Giáo trình mô đun Bảo quản cà phê nhân - Nghề: Sơ chế và bảo quản cà phê

Bài 1: VỆ SINH, XỬ LÝ KHO BẢO QUẢN CÀ PHÊ NHÂN
Mã bài: MĐ05-1
Mục tiêu:
- Nêu được cách vệ sinh, sát trùng kho bảo quản;
- Thực hiện vệ sinh, sát trùng kho theo yêu cầu;
- Cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc xử lý kho bảo quản
1.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ vệ sinh:
+ Các loại chổi quét làm sạch nhà kho như chổi tre, máy hút bụi (nếu có)
Hình 5.1. Chổi tre quét sàn kho Hình 5.2. Máy hút bụi
+ Các loại dụng cụ rửa sạch nhà kho như xô, chậu, cây lau...
Hình 5.3. Các loại dụng cụ lau nhà kho
7
- Dụng cụ phun thuốc: Bình xịt tay, bình xịt máy
Hình 5.4. Bình xịt tay Hình 5.5. Bình xịt máy đeo vai
- Dụng cụ bảo quản
+ Chuẩn bị các palet gỗ có kích thước 1,5 x 1,75m
Hình 5.11: Palet gỗ đựng bao cà phê
+ Chuẩn bị phương tiện vận chuyển (xe rùa, xe đẩy, xe nâng...), bảng đánh
dấu khu vực...
8
Hình 5.12. Xe rùa Hình 5.13. Xe đẩy
Hình 5.14. Xe nâng
1.2. Chuẩn bị hóa chất xử lý kho
Căn cứ vào tình hình cụ thể các đối tượng đang gây hại thực tế ở trong kho
bảo quản mà chuẩn bị hóa chất và có biện pháp xử lý phù hợp. Sau đây là một số
loại hóa chất phổ biến để tham khảo:
- Thuốc diệt nấm mốc: Có thể sử dụng các loại thuốc như Bathurin D,
Actellic 50EC, …
- Thuốc trừ mối: Có thể sử dụng các loại thuốc như Dầu trừ mối Lenfos
50EC, Metavina 90DP…
- Thuốc trừ mọt: Có thể sử dụng các loại thuốc như Cislin 25EC, Crackdown
10SC 
pdf 41 trang thiennv 4660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo quản cà phê nhân - Nghề: Sơ chế và bảo quản cà phê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_quan_ca_phe_nhan_nghe_so_che_va_bao_qu.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Bảo quản cà phê nhân - Nghề: Sơ chế và bảo quản cà phê

  1. 9 Hình 5.6: Thuốc Actellic 50EC diệt nấm mốc Hình 5.7.Thuốc Lenfos 50EC diệt mối Hình 5.8. Thuốc Cislin 25EC diệt mọt - Thuốc trừ chuột: Có thể sử dụng loại thuốc như Racumin TP 0,75. Tuy nhiên đối với đối tượng này thì biện pháp cơ học như sử dụng keo dính chuột, bẩy chuột đem lại hiệu quả cao.
  2. 10 Hình 5.11. Bẩy chuột Hình 5.10. Bẩy keo dính chuột Hình 5.9. Thuốc Racumin TP 0,75 diệt chuột 2. Vệ sinh và xử lý kho 2.1. Vệ sinh 2.1.1. Mục đích + Hạn chế các đối tượng gây hại có trong kho hoặc dụng cụ bảo quản + Kho và dụng cụ sạch và khô ráo + Thuận lợi cho quá trình xử lý thuốc trong kho 2.1.2. Cách tiến hành + Đưa các dụng cụ bảo quản có trong kho ra ngoài kho + Dùng chổi quét sạch sàn kho và các dụng cụ bảo quản + Rửa và lau nhà kho, dụng cụ (nếu có điều kiện hoặc kho, dụng cụ quá bẩn) + Để nhà kho, dụng cụ khô ráo trước khi phun thuốc xử lý + Đưa dụng cụ bảo quản sắp xếp gọn gàng vào kho
  3. 11 2.2. Xử lý kho Thường xử lý kho bằng thuốc trước khi tiến hành bảo quản cà phê. - Mục đích: Diệt trừ nấm mốc và các đối tượng gây hại cà phê để đảm bảo chất lượng cà phê trong quá trình bảo quản. - Cách tiến hành: + Chọn thuốc sát trùng hiệu quả + Pha thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì + Phun thuốc đều thuốc trong kho, xung quanh kho và dụng cụ bảo quản + Các đối tượng gây hại khác ngoài nấm mốc cần sử dụng thuốc xử lý phù hợp như chuột, mối, mọt. 3. Kiểm tra kho và dụng cụ sau khi vệ sinh và xử lý Kho và dụng cụ sau khi vệ sinh, xử lý sát trùng đảm bảo sạch sẽ, khô, không có mùi lạ. Hình 5.12. Nhà kho sau khi vệ sinh và sát trùng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Liệt kê dụng cụ vệ sinh và xử lý nhà kho? Câu hỏi 2: Nêu cách vệ sinh dụng cụ và nhà kho?
  4. 12 2. Bài tập thực hành Bài thực hành 1: Xử lý kho bảo quản. C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Vệ sinh dụng cụ và nhà kho - Xử lý kho bảo quản
  5. 13 Bài 2: NHẬP KHO VÀ ĐIỀU CHỈNH CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN Mã bài: MĐ05-2 Mục tiêu: - Nêu được các bước nhập kho và điều chỉnh các điều kiện bảo quản; - Thực hiện kiểm tra và điều chỉnh các điều kiện bảo quản; - Cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc. A. Nội dung 1. Kiểm tra cà phê trƣớc khi nhập kho 1.1. Mục đích - Đảm bảo tốt nhất các tiêu chuẩn cà phê nhân trong thời gian bảo quản - Đảm bảo lượng cà phê bảo quản phù hợp với sức chứa trong kho - Đảm bảo đúng loại và chủng loại cà phê tránh nhầm lẫn trong quá trình xếp bao vào kho. 1.2. Kiểm tra cà phê - Trước khi đưa cà phê vào bảo quản cần kiểm tra lại độ ẩm cà phê nếu độ ẩm lớn hơn 13% cần tiến hành phơi, sấy lại. - Kiểm tra từng loại, chủng loại cà phê trước khi xếp tránh nhầm lẫn. - Kiểm tra chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn chất lượng và bố trí theo từng khu vực cụ thể để tránh nhầm lẫn khi xuất kho. 2. Xếp cà phê vào kho - Bước 1. Xác định vị trí đặt của từng loại, chủng loại cà phê trong kho. - Bước 2. Xếp pallet gỗ gọn gàng, đúng cách theo quy định (cách nền 30cm, cách tường 50cm). - Bước 3. Xếp bao cà phê lên xe vận chuyển và chuyển vào kho cẩn thận, tránh rơi vãi hoặc có thể xếp bao trên pallet gỗ rồi dùng xe nâng chuyên dụng chở vào kho.
  6. 14 Hình 5.13. Xếp bao cà phê trên pallet trước khi chuyển vào kho Hình 5.14. Xe nâng chuyên dụng chở cà phê vào kho - Bước 4. Xếp bao cà phê theo đúng vị trí, cách thức quy định. Cách xếp bao cà phê trong kho bảo quản như sau:
  7. 15 + Chiều cao của lô không quá cao, cách tường tối thiểu 0,5m, cách sàn tối thiểu 0,3m và trần nhà 2m + Có thể xếp 2 lô có mặt tiếp giáp nhau (nếu cà cùng loại), để lối đi kiểm tra và vận chuyển ở 2 mặt đối diện, diện tích lối đi và vận chuyển không quá 20% diện tích kho. + Cắm các biển đánh dấu khu vực xếp từng loại cà phê. Hình 5.15. Cách xếp bao cà phê trên pallet gỗ Hình 5.16. Xếp cà phê thủ công theo từng vị trí trong kho
  8. 16 Hình 5.17. Xếp cà phê trong kho bằng máy nâng theo vị trí trong kho 3. Kiểm tra các điều kiện bảo quản - Kiểm tra thường xuyên các điều kiện bảo quản như: Mái, tường, nền kho, quạt thông gió bằng quan sát. - Xử lý kịp thời các điều kiện bảo quản không đảm bảo có thể gây hư hỏng cà phê. - Ghi chép các sự cố xảy ra. 4. Kiểm tra chất lƣợng hạt cà phê trong quá trình bảo quản Cần định kỳ kiểm tra mẫu hạt cà phê 10-15 ngày/lần vào mùa khô và 7-10 ngày/lần vào mùa mưa. 4.1. Kiểm tra ẩm độ hạt 4.1.1. Chuẩn bị mẫu riêng - Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu như xiên lấy mẫu, khay, túi đựng mẫu và máy đo độ ẩm hạt. Các dụng cụ phải sạch sẽ, khô ráo. Hình 5.18: Xiên lấy mẫu cà phê Hình 5.19. Khay đựng mẫu
  9. 17 - Lấy mẫu riêng trong bao cà phê: Mẫu riêng được lấy ngẫu nhiên trong bao tại 3 điểm đầu, giữa và đáy bao, khối lượng mỗi mẫu khoảng 30 +- 6 gr. Hình 5.20. Các điểm lấy mẫu trong bao - Lấy mẫu riêng trong lô cà phê nhân: + Nếu lô hàng có ít hơn 100 bao cần lấy mẫu ít nhất trong 10 bao, nếu lô hàng nhiều hơn 100 bao cần lấy ít nhất 10% tổng số bao. + Phương pháp lấy mẫu riêng: Lấy ở các bao ở trên, giữa, đáy theo chiều cao, điểm giữa và các góc, mép lô cà phê nhân. Hình 5.21. Các điểm lấy mẫu trong lô cà phê
  10. 18 Hình 5.22. Các điểm lấy mẫu theo chiều cao lô hàng 4.1.2. Chuẩn bị mẫu chung - Đổ các mẫu riêng vào khay đựng và trộn đều thành mẫu chung - Lấy mẫu chung từ khay đựng đem đi kiểm tra, với một lượng lớn hơn 300 gr từ mẫu chung. Hình 5.23. Cân mẫu chung trước khi đo độ ẩm hạt 4.1.3. Đo ẩm độ hạt bằng máy đo - Nhấn phím ON trên bàn phím để mở máy. Sau khoảng 4 giờ máy hiển thị trên màn hình số 01
  11. 19 - Nhấn phím SELECT thấy trên màn hình số 01 nhấp nháy - Nhấn các số để nhập mã số tương ứng với loại sản phẩm cần đo. Số 65 dùng cho cà phê nhân xô; số 66 dựng cho cà phê nhân đã phân loại/ đánh bóng. (a) (b) (c) Hình 5.24. Rót mẫu vào cốc đong Hình 5.25. Cà phê trong cốc đong - Rót mẫu cà phê vào cốc đong: Đảm bảo ống đong phải khô và sạch. Đặt phễu trên đỉnh cốc đong, rót mẫu cần kiểm tra vào đầy cốc (như trong hình 5.24a). Thời gian đổ khoảng 4-5 giây). Lấy phễu ra và dựng phễu gạt bằng mặt cốc đong (như hình 5.24b). Lưu ý không được dùng trực tiếp cốc đong để trực tiếp múc sản phẩm (như hình 5.24c). - Nhấn phím MEA (viết tắt của từ tiếng Anh MEASURE có nghĩa là đo) trên bàn phím và đợi. Trong lúc chờ đợi máy xử lý tự hiệu chỉnh, không nên đụng vào thiết bị. Khi xuất hiện chữ “POUR” (có nghĩa là đổ vào) nhấp nháy thì đổ đều và nhanh (trong 5-6 giây) lượng mẫu từ ống đong vào tâm của bộ phận đo trong máy.
  12. 20 - Đợi khoảng 10 giây, giá trị độ ẩm của mẫu sẽ hiện lên trên màn hình của máy. Hình 5.26. Chỉ số đo độ ẩm trên máy đo - Sau khi số đo độ ẩm xuất hiện, đổ cà phê ra khỏi máy, thật nhẹ nhàng và đảm bảo sạch sẽ. Hình 5.27. Đổ cà phê ra khỏi máy đo độ ẩm - Để yên máy, nhấn nút MEA rồi đo lại lần 2 và lần 3, thực hiện các bước tương tự như trên (từ bước 4 tới bước 7) - Sau 2 hoặc 3 lần đo lấy kết quả trung bình bằng cách nhấn nút AVE (AVE là viết tắt của từ tiếng Anh AVERAGE, nghĩa là số trung bình)
  13. 21 Hình 5.28. Nút AVE để tính trung bình ẩm độ cà phê giữa các lần đo - Đợi số hiển thị sau khi nhấn AVE, đây chính là giá trị độ ẩm trung bình của cà phê nhân sau 3 lần đo. 4.2. Kiểm tra nhiệt độ khối hạt. Sử dụng nhiệt kế để đo độ ẩm khối hạt, điểm đo phải nằm trong lòng khối hạt, cách bề mặt tiếp xúc không khí hoặc thành thùng chứa từ 20-30cm, nhiệt độ khối hạt không vượt quá 250 C là được. Hình 5.29. Máy đo nhiệt độ trong bao và lô cà phê B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Tại sao phải kiểm tra cà phê trước và trong bảo quản? Câu hỏi 2: Nêu cách xếp bao cà phê trong kho bảo quản? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành 1: Đo độ ẩm hạt cà phê trong kho. C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Kiểm tra cà phê trước và trong bảo quản - Xếp bao cà phê trong kho
  14. 22 Bài 3: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI TRONG KHO BẢO QUẢN Mã bài: MĐ05-3 Mục tiêu: - Liệt kê được các đối tượng thường gây hại trong kho bảo quản; - Nhận dạng được đối tượng hại và đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp; - An toàn lao động và vệ sinh môi trường. A. Nội dung 1. Mục đích - Hạn chế tác hại của các đối tượng gây hại cà phê trong kho - Đảm bảo chất lượng cà phê trong quá trình bảo quản 2. Một số đối tƣợng gây hại trong kho và biện pháp phòng trừ 2.1. Nấm mốc - Tác hại của nấm mốc: + Làm hư hại cà phê + Làm giảm chất lượng cà phê + Nấm mốc có chứa độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng - Điều kiện phát sinh: Nấm mốc thường xuất hiện khi cà phê tồn trữ lâu ngày trong điều kiện nóng ẩm. Nấm mốc gây hại cà phê chủ yếu là loài Aspergillus như A. flavus, A. ochraceous và A. parasiticus sinh độc tố aflatoxin. - Cách phát hiện nấm mốc: Thường phát hiện khi hạt cà phê có mùi lạ, đổi màu và có các bào tử nấm màu đen hoặc trắng xuất hiện trên bề mặt hạt. - Biện pháp phòng trừ nấm mốc * Trước quá trình bảo quản: + Kiểm tra ẩm độ hạt trước khi đưa vào bảo quản + Dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê + Đề phòng dột, không để cà phê sát tường * Trong quá trình bảo quản: + Lưu thông gió trong kho để hạt không bị tích nhiệt và nước, bằng thông gió tự nhiên hoặc dùng quạt. + Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để phát hiện triệu chứng nấm mốc để cách ly. + Xử lý lại những khối hạt chớm có hiện tượng bị mốc bằng biện pháp phơi,
  15. 23 sấy lại không nên sử dụng hóa chất để xử lý. Nếu bị nấm mốc quá nặng nên loại bỏ. 2.2. Mọt hại hạt cà phê - Mọt hại hạt cà phê thường xuất hiện khi bảo quản hạt trong kho có ẩm độ quá cao thường lớn hơn 13%, còn khi ẩm độ hạt trong kho duy trì tốt ở ẩm độ nhỏ hơn 13% thì ít thấy loại mọt này phá hoại. - Đây là loại sâu hại nguy hiểm vì nó đục và đẻ trứng vào trong hạt, làm cho hạt bị rỗng, bễ từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khối lương và chất lượng cà phê. - Mọt hại cà phê có vòng đời trãi qua 4 giai đoạn: Trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành. Tuy nhiên, phá hoại hại hạt cà phê mạnh nhất chủ yếu ở giai đoạn sâu non và giai đoạn trưởng thành. Hình 5.30. Mọt hại cà phê trong kho ở các giai đoạn - Biện pháp phòng trừ: + Cà phê bảo quản phải đạt độ ẩm theo quy định + Thường xuyên kiểm tra kho bảo quản và khi thấy mọt xuất hiện cần xử lý kịp thời. + Cách ly những bao bị mọt phá hoại và tiến hành xử lý như phơi lại hạt hoặc xông hơi bằng chất xông hơi như: Phosphin (PH3), methyl bromide (CH3Br), hydrogen cyanide (HCN). 2.3. Mối - Mối thường gây hại đối với nền kho, pallet gỗ, bao bì có trong kho. - Mối là loài côn trùng phá hoại nhanh và gây thiệt hại lớn trong kho bảo quản cà phê.
  16. 24 Hình 5.31. Mối hại trong kho bảo quản - Biện pháp phòng trừ: + Thường xuyên kiểm tra kho bảo quản và khi thấy mối xuất hiện cần xử lý kịp thời. + Dọn tổ mối khi mới xuất hiện + Xử lý mối bằng thuốc Lenfos 50EC, Cislin 25EC theo khuyến cáo trên bao bì. 2.4. Chuột phá hoại - Chuột phá hại mạnh trong kho bảo quản cà phê, chúng thường cắn phá các vật liệu như gỗ, bao bì đựng cà phê. - Chuột thường tha giấy, cành lá, vật liệu mềm vào trong kho làm tổ từ đó làm mất vệ sinh trong kho. Hình 5.32. Chuột nhắt phá hại kho bảo quản
  17. 25 - Biện pháp phòng trừ: + Thường xuyên kiểm tra kho bảo quản và khi thấy chuột xuất hiện cần xử lý kịp thời. + Dọn tổ chuột khi mới xuất hiện + Sử dụng các biện pháp để trừ chuột như bẫy keo dính chuột, bẫy chuột hoặc sử dụng thuốc Racumin TP 0,75 2.5. Chim sẻ Chim sẻ thường tha giấy, cành lá, vật liệu mềm làm tổ trên mái nhà kho, trên hệ thống thông gió trong nhà kho từ đó gây tắc nghẽn và làm mất vệ sinh trong kho. Hình 3.33. Chim sẻ B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Liệt kê các đối tượng gây hại trong kho bảo quản? Câu hỏi 2: Nêu cách phòng trừ các đối tượng gây hại? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành 1: Xử lý 1 đối tượng gây hại trong kho bảo quản.
  18. 26 C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Các đối tượng gây hại trong kho bảo quản - Xử lý các đối tượng gây hại
  19. 27 Bài 4: XUẤT KHO Mã bài: MĐ05-4 Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn chất lượng hạt trước khi xuất kho; - Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển đảm bảo khối lượng hạt xuất kho; - Cẩn thận và an toàn lao động trong công việc. A. Nội dung 1. Kiểm tra chất lƣợng hạt trƣớc khi xuất kho Đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193: 2005 xuất bản lần thứ 5 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Cụ thể như sau: 1.1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê nhân: cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta). 1.2. Tài liệu viện dẫn TCVN 1279 - 93 Cà phê nhân. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển. TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509 : 1989) Cà phê và các sản phẩm của cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa. TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991) Cà phê nhân - Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay. TCVN 4808 - 89 (ISO 4149 : 1980) Cà phê nhân. Phương pháp kiểm tra ngoại quan. Xác định tạp chất và khuyết tật. TCVN 5702 - 93 (ISO 4072 : 1998) Cà phê nhân - Lấy mẫu. TCVN 6928 : 2001 (ISO 6673 : 1983) Cà phê nhân. Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC. 1.3. Yêu cầu kỹ thuật 1.3.1. Phân hạng chất lƣợng cà phê nhân
  20. 28 Bảng 5.1: Phân hạng chất lượng cà phê nhân Cà phê chè Cà phê vối Hạng đặc biệt Hạng đặc biệt Hạng 1 Hạng 1:1a;1b Hạng 2 Hạng 2: 2a; 2b; 2c Hạng 3 Hạng 3 Hạng 4 - 1.3.2. Màu sắc Màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân. 1.3.3. Mùi Mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, không có mùi lạ. 1.3.4. Độ ẩm Độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 12,5 %. 1.3.5. Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại: Bảng 5.2: Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê Loại cà Hạng Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 phê đặc biệt và hạng 1 Cà phê chè Không Được lẫn R: Được lẫn Được lẫn R: £ được lẫn R £ 1% và C: £ R: £ 5% và 5% và C: £ 1% và C 0,5% C: £ 1% Cà phê vối Được Được lẫn C: Được lẫn - lẫn C: £ £ 1% và A: £ C: £ 5% và 0,5% và A: 5% A: £ 5% £ 3% Chú thích: - A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê mít (Chari). - % tính theo phần trăm khối lượng 1.4. Phƣơng pháp thử 1.4.1. Lấy mẫu Lấy mẫu theo TCVN 5702 - 93.
  21. 29 1.4.2. Xác định ngoại quan Xác định ngoại quan theo TCVN 4808 - 89 (ISO 4149 : 1980). 1.4.3 Xác định độ ẩm: Xác định độ ẩm theo TCVN 6928 : 2001 (ISO 66;3 : 1983). 1.4.4 Xác định tỷ lệ lẫn cà phê khác loại - Lấy mẫu thử 300g (mẫu chung) - Tách riêng các hạt cà phê chè (A), cà phê vối (R), cà phê mít (C) - Tính phần trăm (%) khối lượng của từng loại hạt rồi xác định tỷ lệ lẫn cà phê khác loại. 1.4.5. Xác định tỷ lệ khối lƣợng trên sàng Xác định tỷ lệ khối lượng trên sàng theo TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991). 1.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển Việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển đối với cà phê nhân: theo TCVN 1279 - 93. 2. Kiểm tra các phƣơng tiện vận chuyển trƣớc khi xuất kho - Phương tiện đảm bảo vận hành tốt - Đủ số lượng đảm bảo vận chuyển số lượng cà phê xuất kho Hình 5.34. Xe chở cà phê xuất kho
  22. 30 3. Cân khối lƣợng cà phê xuất kho - Căn cứ vào hợp đồng mua bán để xác định khối lượng cà phê xuất kho cho mỗi đợt. - Cân cà phê trước xuất kho. - Ghi chép và tổng hợp số lượng cà phê đã xuất trong mỗi đợt. Hình 5.35: Các loại cân cà phê xuất kho 4. Xếp bao vào phƣơng tiện vận chuyển Xếp gọn gàng tránh làm rách bao rơi vãi cà phê ra ngoài. Hình 5.35: Xếp cà phê lên xe chuyên chở bằng thủ công khi xuất kho
  23. 31 Hình 5.36: Xếp cà phê lên xe chuyên chở bằng xe nâng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu yêu cầu kỹ thuật trong kiểm tra chất lượng cà phê trước khi xuất kho? Câu hỏi 2: Nêu phương pháp thử cà phê trước khi xuất kho? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành 1: Kiểm tra một số chỉ tiêu cà phê nhân trước khi xuất kho C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Yêu cầu kỹ thuật trong kiểm tra chất lượng cà phê trước khi xuất kho. - Phương pháp thử cà phê trước khi xuất kho
  24. 32 HƢỚNG DẪN GẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Bảo quản cà phê nhân thuộc khối kiến thức chuyên môn trong danh mục các mô đun dạy nghề của nghề sơ chế và bảo quản cà phê. Được bố trí sau mô đun hoàn thiện cà phê nhân; - Tính chất: Mô đun Bảo quản cà phê được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy cần được giảng dạy tại cơ sở sản xuất có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu: - Nêu được nội dung các công việc bảo quản cà phê như vệ sinh xử lý nhà kho, nhập kho, phòng trừ dịch hại trong kho và xuất kho. - Thực hiện được các công việc bảo quản theo quy định; - Cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc. III. Nội dung chính của mô đun Thời gian(giờ) Loại Tên bài bài Địa điểm Mã bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Vệ sinh và xử lý Tích Tại kho bảo MĐ05-1 13 1 12 kho bảo quản hợp quản Tích Tại kho bảo MĐ05-2 Nhập kho 27 3 22 2 hợp quản Phòng trừ dịch Tích Tại kho bảo MĐ05-3 hại trong kho hợp 34 4 30 quản bảo quản Tích Tại kho bảo MĐ05-4 Xuất kho 16 2 12 2 hợp quản Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 94 10 76 8 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1. Vệ sinh và xử lý kho bảo quản Bài thực hành 1 a. Tổ chức thực hiện
  25. 33 Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học viên. Công việc của giáo viên: hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học viên: lắng nghe, ghi chép, quan sát và thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. Quy trình thực hiện TT Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, các bƣớc trang bị 1 Chuẩn bị - Chuẩn nước và dụng cụ pha - Đủ nước để phan Bình phun, bình phun thuốc - Bình phun sử xô, bảo hộ thuốc và - Kiểm tra bình phun dụng tốt lao động thuốc sát - Chọn thuốc phun - Chọn đúng thuốc trùng 2 Pha thuốc - Đọc hướng dẫn pha thuốc - Pha thuốc đúng Bình phun, trên bao bì. trình tự các bước xô, bảo hộ - Pha thuốc theo trình tự các - Pha đúng nồng lao động bước: độ khuyến cáo + Cho ½ lượng nước vào trên bao bì bình + Cho thuốc vào bình với lượng theo khuyến cáo trên bao bì + Trộn đều dung dịch + Thêm nước đầy bình 3 Phun - Phun trong nhà kho - Phun đều thuốc - Phun quanh kho - Phun kỹ 4 Vệ sinh - Đổ thuốc còn dư ra khỏi - Bình được rửa bình phun bình. sạch. thuốc - Dùng nước rửa lại bình 2-3 - Đổ thuốc đúng lần nơi quy định - Đảm bảo vệ sinh môi trường c. Điều kiện thực hiện: - Địa điểm: Thực hiện kho bảo quản - Quy trình thực hiện: Theo hướng dẫn của giáo viên. d. Rút kinh nghiệm: Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. Những lỗi thƣờng gặp:
  26. 34 - Phun thuốc không theo khuyến cáo - Phun thuốc không kỹ f. Cách thức và tiêu chí đánh giá thực hành: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị bình phun thuốc và Kiểm tra việc thực hiện thuốc sát trùng Pha thuốc Kiểm tra việc thực hiện Phun thuốc Kiểm tra việc thực hiện Vệ sinh bình phun thuốc Kiểm tra việc thực hiện 4.2. Bài 2. Nhập kho Bài thực hành 1 a. Tổ chức thực hiện Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học viên. Công việc của giáo viên: hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học viên: lắng nghe, ghi chép, quan sát và thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. Quy trình thực hiện TT Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, các bƣớc trang bị 1 Chuẩn bị - Chuẩn bị các - Đầy đủ dụng cụ Xiên lấy dụng cụ dụng cụ cần thiết - Dụng cụ phải sạch sẽ, mẫu, khay, lấy mẫu - Vệ sinh sạch sẽ khô ráo túi đựng mẫu, máy đo ẩm độ hạt 2 Lấy mẫu - Lấy mẫu riêng - Lấy mẫu đúng theo Xiên lấy riêng trong bao. phương pháp mẫu, khay, - Lấy mẫu riêng - Lấy mẫu đúng khối túi đựng mẫu trong lô cà phê lượng 3 Lấy mẫu - Đổ các mẫu riêng - Đổ tất cả mẫu riêng Khay đựng chung lấy được vào khay. vào khay mẫu, túi - Trộn mẫu - Trộn đều mẫu đựng mẫu 4 Lấy mẫu - Lấy mẫu đo - Đúng khối lượng Khay đựng đo độ ẩm - Đổ đầy cốc đong mẫu, cốc hạt đong mẫu
  27. 35 5 Đo độ ẩm - Đo 3 lần - Đo theo đúng phương Máy đo độ - Ghi lại số liệu pháp ẩm hạt, cốc - Ghi lại số liệu cẩn thận đong mẫu c. Điều kiện thực hiện: - Địa điểm: Thực hiện kho bảo quản - Quy trình thực hiện: Theo hướng dẫn của giáo viên. d. Rút kinh nghiệm: Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. Những lỗi thƣờng gặp: - Lấy mẫu riêng không đúng - Trộn mẫu không đều f. Cách thức và tiêu chí đánh giá thực hành: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu Kiểm tra việc thực hiện Lấy mẫu riêng Kiểm tra việc thực hiện Lấy mẫu chung Kiểm tra việc thực hiện Lấy mẫu đo độ ẩm hạt Kiểm tra việc thực hiện Đo độ ẩm Kiểm tra việc thực hiện 4.3. Bài 3. Phòng trừ dịch hại trong kho Bài thực hành 1 a. Tổ chức thực hiện Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học viên. Công việc của giáo viên: hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học viên: lắng nghe, ghi chép, quan sát và thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. Quy trình thực hiện TT Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, các bƣớc trang bị 1 Kiểm tra - Kiểm tra toàn bộ kho và - Kiểm tra kỹ kho bảo bao cà phê trong kho và bao quản cà phê 2 Liệt kê - Liệt kê lại những đối tượng - Liệt kê cẩn thận, Giấy, bút các đối gây hại trong kho quan sát chi tiết các đối tượng gây thấy tượng gây hại