Giáo trình mô đun Chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy - Nghề: Chế biến nước mắm

MÔ ĐUN: CHẾ BIẾN NƢỚC MẮM BẰNG PHƢƠNG PHÁP
KẾT HỢP GÀI NÉN VÀ ĐÁNH KHUẤY
Mã mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun
Mô đun Chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh
khuấy là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ
năng thực hành chế biến nước mắm. Nội dung mô đun trình bày một cách khái
quát về quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và
đánh khuấy; nguyên liệu để chế biến nước mắm; quy trình và cách tiến hành chế
biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy; cách phát
hiện và xử lý các trường hợp hư hỏng của chượp, nước mắm.
Mô đun được bố cục một cách có hệ thống qua các bài dạy lý thuyết và
thực hành, các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết
thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản
về cách thực hiện các công việc và các bước công việc trong chế biến nước mắm
bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy. Có kỹ năng thực hiện chọn
lựa nguyên liệu, làm chượp, chăm sóc chượp, kéo rút và lọc nước mắm theo
đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn thực phẩm; phát hiện và xử
lý được các hiện tượng hư hỏng của chượp và nước mắm.
Bài 1: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƢỚC MẮM BẰNG PHƢƠNG PHÁP
KẾT HỢP GÀI NÉN VÀ ĐÁNH KHUẤY
Mã bài: MĐ 04-01
Mục tiêu:
- Mô tả được sơ đồ quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp kết
hợp gài nén và đánh khuấy;
- Trình bày tóm tắt được nội dung các công việc trong quy trình chế biến
nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy.
A. Nội dung:
1. Sơ đồ quy trình chế biến nƣớc mắm bằng phƣơng pháp kết hợp gài
nén và đánh khuấy (hình 1.1)
2. Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu dùng chế biến nước mắm gồm cá và muối.
Cá thường dùng để chế biến nước mắm là loại cá nhỏ sống ở biển. Cá nổi
như cá cơm, cá nục.., cá đáy như cá phèn, cá mối ... 
pdf 90 trang thiennv 10/11/2022 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy - Nghề: Chế biến nước mắm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_che_bien_nuoc_mam_bang_phuong_phap_ket_hop.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy - Nghề: Chế biến nước mắm

  1. 11 Nguyên liệu Nguyên liệu cá nổi cá đáy (tạp) Trộn muối Trộn muối Gài nén Cá đòi muối Chăm sóc chượp Bổ sung muối gài nén Chăm sóc chượp Bã chượp 1 Kéo rút 1 đánh khuấy cá nổi Nước mắm Nước mắm cốt Kéo rút 2 Lọc cá tạp Bã chượp 2 Bã chượp Nước mắm1 cá nổi cá tạp Pha đấu Nước mắm2 Kéo rút 3 Nước muối Đóng bao bì Bã chượp 3 Phá bã cá nổi Nước mắm Xác bã Nước thành phẩm chượp phá bã Hình 1.1. Sơ đồ quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy
  2. 12 Muối thường dùng trong chế biến nước mắm là loại muối hạt (muối biến). Quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy gồm hai nhánh chính: - Nhánh 1: Cá nổi được chế biến bằng phương pháp gài nén. - Nhánh 2: Cá tạp được chế biến bằng phương pháp đánh khuấy. 2.1. Chế biến cá nổi - Trộn muối: Cá được trộn với muối theo tỉ lệ 3 kg cá/1 kg muối hoặc 4 kg cá/1 kg muối (từ 25 - 33% muối trên tổng khối lượng cá) tùy theo chất lượng cá. Hỗn hợp cá trộn với muối được gọi là chượp. - Gài nén: Chượp được cho vào các thùng hoặc chum rồi tiến hành gài nén chặt bằng một số vật liệu như: vỉ tre, cây gỗ, đá - Chăm sóc chượp: Sau khi gài nén, mỗi ngày một lần người ta rút nước trong khối chượp ra (gọi là nước bổi) rồi đem phơi nắng sau đó đổ trở lại trong thùng chượp. Thao tác này gọi là náo đảo giang phơi. Sau 3-4 tháng thì tháo vỉ nén, thực hiện khuấy đảo và phơi nắng khối chượp. Thao tác này gọi là đánh đảo giang phơi. Trong quá trình chăm sóc chượp, ngoài thực hiện náo đảo, đánh đảo giang phơi khối chượp người ta còn thực hiện cho thêm muối vào khối chượp trong trường hợp chượp thiếu muối, xử lý các sự cố v.v Việc chăm sóc chượp được thực hiện hằng ngày rồi thưa dần trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến 1 năm thì chượp chín. 2.2. Chế biến cá tạp - Trộn muối: Cá được trộn với muối theo tỉ lệ cứ 10-15kg muối với 100 kg cá (10-15 % muối so với khối lượng cá). Đổ vào dụng cụ chứa, đậy kín như vậy trong 2 – 3 ngày. Hỗn hợp cá trộn với muối được gọi là chượp. - Bổ sung muối: Sau 2 – 3 ngày, dùng cào gỗ đánh đảo khối chượp, lúc này trong khối chượp đã có nước do dịch cá thoát ra. Khi thấy hiện tượng cá nổi bềnh lên (hiện tượng “cá đòi muối”) thì bổ sung muối lần 1 với tỉ lệ 5-10kg muối cho 100 kg cá (5-10% muối so với cá). Sau khi bổ sung muối lần 1, hằng ngày mở thùng chượp ra đánh đảo giang phơi cho đến khi thấy hiện tượng “cá đòi muối” thì tiếp tục bổ sụng muối lần 2, tỉ lệ muối 5-10%. Tiếp tục đánh đảo giang phơi khối chượp và bổ sung muối lần 3,4 khoảng 15-20 ngày sau khi tổng lượng muối cho vào là 30-35%. Lúc này cá đã đủ muối, chìm xuống gọi là hiện tượng “đứng cá”.
  3. 13 - Chăm sóc chượp: Hằng ngày mở nắp thùng chượp ra đánh đảo khối chượp và phơi nắng, đến tháng thứ tư, thứ năm thì thịt cá đã nát nhừ chìm xuống, nước trong, hương thơm, màu sắc đỏ tức là chượp đã chín. 2.3. Kéo rút, lọc nước mắm Kéo rút là công việc lấy nước mắm trong chượp chín cá nổi ra qua một lỗ nhỏ dưới đáy thùng gọi là lù. Lọc là công việc lấy nước mắm trong chượp chín cá tạp qua bộ dụng cụ lọc gồm giá lọc, rổ lọc và vải lọc. Nước mắm lấy ra được kiểm tra màu sắc, mùi vị và độ đạm. Phần xác chượp còn lại sau khi kéo rút chượp chín cá nổi gọi là bã chượp 1 cá nổi. Cho nước mắm cá tạp đã lọc vào bã chượp 1 rồi kéo rút để thu nước mắm 1. Bã chượp 2 cá nổi sau khi kéo rút lấy nước mắm 1 được bổ sung nước phá bã và kéo rút để thu nước mắm 2. Bã chượp sau khi kéo rút được đưa đi phá bã. 2.4. Pha đấu Pha đấu nước mắm là thao tác trộn một loại nước mắm có độ đạm cao và một loại nước mắm có độ đạm thấp hơn để cho ra nước mắm có độ đạm trung bình đúng theo yêu cầu. Pha đấu nước mắm cốt với nước mắm 1 và nước mắm 2 để có nước mắm thành phẩm. Sau khi pha đấu, nước mắm có thể được cho thêm một số chất màu, chất ngọt, chất mùi để tạo hương vị đặc trưng. 2.5. Đóng bao bì và bảo quản Bao bì chứa trực tiếp nước mắm là các thùng chứa, can, chai (bằng thủy tinh, nhựa, inox). Bao bì gián tiếp là các thùng, hộp bằng giấy hoặc gỗ dùng để đóng gói 1,2 hoặc nhiều chai nước nắm vào chung với nhau. Nước mắm được cho vào các chai, can, thùng có dung tích tùy theo yêu cầu rồi đóng nắp và dán nhãn sản phẩm lên các chai, can, đóng sản phẩm vào các thùng, hộp. - Nước mắm thành phẩm được vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc xếp vào các kho chứa thành phẩm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Viết sơ đồ quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy. Bài tập 2: Sắp xếp nội dung của các công việc phù hợp với tên của công việc trong sơ đồ quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy.
  4. 14 C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Sơ đồ quy trình và thuyết minh quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy.
  5. 15 Bài 2: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN NƢỚC MẮM BẰNG PHƢƠNG PHÁP KẾT HỢP GÀI NÉN VÀ ĐÁNH KHUẤY Mã bài: MĐ 04-02 Mục tiêu: - Nêu được các yêu cầu về chất lượng đối với các loại nguyên liệu (cá, muối, nước) dùng để chế biến nước mắm; - Chọn được các loại cá, muối ăn, nước phù hợp cho chế biến nước mắm bằng phương pháp kết hợp gài nén và đánh khuấy; - Thực hiện được cách bảo quản cá để làm nước mắm theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện được cách xử lý nước nhằm đảm bảo chất lượng nước dùng trong chế biến nước mắm; - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo. A. Nội dung: 1. Nguyên liệu cá dùng trong chế biến nƣớc mắm Nguyên liệu cá sản xuất nước mắm có thể là cá tươi, cá ướp đá hoặc cá ướp muối. Nguyên liệu cá thường được dùng nhiều trong chế biến nước mắm là cá biển. Cá biển dùng làm nước mắm được phân làm hai loại chính là cá nổi và cá đáy. Các loài cá nóc không được dùng trong chế biến nước mắm. 1.1. Phân loại cá nổi, cá đáy - Cá nổi Là loại cá sống ở tầng nước trên và nước giữa. Cá sống theo từng đàn, sạch, ít bùn đất. Nước mắm chế biến từ cá nổi cho chất lượng nước mắm cao, màu sắc đẹp. Một số loài cá nổi thường dùng trong chế biến nước mắm: cá cơm, cá nục, cá trích. - Cá đáy Là loại cá sống ở đáy và gần đáy biển. Những loại cá đáy thường không đi thành từng đàn lớn, cá đánh được thường lẫn với các loại cá khác như cá dớp, cá bẹ, cá đuối nên thường được gọi chung là cá tạp. Cá đáy khi đánh bắt thường dính theo rong rêu, bùn đất. Nước mắm sản xuất từ cá đáy cho chất lượng nước mắm thấp hơn cá nổi,
  6. 16 tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà người ta vẫn dùng một số loại cá đáy trong sản xuất nước mắm. Một số loài cá đáy thường dùng trong chế biến nước mắm như cá giò, cá đục, cá phèn, cá mối, cá liệt, cá hố, cá chai, 1.2. Các loại cá thường dùng để chế biến nước mắm 1.2.1. Cá cơm (hình 2.1) Hình 2.1. Cá cơm Cá cơm là nguồn nguyên liệu chính, chủ yếu và được dùng rộng rãi nhất trong nghề chế biến nước mắm ở Việt Nam, đặc biệt ở Phú Quốc. Cá cơm có các loài như: cá cơm mờm, cá cơm than, cá cơm trắng và cá cơm sọc. Thành phần hóa học cá cơm: 75,14% nước, 11.25% chất đạm, 2,1% chất béo. Đặc điểm: Cá thường sống ở tầng nước giữa, thường sinh sống và di chuyển theo từng đàn lớn. Mùa thu hoạch cá cơm tùy thuộc từng vùng miền, tập trung nhiều nhất vào tháng 4-5 và tháng 7-8. Kích thước lúc thu hoạch khoảng từ 69 cm, có lúc đạt từ 4-7cm. Cá cơm ở vùng biển Phú Quốc có quanh năm nhưng ngon nhất là từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm. Nước mắm chế biến từ cá cơm thường cho màu sắc đẹp và mùi vị thơm ngon. Đặc biệt là cá cơm sọc tiêu và cá cơm than cho nước mắm có màu cánh dán đậm, thơm ngon, tinh khiết. Hình 2.2. Cá cơm than Hình 2.3. Cá cơm trắng
  7. 17 1.2.2. Cá nục (hình 2.4 và 2.5) Hình 2.4. Cá nục bông Hình 2.5.Cá nục thuôn (chuối) Cá nục tuy không được dùng nhiều như cá cơm nhưng người ta vẫn dùng nó để chế biến nước mắm vì cho nước mắm có độ đạm cao. Cá nục có nhiều loại: nục sồ, nục thuôn (nục chuối), nục gai. Thành phần hóa học cá nục: 76,8.% nước, 21,75% chất đạm, 0,85% chất béo. Đặc điểm và mùa vụ thu hoạch cá nục giống cá cơm nhưng kích thước lúc thu hoạch lớn hơn khoảng từ 1218 cm, trọng lượng 5070gr. 1.2.3. Cá trích (hình 2.6) Cá trích có nhiều ở vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ. So với cá cơm và cá nục, cá trích có thành phần chất béo cao hơn, thành phần hóa học gồm: 75,3% nước, 17,5% chất đạm, 6% chất béo. Cá trích được khai thác gần như quanh năm với kích thước 1018cm. Hình 2.6. Cá trích 1.2.4. Một số loài cá khác Ngoài cá cơm, cá nục, cá trích người ta còn dùng một số loài cá nổi khác trong sản xuất nước mắm như: cá mòi, cá lầm, cá sơn, bạc má, chỉ vàng tuy nhiên chất lượng nước mắm không ngon như cá cơm, cá nục.
  8. 18 Hình 2.7. Cá chỉ vàng Hình 2.8. Cá sơn Hình 2.9. Cá lầm Hình 2.10. Cá mòi cờ Hình 2.11. Cá bạc má Các loại cá đáy như cá phèn, cá mối thường xuất hiện khắp ven biển từ Hải Ninh đến Vĩnh Linh, từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch, ở các tầng nước từ 20÷60m. Hình ảnh một số loài cá đáy được dùng trong chế biến nước mắm (hình 2.12, hình 2.13, hình 2.14, hình 2.15) Hình 2.12. Cá đục Hình 2.13. Cá phèn
  9. 19 Hình 2.14. Cá liệt Hình 2.15. Cá bánh đường 1.3. Cá không dùng trong chế biến nước mắm Một số loại cá nóc có độc và dễ gây ngộ độc khi chế biến thành thực phẩm, vì vậy không được dùng để chế biến nước mắm. Hình ảnh một số loài cá nóc (hình 2.16, hình 2.17, hình 2.18) Hình 2.16. Cá nóc hòm Hình 2.17. Cá nóc nhím Hình 2.18. Cá nóc ba răng
  10. 20 1.4. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu cá 1.4.1. Yêu cầu chất lượng cá Có thể dùng được tất cả các loại cá với tất cả các kích cỡ khác nhau để chế biến nước mắm trừ một số loại cá quá béo, có màu đen đậm, đỏ đậm toàn thân. Cá dùng để chế biến nước mắm yêu cầu phải đảm bảo độ tươi, không bị ươn hỏng. Không dùng cá hôi thối và cá nóc trong chế biến nước mắm. 1.4.2. Đánh giá chất lượng cá - Đánh giá mức độ tươi ươn của cá theo cảm quan: + Cá tươi có vẩy sáng, thịt cứng đàn hồi tốt, mùi tanh nhẹ, mắt cá trong. Cá tươi khi chế biến cho chất lượng nước mắm tốt nhất. + Cá bắt đầu ươn thì vảy cá hơi đục dễ bong tróc khỏi thân, cơ thịt cá mềm, mùi tanh, mắt cá hơi đục. Cá bắt đầu ươn khi chế biến có thể cho nước mắm có chất lượng tốt nếu chế biến đúng cách và kịp thời. Hình 2.19. Cá cơm tươi Hình 2.20. Kiểm tra mức độ tươi, ươn của cá Hình 2.21. Các mức độ vỡ bụng của cá cơm Hình 2.22. Cá có độ tươi kém + Cá ươn mềm, vỡ bụng, mùi tanh, hôi, mắt cá hoàn toàn đục và có màu
  11. 21 đỏ, nhớt cá tiết ra sền sệt có màu nâu hồng. Cá ươn khi chế biến cho chất lượng nước mắm kém nên cần biết cách chế biến để nâng cao chất lượng nước mắm. + Cá thối thì cá mềm nhũn, với loại cá nhỏ thịt cá nát ra, với loại cá lớn thì lườn cá tướp ra, mùi tanh, nồng, nhớt cá tiết ra sền sệt màu nâu xám, xóc khối cá có sủi bọt. + Cá thối thì không dùng để chế biến nước mắm được vì nước mắm sẽ nặng mùi, màu sẫm, vị đắng và đôi khi còn gây ngộ độc. Các loại cá còn lại đều có thể chế biến nước mắm. - Yêu cầu cá khi đưa vào chế biến nước mắm cá phải sạch, tốt nhất là được rửa bằng nước biển ngoài khơi sau khi đánh bắt. - Có thể dùng cá ướp đá lạnh để làm nước mắm nhưng khi chế biến phải loại bỏ hết nước đá. Trường hợp cá ướp đông thì phải được rã đông và làm sạch phần nước đá. - Nếu là cá đã qua ướp muối phải đảm bảo theo tiêu chuẩn về cá ướp muối làm chượp như sau: + Cá biển được ướp muối một lần với tỷ lệ muối 25% so với cá. + Thời gian bảo quản cá ướp muối làm chượp từ 2 đến 15 ngày. + Cá được xếp loại theo giá trị dùng gồm cá loại 4,5,6 và 7 + Các chỉ tiêu cảm quan của cá ướp muối làm chượp được nêu ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Các chỉ tiêu cảm quan của cá biển ướp muối làm chượp Thời gian bảo Yêu cầu Tên chỉ tiêu quản (ngày) Loại 4 Loại 5 Loại 6 và 7 1. Màu sắc - Cá có màu sắc đặc trưng của cá tươi 1-2 - Nước cá muối có màu hồng máu cá hoặc màu vàng nhạt sáng - Cá có màu sắc đặc trưng của cá ướp muối 3-6 - Nước cá muối có màu hồng máu cá hoặc màu vàng xám hơi sáng - Cá có màu sắc đặc trưng của cá ướp muối và hơi xám 7-15 - Nước cá muối có màu hồng máu cá hoặc màu vàng xám đục 2. Mùi - Cá và nước cá muối có mùi tanh đặc trưng, 1-2 không có mùi thối - Cá và nước cá muối có mùi tanh đặc trưng, 3-6 không có mùi thối
  12. 22 Thời gian bảo Yêu cầu Tên chỉ tiêu quản (ngày) Loại 4 Loại 5 Loại 6 và 7 - Cá và nước cá muối có mùi tanh đặc trưng 7-15 hơi kém hơn 3. Trạng thái - Cá còn nguyên con, không vỡ bụng, không 1-2 lẫn tạp chất - Cá còn nguyên con, cho phép một số cá nhỏ 3-6 hơi vỡ bụng. Tỷ lệ vỡ bụng không lớn hơn 5% so với tổng số. - Cá còn nguyên con, cho phép một số cá nhỏ 7-15 hơi vỡ bụng. Tỷ lệ vỡ bụng không lớn hơn 10% so với tổng số. 4. Tỷ lệ nước 1-2 25-27 23-25 23-25 trên cá và muối tính theo 3-6 28-30 26-27 26-27 phần trăm khối lượng trong khoảng 7-15 31-33 28-33 28-33 5. Độ bô mê 2-15 21-23 21-23 21-23 của nước cá 1.5. Tiếp nhận cá nguyên liệu 1.5.1. Phân loại cá nguyên liệu - Xác định lô cá nguyên liệu là cá nổi: cá cơm, cá nục, cá trích, cá sơn hay cá đáy (cá tạp): cá phèn, cá mối, cá liệt - Nếu lô cá nguyên liệu là cá nổi thì phân loại thành + Cá đủ chất lượng đem đi chế biến nước mắm. + Cá hôi thối hư hỏng có cơ thịt nhão nhoét, mùi hôi thối không dùng được trong chế biến nước mắm thì loại bỏ. - Trường hợp lô cá nguyên liệu là cá đáy (cá tạp) thì tiến hành phân loại thành: + Cá đáy (cá tạp) lẫn bùn đất để đưa đi làm sạch + Các loại thủy sản khác không dùng trong chế biến nước mắm như: cá nóc, sò, ốc, hến, cua, tôm thì loại bỏ. + Cá bị hôi thối không dùng được trong chế biến nước mắm thì loại bỏ. - Lựa bỏ riêng những con cá quá to hoặc quá nhỏ tạo độ đồng đều cho khối
  13. 23 cá. - Để riêng các lô cá tươi và cá ươn để có cách chế biến riêng. 1.5.2. Làm sạch cá - Cá nguyên liệu thường được rửa và loại bỏ các tạp chất, rong rêu bằng nước biển ngay ngoài biển cho đến khi sạch các tạp chất. Hình 2.23. Rửa cá và nhặt tạp chất - Trường hợp cá tạp khi đưa về chế biến vẫn còn bẩn có thể rửa bằng nước muối 10% để làm sạch hết bùn đất. + Pha nước muối 10%: cho 100gam muối vào trong 1 lít nước và khuấy đều cho tan hết muối. Tùy theo lượng cá, có thể pha nhiều hay ít nước muối rửa cá. + Cho cá vào rổ với lượng vừa phải và rửa trong dịch nước muối. + Cho rổ cá đã rửa lên giá, kệ và để ráo. Chú ý: Cá sau khi rửa phải sạch bùn đất và tạp chất, không bị dập nát. Tuyệt đối không dùng nước lã để rửa cá. Nếu rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. 1.5.3. Vệ sinh dụng cụ và nơi tiếp nhận nguyên liệu cá - Trước khi tiếp nhận cá cần vệ sinh sạch nơi tiếp nhận cá, dụng cụ dùng chứa cá (rỗ, rá, xô, chậu, thùng, sọt ) để tránh làm nhiễm bẩn cá sẽ làm cho cá chóng bị ươn thối làm giảm chất lượng. - Sau khi tiếp nhận cá, rửa sạch các dụng cụ bằng xà phòng và nước sạch cho đến khi sạch các vết bẩn và mùi tanh. - Cọ rửa sàn nhà nơi tiếp nhận cá bằng xà phòng và nước sạch, lưu ý cọ sạch các góc cạnh cho đến khi sạch và hết mùi tanh. Có thể dùng các chất sát trùng như chlorine để khử trùng nền nhà.
  14. 24 1.6. Bảo quản cá nguyên liệu Cá nguyên liệu sau khi đánh bắt thường được thu mua ngay tại bến, được bảo quản bằng nước đá xay nhỏ phủ một lớp mỏng trên mặt sọt cá và đưa về cơ sở chế biến ngay trong ngày. Chú ý: Lượng nước đá phủ trên mặt sọt cá nhiều hay ít tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển về cơ sở chế biến xa hay gần. Hình 2.24. Cá bảo quản bằng nước đá Trường hợp cần bảo quản trong thời gian từ 2 đến 15 ngày thì thực hiện bảo quản cá như sau: Bước 1. Cân cá để xác định khối lượng cá. Bước 2. Cân muối với khối lượng cứ 100kg cá cân 25kg muối (25% muối so với khối lượng cá). Bước 3. Chọn thùng chứa với thể tích vừa đủ so với khối lượng cá cần bảo quản, không rò rỉ. Vệ sinh sạch thùng chứa rồi để ráo. Cho cá và muối vào thùng chứa theo tỉ lệ trên. Bước 4. Trộn đều cá và muối rồi cho hỗn hợp cá và muối vào thùng hoặc cho một lớp muối xuống đáy thùng chứa, rải lên trên một lớp cá, rồi tiếp tục một lớp muối, một lớp cá cho đến hết cá. Phía trên cùng rải một lớp muối dày 3cm. Bước 5. Đậy kín thùng cá để tránh ruồi nhặng, nước mưa, nước bẩn hoặc tạp chất. 2. Chuẩn bị muối ăn để chế biến nƣớc mắm 2.1. Kiểm tra cảm quan chất lượng muối ăn - Muối dùng trong chế biến nước mắm thường là muối biển. Thành phần chính của muối là natri clorua (NaCl) chiếm 97%. Phần còn lại là các chất khác có trong muối ăn gồm: + Nước, sỏi, cát + Một số muối tạp như: clorua canxi (CaCl2), clorua magiê (MgCl2), clorua sắt (FeCl2), các muối gốc sulfat (SO42-), một số muối vô cơ không tan như carbonat canxi (CaCO3), carbonat magiê (MgCO3) và một lượng ít muối nhôm. Muối càng lẫn nhiều tạp chất thì màu càng ngà, đôi khi có màu đen - Yêu cầu chất lượng muối ăn về mặt cảm quan: + Muối có màu trắng óng ánh, có vị mặn. Muối có màu hơi vàng là loại muối non.
  15. 25 + Muối có độ rắn cao, lấy tay bóp muối ít bể là muối tốt, nếu muối ra bột là muối xấu. Muối không bị vón cục, không ẩm ướt, không vị đắng. - Trong chế biến nước mắm nên dùng muối cũ, muối được bảo quản càng lâu càng tốt do các muối tạp dễ bị hút ẩm và chảy nước, nên nếu bảo quản càng lâu thì lượng muối tạp này sẽ bị hút ẩm và chảy nước hết và chỉ còn lại muối NaCl. Nếu dùng muối lẫn nhiều muối tạp sẽ làm cho nước mắm có vị chát đắng. 2.2. Tiếp nhận muối ăn 2.2.1. Kiểm tra kho chứa muối Bước 1. Kiểm tra trần kho - Trần kho phải có độ thông thoáng và thoát nước tốt. - Không bị dột, tạt nước mưa. Bước 2. Kiểm tra tường kho - Không thấm nước. - Đối với kho chứa muối rời phải có tấm nhựa hoặc lá buông (một loại lá có ở trên rừng, phổ biến ở tỉnh Bình Thuận) che kín mặt tường kho. - Kín, không bị mưa tạt vào. - Sạch, không bị meo mốc. Bước 3. Kiểm tra nền kho - Phẳng, chịu được muối, sạch sẽ. - Có độ dốc và lỗ thoát nước, không bị đọng hay ngập nước. - Đối với kho chứa muối rời nền kho phải tráng xi măng, bốn bên nghiêng vào giữa kho. Các ống bi giữa kho phải thấp hơn mặt nền kho 5cm và được đổ đầy đá có kích thước 1x2 (cm) để nước muối rút xuống đó sẽ không làm hỏng tường kho và không làm chết cây xanh xung quanh nhà kho. Hình 2.25. Kho chứa muối rời được xây Hình 2.26. Bên trong kho chứa muối rời kiến cố có lót tấm nhựa
  16. 26 Hình 2.27. Kho chứa muối rời được làm Hình 2.28. Bên trong kho chứa muối rời bằng tre lá làm bằng tre lá 2.2.2. Kiểm tra chất lượng muối khi nhập kho - Kiểm tra cảm quan: nắm muối vào tay và thả ra muối không bị vón cục là muối khô. - Kiểm tra giấy xác nhận chất lượng muối. Chú ý: Việc kiểm tra chất lượng muối cũng có thể được thực hiện ngay tại nơi thu hoạch muối trước khi chuyển về cơ sở chế biến nước mắm. Hình 2.29. Kiểm tra chất lượng muối 2.2.3. Cân muối hoặc tính khối lượng muối nhập kho - Nếu muối đã được đóng sẵn vào các bao bì hoặc số lượng ít thì thực hiện cân muối theo các bước sau: Bước 1. Thử độ chính xác của cân. Bước 2. Cho muối lên cân. Bước 3. Đọc đúng số lượng. Bước 4. Trừ số lượng bao bì. Bước 5. Ghi đúng số lượng muối vào sổ. - Nếu nhập kho muối rời, không có bao bì, nhập theo xe và có số lượng lớn thì thực hiện như sau: + Nếu xe muối đã có phiếu cân số lượng muối theo từng xe ở khu công nghiệp thì nhập kho theo số lượng ghi trên phiếu cân xe.
  17. 27 + Nếu xe muối không có phiếu cân xe thì thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Đo thể tích thùng xe: dùng thước dây đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của thùng xe. Bước 2. Tính thể tích thùng xe: làm phép tính nhân với ba kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao đo được để tính thể tích thùng xe. Thể tích thùng xe = chiều dài x chiều rộng x chiều cao Thể tích thùng xe tính bằng mét khối. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tính bằng mét (m). Bước 3. Xác định tỷ trọng của muối Cho muối vào một hộp vuông có chiều dài, chiều rộng, chiều cao đều là 10cm. Đặt hộp muối lên cân (loại 1kg). Ghi khối lượng hộp muối cân được (tính bằng gam). Lấy muối ra khỏi hộp và cân hộp không để lấy số lượng trừ bì. Tỉ trọng muối được tính như sau: Tỉ trọng muối = Khối lượng muối cân cả hộp – Khối lượng hộp 1000 Chú ý: Khối lượng muối cân cả hộp và khối lượng hộp đều được tính bằng gam Bước 4. Tính khối lượng muối trên xe Khối lượng muối trên xe = Thể tích thùng xe x Tỉ trọng muối Hình 2.30. Đóng bao muối để chuyển vào cân Hình 2.31. Chuyển muối rời vào kho nhập kho bằng quang gánh