Học tiếng Anh 10 năm trong trường không sử dụng được: Đâu là nguyên nhân, và có chăng một giải pháp?
Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và những đòi hỏi ngày
càng cao đối với nguồn nhân lực quốc gia để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vai trò
của việc dạy tiếng Anh trong chương trình giáo dục của Việt Nam đang trở thành một
vấn đề nóng bỏng. Và một câu hỏi không còn gì là mới mẻ lại được đặt lên bàn nghị sự
của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục của Việt Nam, đó là “Tại sao học sinh, sinh viên
Việt Nam học tiếng Anh trong nhà trường từ phổ thông đến đại học tổng cộng trên dưới
10 năm mà vẫn không thể sử dụng được?”
Câu hỏi đã cũ này chẳng phải là chưa bao giờ được trả lời. Chỉ riêng trong thập niên
1996-2006, nhiều biện pháp cải cách khác nhau đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu
quả của việc dạy và học tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân (Đỗ Huy
Thịnh, 2006). Có thể nói, hầu hết mọi khía cạnh của việc dạy và học tiếng Anh ở mọi
trình độ và mọi bậc học đều đã trải qua những thay đổi lớn, từ việc đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên, đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu
tham khảo, cải cách chương trình, tăng thời lượng giảng dạy, thay đổi giáo trình, cho
đến việc cải cách phương pháp kiểm tra đánh giá và công nhận trình độ của người học.
Tuy nhiên, kết quả của tất cả những nỗ lực nói trên chỉ đem lại những kết quả nhỏ nhoi
so với yêu cầu của thực tế, và năng lực sử dụng tiếng Anh hạn chế của nguồn nhân lực
Việt Nam vẫn là một trở lực lớn cho quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải
mới cho sự kém hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh cũng như các nỗ lực cải cách tại
Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra đề xuất cho một giải pháp khả thi để cải thiện
tình hình trong thời gian tới.
càng cao đối với nguồn nhân lực quốc gia để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vai trò
của việc dạy tiếng Anh trong chương trình giáo dục của Việt Nam đang trở thành một
vấn đề nóng bỏng. Và một câu hỏi không còn gì là mới mẻ lại được đặt lên bàn nghị sự
của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục của Việt Nam, đó là “Tại sao học sinh, sinh viên
Việt Nam học tiếng Anh trong nhà trường từ phổ thông đến đại học tổng cộng trên dưới
10 năm mà vẫn không thể sử dụng được?”
Câu hỏi đã cũ này chẳng phải là chưa bao giờ được trả lời. Chỉ riêng trong thập niên
1996-2006, nhiều biện pháp cải cách khác nhau đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu
quả của việc dạy và học tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân (Đỗ Huy
Thịnh, 2006). Có thể nói, hầu hết mọi khía cạnh của việc dạy và học tiếng Anh ở mọi
trình độ và mọi bậc học đều đã trải qua những thay đổi lớn, từ việc đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên, đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu
tham khảo, cải cách chương trình, tăng thời lượng giảng dạy, thay đổi giáo trình, cho
đến việc cải cách phương pháp kiểm tra đánh giá và công nhận trình độ của người học.
Tuy nhiên, kết quả của tất cả những nỗ lực nói trên chỉ đem lại những kết quả nhỏ nhoi
so với yêu cầu của thực tế, và năng lực sử dụng tiếng Anh hạn chế của nguồn nhân lực
Việt Nam vẫn là một trở lực lớn cho quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải
mới cho sự kém hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh cũng như các nỗ lực cải cách tại
Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra đề xuất cho một giải pháp khả thi để cải thiện
tình hình trong thời gian tới.
Bạn đang xem tài liệu "Học tiếng Anh 10 năm trong trường không sử dụng được: Đâu là nguyên nhân, và có chăng một giải pháp?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- hoc_tieng_anh_10_nam_trong_truong_khong_su_dung_duoc_dau_la.pdf
Nội dung text: Học tiếng Anh 10 năm trong trường không sử dụng được: Đâu là nguyên nhân, và có chăng một giải pháp?
- Với sự thành công của các nước châu Âu trong việc sử dụng CEFR, với tất cả sự thận trọng của người làm khoa học, đồng thời hiểu rất rõ những khó khăn vẫn còn ngổn ngang trước mặt, người viết vẫn thực sự tin tưởng rằng việc áp dụng CEFR tại Việt Nam sẽ nhanh chóng đem lại những hiệu quả tích cực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo Đỗ Huy Thịnh (2006) “The Role of English in Vietnam’s Foreign Language Policy”. 19th Annual EA Education Conference 2006. Truy cập tại địa chỉ www.englishaustralia.com.au/ea_conference2006/proceedings/index.html ngày 25/05/2007. Graddol, David (2006) English Next. British Council. Truy cập tại địa chỉ ngày 25/05/2007. Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (2007). Giảng dạy tiếng Anh bậc đại học tại Việt Nam: Vấn đề và giải pháp (nhiều tác giả). NXB ĐHQG-HCM. Vũ Thị Phương Anh (2004) Đánh giá hiệu quả đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2001-2004. Vũ Thị Phương Anh (2006) “Khung trình độ chung châu Âu (Common European Framework và việc nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại ĐHQG-HCM”. Báo cáo công bố tại Hội thảo cấp quốc gia về việc dạy và học tiếng Anh được tổ chức tại ĐHQG-HCM vào tháng 11/2006 (đã in trong tài liệu Giảng dạy tiếng Anh bậc đại học tại Việt Nam: Vấn đề và giải pháp, NXB ĐHQG-HCM 2006)