Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản - Nghề: Trồng xoài, ổi, chôm chôm

Bài 1: Xác định thời điểm thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm
Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
- Xác định được thời điểm thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm ;
- Chọn được phương thức thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm phù hợp với điều kiện
thực tế trồng xoài, ổi, chôm chôm .
A. Nội dung
1.1. Tìm hiểu về quả chín
1.1.1. Tìm hiểu thời gian từ ra hoa đến quả chín
a. Cây xoài
Giai đoạn đâm chồi (tháng 5 – 6 dl): Sau khi thu hoạch trái tiến hành cắt tỉa
cành, bón phân, tích cực tưới nước giữ mực nước trong mương vừa phải. Sau
khoảng 15 ngày lá non bắt đầu mọc ra, giai đoạn nầy chú ý các đối tượng sâu bệnh
hại như: bệnh thán thư (nếu gặp mýa), châu chấu cắn lá, ghẻ trên lá xoài…
Giai đoạn tích lũy dưỡng chất: Sau khi đâm đọt non 30 – 40 ngày thì lá
trưởng thành, lá chuyển xanh đậm hoàn toàn, chồi sẽ tích lũy dưỡng chất để nuôi
trái sau này.
Giai đoạn phát triển rễ: Sau khi chồi phát triển, rễ sẽ hoạt động mạnh để hấp
thu dưỡng chất. Ðây là giai đoạn thích hợp để bón phân cho xoài lần 2.
Giai đoạn nghỉ ngơi: Ở giai đoạn này có thể kích thích ra hoa nhưng thường
bông và lá đi kèm nhau.
Giai đoạn đủ khả năng ra hoa (tháng 9 – 10 dl): Khi đọt đâm ra được trên 4
tháng, đây là giai đoạn thích hợp để kích thích xoài ra hoa.
Giai đoạn miên trạng: Sau khi hình thành mầm hoa sẽ đi vào thời kỳ miên
trạng, nếu không có điều kiện thích hợp để ra hoa. Thời kỳ miên trạng càng dài thì
cây càng khó ra hoa.
Giai đoạn quyết định sự ra hoa (tháng 10 – 11 dl): Giai đoạn này cây có thể
ra hoa mà không cần phải kích thích nếu có điều kiện thích hợp như:
+ Có mùa khô kéo dài,
+ Cây ra đọt nhiều đợt nhưng không ra hoa 1 hay 2 vụ trước,
+ Có những đợt lạnh (nhiệt độ dưới 20oC trong ngày) theo sau là nhiệt độ
cao.
Giai đoạn ra hoa (tháng 11 – 12 dl): Các tác nhân như: nhiệt độ, ngập úng,
hoặc hóa chất như KNO3, Predict 10% (Paclobutazol), có ảnh hưởng lớn đến sự ra
hoa. 
pdf 69 trang thiennv 10/11/2022 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản - Nghề: Trồng xoài, ổi, chôm chôm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_va_bao_quan_nghe_trong_xoai_oi_c.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản - Nghề: Trồng xoài, ổi, chôm chôm

  1. 10 Hình 5.1.5 Các giai đoạn phát triển trái chôm chôm Java từ khi đậu trái đến khi thu hoạch tại Phong Điền, TP. Cần Thơ Một số giống chôm chôm được trồng ở nước ta: Hình 5.1.6 Chôm chôm Java Hình 5.1.7 Chôm chôm Dona (Rongrien) Hình 5.1.8 Chôm chôm nhãn
  2. 11 c. Cây ổi Ổi chính vụ được thu hoạch từ tháng 6 – tháng 9 và từ tháng 11 – tháng 2 (dương lịch). Cây ổi từ lúc trồng đến khi ra hoa chỉ khoảng 8 tháng, từ lúc ổi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2 đến 2,5 tháng. Một số giống ổi được trồng ở nước ta: Hình 5.1.9 Ổi xá lỵ nghệ Hình 5.1.10 Ổi Bo Hình 5.1.11 Ổi ruột hồng da láng Hình 5.1.12 Ổi Đài Loan
  3. 12 Hình 5.1.13 Ổi đào Hình 5.1.14 Ổi sẻ 1.1.2. Tìm hiểu về quả chín bói Chin bói là hiện tượng chín lác đác một vài quả trong thời kì đầu cây mới có quả. Đây là thời kỳ đầu cây cho trái và chin nên trái thường chín lác đác, ít và chưa đồng loạt, giai đoạn này cây chưa cho năng suất cao nhất. vào giai đoạn này, chất lượng trái chưa đồng đều. Hình 5.1.15 Chôm chôm chín bói Hình 5.1.16 Chôm chôm chín rộ 1.1.3. Tìm hiểu về đợt quả chín rộ Chín rộ là hiện tượng cây cho trái chín mạnh, đều và đồng loạt, đây là thời điểm cây đang cho năng suất, chất lượng trái cao hơn thời điểm trái chin bói. Vì vậy cần phải chăm sóc đúng kỹ thuật, thu hoạch trái đúng thời điểm để cây vừa cho trái tốt vừa không làm mất sức của cây.
  4. 13 Hình 5.1.17 Cây xoài cho trái mạnh và Hình 5.1.18 Cây xoài cho quả chin bói đồng loạt 1.1.4. Tìm hiểu về độ phù hợp khi thu quả Đây là kỹ thuật rất quan trọng trong tiến trình thu hoạch trái, để trái đạt yêu cầu và bán dược với giá cao thì cần phải xác định độ phù hợp của trái để tránh việc thu hoạch khi trái quá già hay trái còn non. Mỗi loại trái khác nhau sẽ có độ phù hợp thu hoạch khác nhau: Hình 5.1.19 a , b Trái xoài đạt yêu cầu thu hoạch. Đối với xoài: Thu hoạch lúc trái đã đạt kích thước tối đa, no trái, vỏ trái chuyển sang màu vàng, xung quanh trái có lớp phấn mỏng. Có thể kiểm tra độ trưởng thành của xoài bằng cách dùng kim ghim vào đuôi xoài, nếu kim không qua được là hạt xoài đã cứng, trái đủ già, hái được.
  5. 14 Hình 5.1.20 a,b Trái ổi đạt yêu cầu thu hoạch Đối với chôm chôm:.thu hoạch khi có 80- 90 % trái trên cành chuyển sang màu đỏ chuyển sang màu vàng, vàng đỏ hoặc màu đỏ tùy theo giống chôm chôm. Hình 5.1.21 a, b Trái chôm chôm đạt yêu cầu thu hoạch Đối với ổi: Thu hoạch ổi khi ổi chỉ chín khoảng 70% là thời điểm trái ổi ăn giòn nhất, nếu thu trễ sẽ mất đi độ ròn, xốp. Mỗi ngày chỉ hái khoảng 2 -3 trái/cây 1.2. Xác định thời gian chín 1.2.1. Xác định thời gian ra hoa Ở xoài: giai đoạn đủ khả nảng ra hoa (tháng 9 – 10 dl), và giai đoạn quyết định sự ra hoa (tháng 10 – 11 dl). Thời gian ra hoa kéo dài khoảng 2 tháng Ở chôm chôm: thời gian nhú mầm hoa khoảng 30 ngày, và thời gian hoa nở là khoảng 10 ngày. Thời gian ra hoa kéo dài khoảng 1,5 tháng. Đối với cây ổi: thời gian khi hoa xuất hiện đến khi thụ phấn là khoảng 35 ngày. 1.2.2. Tính số ngày từ ra hoa đến quả chín Thời điểm thu hoạch xoài thích hợp khoảng 120 ngày sau khi kích thích ra hoa.
  6. 15 Ổi chính vụ được thu hoạch từ tháng 6 – tháng 9 và từ tháng 11 – tháng 2 (dương lịch). Cây ổi từ lúc trồng đến khi ra hoa chỉ khoảng 8 tháng, từ lúc ổi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2 đến 2,5 tháng. Đối với chôm chôm thì từ khi nở hoa cho đến lúc chín, cần khoảng 100- 120 ngày ở miền Nam. Mùa quả chín từ tháng 5-8. 1.3. Quan sát biểu hiện chín của quả trên cây 1.3.1. Quan sát hình dạng quả Xoài da căng bóng, màu xanh sáng, Khúc đầu quả hơi chuyển sang vàng, cứng, phần đầu phình to, phần bụng phía dưới nhỏ. Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Tùy theo từng giống mà quả chín có màu sắc khác nhau, nhìn chung thì khi quả chín thì có màu xanh nhạt hơn, vỏ quả hơi nhẵn bóng, nắn thì mềm hơn quả chưa chín. Đối với chôm chôm, khi trái còn xanh hay chín thì cuống trái nhìn bên ngoài cũng giống như nhau, tuy nhiên khi trái xanh thì phần râu sẽ mọc khít nhau và dày hơn so với khi trái đã chín. 1.3.2. Quan sát tầng rời cuống quả Hình 5.1.22 Qủa ổi chín và quả còn xanh Qủa ổi còn xanh thì phần cuống quả gắn chặt với trái và vẫn còn màu xanh. Quả ổi chìn thì phần cuống quả ít gắn chặt với trái và chuyển dần sang màu xám nâu, Hình 5.1.23 Qủa xoài chín Khí trái xoài già, chín thì những hoa xoài gắn với cuống rụng xuống hết, cuống quả thuôn nhỏ lại và chuyển sang màu xám xanh. Mủ trên quả sánh và trắng đục lại.
  7. 16 Hình 5.1.24 Qủa xoài còn xanh Khi trái xoài còn xanh thì những hoa chết vẫn còn gắn trên cuống, cuống quả xanh tươi. Mủ trên quả chưa sánh lại mà chảy thành dòng, mủ có màu trắng sáng. Hình 5.1.25 Qủa chôm chôm chín Đối với chôm chôm, khi trái còn xanh hay chín thì cuống trái nhìn bên ngoài cũng giống như nhau, tuy nhiên khi trái xanh thì phần râu sẽ mọc khít nhau và dày hơn so với khi trái đã chín. Phân biệt chủ yếu khi trái chín hay xanh dựa vào màu sắc của trái. Trái non co màu xanh đậm rồi dần chuyển sang màu xanh nhạt khi già chí thì trái có màu đỏ. Hình 5.1.26 Quả chôm chôm còn xanh 1.3.3. Quan sát màu sắc quả
  8. 17 Hình 5.1.27 Trái ổi chín Hình 5.1.28 Trái ổi còn xanh Khi trái ổi còn xanh thì quả có màu xanh đậm, phần đầu quả mở rộng và có màu xanh. Khi ổi chín thì màu sắc xanh của quả nhạt dần, quả sáng bóng, phần đầu quả thu nhỏ, rụng xuống và chuyển sang màu nâu. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Hình 5.1.29 Xoài chín Hình 5.1.30 Trái xoài còn xanh Trái xoài khi còn xanh sẽ có màu xanh đậm, vỏ quả sầm không bóng. Khi chín, trái chuyển sang màu vàng, quả sáng bóng. Hình 5.1.31 Trái chôm chôm đã chin Hình 5.1.32 Trái chôm chôm còn xanh
  9. 18 Đối với chôm chôm khi trái còn non thì trái có màu xanh, cả phần râu trên trái cũng có màu xanh. Khi trái chín, màu sắc trái và râu trái dần chuyển sang màu đỏ. 1.4. Xác định thời điểm thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm Đối với xoài: thời điểm thu hoạch tốt nhất nên thu hoạch xoài từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc này xoài ít mủ nhất. Thu hoạch lúc 80 - 90% trái trên cây đã chuyển sang màu vàng, vàng đỏ hoặc màu đỏ tùy theo giống chôm chôm. Tùy theo thời giá có thể thu hoạch sớm hoặc trễ hơn 10 ngày. Thu hoạch lúc trời mát. Không để ánh nắng chiếu vào quả. Ổi trồng 7 – 8 tháng sẽ cho thu hoạch. Ổi chính vụ được thu hoạch từ tháng 6 – tháng 9 và từ tháng 11 – tháng 2 (dương lịch). Thu hoạch lúc trời mát, không để ánh nắng chiếu vào quả. 1.5. Chọn phương thức thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 1.5.1. Liệt kê các phương thức thu hoạch Hái xoài bằng tay hoặc bằng lồng, khi hái chừa cuống khoảng 2 – 5 cm cho trái ít chảy mủ. Hái từng quả một. Chôm chôm có hai cách thu hoạch, nếu trái gần mặt đất thì dung kéo cắt ngang và toàn bộ phần nhánh cho trái, nếu cây quá cao thì sử dụng thang để thu hoạch. Cây ổi: thường thì cây ổi có chiều cao tương đối thấp nên có thể thu hoạch bằng tay, dung kéo cắt ngang phần cuống của trái. 1.5.2. Chọn lựa phương thức thu hoạch phù hợp Tùy theo chiều cao của cây kà có phương thức thu hoạch phù hợp, nếu cây thấp thì có thể thu hoạch trực tiếp còn nếu cây quá cao thì dùng lồng để thu hoạch (đối với xoài), dùng thang (đối với cây chôm chôm). Dùng kéo cắt thành từng chùm, không để quả dính đất, bụi. Hình 5.1.33 Thu hoạch chôm chôm khi Hình 5.1.34 Dùng thang dài để thu hoạch cây thấp khi cây cao
  10. 19 Hình 5.1.35 Thu hoạch xoài khi cây thấp Hình 5.1.36 Dùng lồng hái xoài khi cây cao và xa Hình 5.1.37 Thu hoạch ổi Cây ổi thường có chiều cao cây thấp, vừa tầm nên có thể hái trực tiếp mà không cần dụng cụ hỗ trợ. Dùng kéo cắt những trái đạt yêu cầu thu hoạch. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi 1: Thời gian từ ra hoa đến quả chín của cây chôm chôm ở miền Nam là bao nhiêu ngày: a. Khoảng 30 – 60 ngày b. Khoảng 60 – 90 ngày c. Khoảng 100 – 120 ngày d. Khoảng 120 – 150 ngày Câu hỏi 2: Thời gian từ ra hoa đến quả chín của cây xoài ở miền Nam là bao nhiêu ngày: a. Khoảng 30 – 45 ngày b. Khoảng 45 – 60 ngày c. Khoảng 60 – 75 ngày
  11. 20 d. Khoảng 75 - 90 ngày Câu hỏi 3: Như thế nào là quả chín bói: a. Là hiện tượng chín lác đác một vài quả trong thời kì đầu cây mới có quả b. Là hiện tượng cây cho trái chín mạnh, đều và đồng loạt c. Cả hai câu đều đúng d. Cả hai câu đều sai Câu hỏi 4: Như thế nào là quả chín rộ: a. Là hiện tượng chín lác đác một vài quả trong thời kì đầu cây mới có quả b. Là hiện tượng cây cho trái chín mạnh, đều và đồng loạt c. Cả hai câu đều đúng d. Cả hai câu đều sai Câu hỏi 5: Đối với xoài, có thể sử dụng những dụng cụ nào sau đây để thu hoạch a. Kéo cắt b. Thang dài c. Lồng cán dài d. Cả ba câu đều đúng Câu hỏi 6: Đối với ổi, dụng cụ hỗ trợ cho việc thuhoạch trái là: a. Thang dài b. Lồng cán dàn c. Kéo cắt d. Cả ba câu đều đúng Câu hỏi 7: Thời điểm thu hoạch xoài , chôm chôm, ổi là: a. Vào buổi sang, lúc trời nắng b. Vào buổi sang, lúc trời mát c. Vào buổi chiều d. Vào buổi tối Câu hỏi 8: Câu nào sao đây không đúng khi nói đến thu hoạch trái xoài: a. Thời điểm thu hoạch tốt nhất nên thu hoạch xoài từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều b. Thu hoạch lúc 80 - 90% trái trên cây đã chuyển sang màu vàng, vàng đỏ hoặc màu đỏ c. Thu hoạch bằng tay hoặc bằng lồng, khi hái chừa cuống khoảng 2 – 5 cm cho trái ít chảy mủ. Hái từng quả một.
  12. 21 d. Nếu cây thấp thì có thể thu hoạch trực tiếp còn nếu cây quá cao thì dùng lồng để thu hoạch. Câu hỏi 9: Câu nào sao đây không đúng khi nói đến thu hoạch trái chôm chôm: a. Thu hoạch lúc 80 - 90% trái trên cây đã chuyển sang màu vàng, vàng đỏ hoặc màu đỏ b. Nếu trái gần mặt đất thì dung kéo cắt ngang và toàn bộ phần nhánh cho trái, nếu cây quá cao thì sử dụng thang để thu hoạch. c. Thời điểm thu hoạch tốt nhất nên thu hoạch xoài từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều d. Thu hoạch lúc trời mát, không để trái dính sình, đất Câu hỏi 10: Có thể kiểm tra độ trưởng thành của xoài bằng cách: a. Dùng tay bấm vào trái, nếu bấm vào được thì trái đã trưởng thành b. Xoài da căng bóng, màu xanh sáng, Khúc đầu quả hơi chuyển sang vàng, cứng, phần đầu phình to, phần bụng phía dưới nhỏ. c. Dùng kim ghim vào đuôi xoài, nếu kim không qua được là hạt xoài đã cứng, trái đủ già, hái được. d. Cả ba câu đều đúng Câu hỏi 11: Tại sao khi thu hoạch xoài phải chừa lại cuống từ 2 – 5 cm: a. Để trái nặng hơn khi cân bán b. Để trái ít chảy mủ c. Cả hai câu đều đúng d. Cả hai câu đều sai Câu hỏi 12: Thu hoạch ổi giống với thu hoạch chôm chôm ở điểm nào: a. Thu hoạch chôm chôm phải dùng lồng còn thu hoạch ổi thì không dùng lồng b. Thu hoạch chôm chôm thì dùng thang dài còn thi hoạch ổi thì không cần dùng đến thang. b. Thu hoạch chôm chôm và thu hoạch ổi đều phải sử dụng kéo cắt cành (kéo cắt trái) d. Cả ba câu đều đúng C. Ghi nhớ - Phân biệt thời điểm thu hoạch, thời gian và cách thức thu hoạch - Chuẩn bị dụng cụ trước khi tiến hành thu hoạch
  13. 22 Bài 2: Chuẩn bị thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Chuẩn bị được những dụng cụ, trang thiết bị như: vật rẻ, mau hỏng, dụng cụ lâu bền, dụng cụ an toàn để thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm ; - Chuẩn bị được nơi bảo quản xoài, ổi, chôm chôm sau thu hoạch phù hợp với điều kiện trồng xoài, ổi, chôm chôm của cơ sở; - Chuẩn bị đủ và đúng số nhân công để thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm như. A. Nội dung 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Sau khi đã xác định thời điểm và phương thức thu hoạch thì công việc tiếp theo là phải chuẩn bị những dụng cụ, vật tư cần thiết để thu hoạch và xếp trái sau khi thu họach. Để thu hoạch cần những dụng cụ vật tư như sau: lồng, giấy báo, sọt (bằng nhựa, bằng tre), tấm bạc mủ,bọc nilong, thùng xốp, thang. Hình 5.2.1 a, b Sọt nhựa Sọt nhựa được sử dụng sau khi trái được hái xuống sẽ được xếp và sọt và vận chuyển đến nơi dự trữ. Uu điểm của sọt là độ bền chắc, tránh được những va chạm dẫn đến trái bị xay sát trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên giá thành của sọt nhựa cao.
  14. 23 Hình 5.2.2 a,b Sọt tre Tương tự như sọt bằng nhựa, sọt tre cũng được sử dụng để chứa trái (quả) sau khi thu hoạch. Gía thành của sọt tương đối rẻ, tuy nhiên sọt rất dễ bị hư trong quá trình vận chuyển. Hình 5.2.3 Thùng gỗ Hình 5.2.4 Thúng dựng Hình 5.2.5 Giấy báo gói trái thu hoạch
  15. 24 Hình 5.2.6 a,b Vợt hứng trái cây Vợt hứng trái cây (lồng), được sử dụng trong trường hợp cây cần thu hoạch quá cao không thể thu hoạch bằng tay, hoặc trong trường hợp trái quá xa, trái ở ngoài mương không thể sử dụng thang. Mỗi lần sử dụng thì vợt chỉ có thể hái được một trái và trái dẽ bị xay sát trong khi thu hoạch. Hình 5.2.7 Chuẩn bị tấm bạc. Bạc này được sử dụng bạc để trải bên dưới trái sau khi thu hoạch, tránh để trái trực tiếp xuống nền đất. Nếu để trái dưới đất sẽ là trái dính đất, không những ảnh hưởng đến chất lượng trái mà còn mất vẻ mỹ quan cho trái sau thu hoạch. Hình 5.2.8 Găng tay Sử dụng găng tay khi thu hoạch nhằm mục đích tránh mủ trái (xoài), dính vào tay.
  16. 25 Hình 5.2.9Thùng xốp Thùng xốp được sử dụng trong trường hợp cần vận chuyển trái cây từ nơi này đến nơi khác với khoảng cách xa (từ Bắc vào Nam, từ tỉnh này sang tỉnh khác, xuất khẩu ). Sử dụng thùng này hạn chế được sự xay xát trái đến mức thấp nhất. Hình 5.2.10 Cân đồng hồ trọng lượng 60 Hình 5.2.11 Cân đồng đồ trọng lượng kg 160 kg Chuẩn bị cân: Cân là dụng cụ dùng để cân trái sau thu họch. Cân phải dùng từ khi cân phân bón đến khi thu hoạch Đặc biệt khi bán trái thì không thể thiếu cân. Có rất nhiều loại cân. Tùy điều kiện cụ thể, chúng ta có thể chuẩn bị để mua sắm hay thuê mượn. Cân được sử dụng chủ yếu là cân đồng hồ, bởi vì nơi đọc giá trị khối lượng cân được của vật muốn cân giống như mặt kim đồng hồ. Cân đồng hồ có các loại từ 0,5 kg đến 150 kg. Loại cân mà mỗi lần cân được từ 60-150 kg (hình 2.10) hay được dùng khi mua (bán) lúa với số lượng trên 50 kg (hình 2.9).
  17. 26 Hình 5.2.12 Cân treo Ngoài cân đồng hồ, một loại cân có thể sử dụng là cân treo. Lúc cân phải treo cái cân lên cao sao cho vật muốn cân vào móc của cân, dịch muốn cân không chạm đất. Móc vật chuyển quả cân trên cán cân cho tới khi cán cân thăng bằng thì đọc khối lượng. 1.1.2. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc Hình 5.2.13 Kéo cắt cành, cắt trái cây Ngoài những dụng cụ đã được liệt kê ở phần trên, kéo cắt trái cây là dụng cụ, thiết bị không thể thiếu khi thu hoạch trái. Kéo cắt giúp việc thu hoạch được dễ dàng hơn, tránh sự xay sát không cần thiết khi thu hoạch trái. 1.1.3. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển Để thuận tiện cho việc vận chuyển trái sau thu hoạch, nhà vườn nên chuẩn bị trước các phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển rất đa dạng phù hợp với từng loại hình vận chuyển khác nhau: xe đạp, xe tải, xích lô, xe gắn máy, xuồng máy Hình 5.2.14 Xe đẩy thô sơ (xe hai bánh) Hình 5.2.15 Xe rùa
  18. 27 Xe đẩy được sử dụng để vận chuyển trái sau thu từ vườn ra bên ngoài. Hình 5.2.16 Xuồng máy Xuồng máy phù hợp với điều kiện vùng sông nước ở đồng bằng Sông Cửu Long. Phương tiện này thuận tiện cho những chuyến vận chuyển với số lượng ít và dễ sử dụng. Hình 5.2.17 Xe gắn máy 2 bánh Hình 5.2.18 Xe gắn máy 3 bánh Xe gắn máy 2 bánh và xe gắn máy 3 bánh được sử dụng trong trường hợp số lượng vận chuyển ít, và khoảng cách gần. Hình 5.2.19 Xe tải Phương tiện này được sử dụng khi vận chuyển với số lượng lớn và khoảng cánh vận chuyển lớn.
  19. 28 1.2. Chuẩn bị nơi bảo quản xoài, ổi, chôm chôm sau thu hoạch Trong thời gian chờ đợi thương lái đến vận chuyển trái thì nhất thiết nhà vườn phải có nơi bảo quản riêng cho trái sau thu hoạch. Nhà bảo quản không những giúp nhà vườn có thể kiểm soát dễ dàng hơn số lượng trái sau khi thu hoạch mà còn bảo đảm chất lượng của trái. Hình 5.2.20 Kho bảo quản trái sau thu hoạch Nơi bảo quản phải sạch sẽ thoáng mát, có các dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi đem trái về nơi bảo quản thì phải chuẩn hị kho bảo quản thật tốt. công việc đầu tiên là vệ sinh khi chứa (hình 2.12). Hình 5.2.21 Vệ sinh kho quản Quyét dọn kho trước khi thu hoạch, dùng chổi xương quyét sạch sẽ trong nhà kho, Ngay cả bên ngoài nhà kho cũng phải quyét dọn sạch sẽ và hốt hết rác, bụi đem đi xử lý. Hình 5.2.22 Sát trùng kho Trước khi chứa lúa phải phun thuốc sát trùng kho chứa để tiêu diệt mầm mống sâu mọt trong kho trước khi thu hoạch
  20. 29 1.3. Chuẩn bị nhân công để thu hoạch 1.3.1. Tính số nhân công cần phải thực hiện các công việc a. Công để thu hoạch trái Hình 5.2.23 Công thu hái xoài Hình 5.2.24 Công thu hái chôm chôm Đối với cây ăn quả (xoài, ổi chôm chôm) thì thu hoạch chủ yếu bằng thủ công, trung bình trên một công đất vườn cần khoảng 2 – 3 nhân công. Công việc chủ yếu là cắt nhánh chuyền xuống cho nhân công bên dưới. b. Công thu gom trái Hình 5.2.25 Công thu gom hái xoài Hình 5.2.26 Công thu gom hái chôm chôm Sau khi cắt xong cũng cần lượng nhân công thu gom trái đã được cắt, trung bình trên một công đất vườn cần khoảng 1- 2 nhân công.
  21. 30 c. Công vận chuyển trái thu hoạch về kho bảo quản Hình 5.2.27 Công vận chuyển trái xoài Hình 5.2.28 Công vận chuyển trái chôm chôm Khi tính nhân công cũng cần lưu ý cả công vận chuyển trái. Trái sau khi đượchái xuống cũng cần một lượng nhân công để vận chuyển trái ra nơi tập kết và công vận chuyển trái từ nơi tập kết đến nơi bảo quản trước khi xuất bán. e. Công phân loại trái trước khi xuất bán Hình 5.2.19 Công phân loại trái xoài Hình 5.2.20 Công phân loại trái chôm chôm Khi tính công phân loại trái cần chú ý đến công phân loại và công xử lý trái sau khi đã vận chuyển trái về kho bảo quản. 1.3.2. Cân đối số nhân công đã có a. Tính số nhân công cho từng công việc b. Tính số nhân công ðã có của từng loại công việc
  22. 31 c. Tính số nhân công cần thuê mýớn của từng loại công việc: Căn cứ khối lượng của các loại công việc, người trồng lúa tính số lượng nhân công để thuê mướnn. 1.3.3. Thuê mướn nhân công thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm a. Khảo sát giá cả nhân công của từng loại công việc: Khảo sát giá nhân công của từng loại công việc tại thời điểm thuê trên thị trường và 3-5 cơ sở dịch vụ cho thuê nhân công lao động. Chọn cơ sở để thuê nhân công lao động và thỏa thuận số lượng nhân công, loại nhân công cần thuê mướn. b. Viết hợp ðồng thuê mýớn nhân công thu hoạch trái: Khi viết hợp đồng thuê mướn nhân công cần phải rõ ràng, đúng, đủ lượng nhân công của từng loại công việc. Lưu ý: Mặc dù là thuê nhân công để thu hoạch trái, nhưng có thể làm sớm chừng nào tốt chừng nấy, vì để đến lúc thu hoạch mới đi thuê nhân công, đôi khi không có nhân công hoặc nhân công không đảm bảo chất lượng.
  23. 32 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ÐỒNG THUÊ MƯỚN NHÂN CÔNG THU HOẠCH XOÀI V/v: Thực hiện thuê nhân công giữa cõ sở trồng xoài A với cở sở cung cấp nhân công B Số : 15/HĐMB Hôm nay, ngày tháng năm 2011 hai bên gồm có: A- ĐẠI DIỆN BÊN THUÊ NHÂN CÔNG: Cơ sở trồng xoài A - Ông: Nguyễn Văn X - Chức vụ: Chủ hộ trồng xoài - Địa chỉ: xã Hậu Mỹ Bắc, Cái Bè, Tiền Giang ; Điện thoại: 07xxx xxx xxx - Mã số thuế: xxxx xxx xxx B- ĐẠI DIỆN BÊN CHO THUÊ NHÂN CÔNG: Công ty dịch vụ việc làm Tiền Giang - Ông/Bà: Nguyễn Văn Y - Chức vụ: Giám đốc Trung tâm - Địa chỉ: Cái Bè, Tiền Giang; Cùng ký kết hợp đồng thuê mướn như sau: I- NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN CHO THUÊ NHÂN CÔNG: - Nội dung: Chuẩn bị đủ nhân công để thực hiện các công việc như sau: Stt Nội dung Số người Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Thu hoạch trái 2 Vận chuyển về kho Tổng cộng - Trách nhiệm: Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhân công để thực hiện các công việc như đã thỏa thuận.
  24. 33 - Quyền lợi: Bên cho thuê nhân công được nhận tiền mặt một lần sau khi thanh lý hợp đồng. II. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN THUÊ NHÂN CÔNG - Trách nhiệm: Giám sát số lượng và chất lượng nhân công trong quá trình thực hiện công việc. - Nghĩa vụ: Thanh toán tiền cho bên cho thuê nhân công theo thực tế đã thực hiện. III. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG - Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày tháng năm đến Ngày tháng năm - Xử phạt các hình thức vi phạm hợp đồng: Bên nào vi phạm các điều khoản đã ký trong hợp dồng sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành. Hợp đồng được lập thành 04 bản, bên bán giữ 02 bản, bên mua giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN CHO THUÊ ĐẠI DIỆN BÊN THUÊ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)