Giáo trình Chuẩn đoán lâm sàng thú y

Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH
Tóm tắt chương: nội dung nói rõ một số khái niệm về chẩn đoán; các phương pháp
chẩn đoán bệnh trong thú y.
Mục tiêu: giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y có những kiến thức cơ
bản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN
1.1.1 Khái niệm chẩn đoán
Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệu
chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh.
Một chẩn đoán đầy đủ và chính xác cần phải làm rõ được các nội dung sau:
Vị trí bệnh trong cơ thể
Tính chất của bệnh
Hình thức và mức độ của những rối loạn trong cơ thể bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Tuy nhiên, một quá trình bệnh diễn ra trong cơ thể thường phức tạp, chẩn đoán dù có tỉ mỉ đến
đâu cũng khó phát hiện hết những thay đổi của các quá trình đó và trả lời được đầy đủ các nội dung trên.
Chẩn đoán lâm sàng càng cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên nhiều mặt thì càng chính xác.
Chú ý:
Kết luận chẩn đoán có thể thay đổi theo quá trình bệnh.
Gia súc có nhiều loại, đặc điểm sinh lý và các biểu hiện bệnh lý ở chúng cũng rất khác nhau. Phải
cố gắng hiểu rõ và nắm được các đặc điểm sinh lý, các biểu hiện bệnh lý của từng loại gia súc, vận dụng
thành thạo các phương pháp chẩn đoán thích hợp để rút ra một kết luận chính xác cho chẩn đoán.
1.1.2 Phân loại chẩn đoán
a. Phân loại theo phương pháp chẩn đoán
Theo phương pháp người ta chia chẩn đoán ra thành:
Chẩn đoán trực tiếp: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chủ yếu.
Biện pháp này chỉ thực hiện hiệu quả khi vật bệnh biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, điển
hình.
Ví dụ: Căn cứ vào các triệu chứng của trâu bò như lõm hông bên trái căng phồng, gõ
vào thấy âm trống, con vật đau bụng, bồn chồn khó chịu,…để kết luận con vật bị chướng hơi
dạ cỏ.
Chẩn đoán phân biệt: Đây là biện pháp tổng hợp tất cả các triệu chứng mà vật bệnh biểu
hiện, sau đó phân tích, so sánh, liên hệ với các bệnh liên quan, dùng phương pháp loại trừ dần
những bệnh có những điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng mà
bệnh súc cần chẩn đoán mắc nhất.
Chẩn đoán theo dõi: Trong một số trường hợp vật bệnh không biểu hiện các triệu chứng
điển hình, do vậy ta không thể đưa ra được kết luận chẩn đoán sau khi khám mà phải tiếp tục
theo dõi để phát hiện thêm những triệu chứng mới; thu thập thêm cơ sở, căn cư để kết luận
chẩn đoán. 
pdf 233 trang thiennv 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chuẩn đoán lâm sàng thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_doan_lam_sang_thu_y.pdf

Nội dung text: Giáo trình Chuẩn đoán lâm sàng thú y

  1. Khi nghe phải có sự so sánh đối chiếu giữa hai bên ngực, nếu muốn nghe rõ thì cho gia súc vận động trong vài phút. 1.5.2. Các phương pháp khám đặc biệt Trong nhiều trường hợp, các phương pháp khám cơ bản không thể đưa ra những kết luận chẩn đoán chính xác hoặc cần phải có thêm căn cứ để kết luận về bệnh thì việc sử dụng các biện pháp khám đặc biệt là cần thiết. Các phương pháp khám đặc biệt bao gồm có các phương pháp sau a. Xét nghiệm Trong một số bệnh cụ thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng (trong phòng thí nghiệm) như các xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, sữa b. X quang Chẩn đoán X-quang là những phương pháp dùng tia Rơnghen để khám xét trong cơ thể. Những phương pháp đó dựa vào: Tính chất đâm xuyên sâu của tia X-quang. Sự hấp thụ tia X- quang khác nhau của các phần tử trong cơ thể. Do các mô hấp thụ tia X-quang khác nhau nhiều hay ít nên nó tạo ra những hình X-quang đậm hay nhạt. Vì tia X-quang không tác dụng trên võng mạc mắt nên Hình.1.16. Chụp X-quang để thấy các hình ảnh đó, người ta phải dùng các phương pháp đặc biệt sau: Phương pháp chụp X- quang: dùng phim ảnh để chụp (hình 1.16). Phương pháp chiếu X- quang hay chiếu điện: dùng màn chiếu huỳnh quang hoặc dùng tăng sáng truyền hình. Hiện nay, người ta không dùng chiếu X- quang dưới màn huỳnh quang mà chỉ chiếu X-quang dưới tăng sáng truyền hình để giảm liều nhiễu xạ, bảo vệ cho thầy thuốc và cơ thể bệnh, đồng thời cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Khi cần thấy rõ chi tiết cấu tạo của một bộ phận cụ thể của cơ thể như: xương, phổi người ta sử dụng phương pháp chụp X-quang. Tuy nhiên, khi muốn khám xét các bộ phận theo đủ mọi hướng và muốn thấy sự chuyển động của các cơ quan như: nhu động của dạ dày ruột người ta dùng phương pháp chiếu X-quang. Hai phương pháp trên không mâu thuẫn với nhau mà được sử dụng kết hợp với nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chẩn đoán bệnh. c. Siêu âm (hình 1.17) * Nguyên lý J. Curie (1880) và Lippman (1981) đã tìm ra sóng siêu âm trên cơ sở hiệu ứng áp điện. Trên cơ sở tinh thể áp điện ép vào, giãn ra dưới ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều tạo ra năng lượng âm học, người ta chế tạo ra các đầu dò phát và thu sóng siêu âm. Các sóng âm được phát ra từ đầu dò xuyên qua các tổ chức cơ thể, dội lại một phần năng lượng nếu gặp các tổ chức kháng âm của tổ chức khác nhau. Phần sóng âm còn lại tiếp Hình 1.17. siêu âm chẩn đoán bệnh tục truyền đi và dội lại tới khi không còn năng lượng. Các sóng âm dội lại trở về đầu dò phát sóng được đưa vào bộ phận tiếp nhận khuyếch đại của máy siêu âm để xuất hiện trên màn hiện sóng. Tín hiệu ghi nhận trên màn hiện sóng phản ánh cấu trúc của tổ chức khi sóng siêu âm truyền qua như kích thước, độ dày, biên độ di động, khoảng cách giữa các cấu trúc, 11
  2. Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn 20.000 Hz, có đặc tính: Sự phát xạ của siêu âm Tính dẫn truyền của siêu âm. Sự phản hồi của siêu âm khi truyền qua môi trường khác nhau của các cơ quan. Sự suy giảm của siêu âm * Tính ưu việt của siêu âm Phương pháp thăm dò không chảy máu Không độc hại cho cơ thể nên thăm dò được nhiều lần để theo dõi diễn biến bệnh. Sử dụng dễ dàng và có kết quả nhanh chóng. d. Nội soi Để chẩn đoán bệnh nhất là bệnh đường tiêu hoá, hiện nay trong y học dùng các phương pháp nội soi: soi dạ dày - tá tràng, soi đại tràng, soi hậu môn - trực tràng, soi ổ bụng (hình 1.18) Soi dạ dày - tá tràng là phương pháp thăm dò bên trong ống tiêu hoá từ thực quản đến tá tràng nhờ máy nội soi dạ dày tá tràng ống mềm. Soi đại tràng, hậu môn - trực tràng là phương pháp chẩn đoán có sử dụng ống soi mềm đưa từ hậu môn đi ngược lên manh tràng để quan sát tổn thương của từ hậu môn lên đại tràng. Hình 1.18. Phương pháp nội soi khí quản ở gia súc Soi ổ bụng là phương pháp thăm dò trực tiếp về hình thái một số cơ quan trong ổ bụng, đánh giá tình trạng bất thường và mối liên quan giữa các cơ quan đó. Qua soi ổ bụng có thể sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối, tuân theo những chỉ định và chống chỉ định để hạn chế những tai biến có thể xảy ra, nguy hiểm đến con bệnh (Thí dụ: Nhiễm trùng, chảy máu, ). Ngày nay, người ta áp dụng nội soi điều trị để thay thế một số phẫu thuật thường qui ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở nội khoa, ngoại khoa, sản khoa. Phẫu thật qua nội soi có nhiều ưu điểm: thời gian ngắn hơn, chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản hơn, có lợi cho sức khoẻ con bệnh. Chương 2 TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH Tóm tắt chương: Nói về trình tự khi khám một vật nuôi mắc bệnh, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch về mặt nghiên cứu khoa học và hành chính pháp lý, cách hỏi bệnh đối với chủ vật nuôi Cách tiến trình khám tổng thể một con bệnh như kiểm tra niêm mạc, khám lông và da, khám thân nhiệt, Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách lập hồ sơ bệnh, cách ghi chép từng phần trong hồ sơ bệnh đảm bảo tính khoa học và trung thực Giúp cho sinh viên có những kỹ năng khám tương ứng với mỗi một cơ quan nhất định và có những kiến thức tổng thể vè cách khám, đánh giá một cơ quan mắc bệnh theo sự biểu hiện khác nhau của các triệu chứng 12
  3. 2.1. HỎI BỆNH (hỏi chủ nhà về con vật ốm) Việc hỏi chủ nhà sẽ giúp ta có những thông tin quan trọng ban đầu về biểu hiện bệnh trên con vật ốm, về phương thức chăn nuôi và các lý do khác làm cho con vật ốm. 2.1.1. Hỏi thông tin về con vật * Nguồn gốc vật nuôi: loài, giống, xuất xứ? (giống mua từ đâu về hay tự gia đình sản xuất được?). Rất nhiều bệnh có liên quan đến các thông tin này. Ví dụ: gà ta thường ít mắc bệnh so với gà công nghiệp. Còn về xuất xứ: nếu giống mua ở nơi khác về thì có thể mang bệnh theo hoặc bị mắc bệnh trong quá trình vận chuyển * Tuổi: vật nuôi còn non, trưởng thành, đã già ? Có rất nhiều bệnh chỉ xảy ra ở một độ tuổi nào đó. Ví dụ: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh giun đũa bê nghé. * Tính biệt: đực hay cái ? Nếu là gia súc cái: thời gian phối giống, chửa, đẻ, sảy thai hoặc các vấn đề khác như thế nào ? Nhiều bệnh có liên quan đến tính biệt của vật nuôi. Ví dụ: bệnh xảy thai, viêm vú chỉ có ở gia súc cái. * Tình trạng hiện tại của vật nuôi: còn ăn hay bỏ ăn ? Có đứng, đi lại được hay nằm lả, Qua các thông tin trên có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ và có hướng can thiệp kịp thời. 2.1.2. Hỏi biểu hiện của bệnh Xảy ra từ khi nào ? Tiến triển của bệnh nhanh hay chậm ? Con vật ốm có biểu hiện gì khác thường kể từ khi bắt đầu ốm cho đến khi kiểm tra ? Triệu chứng ở con vật ốm ? Có bao nhiêu con chết trong tổng đàn vật nuôi của gia đình ? Bệnh đã từng xảy ra bao giờ chưa ? Các loại vật nuôi khác trong nhà có bị bệnh không ? Vật nuôi nhà hàng xóm có bị bệnh như thế không? 13
  4. Qua đó có thể biết được mức độ nặng nhẹ (chết nhiều hay ít), bệnh cấp tính (tiến triển nhanh) hay mãn tính (tiến triển chậm), mức độ lây lan nhanh hay chậm?. 2.1.3. Hỏi thông tin về môi trường xung quanh Thức ăn, nước uống: cho vật nuôi ăn thức ăn gì? Thức ăn có thay đổi gì không? Thức ăn có đủ không ? Cách cho ăn? Nước uống có đủ sạch sẽ không? Phương thức chăn nuôi: nuôi nhốt hay thả rông? Chuồng nuôi: Có khô ráo không? Có vệ sinh sạch sẽ, có thường xuyên tắm chải cho vật nuôi không ? Mật độ nuôi, nhốt có quá đông không? Có nhập đàn vật nuôi mới không? Có mua thịt hoặc sản phẩm chăn nuôi ở chợ mang về nhà không ? Có khách đến tham quan không ? Qua các thông tin trên, có thể định hướng được: liệu có phải là bệnh do nguyên nhân chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng, hoặc có thể do bệnh lây lan từ xung quanh qua người hoặc động vật khác (nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm). 2.1.4. Tác động của chủ vật nuôi Đã phòng vắc-xin cho con vật chưa ? Tên vắc-xin ? Ai dùng và khi nào ? Có cách ly con vật ốm không ? Có điều trị bằng thuốc không ? dùng thuốc gì ? Mua thuốc ở đâu ? Ai chữa ? Liều lượng thế nào ? Qua đó có thể loại bỏ khả năng xảy ra của các bệnh đã được phòng bằng vắc-xin và giúp định hướng cho việc chẩn đoán, điều trị. 2.2. KHÁM CHUNG 2.2.1. Quan sát bên ngoài con vật ốm Quan sát để xem tình trạng con vật tại chuồng nuôi và các biểu hiện khác thường của nó, đồng thời kiểm tra lại những thông tin đã được cung cấp từ chủ vật nuôi. a. Tình trạng hiện tại. Tư thế của con vật: đi đứng có bình thường không ? Có chân nào bị liệt hay bị đau không ? Đau ở chỗ nào ? Trong trường hợp con vật bị viêm khớp hoặc tổn thương ở các cơ quan vận động hay bị bệnh Lở mồm long móng thì đi lại rất khó khăn và con vật có biểu hiện đau. 14
  5. Con vật có còn tỉnh táo hay mệt mỏi, nằm lả, ủ rũ ? (hình 2.1) Nếu nằm bệt một chỗ thì tư thế nằm như thế nào ? Con vật gầy hay béo ? Trong một số bệnh mạn tính, bệnh do ký sinh trùng và bệnh do dinh dưỡng thì con vật sẽ gầy còm, ốm yếu. Bụng con vật như thế nào ? Có bị chướng bụng không ? Ví dụ: trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ thì bụng bên trái sẽ phình to lên. Hình 2.2.Chảy nước mũi Hình 2.1 Con vật ủ rũ Các lỗ tự nhiên (mắt, lỗ mũi, lỗ đái, hậu môn, ) của con vật có dịch viêm chảy ra không ? Trong nhiều bệnh, nhất là khi bị viêm nhiễm, các lỗ tự nhiên sẽ có dịch viêm, mủ, thậm chí lẫn cả máu chảy ra. Ví dụ: khi bị bệnh nhiệt thán, các lỗ tự nhiên của trâu bò thường chảy máu đen khó đông, khi bị viêm phổi nước mũi chảy nhiều (hình 2.2) b. Lông, da Mượt hay xơ xác ? Sạch hay bẩn? Có chỗ nào bị sưng không ? Màu sắc của da có thay đổi gì không? Có điểm, đám tụ huyết hay xuất huyết không? Có tổn thương gì trên da không ? Có ký sinh trùng ngoài da không ? Hình 2.3. Xuất huyết dưới da Trong nhiều bệnh, trên da sẽ có các dấu hiệu rất điển hình. Ví dụ: Lợn bị 1 trong 4 bệnh đó thì trên da sẽ có các điểm tụ huyết hoặc xuất huyết (hình 2.3) c. Hô hấp Con vật thở như thế nào ? Có khó thở không ? Cách thở ra sao ? Nhịp thở nhanh hay chậm ? Có bị ho không ? Hình 2.4. Thở khó Các triệu chứng trên thường có ở một số bệnh về đường 15
  6. hô hấp. Ví dụ: khi bị bệnh viêm phổi con vật thường khó thở (hình 2.4) 2.2.2. Kiểm tra phân Trạng thái của phân có bình thường không? Có bị nhão ? Lỏng ? Táo (hình 2.5) Màu sắc của phân có thay đổi không ? Trong phân có lẫn mủ, máu, màng nhầy không Hình 2.5.Lợn ỉa chảy Trong phân có lẫn giun, sán không ? Trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá không Phân có mùi thối khắm không ? 2.2.3. Kiểm tra nước tiểu. Số lượng nước tiểu nhiều hay ít? Trong nước tiểu có lẫn máu, mủ không ? Màu sắc của nước tiểu có thay đổi không ? (vật nuôi bị xuất huyết nặng ở thận hoặc bị bệnh ký sinh trùng đường máu thì nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đỏ). 2.3. SỜ NẮN VÀ KHÁM CÁC CƠ QUAN 2.3.1. Khám hạch lâm ba Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bệnh lao hạch, bệnh tị thư, bệnh lê dạng trùng, thay đổi hạch lâm ba rất đặc hiệu. Trong cơ thể có rất nhiều hạch lâm ba, nhưng ta chỉ khám được các hạch nằm dưới da. Khi gia súc ốm một số hạch sẽ sưng to. a. Phương pháp khám: Nhìn, sờ nắn, chọc dò lúc cần thiết. Trâu, bò: Hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú. Hạch dưới hàm ở trâu, bò nằm ở Hình 2.6.Vị trí hạch lâm ba ngoài phía trong phần sau xương hàm dưới, to bằng nhân quả đào, tròn và dẹp. Khi bị lao hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ có thể sờ được (hình 2.6) Ngựa: Hạch dưới hàm, hạch trước đùi. Ở ngựa hạch dưới hàm hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ, nằm dọc theo mặt trong hai xương hàm dưới hai bên. Sau gờ động mạch dưới hàm. Khi có bệnh hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai nổi rõ. 16
  7. Lợn, chó, mèo: Hạch bẹn trong. Các hạch khác thường ở sâu khó sờ thấy. Khi khám hạch dưới hàm, người khám đứng bên trái hoặc bên phải gia súc tùy theo cần khám hạch nào, một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch. Thế thuận lợi là ngưới khám đứng bên trái gia súc tay trái cầm dây cương tay phải khám. Hạch trước vai: ở trên khớp bả vai một ít, mặt dưới chùm cơ vai. Dùng cả 4 ngón tay ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai, lần lui tới sờ tìm hạch. Những gia súc béo thường khó khám. Hạch trước đùi to bằng hạt mít, nằm dưới phần trùng mặt trước cơ căng mạc đùi. Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại theo vị trí trên lần tìm hạch. Hạch trên vú: ở bò sữa nằm dưới chân bồng vú về phía sau. Cần cố định ga súc để khám nhất là ngựa hay đá về phía sau. b. Những triệu chứng. Những triệu chứng ở hạch cần chú ý: Hạch sưng cấp tính: Thể tích hạch to, nóng, đau và cứng, các thùy nổi rõ mặt trơn và ít di động. Hạch sưng trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, do những bộ phận gần hạch bị viêm ( như viêm mũi, viêm thanh quản) làm hạch dưới hàm sưng. Trâu, bò bị lê dạng trùng, hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rất rõ. Hạch hóa mủ: Thường do viêm cấp tính phát triển thành. Lúc dầu hạch sưng, nóng, đau, sau đó phần giữa nhũn, phổng cao, bùng nhùng, lông dụng và thường hạch vỡ hoặc lấy kim trọc thì có mủ chảy ra. Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ, chung quanh hạch viêm thẩm ướt là triệu chứng của bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm. Nếu mủ trong hạch ít, tổ chức quanh hạch không viêm thường do lao hay tị thư. Cũng có trường hợp hạch hóa mủ là do tổ chức đó bị viêm lâu ngày. Hạch tăng sinh và biến dạng: Do viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh viêm dính với tổ chức lành sung quanh làm thể tích hạch to không di động được. ấn vào không đau, mặt hạch không đều. Ở ngựa thấy triệu chứng trên trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi mãn tính. Bò do lao hạch, xạ khuẩn. Các hạch trên toàn thân sưng to thường do bệnh bạch huyết( leucosia). Lợn: Hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng do lao. 17
  8. 2.3.2. Khám phần đầu Khám miệng: dùng miếng vải kéo lưỡi con vật ra khỏi miệng. Khám trong miệng xem có dị vật gì không ? Miệng, lưỡi có bị tổn thương gì không ? Khám mắt, mũi: xem có dị vật không ? Có viêm, sưng không ?, màu sắc niêm mạc như thế nào? Nếu có ổ viêm thì tại vị trí viêm có 4 biểu hiện đặc trưng là: sưng, nóng, đỏ, đau. 2.3.3. Khám phần chân Khớp: có bị viêm ? Gầm bàn chân có dị vật ? Vành móng, kẻ móng: có mụn nước ? có tổn thương ? 2.3.4. Khám cơ quan sinh dục: Có dịch viêm, mủ, máu chảy ra không ? Gia súc đẻ thì có bị sót nhau ?, có bị sát nhau ? lộn tử cung không? 2.3.5. Khám vú Sờ nắn bầu vú gia súc cái xem có bị sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có mụn nước lở loét không ? Tuyến sữa có bình thường không? có mủ, máu chảy ra từ tuyến sữa không 2.4. KHÁM THÂN NHIỆT. Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng. Có thể căn cứ vào thân nhiệt: Để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng hay bệnh nhẹ (bệnh cấp tính có thân nhiệt cao, còn bệnh mạn tính thân nhiệt thường không cao) Dựa vào thân nhiệt có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh truyền nhiễm với hiện tượng trúng độc (bệnh truyền nhiễm thân nhiệt tăng cao, trúng độc thân nhiêt không tăng so với bình thường). Dựa vào thân nhiệt hàng ngày để theo dõi kết quả điều trị và tiên lượng (bớt sốt từ từ thường do điều trị đúng và tiên lượng tốt. Nếu đang sốt cao thân nhiệt đột ngột tụt xuống là triệu chứng xấu) 2.4.1.Thân nhiệt bình thường 18
  9. Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định ngay cả khi điều kiện môi trường sống thay đổi. Chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành, gia súc già. Ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm thân nhiệt thấp lúc sáng sớm (1-5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16-18 giờ). Mùa hè, trâu bò làm việc dưới trời nắng gắt thân nhiệt có thể cao hơn bình thường, 1,0-1,80C. Thân nhiệt dao động trong vòng 10C nằm trong phạm vi sinh lý; nếu vượt quá 10C, kéo dài sẽ ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể. * Cách đo thân nhiệt: Dùng nhiệt kế có khắc độ “C” theo cột thủy ngân (hình 2.7) Trước khi dùng vẩy mạnh cho thủy ngân đến vạch cuối cùng. Đo thân nhiệt ở trực tràng, con cái khi cần có thể đo ở âm đạo. Thân nhiệt đo ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ của máu 0,5-1,00C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2- 0,50C,nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,50C. Hình 2.7.Cách đo thân nhiệt gia súc Trong một ngày đo thân nhiệt vao buổi sáng lúc 7-9 giờ, buổi chiều lúc 16-18 giờ * Đo thân nhiệt trên trâu, bò: không cần cố định gia súc. Một người giữ dây thừng hoặc cột lại, người đứng sau gia súc tay trái nâng đuôi lên, tay phải đưa nhẹ nhiệt kế vào trực tràng hơi hướng về phía dưới. Nhiệt kế lưu lại trong trực tràng trong 5 phút. * Đo thân nhiệt lợn, chó, mèo, dê, cừu: để đứng hoặc cho nằm, gia cầm giữ nằm để đo. * Đo thân nhiệt ngựa: Cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía sau. Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận. Người đo đứng bên trái gia súc, trước chân sau, mặt quay về phía sau gia súc. Tay trái cầm đuôi bắt quay về phía sau và giữ lên trên sương khum. Tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng, hơi nghiêng về phía trên một tý, lần nhẹ nhiệt kế về phía trước. Lúc niêm mạc ruột bị xây sước và chảy máu thì phải thụt thuốc tím ngay để sát trùng. 19
  10. Thân nhiệt bình thường của vật nuôi Loài gia súc Thân nhiệt ( 0C) Bò 37,5-39,5 Trâu 37,0-38,5 Ngựa 37,5-38,5 Cừu, dê 38,5-40,0 Lợn 38,0-40,0 Chó 37,5-39,0 Mèo 38,0-39,5 Thỏ 38,5-39,5 Gà 40,0-42,0 vịt 41,0-43,0 chuột lang 38,5-38,7 ngỗng 40,0-41,0 ngan 41,0-43,0 la, lừu 37,5-38,5 2.4.2. Rối loạn thân nhiệt: Khi cơ thể ở trong trạng thái bệnh lý, thân nhiệt sẽ bị thay đổi. Trên lâm sàng thường thấy có hai sự thay đổi: Thân nhiệt cao hơn bình thường (sốt), thân nhiệt thấp hơn bình thường (hạ thân nhiệt). Sốt: Là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chu yếu là cơ thể sốt (thường gặp khi cơ thể bị nhiễm khuẩn). Quá trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của nó và những chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh. Những chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải của nó. Sốt là khi thân nhiệt cao vượt khỏi phạm vi sinh lý. * Cơ chế sốt: Do nhiều nhân tố kích thích (vi khuẩn và độc tố của nó, virus, nấm, phản ứng miễn dịch, các hormone, thuốc, các sản phẩm phân hủy của tổ chức, ) gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh. Chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động qua một chất sinh nhiệt nội sinh. Lý luận này rút ra từ những kết quả thực nghiệm trên động vật thí nghiệm. Chất sinh nhiệt đồng chất với Interlertin-I, sản phẩm tế bào đơn nhân của tế bào đơn nhân (monocyte) và đại thực bào. Sản sinh chất sinh nhiệt/ IL-I là khởi phát nhiều phản ứng - đáp ứng của giai đoạn cấp tính. Chất sinh nhiệt/IL-I gắn với các nơ ron cảm nhiệt vùng dưới đồi dẫn đến tăng đột ngột quá trình sinh nhiệt trong cơ bắp (rùng mình), sau đó giảm mất nhiêt (co mạch ngoài da). Ở bên trong vùng dưới đồi, chất sinh nhiêt/IL-1 kích thích quá trình tổng hợp prosta glandin E1(PG E1) từ các axit của các màng tế bào hoạt hóa sinh nhiệt và giải nhiệt. 20
  11. Chất sinh nhiệt/ IL-1 có vai trò chủ chốt trong kích thích đáp ứng miễn dịch: nó hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ tổng hợp Interletin 2 kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào T đơn dòng. IL/1 kích thích tăng sinh tế bào B và tăng sản xuất kháng thể đặc hiệu. IL-1 kích thích tủy xương tăng sinh bạch cầu trung tính và monocyte. Hoạt hóa các tế bào trên, kích thích oxi hóa diệt khuẩn của tế bào trung tính. IL-1 gây cảm ứng làm giảm cường độ sắt và kẽm trong huyết tương, những nguyên tố rất cần cho vi khuẩn phát triển. Ở các cơ bắp với vai trò trung gian của men clo-oxygenaza và PG E1, protein bị thủy phân cho các axit amin cung cấp cho các tế bào khác như 1 chất dinh dưỡng. Và cũng do protein cơ bị thủy phân, cơ bị teo vì vậy con vật bị sút cân nhanh chóng. * Những triệu chứng thường thấy khi sốt: Ức chế: Ở gia súc thường ủ rũ, không có triệu chứng co giật như thường thấy ở trẻ em sốt cao. Do rối loạn điều hòa nhiệt, các cơ bắp run, lúc đầu nhẹ sau lan ra toàn thân. Ở lợn thì triệu chứng này rất rõ. Hệ tim mạch: Tim đập nhanh, mạch nảy, Sốt cao hơn 1 độ thì tấn số mạch tăng từ 8-10 lần. Khi hạ sốt mạch giảm, hệ số mạch không giảm, chú ý suy tim. Sốt cao gây suy tim, huyết áp hạ, ứ máu toàn thân. Những hiện tượng này thường ít thấy ở gia súc. Chú ý trong các bệnh truyền nhiễm ở gia súc, như nhiệt thán ở trâu bò, dịch tả ở lợn, do sốt cao và suất huyết toàn thân cơ thể có triệu chứng choáng, mạch tăng nhanh, gia súc chết Sốt thở nhanh và sâu, là phản ứng tỏa nhiệt. Thân nhiệt quá thấp: Thân nhiệt thấp dưới mức bình thường. Thân nhiệt thấp dưới mức bình thường khoảng 10C thường gặp trong các bệnh thần kinh ức chế nặng: Bò liệt sau khi đẻ, chứng xêtôn huyết, viêm não tủy, một số trường hợp trúng độc, mất nhiều máu, thiếu máu nặng, suy nhược. Thân nhiệt hạ thấp 2- 30C, có lúc đến 40C thấy ở ngựa vỡ dạ dày, vỡ ruột. Thân nhiệt quá thấp, da ra mồ hôi lạnh, tim đập yếu, tần số hô hấp giảm. Ghi nhớ Muốn biết được bệnh phải khám bệnh Phương pháp khám đúng thì chẩn đoán mới đúng Không bỏ qua một biểu hiện khác thường nào Luôn đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. 21