Giáo trình mô đun Sản xuất tinh bột dong riềng - Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong

Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
VÀ SẢN PHẨM TINH BỘT DONG RIỀNG
Mã bài: MĐ 01-01
Mục tiêu

- Trình bày được đặc điểm của sản phẩm tinh bột
dong riềng.
- Mô tả được qui trình sản xuất tinh bột dong
riềng.
- Trình bày được chỉ tiêu chất lượng của sản
phẩm tinh bột dong riềng.

A. Nội dung
Hình 1.1.1: Cây dong riềng
1. Giới thiệu sản phẩm tinh bột dong riềng
Dong riềng còn được gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu, củ
tróc…Dong riềng là loại cây thân thảo, thuộc chi ngải, loài Canna edulis, có
tên khoa học là Canna edulis Ker, nguồn gốc Nam Mỹ. Là loại cây có giá trị
10
kinh tế và có nhiều ứng dụng: củ đem luộc để ăn, bột dong riềng có thể làm
miến, bánh đa, hạt trân châu hoặc để chăn nuôi...
Cây trưởng thành có chiều cao từ 1,2 mét đến 1,5 mét; thân cây màu tím;
đoạn thân ngầm phình to thành củ, có hình dạng giống củ riềng nhưng to hơn,
có chứa nhiều tinh bột. Lá cây dong riềng có dạng thuôn dài, mặt trên màu
xanh lục, mặt dưới màu tía, lá dài khoảng 50 centimet, rộng từ 25 đến 30
centimet, có gân giữa to, cuống lá dạng bẹ ôm lấy nhau. Hoa dạng chùm nằm ở
đầu ngọn cây, màu đỏ tươi.
Cây dong riềng là loài cây không cần nhiều ánh sáng, có thể sống và phát
triển dưới bóng râm hoặc dưới tán của cây khác, nó có thể chịu được khí hậu
khắc nghiệt ở nhiều vùng đất khô cằn. Đây là đặc điểm quan trọng mà ít loài
cây trồng nông nghiệp có được.
Cây dong riềng chẳng những sống được ở nhiệt độ cao 37- 38oC, chịu
được gió Lào khô và nóng. Nó còn có thể sống được ở nhiệt độ thấp đến 0oC,
ngoài ra dong riềng là cây chịu hạn tốt hơn cả lúa, ngô, khoai và sắn.
Cây dong riềng là cây quan trọng, rất thích hợp với vùng đất dốc (đồi
núi) giúp ngăn chặn xói mòn. Để giải quyết vấn đề lương thực, có thể trồng
dong riềng trên nhiều loại đất mà không lo mất mùa.
Ngày nay, dong riềng có khoảng 7 loài với nguồn gốc Trung Quốc, Tây
Ấn và Nam Mỹ. Cây dong riềng được người Pháp trồng thử ở Việt Nam vào
năm 1898. Từ năm 1986, do nhu cầu làm miến tăng nên diện tích trồng dong
riềng cũng tăng theo.
Ở nước ta, cây dong riềng được trồng ở hầu hết các tỉnh thuộc đồng
bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Các tỉnh có diện tích và sản lượng dong
riềng lớn phải kể đến là : Sơn la, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng
Ninh…Đến nay, nước ta có trên 30.000 hecta trồng cây dong riềng, sản xuất
hàng năm khoảng 300.000 tấn củ tươi.
Cây dong riềng được trồng từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch vào tháng
10 đến tháng 12.
Một khóm dong riềng trồng trên đất thích hợp có thể thu được 15- 20 kg
củ. Năng suất có thể đạt tới 45- 65 tấn củ một vụ. Sản xuất tinh bột thu được
8,1- 11,7 tấn tinh bột trên 1 hecta trong một vụ.
11
Một số tỉnh sử dụng nhiều củ dong riềng để làm miến đó là: Hà Nội,
Hưng Yên, Hà Nam, Huế, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc cạn… 
 

pdf 118 trang thiennv 10/11/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sản xuất tinh bột dong riềng - Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_san_xuat_tinh_bot_dong_rieng_nghe_san_xuat.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Sản xuất tinh bột dong riềng - Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong

  1. 10 kinh tế và có nhiều ứng dụng: củ đem luộc để ăn, bột dong riềng có thể làm miến, bánh đa, hạt trân châu hoặc để chăn nuôi Cây trưởng thành có chiều cao từ 1,2 mét đến 1,5 mét; thân cây màu tím; đoạn thân ngầm phình to thành củ, có hình dạng giống củ riềng nhưng to hơn, có chứa nhiều tinh bột. Lá cây dong riềng có dạng thuôn dài, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu tía, lá dài khoảng 50 centimet, rộng từ 25 đến 30 centimet, có gân giữa to, cuống lá dạng bẹ ôm lấy nhau. Hoa dạng chùm nằm ở đầu ngọn cây, màu đỏ tươi. Cây dong riềng là loài cây không cần nhiều ánh sáng, có thể sống và phát triển dưới bóng râm hoặc dưới tán của cây khác, nó có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt ở nhiều vùng đất khô cằn. Đây là đặc điểm quan trọng mà ít loài cây trồng nông nghiệp có được. Cây dong riềng chẳng những sống được ở nhiệt độ cao 37- 38oC, chịu được gió Lào khô và nóng. Nó còn có thể sống được ở nhiệt độ thấp đến 0oC, ngoài ra dong riềng là cây chịu hạn tốt hơn cả lúa, ngô, khoai và sắn. Cây dong riềng là cây quan trọng, rất thích hợp với vùng đất dốc (đồi núi) giúp ngăn chặn xói mòn. Để giải quyết vấn đề lương thực, có thể trồng dong riềng trên nhiều loại đất mà không lo mất mùa. Ngày nay, dong riềng có khoảng 7 loài với nguồn gốc Trung Quốc, Tây Ấn và Nam Mỹ. Cây dong riềng được người Pháp trồng thử ở Việt Nam vào năm 1898. Từ năm 1986, do nhu cầu làm miến tăng nên diện tích trồng dong riềng cũng tăng theo. Ở nước ta, cây dong riềng được trồng ở hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Các tỉnh có diện tích và sản lượng dong riềng lớn phải kể đến là : Sơn la, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh Đến nay, nước ta có trên 30.000 hecta trồng cây dong riềng, sản xuất hàng năm khoảng 300.000 tấn củ tươi. Cây dong riềng được trồng từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Một khóm dong riềng trồng trên đất thích hợp có thể thu được 15- 20 kg củ. Năng suất có thể đạt tới 45- 65 tấn củ một vụ. Sản xuất tinh bột thu được 8,1- 11,7 tấn tinh bột trên 1 hecta trong một vụ.
  2. 11 Một số tỉnh sử dụng nhiều củ dong riềng để làm miến đó là: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Huế, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc cạn Hình 1.1.2: Cây và củ dong riềng Thành phần hóa học của củ dong riềng tính theo khối lượng củ tươi, được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1.1.1 : Thành phần hóa học của củ dong riềng Thành phần hóa học Hàm lượng (%) Nước 70- 72 Gluxit ( trong đó tinh bột chiếm 70,9 % ) 23,4- 24,2 Chất đạm 0,9- 1,0 Chất béo 0,2- 0,3 Chất khoáng 1,3- 1,4 Chất xơ 1,2- 1,3 Từ củ dong riềng, thông qua quá trình chế biến, thu được tinh bột dong riềng. Có hai loại tinh bột dong riềng là tinh bột khô và tinh bột ướt. Hiện nay, miến được sản xuất chủ yếu từ tinh bột dong riềng ướt. Thông thường, tinh bột
  3. 12 dong riềng ướt được sản xuất ở các vùng người dân làm nghề sản xuất miến và vùng nguyên liệu trồng củ dong. Tinh bột dong riềng ướt được bảo quản kín trong bao hoặc trong hầm kín và sử dụng để làm miến cả năm. Tính trung bình, 1000 kg củ dong riềng sau khi chế biến thu được 250- 300 kg tinh bột ướt. Từ tinh bột ướt, đem phơi nắng hoặc sấy khô sẽ thu được tinh bột dong riềng khô, có thể bảo quản được trong thời gian dài. Tinh bột dong riềng khô Tinh bột dong riềng ướt Hình 1.1.3: Tinh bột dong riềng Bảng 1.1.2: Thành phần chính của tinh bột dong riềng Thành phần hóa học Hàm lượng Tinh bột (%) 80- 90 Tro (%) 0,2- 1,0 Xơ (%) 0,3- 0,8 Độ ẩm (%) 13- 14 pH 3,8 - 7 Tinh bột dong riềng là thành phần nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất miến. Tinh bột dong riềng được chế biến từ phần củ. Cũng như cấu tạo chung của tinh bột, hạt tinh bột dong riềng cũng có cấu tạo tương tự như các loại hạt tinh bột của các loại củ và hạt khác.
  4. 13 Tinh bột dong riềng là loại có kích thước hạt lớn, vì vậy nó lắng rất nhanh. Nhờ đó mà tinh bột dong riềng được sử dụng để làm miến và các sản phẩm khác. 2. Qui trình công nghệ sản xuất tinh bột dong riềng Công nghệ chế biến các loại củ, đặc biệt là củ dong riềng có tính chất truyền thống và tương đối phổ biến, làm tăng giá trị sử dụng của cây dong riềng đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho bà con nông dân. Sản phẩm chính thu được là tinh bột dong riềng. Quy trình sản xuất tinh bột dong riềng Củ dong riềng Nước Làm sạch củ dong riềng Nghiền củ dong riềng Nước Lọc dịch tinh bột dong riềng Nước Lắng, rửa tinh bột dong riềng Tinh bột dong riềng ướt Tinh bột dong riềng ướt Làm khô tinh bột dong riềng Bảo quản Tinh bột dong riềng khô
  5. 14 Thuyết minh quy trình Bước 1: Làm sạch củ dong Củ dong được đưa vào hệ thống máy rửa củ. Mục đích của công đoạn rửa củ là loại bỏ ra khỏi củ dong riềng các loại đất, đá, tạp chất bẩn và một phần vỏ củ, rễ. Bước 2: Nghiền củ dong Củ dong sau khi rửa được đưa tới hệ thống máy nghiền, xát. Trong công đoạn này củ dong được nghiền, xát dưới tác động của mâm (hoặc lô) nghiền, xát quay ở tốc độ cao, tạo thành hỗn hợp lỏng gồm bã, nước tinh bột. Bước 3: Lọc tinh bột dong riềng + Đối với phương pháp nghiền lọc không liên hoàn Quá trình nghiền và tách lọc tinh bột, bã được thực hiện trên 02 máy móc thiết bị khác nhau. Hỗn hợp bã, tinh bột, nước sau nghiền được đưa tới hệ thống bể chứa, sau đó được bơm sang các máy tách bã (hình trụ tròn, có mô tơ, cánh khuấy, màng lọc), hoà thêm nước, dưới tác động quay của cánh khuấy tinh bột sẽ được tách ra qua màng lọc xuống bể chứa và lắng tinh bột. Quá trình đánh lọc được tiến hành liên tục cho đến khi lượng tinh bột được tách ra hoàn toàn, xơ bã sẽ được xả ra khu bể chứa tập trung để xử lý. + Đối với phương pháp nghiền lọc liên hoàn Quá trình nghiền và tách tinh bột, bã sẽ được thực hiện đồng thời trên cùng một máy nghiền lọc liên hoàn. Trong quá trình nghiền, hỗn hợp tinh bột, nước được tách ra khỏi xơ bã và qua màng lọc vào bể lắng tinh bột. Bước 4: Lắng, rửa tinh bột dong riềng Sau công đoạn tách bã, tinh bột được để lắng, tách nước, tách bột non, tiếp đó sẽ được đánh, lọc, lắng, nhằm rửa sạch phần nhựa của củ dong và loại bỏ tạp chất làm cho tinh bột trắng sạch. Công đoạn đánh lọc, lắng tinh bột này được tiến hành cho đến khi nước không còn vẩn đục. Kết thúc giai đoạn lắng, sau khi gạn hết nước và phần cặn bã phía trên, sẽ thu được tinh bột ướt, có độ ẩm từ 38- 40% có thể sử dụng ngay làm nguyên liệu sản xuất miến hoặc bảo quản kín hàng năm trong bao nilon chôn dưới đất
  6. 15 (hoặc trong bể xi măng) hay phơi nắng để có tinh bột khô tùy theo mục đích sử dụng. Bước 5: Làm khô tinh bột Tinh bột sạch sau khi lắng lọc, tách nước thường được làm khô theo phương pháp phơi nắng. Dùng nong, nia hoặc bạt để phơi tinh bột. Bước 6: Bảo quản tinh bột Sau khi tinh bột được sản xuất xong, đem đóng trong 2 lớp bao: bên ngoài là bao PP, bên trong là bao PE. Bảo quản trong kho cao ráo, thoáng mát. 3. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tinh bột dong riềng 3.1. Các chỉ tiêu cảm quan STT Tên chỉ tiêu Mức chỉ tiêu 1 Màu sắc Bột có màu trắng Mùi thơm nhẹ đặc trưng của củ dong 2 Mùi Không có mùi mốc Không có mùi lạ khác 3 Vị Không có vị chua, đắng Không có vị lạ khác 4 Trạng thái Bột mịn, tơi 5 Tạp chất Không có cát, sạn và tạp chất khác 3.2. Các chỉ tiêu hóa lý STT Chỉ tiêu Mức công bố Loại I Loại II 1 Độ ẩm (%) ≤ 14,0 ≤ 14,0 2 Độ trắng (%) ≥ 90,0 ≥ 89,0 3 Độ mịn (%) ≥ 99,5 ≥ 99,5 4 Tinh bột (%) ≥ 80 ≥ 80 5 Tạp chất (%) ≤ 0,10 ≤ 0,15
  7. 16 6 Xơ (%) ≤ 0,10 ≤ 0,10 7 pH 5- 7 5- 7 B. Câu hỏi 1. Hãy đánh dấu x vào đáp án đúng nhất. 1. Bộ phận nào của cây dong riềng □ Củ được dùng để sản xuất tinh bột? □ Lá □ Rễ 2. Thành phần hóa học nào của củ □ Nước dong là quan trọng nhất đối với sản □ Tinh bột xuất? □ Chất xơ 3. Công dụng phổ biến nhất của □ Làm bánh tinh bột dong riềng là gì? □ Làm miến □ Làm các sản phẩm khác 4. Màu sắc chuẩn của tinh bột dong □ Màu trắng riềng là màu nào? □ Màu vàng □ Màu xanh 5. Hàm lượng tinh bột trong gluxit □ 50% của củ dong là bao nhiêu? □ 60% □ Trên 70% 6. Quy trình sản xuất tinh bột dong □ 4 riềng gồm mấy công đoạn? □ 5 □ 6
  8. 17 2. Lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự các công việc cần thiết để sản xuất tinh bột dong riềng. - Rửa củ - Nghiền củ - Lắng, rửa tinh bột - Làm khô - Bảo quản - Lọc TT Tên các bước TT Tên các bước 1 4 2 5 3 6 3. Mô tả các tiêu chí để đánh giá chất lượng của tinh bột dong riềng TT Tên tiêu chí Mô tả tiêu chí C. Ghi nhớ
  9. 18 Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau: - Qui trình công nghệ sản xuất tinh bột dong riềng. - Chất lượng của tinh bột dong riềng được đánh giá qua các chỉ tiêu cảm quan, ẩm độ. Bài 2: CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT TINH BỘT DONG RIỀNG Mã bài: MĐ01-02 Mục tiêu: - Trình bày được các bước chuẩn bị nhà xưởng sản xuất tinh bột dong riềng. - Kiểm tra được mặt bằng, kết cấu, hệ thống điện nước của nhà xưởng sản xuất tinh bột dong riềng. - Vệ sinh mặt bằng nhà xưởng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Kiểm tra mặt bằng, nhà xưởng sản xuất tinh bột dong riềng Nhà xưởng sản xuất tinh bột dong riềng cần được lựa chọn ví trí sao cho các công việc sản xuất và phục vụ sản xuất thuận lợi như giao thông, điện, nước và cần chú ý: - Cách biệt các nguồn gây bệnh như: bãi rác thải, chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh công cộng, cống rãnh thoát nước công cộng, - Cách xa các nơi có nhiều bụi do sản xuất như cơ sở chế biến nông sản, cơ sở chế biến thức ăn gia súc, cơ sở xay xát, cơ sở cưa xẻ gỗ, - Tránh những vùng đất trũng, ẩm ướt vì dễ phát sinh mầm bệnh.
  10. 19 - Tránh những nơi có nguồn nước và không khí ô nhiễm, nơi có hệ thống cấp điện không ổng định. - Khu vực sân phơi đủ diện tích, sạch sẽ, thông thoáng, hứng nắng gió nhưng không bụi bặm. 2. Kiểm tra kết cấu nhà xưởng Kết cấu nhà xưởng sản xuất sản xuất tinh bột dong riềng cần phù hợp, tương ứng với qui mô sản xuất và mở rộng sản xuất và cần tham khảo các yêu cầu sau: - Phải được xây kiên cố, sạch sẽ. - Đảm bảo cung cấp ánh sáng và nhiệt độ thích hợp cho người lao động. Nhiệt độ thích hợp nhất là 20- 25oc. - Bố trí nơi chứa nguyên liệu, xưởng sản xuất chính, nơi chứa thành phẩm cần thuận tiện, nên theo qui tắc một chiều. - Diện tích sản xuất phù hợp với yêu cầu từng công đoạn sản xuất. - Cần chú ý điều kiện an toàn lao động, bố trí lối thoát hiểm hợp lý. - Nền, tường nhẵn dễ vệ sinh. Chọn vật liệu xây dựng phù hợp thuận tiện cho công việc quét, lau, rửa, diệt khuẩn, - Có lưới ngăn không cho động vật, côn trùng gây hại xâm nhập. - Bố trí cống thoát nước thải và xử lý nước thải hợp lý không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, vệ sinh nhà xưởng và khu vực xung quanh nơi sản xuất. 3. Kiểm tra hệ thống điện * Đối với nguồn điện: - Điện thế của nguồn điện: nguồn điện 1 pha 220V và nguồn 3 pha 380V. - Khả năng chịu tải của nguồn điện cấp. * Đối với hệ thống cung cấp điện: - Hệ thống đường dây dẫn cấp điện: mắc xung quanh tường xưởng, có ống gel đến các bảng (hộp- tủ) điện. - Các bảng điện, hộp-tủ điện gồm có: ổ điện, cầu chì, atomat, công tắc. - Vị trí tắt nguồn điện khi không sử dụng hoặc có sự cố. Quy tắc an toàn lắp dây dẫn điện: + Dây dẫn điện không được dùng dây trần mà phải dùng dây có bọc cách điện chất lượng tốt, tiết diện đủ khả năng tải chịu tải. + Dây dẫn xuyên tường phải đặt trong ống nhựa hoặc sứ bảo vệ , không để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống.
  11. 20 + Nếu lắp đặt dây dẫn đi nổi có thể dùng sứ kẹp hoặc luồn dây trong ống nhựa bảo vệ. + Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt. + Không kéo dây chéo qua tường để đề phòng đóng đinh phải dây gây sự cố, tai nạn . Các mối nối phải đặt trong hộp kỹ thuật để có thể kiểm tra, sữa chữa khi cần thiết. * Đối với các trang thiết bị điện: - Thiết bị thông gió, làm mát không khí: quạt tường, quạt công nghiệp, - Thiết bị chiếu sáng: bóng đèn, công tắc đèn, - Thiết bị sử dụng điện trong qui trình xuất. Quy tắc an toàn chung đối với thiết bị điện: + Tất cả các thiết bị điện đều phải được tiếp đất đúng kỹ thuật và lắp kèm theo thiết bị bảo vệ như át tô mát, cầu chì, cầu dao một cách phù hợp và hiệu quả. + Không gian làm việc có khoảng cách thích hợp với các nơi có thiết bị điện nguy hiểm. + Tất cả thiết bị điện được lắp độc lập đảm bảo có thể được cách ly khỏi nguồn điện khi cần thiết. + Làm việc trên thiết bị điện phải có các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp. Ví dụ: kính, bao tay, thảm cách điện, dụng cụ cách điện và thiết bị kiểm tra phù hợp. 4. Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước 4.1. Hệ thống cung cấp nước Quá trình sản xuất tinh bột dong riềng cần tiêu thụ một khối lượng nước lớn. Nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan, giếng khơi và một phần nhỏ là nước nhà máy. Nước sử dụng cho sản xuất tinh bột dong riềng chủ yếu ở khâu rửa, nghiền, lọc, lắng, rửa thiết bị Lượng nước bình quân để sản xuất 1 tấn củ dong là 4 m3. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra chất lượng của nguồn nước. Yêu cầu chung đối với nước dùng cho sản xuất phải là nước sạch. Luôn chủ động trong việc cung cấp đầy đủ nước phục vụ cho sản xuất. Đối với hệ thống ống dẫn nước: không bị rò rỉ, đủ lưu lượng, bố trí đầy đủ đến các vị trí và các thiết bị cần thiết như máy rửa nguyên liệu, khu vực lọc và lắng bột Các van, khóa trên đường ống: đủ số lượng, đóng - ngắt dễ dàng thuận tiện.
  12. 21 4.2. Hệ thống thoát nước Nước thải của quá trình sản xuất tinh bột dong riềng chủ yếu từ các công đoạn như rửa, bóc tách vỏ nguyên liệu; lọc tách bã, ngâm ủ, rửa bột nên có hàm lượng chất hữu cơ cao (bã dong được thải cùng với dòng nước thải, không được thu gom) chủ yếu là các hợp chất cacbonhidrat, prôtein, tinh bột làm giảm chất lượng của nước và có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm cho con người, sản xuất tinh bột dong cũng tạo ra một lượng nước thải lớn nhất so với các sản phẩm khác (để sản xuất 1 tấn tinh bột dong thải ra 41 m3 nước). Kết quả phân tích một số mẫu nước tại các cơ sở sản xuất tinh bột dong riềng năm 2009 cho thấy tất cả các chỉ tiêu về hàm lượng các chất gây ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên lại chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt, lượng nước xả thải lớn, diện tích cống thì bé và không thường xuyên tu bổ nâng cấp, các đường cống không có nắp đậy rất nhiều. Vì thế nước thải thường xuyên bị tắc nghẽn, bốc mùi nồng nặc, vào mùa sản xuất chính còn bị tràn lan khắp ngõ ngách. Để giải quyết vấn đề nước thải, cần thực hiện các giải pháp sau đây: Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải vào hố gas chung. Tùy theo quy mô của các hộ sản xuất, sẽ có những bước xử lý sơ bộ: trước hết với những hộ sản xuất tinh bột với quy mô vừa sẽ bắt buộc phải xây một hố gas gia đình nhằm tách các tạp chất thô. Hộ sản xuất số 1 Hộ sản xuất số 2 Hộ sản xuất số 3 Nước thải sản Nước thải sản Nước thải sản Xuất Xuất Xuất Hố gas GĐ Hố gas GĐ Hố gas GĐ tách các tập chất tách các tập chất tách các tập chất thô thô thô Cống rãnh chung Hố gas chung Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Nước thải sau xử lý Bùn thải Ủ
  13. 22 5. Thực hiện vệ sinh nhà xưởng 5.1. Vệ sinh bên trong nhà xưởng Việc giữ gìn sạch sẽ nhà xưởng và các dụng cụ, thiết bị là điều kiện cơ bản nhất để phòng ngừa cho tinh bột khỏi bị hư hỏng, biến chất. Trong hoàn cảnh thực tế ở nước ta, trình độ kỹ thuật, thiết bị sản xuất còn hạn chế thì việc vệ sinh nhà xưởng lại càng phải được chú trọng. - Nhà xưởng cần đảm bảo thông thoáng, cao ráo và sạch sẽ. - Đảm bảo cung cấp ánh sáng và duy trì nhiệt độ thích hợp cho người lao động. - Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh: chổi quét, chổi lau, khăn lau, nước rửa sàn, hót rác, xô, nước, - Vệ sinh trần và tường nhà xưởng sạch sẽ. - Nhà xưởng phải được quét dọn sạch sẽ hàng ngày, dùng giẻ lau rửa sàn nhà sau mỗi ngày sản xuất. - Cần có phòng thay quần áo, nhà vệ sinh, nhà tắm cho người tham gia sản xuất. Thực hiện chế độ vệ sinh nhà xưởng là công tác vô cùng quan trọng, chẳng những góp phần giữ gìn số lượng và chất lượng tinh bột mà còn tạo môi trường tốt cho người lao động làm việc, nâng cao sức khỏe. 5.2. Vệ sinh xung quanh nhà xưởng - Thu gom rác và bao bì loại bỏ để đúng nơi quy định vào cuối ngày. - Quét sạch xung quanh nhà xưởng. - Phát quang bụi rậm, không để cỏ mọc. - Khơi thông cống rãnh, không để nước đọng. B.Câu hỏi và bài tập thực hành
  14. 23 1. Các câu hỏi 1. Hãy đánh dấu x vào đáp án đúng nhất. 1. Cần xây dựng nhà xưởng sản □ Cao ráo, sạch sẽ xuất tinh bột dong riềng ở nơi nào? □ Ẩm thấp □ Nơi ô nhiễm 2. Việc vệ sinh nhà xưởng cần tiến □ Không thường xuyên hành như thế nào? □ Thường xuyên □ Không cần vệ sinh 3. Sử dụng loại nước nào để sản □ Nước ao, hồ xuất tinh bột dong riềng? □ Nước sạch □ Nước sông suối 4. Nước thải từ quá trình sản xuất □ Nước sạch tinh bột dong riềng thuộc loại nào? □ Nước bình thường □ Nước ô nhiễm 5. Nước thải từ quá trình sản xuất □ Thải trực tiếp ra sông tinh bột dong riềng được thải như □ Thải tự do thế nào? □ Xử lý trước khi thải 6. Yêu cầu kỹ thuật đối với dây □ Đủ khả năng chịu tải dẫn điện là gì? □ Dây có vỏ bọc cách điện □ Cả hai yêu cầu trên 7. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt các □ Tiếp đất an toàn thiết bị điện là gì? □ Lắp kèm thiết bị bảo vệ □ Cả hai yêu cầu trên 8. Môi trường làm việc bên trong □ Thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng nhà xưởng cần đảm bảo các yêu □ Nhiệt độ phù hợp: tốt nhất 20-25°C cầu nào? □ Không có mùi lạ □ Tất cả các yêu cầu trên 2. Bài thực hành 2.1. Thực hiện công việc vệ sinh nhà xưởng.
  15. 24 2.2. Kiểm tra hệ thống điện, nước trong nhà xưởng sản xuất tinh bột dong riềng. C.Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau - Nhà xưởng cách xa chuồng trại, cống rãnh, nơi ô nhiễm. - Cần thận trọng khi sử dụng nguồn điện. Bài 3: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT TINH BỘT DONG RIỀNG Mã bài: MĐ01-03 Mục tiêu - Trình bày được các bước chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị sản xuất tinh bột dong riềng. - Liệt kê được được các dụng cụ, trang thiết bị phù hợp cho sản xuất tinh bột dong riềng. - Vệ sinh dụng cụ, thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung:
  16. 25 Hình 1.3.1: Cơ sở sản xuất tinh bột dong riềng 1. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển nguyên liệu Để có cơ sở chuẩn bị phương tiện vận chuyển, ta phải nắm được khối lượng củ dong phải vận chuyển từ nơi thu hoạch về các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng hoặc từ nơi thu hoạch về nơi thu gom. Tuy nhiên khối lượng mới chỉ nói lên mặt lượng thuần túy, để làm tốt công tác vận chuyển, còn phải tìm hiểu đến cự ly vận chuyển. Bên cạnh đó còn phải xem xét khả năng tự vận chuyển.
  17. 26 Hình 1.3.2: Các loại phương tiện vận chuyển Yêu cầu chung đặt ra khi lựa chọn các loại phương tiện vận chuyển là: + Giá cước thấp nhất. + Tốc độ nhanh nhất. + Vận chuyển liên tục và linh hoạt. + Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa. Từ các yêu cầu trên đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế, sẽ quyết định lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp và hiệu quả. 2. Chuẩn bị máy rửa nguyên liệu dong riềng 2.1. Máy rửa băng chuyền
  18. 27 Hình 1.3.3: Máy rửa băng chuyền Máy được cấu tạo gồm một băng tải bằng thép không rỉ và thùng chứa nước rửa có thể tích tương đối lớn. Băng tải được chia làm 3 phần, phần nằm ngang ngập trong nước, phần nghiêng có các ống phun nước mạnh và một phần nằm ngang ở phía cao. Bên dưới băng tải phần ngập trong nước có bố trí các ống thổi khí nhận không khí từ một quạt đặt bên ngoài.
  19. 28 Hình 1.3.4: Sơ đồ cấu tạo máy rửa băng chuyền 2.2. Máy rửa cánh đảo Máy rửa cánh đảo là loại máy rửa làm việc liên tục, thường được dùng để rửa các loại củ quả cứng. Nguyên tắc làm việc của máy là đảo trộn tích cực nguyên liệu trong khi rửa. Cấu tạo của máy gồm một máng đục lỗ hình bán trụ đặt nằm ngang, bên trong có trục quay. Trên trục có các cánh đảo được bố trí theo đường xoắn ốc. Bên trên máng là một hệ thống ống phun nước áp suất cao. Hình1.3.5: Sơ đồ cấu tạo máy rửa cánh đảo 2.3. Máy rửa kiểu sàng Để rửa củ dong riềng, có thể dùng máy rửa kiểu sàng. cấu tạo của máy rửa kiểu sàng gồm có một sàng đục lỗ, thường làm bằng thép không rỉ, được nối với cơ cấu truyền động làm cho sàng có chuyển động tịnh tiến. Phía trên sàng có bố trí các vòi phun nước rửa. Thông thường sàng được đặt nghiêng một góc đủ để nguyên liệu có thể di chuyển từ đầu nầy đến đầu kia của sàng. Hình 1.3.6: Sơ đồ cấu tạo máy rửa kiểu sàng 2.4.Vệ sinh máy rửa