng phù hợp với kết quả xác định niên dại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy ở di chỉ đồ đá mới cua Jeri. Nhìn chung, khó xác định được thật chính xác thời điểm con người thuần hóa dê rừng là nơi đã thuần hóa dê đầu tiên. Nhưng với những dẫn liệu đặc biệt tìm thấy được gần đây người ta đã cho rằng: nơi thuần hóa các giống dê đầu tiên là ở châu Á (Devcndra và Nozawa. 1976), vào thiên niên kỷ thứ 7 - 9 trước công nguyên. tại vùng núi Tây Á. Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy tới số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và ở những dãy núi nằm ở phía đông sông này. Đây là vùng giáp ranh giữa vùng có dê rừng có sỏi trong dạ dày và vùng có dê Markhor. Phần lớn những dê rừng này có lông màu đen, lông dài ở khuỷu chân. Từ đây dê được phổ biến sang các vùng khác từ thời tiền sử hay cận đại và dã thích nghi dần với cuộc sống mới ở mỗi vùng. Giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, ban đầu dê dược nuôi để lấy thịt, sau đó nuôi đê lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm hơn cả bò sữa, vì vãi sữa dê đơn giản hơn với sữa bò. Về nguồn gốc: Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp của dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính. + Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở trận và các nước vùng tiểu Á, là tổ liên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu Âu. Nó dược coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn 12
  2. (Hình 2a). + Dê rừng Markhor (Capra Falconeri), nhóm này có sừng cong vặn về phía sau (Hình 2b) và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya và đang được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông là Tây của dãy núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir - Karakorum. Hình 2a. Sừng dê Bezoar Hình 2b. Sừng dê Markhor Hiện nay,người ta thấy rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là các nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước châu Âu, châu Á và châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á. 1.2 Vị trí phân loại của dê Về phân loại động vật học, dê thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), là loài nhai lại nhỏ (Small Ruminant), thuộc loài dễ (Capra), họ sừng rỗng (Covicolvia), họ phụ dễ cừu (Capra rovanae), bộ guốc chẵn (Actiodactila), bộ phụ nhai lại (Rumnantia). Trong số các động vật nông nghiệp thì dê gần gũi với cừu và đều được xếp chung vào nhóm gia súc nhỏ có sừng. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỀM SINH VẬT HỌC CỦA DÊ 2.1. Đặc điểm về ngoại hình Quan sát các đặc điểm ngoại hình cho thấy cơ thể dê có góc cạnh, có râu ở cá con đực và con cái, trong khi thân hình cừu tròn hơn. Sừng dê có 2 gốc sừng gần sát nhau và liên choãi ra, mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác, còn ở sừng cừu mặt cắt ngang gần như buông. Trán dê lồi xương mũi thẳng và không có hốc mắt. Cừu thì ngược lại trán phẳng mũi lồ và có hốc mắt. Mõm của dê và cừu đều mỏng, môi linh hoạt, răng cửa sắc, giúp cho con vật có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn lấv những lá non à búp cây mềm mại. 13
  3. Lông của dê có nhiều màu khác nhau và rất đa dạng như: màu trắng, đen. xám, áng nâu, khoang Lông dê khác lông cừu ở chỗ tỷ lệ lông sạch cao, do da dê có ít luyện mồ hôi và tuyến mỡ hơn da cừu. Vì vậy, các cơ quan hô hấp ớ dê cũng tham gia rất tích cực vào quá trình diều tiết thân nhiệt. 2.2 Tập tính sinh hoạt của dê 2.2.1. Tập tính ăn uống Dê khác hẳn cừu về tiếng kêu cũng như về tập tính sinh hoạt. Cừu có thói quen đi ăn thành từng đàn lớn trên đồng cỏ bằng phẳng, còn dê lại đô thành từng bầy nhỏ lẻ, ưa những vùng núi đá cao, khô ráo, thích ăn các loại thức ăn cành lá hoa và các cây lùn, thân bụi, cây họ đậu thân gỗ hại dài. Dê rất nhanh nhẹn. hiếu động, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây xà bứt lá búp ở phần non nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây khác. Mỗi ngày dê đi lại chạy nhảy từ 10 - 15 khi. Dê thích ăn lá cây ở độ cao 0,2 - 1,2 m, chúng có thể đứng rất lâu để bứt lá ăn. Dê thường chọn loại thức ăn nào mà chúng ưa thích nhất, thức ăn rơi vãi dễ thường bỏ không ăn lại. Dê có khả năng ăn được lượng thức ăn bằng 2,5 - 4 % khối lượng cơ thể (tính theo VCK thu nhận). 14
  4. 2.2.2. Tính nết của dê Dê là con vật có tính khí thất thường, hiếu động, ương bướng và cũng rất khôn ngoan. Dê rất phàm ăn nhưng luôn tìm thức ăn mới. Chúng nếm mỗi thứ một chút nhưng rồi cuối cùng chẳng ưng ý một món nào cả. Dê leo trèo rất giỏi và ưa mạo hiểm, điều này thấy rõ ngay cả ở dê con. Chúng có thể leo lên những vách núi, những mỏm đá cạnh vực sâu cheo leo, hiểm trở. Với sự nhanh nhẹn, khéo léo, chúng có thể di chuyển dê đàng trên những mỏm đá cheo leo. Dê chọi nhau rất hăng, không riêng gì con đực mà cả con cái và dê con, với những lý do khác nhau. Chúng dùng sừng húc vào mặt, đầu, bụng đối thủ. Những con không có sừng thì húc bằng cả đầu. Những cuộc chiến này có thể kéo dài đến hàng nửa giờ. Khi gặp nguy hiểm chúng tỏ ra rất hăng, liều mạng nhưng lại rất nhất và dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Tuy nhiên dê rất mến người chăm sóc chúng. Chúng có khả năng nhớ được nơi ở của mình và tên riêng do người nuôi đặt cho. Dê có thể nhận được chủ của chúng từ xa và kêu ầm lên để đón chào. Khi phạm lỗi bị phạt đòn thì không kêu, nhưng nếu bị đánh oan thì kêu be be ầm ĩ để phản đối. 2.2.2. Tập tính bầy đàn của dê Dê thường sống tập trung thành đàn và mỗi con có vị trí riêng trong đàn: Con có vị trí thấp phải phục tùng con có vị trí cao. Thường trong đàn, con đầu đàn sẽ dẫn đầu khi di ăn. Chúng thích ngủ, nghỉ trên những mô đất hoặc tảng đá phẳng, cao và ngủ nhiều lần trong ngày: trong khi ngủ dê vẫn nhai lại. Do có thính và khứu giác rất phát triển nên chúng rất nhạy cảm với mọi tiếng động dù nhỏ. Dê còn có khả năng chịu đựng tốt khi mắc bệnh và hay dấu bệnh, những con ốm vẫn thường cố gắng đi theo đàn đến khi kiệt sức gục ngã mới chịu rời đàn. Vì vậy nuôi dê phải quan tâm tỷ mỹ mới có thể phát hiện được những con bị bệnh để điều trị kịp thời. 2.3. Đặc điểm về sinh trưởng phát triển Sự sinh trưởng phát triển của dê cũng tuân theo quy luật giai đoạn và phụ thuộc vào giống, tuổi, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, môi trường sống. Khối lượng của dê thay đổi tuỳ theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh trong khoảng từ 1,6 - 3,5 kg 3 tháng tuổi đạt 6 - 1 2 kg ; 6 tháng tuổi đạt 10 - 2 1 k2-, 30 kg ; 1 8 tháng tuổi đạt 30 - 40 kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất (90 - 120 gam/con/ngày và 15
  5. 95 - 130%), sau đó giảm dần. Tới tuổi trưởng thành (24 - 36 tháng tuổi), khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa. Khối lượng của một số giống dê ở các lứa tuổi (kg) Lứa tuổi Dê cỏ Dê Bách Thảo Dê Babary Dê Jamnapari Dê Beetal Sơ sinh Đực 2,3 2,7 2,3 3,4 3,5 Cái 1,6 2,3 2,1 3,0 2,9 3 tháng Đực 6,1 11,6 9,4 12,4 12,9 Cái 5,3 10,1 9,1 11,7 10,7 6 tháng Đực 9,7 17,9 14,8 18,5 18,9 Cái 8,2 15,8 12,5 14,6 15,4 9 tháng Đực 14,3 25,5 19,4 24,0 26,6 Cái 13,7 22,1 15,3 20,6 22,9 12 tháng Đực 19,8 31,4 23,3 30,2 31,6 Cái 17,2 26,8 18,3 29,3 25,7 18 tháng Đực 25,0 41,7 31,1 39,3 40,9 Cái 20,7 33,5 21,8 27,1 29,6 24 tháng Đực 28,0 46,2 34,7 47,5 49,0 Cái 22,8 35,3 23,7 29,1 33,0 30 tháng Đực 32,8 54,3 39,6 54,4 56,2 Cái 25,7 38,6 25,8 32,1 36,1 36 tháng Đực 36,6 57,3 44,9 59,5 62,3 Cái 27,6 40,6 27,9 36,2 40,1 (Nguồn: Đinh Văn Bình và cộng sự, 1994) Tác giả Trần Trang Nhung (2000), khi nghiên cứu trên đàn dê cỏ cùng Đông Bắc cho biết khối lượng của dê đực và dê cái ở các độ tuổi: sơ sinh, 3, 6, 9, 1 2 tháng tương ứng là 1,69; 7,80; 12,50; 16,00; 19,40 kg và 1,56; 7,10; 10,40; 13,31; 15,70kg. Khả năng sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt trung bình tương ứng là 49g/ngày và 44g/ngày; Cường độ sinh trưởng tương đối của dê đực và dê cái đạt cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tháng tuổi (tương ứng là 74,44% và 74, 19%), sau đó giảm dần đến giai đoạn 11 - 2 tháng tuổi là 4,60% và 4,56%. Quá trình tích luỹ mỡ ở dê chủ yếu ở các cơ quan nội tạng, còn cừu tích luỹ mỡ chủ yếu trong mô mỡ ở dưới da và trong cơ. 2.4. Một số đặc điểm sinh học khác Ngoài những đặc điểm sinh học trên, kết quả nghiên cứu cho thấy dễ có 60 nhiễm sắc thế trong khi cừu chỉ có 54 nhiệm sắc thể, tuổi thọ của dê thường là 7 - 9 năm. Cũng giống như trâu bò, dê có 8 răng cửa hàm dưới không có hãng cửa hàm trên. Sau khi sinh ta tới 3 tháng tuổi dê đã mọc đủ 8 răng cửa tạm thời (răng sữa). Dê dược 16
  6. 18 tháng bắt đầu thay 2 răng cửa giữa, 24 tháng thay 2 răng bên, 30 tháng thay 2 răng áp góc và 36 tháng thay 2 răng góc và từ đây trớ đi gọi là bộ răng vĩnh cửu. Sau 4 năm tuổi răng mòn dần, hở chân răng và rụng tăng sau 7 năm tuổi. Căn cứ vào các đặc điểm đó, chúng ta có thể xem răng để xác định tuổi của dê. Hình 6. Xem răng xác định tuổi dê 1. Răng cửa giữa; 2. Răng cửa bên; 3. Răng áp góc; 4. Răng góc 2.5. Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản của dê Chỉ tiêu Giá trị bình thường Ghi chú Thân nhiệt (0C) 38,7 - 40,2 Mạch đập (lần/phút) 70 - 80 Ở dê con nhanh hơn. Tần số hô hấp (lần/phút) 12 - 15 Ở dê con nhanh hơn. Nhu động dạ cỏ (lần/phút) 1 - 1.5 Tuổi bắt đầu động dục (tháng) 7 - 12 Thời gian động dục (giờ) 12 - 48 Chu kỳ động dục (ngày) 17 - 23 Trung bình là 21 ngày Thời gian mang thai (ngày) 146 - 156 Trung bình là 150 ngày 2.6 Các bộ phận trên cơ thể của dê 17
  7. Hình 7. Các bộ phận trên cơ thể của dê 1. Trán 18. Móng huyền 35 Hậu môn 2. Sống mũi 19. Tĩnh mạch vú 36. Gốc đuôi 3. Lỗ mũi 20. Băng treo trước bầu vú 37. Đuôi 4. Môi 21. Bầu vú 38. Mông 5. Hàm 22. Núm vú 39. Phần mông 6. Hầu 23. Khoảng cách bầu vú 40. Hông 7. Vành tai 24. Đầu vú 41. Phần lưng 8. Bả vai 25 Móng chăn 42. Lưng 9. Lồng ngực 26. Cổ chân 43. Xương sườn 10. Ức 27. Khuỷu chân sau 44. Đốt sống ngực 11. Khuỷu chân trước 28. Sườn 45 U vai 12. Ngực 29 Băng treo giữa bầu vú 46. Bả vai 13. Vòng bụng 30. Phần sau bầu vú 47. Xương vai 14. Đầu gối 31. Khớp đùi 48. Cổ 15. Ngón chân 32. Bắp đùi 49. Tai 16. Bàn chân trước 33. Băng treo sau bầu vú 50. Đầu 17. Gót chân 34.Âm hộ 18
  8. Chương II ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN Ở DÊ I. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA CƠ QUAN TIÊU HÓA Dê có bộ máy tiêu hoá phát triển tốt và khả năng tiêu hoá mạnh. nó có thể tiêu hóa được các loại thức ăn có chứa đến 64% chất xơ. Dê có thể ăn được lượng vật chất khô trong thức ăn cao hơn cừu và bò (Dê: 2,5 - 4% khối lượng cơ thể, bò 1,5 - 2,0%) và cừu 1,5 - 2,5% 1.1. Đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hoá trong xoang miệng Cũng như các loài nhai lại khác, dê không có các răng cửa ở hàm trên. Bộ răng làm phát triển mạnh để nhai nghiền làm nát thức ăn thô. Lưỡi của dễ khá dài và linh hoạt, bề mặt nhám có thể cuốn bứt cỏ lá đưa vào miệng Trong xoang miệng có chứa nước bọt do 3 đôi tuyến tiết lụa là: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi. Chức năng tiêu hoá cơ học của miệng bao gồm: - Lấy thức ăn, nước uống. - Nhai và tẩm thức ăn với nước bọt - Nuốt. Hoạt động tiêu hoá trong xoang miệng chủ yếu là nhờ tác động cơ học do các 19
  9. hoạt động nhai, nghiền của răng hàm trên và dưới phối hợp với các cử động linh hoạt của môi, má, lưỡi để làm cho thức ăn được trộn đều với nước bọt, tạo điều kiện cho quá trình nuốt thức ăn được dễ dàng. Sự biến đổi về mặt hoá học của thức ăn ở trong xoang miệng dê hầu như không xảy ra do nước bọt không chứa bất kỳ loại mãi tiêu hoá nào. Tuy nhiên với lượng tiết 7 - 8 lít nước bọt một ngày đêm và được nuốt xuống dạ dày cùng thức ăn, nước bọt có vai trò to lớn đối với tiêu hoá ở dạ dày dê. Vấn đề này sẽ đề cập kỹ hơn ở phần sau. 1.2. Đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hoá trong dạ dày của dê Trong ống tiêu hoá, dạ dày đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Qua nghiên cứu cho thấy, trước khi vào đến ruột non. có khoáng 58% chất khô, 93% xơ thô, 81% bột đường và 11% protein thô đã được tiêu hoá ở dạ dày dê. Sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và hoạt động tiêu hoá ở dễ so với các loài khác chính là ở đặc điểm cấu tạo và hoạt động phức tạp của dạ dày. 1.2.1. Sơ lược cấu tạo dạ dày dê. Dạ dày dê là loại dạ dày 4 túi: 3 túi ở phía trước là dạ cỏ, tổ ong, lá sách - gọi chung là phần dạ dày trước: một túi phía sau là dạ múi khe - gọi là dạ dày sau. Dạ dày trước không có tuyến tiêu hoá mà chỉ có các tế bào phụ tiết ra dịch nhầy. Chỉ có dạ múi khe có các tuyến tiết dịch tiêu hoá tương tự dạ dày đơn. Kích thước: dung tích là khối lượng của các túi thay đổi theo tuổi. Khi dê con mới sinh. dạ múi khe hoạt động là chủ yếu, nó chiếm tới 70% dung tích toàn dạ dày các túi khác chỉ chiếm 30%. Khi dê trưởng thành dạ cỏ lại chiếm phần chủ yếu tới 80% dung tích chung của dạ dày; dạ tổ ong: 5%; dạ múi khế: 7% ; dạ lá sách: 8% lúc này tỷ lệ giữa các phần không thay đổi nữa. Hình 9. Sơ đồ cấu tạo dạ dày kép của dê (C.E.Dtuffbeam, 1983) 1. Thực quản 5. Trực tràng 9. Tuỵ 2. Gan 6. Kết tràng 10. Dạ múi khế 20
  10. 3. Cơ hoành 7. Manh tràng 11. Dạ lá sách 4. Dạ cỏ 8. Ruột non 12. Dạ tổ ong 1.2.2 Quá trình tiêu hóa trong dạ dày dê 1.2.2.1. Tác dung của rãnh thực quản. Rãnh thực quản là một bộ phận trong dạ dày kép, nó bắt đầu từ lỗ thượng vị (tiền đình dạ cỏ) gà kéo dài tới lỗ mở dạ tổ ong - lá sách. Rãnh thực quản có hình lòng máng. thực chất nó được tạo thành từ các nếp gấp của dạ cỏ - tổ ong. Ở dê non khi bú hoặc uống sữa, uống nước thì cơ mép rãnh thực quản cuộn lại tạo thành một cái ống. dần sữa và nước chảy thẳng từ thực quản qua dạ lá sách vào dạ múi khế. Nếu cơ mép rãnh thực quản không đóng hoặc đóng không kín, thức ăn lỏng sẽ từ thực quản đổ vào dạ cỏ hoặc dạ tổ ong và sẽ gây rối loạn tiêu hoá. Hoạt động đóng mở rãnh thực quản là một phản xạ có điều kiện, trong đó thụ quan của phản xạ phân bố ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi, đầu. Thần kinh truyền vào của phản xạ đóng rãnh thực quản là thần kinh dưới lưỡi gà nhánh hầu của thần kinh sinh bao. Trung khu thành lập phản xạ đóng rãnh thực quản nằm ở hành não và giữ liên hệ chặt chẽ với trung khu mút, bú. Thần kinh truyền ra là thần kinh mê tẩu. Khi cắt đứt thần kinh mê tẩu thì phản xạ đóng rãnh thực quản mất độ. Một số chất hóa học kích thích gây đóng rãnh thực quản như: NaCl, Na2SO4, đường. Con vật càng trưởng thành, dạ có càng phát triển thì rãnh thực quản càng ít được sứ dụng nó trở nên trơ và không thể khép kín hoàn toàn được. Lúc đó rãnh thực quản chỉ còn là cái gờ có tác dụng dẫn nước khi gia súc uống. 1. 2.2. Tiêu hoá ở dạ cỏ Dạ cỏ được coi như "một túi lên men lớn" và tiêu hoá dạ cỏ chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động tiêu hóa của gia súc nhai lại. Người ta đã xác định được có tới 50% chất khô của khẩu phần được tiêu hoá ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ, các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải nhờ hệ men của hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ có. Môi trường dạ cỏ rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ vi sinh vật. Đó là môi trường trung tính (pH = 6,8 - 7,4) và có độ ổn định cao nhờ tác động trung hoà axit sinh ra trong quá trình lên men bằng các muối kiềm NaHCO3 và Na2HSO4 có nhiều trong nước bọt của tuyến mang tai. Vì thế có thể coi các muối kiềm này là có tác dụng đem cho môi trường ở dạ cỏ. Nhiệt độ trong dạ cỏ từ 38 - 410C, độ ẩm 80 - 90%, đảm bảo cung cấp đủ nước cho các phản ứng thuỷ phân. Dạ cỏ có môi trường yếm khí, nồng độ ôxy thấp ≤ 1,0%. dạ cỏ nhu động yêu, thức ăn lưu lại lâu. Với các điều kiện trên dạ cỏ, đây là nơi có môi trường thuận lợi cho sự lên men. Người ta cho rằng khu hệ vi sinh vật dạ cỏ của dê hết sức phong phú và có sự khác biệt với các loài nhai lại khác bởi lẽ dê có biên độ thích 21
  11. ứng rộng với mùi, vị của nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn chứa độc tố, thức ăn có vị cay, đắng, chat mà loài gia súc nhai lại khác như trâu, bò không thể ăn được như lá xoắn, lá xà cừ keo lá chăm, keo lai tượng, lá sim, mua, lá trinh nữ Hệ vi sinh vật dạ cỏ có một số lượng rất lớn, qua nghiên cứu người ta xác định dược có tới 1,5 - 2,0 x 1011 vi sinh vật/ gam chất chứa dạ cỏ. Chúng có tác dụng to lớn trong việc chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ dạng chất lượng thấp thành dạng chất lượng cao, cho phép dê tận dụng mọi nguồn thức ăn kể cả những loại mà loài khác không ăn được, biên các thức ăn ít có giá trị dinh dưỡng thành các chất dinh dưỡng có giá trị để nuôi cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân loại các vi sinh vật dạ cỏ thành các nhóm sau: -Nhóm vi khuẩn phân giải Cellulose, có số lượng lớn nhất. - Nhóm vi khuẩn phân giải Hemicellulose - Nhóm vi khuẩn phân giải bột đường. - Nhóm vi khuẩn phân giải plotein và các sản phẩm của protein. - Nhóm vi khuẩn sinh axit: lactic, axetic, pyluvic. propionic. - Nhóm vi khuẩn phân giải ule. - Nhóm vi khuẩn tổng hợpitamin nhóm B. Ngoài các nhóm vi khuẩn, dạ cỏ còn chứa protozoa và một số chủng nấm. Các nhóm vi sinh vật này vừa tác động cơ giới lại vừa tác động hoá học tới các thành phần trong thức ăn. Trong do quan trọng nhát là sự tác động tới nhóm chất xơ (gồm cellulose và hemicellulose) và nhóm chất chứa nitơ (gồm protein và các hợp chất cacbamit ) + Tiêu hóa sinh vật với Cellulose chất chứa Nitơ Cellulose và hemicellulose là thành phần chủ yếu trong thức ăn của gia súc nhai lại, nó chiếm 40 - 50% trong vật chất khô thức ăn thực vật. Khi vào dạ cỏ, các chất dinh dưỡng này được các nhóm hi sinh vật phối hợp nhau để phân giải tạo ra các sản phẩm cuối cùng là các loại axit béo bay hơi cấp thấp (VFA). VFA dược hấp thu vào máu tới các mô bào và trớ thành nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho mô bào. + Tiêu hóa sinh vật với các hợp chất chứa Nitơ Các sinh vật trong dạ cỏ tiết men phân giải và tiêu hoá protein loong thức ăn thực vật đồng thời cũng có nhiều loại vi sinh vật có khả năng tiết men Uleaza phân giải hợp chất cacbamit, điển hình là mê để tạo ra NH3 và CO2. Từ các sản phẩm phân giải hợp chất chứa nitơ, các vi sinh vật lại sử dụng NH3 làm nguyên liệu để tổng hợp thành thoát vi sinh vật, làm tăng sinh khối vi sinh vật trong dạ cỏ. Nguồn sinh khối vi sinh vật này là một nguồn thoát có giá trị sinh vật học cao sẽ theo thức ăn vào dạ múi khế, ruột non và được tiêu hoá, hấp thu và sử dụng. 22
  12. + Hoạt động nhai lại Khi thu nhận thức ăn, loài nhai lại có đặc điểm là tốc độ thu nhận nhanh, lúc này chúng chỉ nhai sơ bộ, sau đó thức ăn được chuyển vào dạ cỏ. Để quá trình tiêu hoá. phân giải thức ăn tốt hơn, chúng có quá trình ợ thức ăn lên miệng để nhai lại, lúc này chúng mới nhai kỹ thức ăn sau đó nuốt trở lại dạ cỏ để nhờ vi sinh vật lên men, phân giải. Thời gian của mỗi lần nhai lại khoảng 1 phút và thời gian nhai lại trong một ngày khoảng trên 8 giờ. Thời gian nhai lại thay đổi tuỳ thuộc vào cấu trúc của khẩu phần ăn. Khi khẩu phần có nhiều xơ thô thì cần thời gian nhai lại lâu hơn. 1.2.2.3. Chức năng của dạ tổ ong Dạ tổ ong có chức năng chủ yếu là đẩy các thức ăn rắn và thức ăn chưa được tiêu hoá trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các sản phẩm tiêu hoá dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các viên thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men thức ăn ở dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ. 1.2.2.4. Chức năng của dạ lá sách Đây là túi thứ 3 của dạ dày. Thành dạ lá sách tạo lên những lá to nhỏ khác nhau làm tăng diện tích bề mặt, cùng với các lông nhung nhỏ trên khắp bề mặt đã làm tăng diện tích bề mặt lên 28% (Lauwer - 1973). Nhiệm vụ chủ yếu của dạ lá sách là nghiên nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước cùng với các con Na+, K+ các axit béo bay hơi. Theo Leng ( 1970) có khoảng 10% tổng số axit béo hình thành ở dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách được hấp thu ở dạ lá sách, Theo Mc.Donald - 1948, có khoảng 25% Na, 10% K được hấp thu ở đây; Theo Harson - 197 1, thành dạ lá sách phân tiết phần lớn Cl, còn lông nhung dạ cỏ lại hấp thu chúng. Theo Marten và cs - 1978, sự hấp thu nước chủ yếu ở dạ lá sách có thể ngăn chặn sự giảm thấp pH ở dạ múi khế. 1.2.2.5. Tiêu hoá ở dạ múi khế Đây là dạ dày tuyến bao gồm 2 phần thân bị và hạ vị, quá trình tiêu hoá nên chủ yếu diễn ra ở đây. Các tuyến tiết dịch tiêu hoá liên tục vì thức ăn ở dạ dày trước liên tục vào dạ múi khế. Trong dịch dạ múi khế có các men pepsin, kimozin, lipaza Môi trường dạ múi khế có độ pH thấp, trong khoảng từ 2,5 - 3,5; Hàm lượng HCl thay đổi tuỳ theo tuổi và biến động trong khoảng 0,12 - 0,46%. Sự có mặt của các men tiêu hoá cùng với hàm lượng HCl và độ pH thấp trong dạ múi khế giúp cho quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng như protit, lipit diễn ra thuận lợi 1.2.2.6. Ý nghĩa của quá trình tiêu hóa trong dạ cỏ Qua các nghiên cứu trên cho thấy, hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá của loài nhai lại. Điều này được thể hiện trên một số mặt chủ yếu là: - Sử dụng được nguồn chất xơ làm nguồn dinh dưỡng chính để nuôi cơ thể. - Cung cấp một lượng protein vi sinh vật khá lớn đáp ứng 1/3 nhu cầu protein 23