Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Chế biến nước mắm

MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã mô đun: MĐ 06
Giới thiệu mô đun
Mô đun Tiêu thụ sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích
hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun trình bày các công
việc cần thực hiện để bán sản phẩm ra thị trƣờng: khảo sát thị trƣờng, tính giá
thành sản xuất của sản phẩm nƣớc mắm, mua bán sản phẩm nƣớc mắm và thu
thập các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm nƣớc mắm của cơ sở. Sau
khi học xong mô đun Tiêu thụ sản phẩm, học viên có thể thực hiện các công
việc cơ bản trong mua bán sản phẩm nƣớc mắm có hiệu quả; ƣớc tính đƣợc giá
thành sản xuất sản phẩm nƣớc mắm; thực hiện đƣợc các công việc mua bán sản
phẩm đơn giản và soạn thảo đƣợc hợp đồng mua bán sản phẩm khi tiêu thụ sản
phẩm nƣớc mắm có số lƣợng lớn; thực hiện bán hàng và giao nhận sản phẩm
đúng quy trình; thu thập đƣợc các thông tin cần thiết về khách hàng và đƣa ra
các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Bài 1: KHẢO SÁT GIÁ CẢ THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM NƢỚC MẮM
Mã bài: MĐ 06-01
Mục tiêu:
- Tìm hiểu và lấy đƣợc thông tin sản phẩm nƣớc mắm từ các cơ sở sản xuất
và từ khách hàng.
- Ghi chép và tổng hợp đƣợc các thông tin về sản phẩm nƣớc mắm sau khi
khảo sát. Tính toán đƣợc giá cả bình quân của sản phẩm trên thị trƣờng.
- Lựa chọn đƣợc các địa chỉ cần khảo sát thông tin và hình thức khảo sát.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tôn trọng ngƣời dân địa phƣơng.
A. Nội dung:
1. Khái niệm về khảo sát giá cả thị trƣờng
Giá cả thị trƣờng của sản phẩm nƣớc mắm là giá bán của các loại nƣớc
mắm có trên thị trƣờng trong một vùng hay một khu vực.
Khảo sát giá cả thị trƣờng sản phẩm nƣớc mắm là công việc gồm:
- Tìm hiểu địa chỉ của các đại lý mua bán sản phẩm nƣớc mắm, các cơ sở
chế biến nƣớc mắm trong một vùng hay một khu vực.
- Tìm hiểu về giá cả, số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại các sản phẩm nƣớc
mắm trên thị trƣờng trong vùng hay khu vực.
8
- Tìm hiểu khả năng tiêu thụ sản phẩm nƣớc mắm của cơ sở sản xuất trên
thị trƣờng.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm
của các cơ sở sản xuất đã có sản phẩm nƣớc mắm tiêu thụ trên thị trƣờng.
2. Tìm hiểu giá cả thị trƣờng sản phẩm nƣớc mắm trong vùng
2.1. Thu thập thông tin từ các cơ sở chế biến nước mắm trong vùng
Bước 1. Tìm hiểu địa chỉ các cơ sở chế biến nƣớc mắm trong vùng
- Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại
- Tìm hiểu qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài phát
thanh, truyền hình, internet,...
- Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: cơ quan đăng ký sản xuất kinh
doanh, cơ quan quản lý thị trƣờng, cơ quan thuế..
Bước 2. Chọn địa chỉ khảo sát
- Địa chỉ đƣợc chọn phải phân đều cho các vùng.
- Chú ý các cơ sở sản xuất đã có thƣơng hiệu, có uy tín trên thị trƣờng.
Bước 3. Khảo sát tại các địa chỉ đã đƣợc chọn
- Các thông tin cần thu thập: số lƣợng bán ra, chủng loại sản phẩm, giá sản
phẩm các loại, quy trình sản xuất…
- Thực hiện khảo sát
+ Cách 1. Đóng vai là ngƣời mua, có nhu cầu trực tiếp về sản phẩm nƣớc
mắm.
+ Cách 2. Đóng vai là ngƣời của đại lý chuyên mua và bán các loại sản
phẩm nƣớc mắm. 
pdf 51 trang thiennv 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Chế biến nước mắm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tieu_thu_san_pham_nghe_che_bien_nuoc_mam.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Chế biến nước mắm

  1. Bài 2: TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NƢỚC MẮM Mã bài: MĐ 06-02 Mục tiêu - Nêu đƣợc khái niệm giá thành sản phẩm nƣớc mắm; - Tính đƣợc các loại chi phí trong quá trình sản xuất; - Tính đƣợc giá thành và giá bán sản phẩm. A. Nội dung 1. Khái niệm giá thành sản phẩm nƣớc mắm Giá thành sản phẩm nƣớc mắm là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí cho quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm nƣớc mắm. 2. Các loại chi phí đƣa vào tính giá thành sản phẩm nƣớc mắm 2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là giá trị vật tƣ, nguyên liệu đƣợc sử dụng (tiêu hao) trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhƣ chi phí mua nguyên liệu cá, muối, Ví dụ: Để sản xuất đƣợc 1.000 lít nƣớc mắm loại 1 cần 1.000 kg cá cơm và 300 kg muối ăn. Giá cá cơm 8.000 đồng/kg, giá muối là 1.000 đồng/kg. Vậy giá trị tiêu hao từng loại nhƣ sau: Giá trị nguyên liệu cá tiêu hao cho = 1.000 kg x 8.000 đồng/kg = 8.000 đồng 1 lít nƣớc mắm loại 1 1.000 lít nƣớc mắm Giá trị muối ăn cho = 300 kg x 1.000 đồng/kg = 300 đồng 1 lít nƣớc mắm loại 1 1.000 lít nƣớc mắm 2.2. Chi phí nhân công trực tiếp (tiền lƣơng trả cho công nhân) Bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp để làm tất cả các công việc trong quá trình chế biến nƣớc mắm nhƣ: công muối cá, công chăm sóc chƣợp, công pha đấu nƣớc mắm Ví dụ: Chi phí công lao động trực tiếp để làm ra 1.000 lít nƣớc mắm loại 1 để tiêu thụ là 1.000.000 đồng. Vậy chi phí công lao động để làm ra 1 lít nƣớc mắm loại 1 là: 1.000.000 đồng = 1.000 đồng 1.000 lít nƣớc mắm 11
  2. 2.3. Chi phí khấu hao máy móc, trang thiết bị - Khái niệm về khấu hao: là giá trị của trang thiết bị, dụng cụ tham gia làm ra một đơn vị sản phẩm trong một thời gian nhất định. - Thời gian khấu hao: là thời gian hoạt động hữu ích của trang thiết bị, dụng cụ. Ví dụ: Để chế biến đƣợc 10.000 lít nƣớc mắm loại 1 phải sử dụng 01 thiết bị lọc trị giá 1.000.000 đồng. Giá trị khấu hao về thiết bị lọc cho 1 lít nƣớc mắm loại 1 đƣợc tính nhƣ sau: Giá trị khấu hao về thiết bị lọc 1 thiết bị lọc x 1.000.000 đồng cho 1 lít nƣớc mắm loại 1 = = 100 đồng 10.000 lít nƣớc mắm loại 1 2.4. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí nhƣ: - Chi phí tiêu hao điện, nƣớc cho sản xuất. - Chi phí tiếp khách. - Chi phí tiền lƣơng cán bộ điều hành sản xuất - Chi phí bảo vệ môi trƣờng. - Chi phí thuế 2.5. Chi phí quản lý Là các chi phí liên quan đến việc điều hành, quản lý chung toàn bộ cơ sở sản xuất nhƣ tiền lƣơng cho cán bộ quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, 2.6. Chi phí bán hàng - Chi phí tƣ vấn và quản lý kỹ thuật. - Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Ví dụ: Chi phí đóng gói; chuyên chở sản phẩm đến địa điểm giao hàng cho đơn vị mua; chi phí tiếp thị; chi phí bảo hành hay đổi trả sản phẩm; chi phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm; 2.7. Chi phí khác Chi phí khác là chi phí phát sinh nhƣ: trả lãi vay khi vay tiền, chi phí hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, nguyên liệu hƣ hỏng Các khoản chi phí này phải đƣợc tính toán trong giá thành của sản phẩm (nếu có). 3. Tính giá thành đơn vị sản phẩm Bước 1. Thống kê số lƣợng nƣớc mắm các loại cần sản xuất - Thống kê số lƣợng nƣớc mắm các loại cần sản xuất theo các hợp đồng mua bán hoặc các thỏa thuận mua bán có tính khả thi. 12
  3. - Thống kê số lƣợng nƣớc mắm cần sản xuất có thể phục vụ cho các nhu cầu khác của các cửa hàng bán lẻ, hộ gia đình trong khu vực. - Ghi các số liệu thống kê vào các bảng: Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng nước mắm các loại cần sản xuất TT Nội dung Đặc biệt Thƣợng hạng Loại 1 Loại 2 1 Đại lý lít lít lít lít 2 Đại lý lít lít lít lít 3 Cơ sở lít lít lít lít 4 Cửa hàng lít lít lít lít Tổng cộng lít lít lít lít Bước 2. Thống kê các trang thiết bị, công cụ cần thiết phục vụ quá trình chế biến nƣớc mắm và giá cả của mỗi loại - Thống kê các trang thiết bị theo từng chủng loại và theo từng khu vực sản xuất. - Thống kê ngày tháng mua và đƣa trang thiết bị vào sử dụng. - Thống kê giá cả của mỗi loại trang thiết bị. - Ghi các số liệu thống kê vào bảng. Bảng 2.2. Bảng thống kê các trang thiết bị, công cụ cần thiết phục vụ quá trình chế biến nước mắm và giá cả của mỗi loại TT Tên thiết bị Năng suất Ngày mua Ngày sử Giá cả dụng 1 2 3 4 5 13
  4. Bước 3. Tính thời gian sử dụng và mức khấu hao trang thiết bị, dụng cụ - Tính mức khấu hao căn cứ theo thực tế sản xuất. - Tính mức khấu hao theo quy định (nếu có). - Ghi vào bảng. Bảng 2.3. Thời gian sử dụng và mức khấu hao trang thiết bị, dụng cụ TT Tên thiết bị, dụng Năng suất Thời gian Giá cả Mức khấu cụ khấu hao hao 1 2 3 4 Bước 4. Tính mức tiêu hao vật tƣ nguyên liệu - Tính mức tiêu hao vật tƣ nguyên liệu căn cứ mức khấu hao thực tế. - Tính mức tiêu hao vật tƣ nguyên liệu căn cứ mức tiêu hao theo quy định, nếu có. - Ghi số liệu tính toán vào bảng. Bảng 2.4. Mức tiêu hao nguyên liệu cá dùng sản xuất nước mắm TT Thùng, Loại Số Đơn Thành tiền Số lƣợng Mức tiêu bể cá lƣợng giá nƣớc mắm hao thu đƣợc 1 2 3 4 14
  5. Bảng 2.5. Mức tiêu hao muối dùng sản xuất nước mắm TT Thùng, Loại Số Đơn Thành tiền Số lƣợng Mức tiêu bể muối lƣợng giá nƣớc mắm hao thu đƣợc 1 2 3 4 Bước 5. Tính chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bằng tổng hợp chi phí lao động thực hiện các công việc trong quá trình chế biến nƣớc mắm. Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng công lao động trực tiếp x đơn giá tiền lƣơng của một ngày công. Bảng 2.6. Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TT Công việc Số công Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 2 3 4 Tổng cộng 15
  6. Bước 6. Tính chi phí gián tiếp (chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung) - Tính chi phí gián tiếp căn cứ các chi phí trong thực tế sản xuất - Tính mức chi phí gián tiếp theo quy định (nếu có). Bước 7. Tập hợp tất cả các loại chi phí khác Bước 8. Tính giá thành đơn vị sản phẩm - Tổng chi phí sản xuất= tổng cộng tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí khấu hao máy móc thiết bị + chi phí sản xuất chung + chi phí quản lý. - Thống kê xác định số lƣợng nƣớc mắm thành phẩm đã sản xuất. - Tính giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm (một loại) = Số lƣợng sản phẩm đã sản xuất 4. Xác định giá bán sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm = giá thành đơn vị sản phẩm + chi phí lƣu thông + chi phí bán hàng + lợi nhuận dự kiến. Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trƣờng khu vực. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Vận dụng kiến thức đã học về công nghệ chế biến nƣớc mắm và giá cả thị trƣờng mà anh chị biết, anh chị hãy lập bảng chi phí nguyên liệu vật tƣ, bao bì và công lao động để sản xuất 1000 lít nƣớc mắm thƣợng hạng và 1000 lít nƣớc mắm đặc biệt theo mẫu sau: Nguyên liệu, vật tư, công Số lượng Đơn giá Thành tiền lao động (kg) (đ/kg) (đ) . Bài tập 2: Anh chị hãy thống kê chi tiết và ƣớc lƣợng các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm nƣớc mắm loại 1, loại thƣợng hạng, loại đặc biệt tại cơ sở sản xuất mà các anh chị biết (có thể tự dự kiến) theo 16
  7. hƣớng dẫn dƣới đây: Tên sản phẩm: tt Chi phí Hạng mục Tên chi phí Mức chi phí 1 Chi phí cố định (nhƣ tiền thuê nhà xƣởng, thiết bị, trả lãi vay và lƣơng cho đội ngũ quản lý và gián tiếp) 2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (là chi phí nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào khác thực sự sử dụng để làm ra sản phẩm) 3 Chi phí lao động trực tiếp (là tiền lƣơng trả cho những ngƣời trực tiếp sản xuất) 4 Chi phí quản lý nhà xƣởng (trong đó có chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa nhà xƣởng, máy móc thiết bị, hệ thống bảo vệ và các chi phí vận hành nhà xƣởng) 5 Chi phí marketing, bán hàng và hành chính Bài tập 3: Hãy tính giá thành sản xuất nƣớc mắm theo các số liệu sau: + Tổng số lƣợng nƣớc mắm loại 1 cần sản xuất = 1.500 lít + Chi phí khấu hao trang thiết bị, dụng cụ = 800.000đ + Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu = 12.500.000đ + Chi phí nhân công trực tiếp = 3.000.000đ + Chi phí gián tiếp = 5% chi phí trực tiếp + Chi phí khác = 2.000.000đ Yêu cầu: - Tính giá thành sản xuất 1 lít nƣớc mắm loại 1. - Tính giá bán của 1 lít nƣớc mắm loại 1, biết chi phí lƣu thông là 2% giá thành sản xuất, lợi nhuận dự kiến là 15% giá thành sản xuất. C. Ghi nhớ - Cách tính các loại chi phí trong quá trình sản xuất; - Cách tính giá thành và giá bán sản phẩm. 17
  8. Bài 3: TIẾP THỊ SẢN PHẨM NƢỚC MẮM Mã bài: MĐ 06-03 Mục tiêu: - Xác định đƣợc đối tƣợng tiếp thị sản phẩm. - Lựa chọn đƣợc các hình thức tiếp thị sản phẩm. - Lựa chọn đƣợc thời điểm và không gian giới thiệu sản phẩm thích hợp. - Thực hiện đƣợc trình tự tiếp thị sản phẩm nƣớc mắm. - Rèn đƣợc tính năng động trong công việc. A. Nội dung: 1. Xác định đối tƣợng tiếp thị sản phẩm Xác định đối tƣợng tiếp thị sản phẩm là việc xác định những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp giúp việc tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: - Ngƣời trực tiếp có nhu cầu về sản phẩm nƣớc mắm nhƣ các gia đình, các nhà hàng, quán ăn. - Đại lý mua bán và tiêu thụ sản phẩm nƣớc mắm các loại. - Các siêu thị, các chợ trong khu vực, vùng. 2. Các hình thức tiếp thị sản phẩm 2.1. Quảng cáo 2.1.1. Khái niệm: Quảng cáo là hình thức tiếp thị sản phẩm bằng cách tuyên truyền về quy trình sản xuất sản phẩm, về chất lƣợng sản phẩm làm cho thật nhiều ngƣời biết đến sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2. Các bước thực hiện quảng cáo Bƣớc 1. Chuẩn bị nội dung quảng cáo - Quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hình 3.1. Quảng cáo dây chuyền sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm 18
  9. - Các chứng nhận về chất lƣợng sản phẩm: chứng nhận đăng ký chất lƣợng sản phẩm, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Hình 3.2. Quảng cáo qua giấy chứng nhận thương hiệu chất lượng Hình 3.3. Quảng cáo qua chứng nhận Hình 3.4. Quảng cáo qua việc công nhận chất lượng an toàn thực phẩm nhãn hiệu sản phẩm - Các số liệu về số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hàng năm và địa bàn tiêu thụ. Bƣớc 2. Chuẩn bị tài liệu, mẫu vật quảng cáo - Soạn thảo các bài viết quảng cáo sản phẩm, các mẫu tin quảng cáo ngắn gọn. - Làm các tấm biển quảng cáo sản phẩm (hình 3.5). - Quay phim, chụp ảnh quy trình sản xuất, hình ảnh sản phẩm và sắp xếp lại thành một đoạn phim ngắn hoặc một bộ ảnh giới thiệu sản phẩm. - Làm một số sản phẩm mẫu để giới thiệu hoặc trƣng bày sản phẩm. Chú ý: Nội dung, tài liệu, mẫu vật quảng cáo phải có tính độc đáo, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn người nghe, người xem. 19
  10. Hình 3.5. Biển quảng cáo sản phẩm nước mắm Hồng hạnh-Phú Quốc Hình 3.6. Quảng cáo quy trình sản xuất nước mắm Hồng hạnh-Phú Quốc Bƣớc 3. Thực hiện quảng cáo sản phẩm - Đăng tải các bài viết, các mẫu tin quảng cáo trên các ấn phẩm, báo, tạp chí - Đăng ký quảng cáo bằng cách đƣa tin, phim ảnh, video lên các đài phát 20
  11. thanh, truyền hình. Hình 3.7. Quảng cáo qua hình ảnh sản phẩm nước mắm trên tạp chí, internet - Đƣa tin, bài viết, phim ảnh lên các mạng internet xã hội. - Treo biển quảng cáo tại những nơi công cộng nhiều ngƣời qua lại. - Trƣng bày hình ảnh, sản phẩm mẫu, chiếu phim, video, treo biển quảng cáo tại gian hàng tham gia hội chợ triển lãm. Hình 3.8. Quảng cáo sản phẩm qua chương Hình 3.9. Quảng cáo nước mắm bằng trình truyền hình với người nổi tiếng (đầu cách đăng thông tin trên mạng internet bếp Yan Can cook với nước mắm Kabin) - Thực hiện quảng cáo qua những biểu tƣợng nhƣ Logo sản phẩm nƣớc mắm đã đƣợc các cơ quan kiểm định chất lƣợng chấp nhận. - Thực hiện quảng cáo qua bề dày lịch sử hành nghề chế biến nƣớc mắm của cơ sở sản xuất. 21
  12. Hình 3.10. Quảng cáo qua thời gian kinh Hình 3.11. Quảng cáo qua Logo sản nghiệm trong nghề phẩm 2.2. Khuyến mãi 2.2.1. Khái niệm: Khuyến mãi là hình thức tiếp thị sản phẩm bằng cách bán giảm giá sản phẩm, tặng quà khi mua sản phẩm, nhằm kích thích khách hàng mua sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn. 2.2.2. Các bước thực hiện khuyến mãi Bƣớc 1. Chuẩn bị nội dung khuyến mãi - Khuyến mãi bằng cách giảm giá khi mua với số lƣợng lớn. - Trả chậm không tính lãi hoặc với lãi thấp. - Khuyến mãi bằng vật chất khác: bán hàng có quà tặng, dùng thử sản phẩm. Ví dụ: Khuyến mãi thêm một sản phẩm khác loại Tại siêu thị CitiMart: Từ ngày 01/09 đến ngày 30/09/2010 khi mua 01 chai nƣớc mắm 35oN-682ml nhãn hiệu Thanh Hà sẽ đƣợc tặng 1 gói Bột ngọt Ajinomoto - 100gr. Tại siêu thị FoodcoMart: Từ ngày 01/09 đến ngày 30/09/2010 khi mua 02 chai nƣớc mắm 40oN-250ml nhãn hiệu Thanh Hà sẽ đƣợc tặng 01 chai dầu ăn Tƣờng An 250ml. Khuyến mãi thêm một sản phẩm cùng loại Tại siêu thị Big C: Từ ngày 21/09 đến ngày 05/10/2011 khi mua 02 chai nƣớc mắm 40oN-500ml nhãn hiệu Thanh Hà sẽ đƣợc tặng kèm 01 chai nƣớc mắm 40oN-100ml. Bƣớc 2. Chuẩn bị chƣơng trình khuyến mãi, hàng mẫu dùng thử, sản phẩm khuyến mãi, quà tặng. - Chọn một số loại sản phẩm và tính toán mức giảm giá phù hợp, quyết định số lƣợng sản phẩm vừa đủ để thực hiện khuyến mãi. 22
  13. - Chọn và chuẩn bị quà tặng: quà tặng có thể là sản phẩm cùng loại hoặc khác loại. Quyết định số lƣợng và trị giá quà tặng. Hình 3.12. Các dạng quà tặng của Công ty TNHH chế biến nước mắm Thanh Hà - Chuẩn bị sản phẩm dùng thử để phát tặng. - Chuẩn bị số lƣợng ngƣời tham gia thực hiện việc khuyến mãi và tổ chức học tập nội dung tuyên truyền, tiếp thị cho những ngƣời tham gia khuyến mãi. Bƣớc 3. Thực hiện khuyến mãi - Chọn thời điểm, địa điểm thực hiện khuyến mãi. - Các ngƣời tham gia khuyến mãi trực tiếp gặp gỡ khách hàng để tƣ vấn, tuyên truyền sản phẩm, phát sản phẩm dùng thử, ghi chép thông tin về khách hàng nhận khuyến mãi. - Tổ chức bán hàng khuyến mãi khi tham gia các hội chợ, triễn lãm. - Thông báo chƣơng trình khuyến mãi trên các cửa hàng bán sản phẩm, trên các thông tin đại chúng về nội dung khuyến mãi và địa điểm thực hiện khuyến mãi. 2.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm - Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh hay ở nơi thuận tiện vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán sản phẩm. - Tham gia các cuộc triển lãm, các hội chợ thƣơng mại qua đó giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ. 23
  14. - Xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm. Hình 3.13. Sản phẩm nước mắm Thanh Hình 3.14. Sản phẩm nước mắm 584 Nha Hà 40oN đạt huy chương vàng hội chợ Trang đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất Vietfish 2010 lượng cao 3. Kế hoạch tiếp thị Bƣớc 1. Lựa chọn nội dung và hình thức tiếp thị. Bƣớc 2. Lựa chọn thời gian tiếp thị phù hợp. Bƣớc 3. Lựa chọn đúng đối tƣợng cần tiếp thị. Bƣớc 4. Lựa chọn địa điểm tiếp thị. Bƣớc 5. Xây dựng lực lƣợng thực hiện tiếp thị Bƣớc 6. Ƣớc tính chi phí dành cho tiếp thị Bƣớc 7. Dự đoán kết quả đạt đƣợc khi thực hiện tiếp thị. 4. Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm - Tổng hợp số lƣợng sản phẩm tiêu thụ trên cơ sở kết quả tiếp thị thông qua số lƣợng tiêu thụ lẻ, số lƣợng tiêu thụ của các siêu thị, các đại lý sau khi thực hiện chƣơng trình quảng cáo, khuyến mãi. - Đánh giá kết quả tiếp thị. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Soạn một mẫu tin ngắn quảng cáo sản phẩm nƣớc mắm của cơ sở Phƣớc Thái với 30 năm kinh nghiệm chế biến nƣớc mắm từ nguyên liệu cá cơm bằng phƣơng pháp gài nén. Bài tập 2: Xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm nƣớc mắm của một cơ sở chế biến nƣớc mắm tại Hội chợ xuân năm 2012. 24
  15. C. Ghi nhớ - Các hình thức tiếp thị sản phẩm. - Trình tự tiếp thị sản phẩm, cách lập kế hoạch tiếp thị sản phẩm 25
  16. Bài 4: MUA BÁN SẢN PHẨM NƢỚC MẮM Mã bài: MĐ 06-04 Mục tiêu: - Liệt kê đầy đủ các hình thức bán sản phẩm; - Thực hiện đƣợc các nghiệp vụ mua bán sản phẩm nhƣ: soạn thảo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, cách thức bán hàng và giao nhận sản phẩm hàng hóa; - Thực hiện đƣợc các phƣơng thức thanh toán cơ bản; - Tuân thủ các quy định khi thực hiện soạn thảo, thực hiện hợp đồng mua bán sản phẩm. A. Nội dung: 1. Các hình thức bán sản phẩm 1.1. Bán trực tiếp sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng: cơ sở sản xuất nƣớc mắm bán sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng dƣới các hình thức bán lẻ ở các ki ốt, các chợ, hoặc bán trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng không qua khâu trung gian. Nhà sản xuất Ngƣời tiêu dùng Ngƣời bán lẻ Hình 4.1. Sơ đồ bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng 1.2. Bán sản phẩm thông qua tổ chức trung gian: cơ sở sản xuất nƣớc mắm bán sản phẩm cho các đại lý, các công ty thƣơng mại các đại lý, công ty phân phối lại sản phẩm cho các chợ, cửa hàng bán lẻ từ đó bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Nhà sản Đại lý, Ngƣời Ngƣời tiêu xuất Công ty bán lẻ dùng Hình 4.2. Sơ đồ bán hàng thông qua tổ chức trung gian 1.3. Bán sản phẩm cho các cơ sở pha chế nƣớc mắm: cơ sở sản xuất nƣớc mắm bán sản phẩm cho các cơ sở pha chế nƣớc mắm để pha chế thành các sản phẩm theo tiêu chuẩn riêng của cơ sở đó. 26
  17. 1.4. Bán sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị: cơ sở sản xuất nƣớc mắm thực hiện các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho hệ thống các siêu thị để bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng. 2. Hợp đồng mua bán sản phẩm Khi cần thiết bán hàng với một số lƣợng lớn các sản phẩm, để tránh sự khó xử khi xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán mà không có một văn bản hay một chứng từ nào cụ thể, ngƣời ta thƣờng thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế về mua bán sản phẩm. 2.1. Các yêu cầu cơ bản của bản hợp đồng Hợp đồng là văn bản chứng từ ghi rõ các điều khoản ràng buộc của hai bên, trên giấy và có chữ ký, con dấu của hai bên. Hợp đồng phải ghi rõ nếu một trong hai bên không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì sẽ có các hình thức xử lý theo pháp luật hiện hành. Hợp đồng phải ghi rõ phƣơng pháp giải quyết các kiện tụng, tranh chấp xảy ra. Hợp đồng phải đƣợc lập bằng ngôn từ chung, chính xác, cụ thể, thống nhất giữa hai bên. Sau khi ký kết hợp đồng các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và yêu cầu công việc, cố gắng không để sai sót sẽ là cơ sở phát sinh các khiếu nại. 2.2. Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng Phần 1: Phần mặc định - Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng cung cấp nƣớc mắm cho siêu thị). - Những căn cứ thiết lập hợp đồng: Căn cứ vào những văn bản pháp lý để xây dựng một hợp đồng kinh tế. Ví dụ: + Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; + Căn cứ luật Thƣơng mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; + Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch hội đồng Nhà nƣớc và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng nay là Thủ tƣớng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. + Căn cứ vào quyết định, công văn của các cấp + Căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế - Thời điểm lập hợp đồng. - Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã 27
  18. số thuế Phần 2: Phần thiết lập các mối quan hệ của các bên về một vấn đề mà các bên cùng quan tâm - Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. - Thời gian thực hiện. - Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên. 2.3. Cách soạn thảo hợp đồng 2.3.1. Điều khoản và điều kiện hợp đồng - Xác định tên hàng, số lƣợng hàng hóa cần mua bán. - Xác định đơn giá của sản phẩm. - Xác định tổng giá trị bằng tiền của hợp đồng. - Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh và chất lƣợng của sản phẩm. - Xác định quy cách, phẩm chất của sản phẩm. 2.3.2. Giá cả và phương thức thanh toán - Xác định địa điểm và thời gian giao nhận sản phẩm. - Xác định trách nhiệm bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa. - Xác định phƣơng thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 2.3.3. Thời gian thực hiện hợp đồng - Xác định thời gian hợp đồng có hiệu lực. - Trách nhiệm pháp lý của các bên (bên mua và bên bán) khi tham gia ký kết hợp đồng. 2.4. Mẫu hợp đồng kinh tế Ví dụ: Mẫu hợp đồng mua bán sản phẩm nƣớc mắm. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ v/v – Mua bán nƣớc mắm Số /HĐ + Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; 28
  19. + Căn cứ luật Thƣơng mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; + Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch hội đồng Nhà nƣớc và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng nay là Thủ tƣớng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu về cung cấp và tiêu thụ nƣớc mắm của hai bên. Hôm nay, ngày 12 tháng 02 năm 2012, đại diện hai bên gồm có: BÊN A Do bà: Nguyễn Thị Toàn Hƣơng Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Thông, Phƣờng Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận. Điện thoại: 0988.959.210 CMT số: 200015090 Ngày cấp: 15/4/2000, Nơi cấp: CA Bình Thuận. BÊN B Do ông: Phạm Văn Hùng Địa chỉ: 282 Núi Thành, Phƣờng Hòa Cƣờng Bắc, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng. Điện thoại: 0905.345.211 CMT: 201442294, Ngày cấp: 15/01/2009, CA Đà Nẵng. Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lƣợng - Đơn giá Bên A bán cho bên B số lƣợng nƣớc mắm: Tên hàng: Nƣớc mắm loại 25oN. Số lƣợng: 2000 lít. Đơn giá: 35.000 đồng/lít. Thành tiền: 70.000.000 đồng (Bảy mƣơi triệu đồng chẵn). ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn – Kỹ thuật - Quy cách - Phẩm chất Nƣớc mắm có độ đạm đạt 25oN. Màu vàng rơm, trong, không vẫn đục, không lắng cặn. Vị ngọt dịu. Mùi thơm mùi đặc trƣng của nƣớc mắm, không hôi, tanh. Nƣớc mắm đƣợc chứa trong các can 20 lít có nắp đậy kín. ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận Địa điểm giao nhận: Tại xƣởng sản xuất của bên A. 29