Giáo trình mô đun Sơ chế cà phê theo phương pháp ướt - Nghề: Sơ chế và bảo quản cà phê

Bài 1: NẠP CÀ PHÊ VÀO THÙNG CHỨA VÀ
TÁCH CÀ PHÊ QUẢ TƢƠI KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN
Mã bài: MĐ 02-1
Mục tiêu:
- Nêu đƣợc các bƣớc nạp cà phê vào thùng chứa.
- Trình bày đƣợc quả cà phê không đạt chuẩn và phƣơng pháp tách quả
không đạt chuẩn.
- Nhận dạng và sử dụng đƣợc thiết bị cần thiết.
- Cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc.
A. Nội dung
1. Nạp cà phê vào thùng chứa
1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị vận chuyển cà phê vào
thùng chứa
1.1.1. Băng tải vấu
1.1.1.1. Công dụng
Băng tải vấu là một thiết bị vận chuyển dùng để chuyển cà phê quả tƣơi,
thƣờng đƣợc dùng trong hệ thống chế biến ƣớt, để cung cấp cà phê quả tƣơi vào
thùng chứa hoặc máy rửa và tách tạp chất. Đây là dạng băng tải nằm nghiêng,
góc nghiêng tối đa là 300.
1.1.1.2. Cấu tạo
Băng tải vấu gồm 6 bộ phận chính: (mô tả ở hình 2.1)
Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo băng tải vấu
1. Phễu nạp liệu; 2. Cơ cấu điều chỉnh cửa nạp liệu; 3. Băng tải cao su;
4. Mô tơ giảm tốc; 5. Cửa xả liệu; 6. Cơ cấu căng băng tải
06
11
a. Phễu nạp liệu
- Phễu nạp liệu có dạng hình chóp.
- Phễu nạp liệu đặt ở độ sâu cách mặt đất từ 0,8 đến 1mét (mô tả ở hình
2.2), nên quả cà phê đƣa vào thì hoàn toàn tự chảy vào cửa nạp liệu.
b. Cơ cấu điều chỉnh cửa nạp liệu
Cửa nạp liệu có kết cấu nhƣ một ngăn kéo, có thể tăng, giảm đƣợc truyền
động qua một tay bánh răng và thanh răng (mô tả ở hình 2.3), nên có thể điều
chỉnh đƣợc lƣợng cấp liệu cần thiết cho băng tải. 
pdf 113 trang thiennv 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sơ chế cà phê theo phương pháp ướt - Nghề: Sơ chế và bảo quản cà phê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_so_che_ca_phe_theo_phuong_phap_uot_nghe_so.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Sơ chế cà phê theo phương pháp ướt - Nghề: Sơ chế và bảo quản cà phê

  1. 10 Bài 1: NẠP CÀ PHÊ VÀO THÙNG CHỨA VÀ TÁCH CÀ PHÊ QUẢ TƢƠI KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN Mã bài: MĐ 02-1 Mục tiêu: - Nêu đƣợc các bƣớc nạp cà phê vào thùng chứa. - Trình bày đƣợc quả cà phê không đạt chuẩn và phƣơng pháp tách quả không đạt chuẩn. - Nhận dạng và sử dụng đƣợc thiết bị cần thiết. - Cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc. A. Nội dung 1. Nạp cà phê vào thùng chứa 1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị vận chuyển cà phê vào thùng chứa 1.1.1. Băng tải vấu 1.1.1.1. Công dụng Băng tải vấu là một thiết bị vận chuyển dùng để chuyển cà phê quả tƣơi, thƣờng đƣợc dùng trong hệ thống chế biến ƣớt, để cung cấp cà phê quả tƣơi vào thùng chứa hoặc máy rửa và tách tạp chất. Đây là dạng băng tải nằm nghiêng, góc nghiêng tối đa là 300. 1.1.1.2. Cấu tạo Băng tải vấu gồm 6 bộ phận chính: (mô tả ở hình 2.1) 06 Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo băng tải vấu 1. Phễu nạp liệu; 2. Cơ cấu điều chỉnh cửa nạp liệu; 3. Băng tải cao su; 4. Mô tơ giảm tốc; 5. Cửa xả liệu; 6. Cơ cấu căng băng tải
  2. 11 a. Phễu nạp liệu - Phễu nạp liệu có dạng hình chóp. - Phễu nạp liệu đặt ở độ sâu cách mặt đất từ 0,8 đến 1mét (mô tả ở hình 2.2), nên quả cà phê đƣa vào thì hoàn toàn tự chảy vào cửa nạp liệu. Hình 2.2: Phễu nạp liệu b. Cơ cấu điều chỉnh cửa nạp liệu Cửa nạp liệu có kết cấu nhƣ một ngăn kéo, có thể tăng, giảm đƣợc truyền động qua một tay bánh răng và thanh răng (mô tả ở hình 2.3), nên có thể điều chỉnh đƣợc lƣợng cấp liệu cần thiết cho băng tải. Hình 2.3: Cơ cấu điều chỉnh cửa nạp liệu
  3. 12 c. Băng tải cao su - Băng tải cao su gồm các lớp vải bằng vải bố xen giữa các lớp bằng cao su, các lớp này sắp xếp xen kẽ nhau, phần chịu lực chính là lớp vải, phần liên kết các lớp chống thấm, ngăn nƣớc là lớp cao su. - Băng tải cao su đƣợc truyền qua hai tang trống chủ động và tang trống bị động gắn ở hai đầu, trên băng tải có gắn các vấu bằng cao su có dạng hình vòng cung (mô tả ở hình 2.4), nhằm mục đích chuyển cà phê từ dƣới lên trên mà không bị trƣợt xuống trở lại. Hình 2.4: Băng tải cao su với các vấu hình vòng cung. d. Mô tơ giảm tốc Thƣờng dùng động cơ điện 3 pha và hệ thống giảm tốc để truyền chuyển động của băng tải qua hệ thống bánh xích liên kết trực tiếp với tang trống chủ động (mô tả hình 2.5). Hình 2.5: Mô tơ giảm tốc
  4. 13 e. Cửa xả liệu Cửa xả liệu có dạnh hình chóp, đƣợc lắp phần trên cùng của băng tải (mô tả ở hình 2.6), nhiệm vụ chính là xả nguyên liệu vào thùng chứa. Cửa xả liệu Cửa xả liệu Hình 2.6: Cửa xả liệu g. Cơ cấu căng băng tải Bao gồm 2 bu lông có thể điều chỉnh tăng, giảm tang trống bị động do tang chủ động đƣợc lắp trên gối đỡ và gối đỡ có thể di chuyển khi điều chỉnh bu lông (mô tả ở hình 2.7), có tác dụng điều khiển lực căng cho băng tải. Hình 2.7: Cơ cấu căng băng tải
  5. 14 1.1.1.3. Nguyên lý hoạt động Cà phê quả tƣơi đƣợc chuyển thành đống phía trƣớc phễu nạp liệu. Trƣớc khi khởi động cần phải đóng hoàn toàn cơ cấu điều chỉnh cửa nạp liệu (02), sau đó đóng điện cho mô tơ giảm tốc (04) hoạt động và truyền động qua bánh xích kéo tang trống chủ động quay, lúc này băng tải cao su (03) đƣợc ép sát tang trống, nhờ cơ cấu tăng lực căng băng tải (06) tạo ra lực ma sát đủ lớn ở hai tang trống với băng tải, nên băng tải và tang trống bị động cùng quay theo tang trống chủ động. Trên băng tải cao su có gắn các vấu bằng cao su hình vòng cung cũng quay theo. Lúc này ta mở cơ cấu điều chỉnh cửa nạp liệu (02) để cung cấp lƣợng cà phê phù hợp với công suất của băng tải, nhờ các vấu của băng tải mà cà phê đƣợc chuyển lên trên đến cửa xả liệu (05) để đi đến các bộ phận tiếp theo. 1.1.1.4. Vận hành a. Trƣớc khi vận hành - Điều chỉnh độ căng băng tải, sao cho lực căng không quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu lực căng quá lớn, không đều làm cho băng tải mau mòn hay cọ vào thành bên của khung máy. Nếu lực căng quá nhỏ làm cho băng tải lỏng sẽ bị trƣợt trên tang trống dẫn đến không chuyển động hoặc chuyển động không đều. - Kiểm tra độ căng xích của hệ thống truyền động phù hợp theo mô tơ giảm tốc. - Kiểm tra nguồn điện cung cấp theo đúng thiết kế ghi trên máy. - Kiểm tra mỡ bôi trơn các ổ bi, gối đỡ. - Đóng hoàn toàn cửa nạp liệu. b. Các bƣớc vận hành - Bật cầu dao tổng cung cấp cho tủ điện hệ thống. - Nhấn nút (play) của băng tải vấu trên tủ điện để khởi động không tải từ 2 – 3 phút để kiểm tra sự cố và chiều quay của bộ phận truyền động đƣợc chỉ dẫn bằng mũi tên ghi trên máy. - Xoay bánh răng của cơ cấu chỉnh cửa nạp liệu theo chiều kim đồng hồ để mở cửa nạp liệu. - Đổ nguyên liệu vào phễu nạp liệu từ từ, liên tục đảm bảo lƣu lƣợng phù hợp với công suất thiết kế của băng tải. - Nếu muốn dừng hoặc sau khi đã nạp liệu xong, nhấn nút (stop) của băng tải vấu trên tủ điện để ngừng hoạt động. 1. 1.1.5. Các sự cố và cách khắc phục khi vận hành a. Băng tải bị trƣợt - Lý do: Băng tải trong quá trình hoạt động bị dãn nở là giảm lực bám ở hai tang trống. - Cách khắc phục: Dừng hoạt động của băng tải và tiến hành điều chỉnh bu lông ở hai đầu trục của tang trống bị động để tăng lực bám ở hai tang trống và băng tải cao.
  6. 15 b. Băng tải cọ vào thành bên - Lý do: Điều chỉnh lực căng băng tải không đều. - Cách khắc phục: Có thể để băng tải hoạt động bình thƣờng và tiến hành điều chỉnh bu lông ở một bên trục tang trống bị động cho đến khi băng tải nằm đúng vị trí giữa khung máy, nếu lúc này băng tải bị chùng hoặc căng quá thì tiến hành điều chỉnh bu lông cả hai bên cho phù hợp. 1. 1.1.6. Vệ sinh và bảo dưỡng - Hàng ngày, sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ băng tải, hố băng tải. - Hàng tuần, kiểm tra và bôi trơn các ổ bi, gối đỡ của bộ phận truyền động. - Cuối vụ đƣa sơn chống rỉ lại toàn bộ khung máy 1.1.2. Vít tải nguyên liệu 1.1.2.1. Công dụng Vít tải dùng để vận chuyển nguyên liệu hạt theo phƣơng nằm ngang, nghiêng hay thẳng đứng 1.1.2.2. Cấu tạo a. Máng vít tải Là một máng hình chữ U có đậy nắp (mô tả ở hình 2.8) hoặc hình trụ tròn, gồm nhiều đoạn dài từ 2 – 4 mét đƣợc ghép với nhau bởi mặt bích và bu lông liên kết. Hình 2.8: Máng vít hình chữ U b. Trục và cánh vít tải - Bên trong máng vít tải có nắp đậy trục với tải và các vít tải (mô tả ở hình2.9).
  7. 16 Hình 2.9: Một đoạn của trục và cánh vít tải - Trục vít tải là ống tròn dạng rỗng bằng thép và đựơc lắp trên hai gối đỡ. Trên trục có lắp các cánh vít có hình vành khăn, cánh đƣợc uốn cong và hàn chặt vào trục. c. Mô tơ giảm tốc và bộ phận truyền động - Là mô tơ ba pha có gắn bộ phận giảm tốc, để điều chỉnh tốc độ quay và liên kết với bộ phận truyền động. - Khi chuyển động các vít tải sẽ đƣa nguyên liệu từ thấp lên cao theo chiều nghiêng với góc độ tuỳ theo độ cao cần đƣa nguyên liệu lên cao. Hình 2.10: Mô tơ giảm tốc và bộ phận truyền động 1.1.2.3. Nguyên lí hoạt động Nguyên liệu đƣợc nạp vào cửa nạp liệu (4), khi hoạt động trục vít tải quay theo chiều mũi tên (3) dƣới tác dụng của trọng lực và lực đẩy của các cánh vít tải thi nguyên liệu sẽ chuyển động tịnh tiến theo chiều song song với trục vít tải, chỉ một phần nhỏ bị cuốn theo chiều xoắn của vít tải. Nguyên liệu đƣợc vận chuyển đến cửa tháo liệu (5) và đi ra ngoài. Tại vị trí cửa nạp liệu và tháo liệu đều có van chắn để điều chỉnh lƣu lƣợng nguyên liệu nạp vào và tháo ra dễ dàng, Cửa quan sát (7) để quan sát chế độ làm việc của vít tải.
  8. 17 Hình 2.11: Sơ đồ cấu tạo của vít tải 1. Máng vít tải; 2. Cánh vít tải; 3. Trục vít tải ; 4. Cửa nạp liệu. 5. Cửa tháo liệu ; 6. Puly truyền động; 7. Cửa quan sát. 1.1.2.4. Vận hành a. Trƣớc khi vận hành - Kiểm tra độ căng xích của hệ thống truyền động phù hợp theo mô tơ giảm tốc. - Kiểm tra nguồn điện cung cấp theo đúng thiết kế ghi trên máy. b. Các bƣớc vận hành - Bật cầu dao tổng cung cấp cho tủ điện hệ thống. - Nhấn nút (play) của vít tải trên tủ điện để khởi động không tải từ 2 – 3 phút để kiểm tra sự cố và chiều quay của bộ phận truyền động đƣợc chỉ dẫn bằng mũi tên ghi trên máy. - Đổ nguyên liệu vào cửa nạp liệu từ từ, liên tục đảm bảo lƣu lƣợng phù hợp với công suất thiết kế của vít tải, sau đó, kiểm tra lƣu lƣợng ra qua cửa tháo liệu vào thùng chứa. - Nếu muốn dừng hoặc sau khi đã nạp liệu xong, nhấn nút (stop) của vít tải trên tủ điện để ngừng hoạt động. 1.1.2.5. Các sự cố và khắc phục khi vận hành Vít tải bị nghẹt - Lý do: Cung cấp nguyên liệu quá nhiều hoặc nguyên liệu bị lẫn tạp chất - Cách khắc phục: Điều chỉnh lƣợng nguyên liệu phù hợp với công suất của thiết bị. Làm sách tạp chất trƣớc khi nạp liệu và thiết bị. 1.1.2.6. Vệ sinh và bảo dưỡng(Theo bài 6) - Hàng ngày, sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ băng tải, hố băng tải. - Hàng tuần, kiểm tra và bôi trơn các ổ bi, gối đỡ của bộ phận truyền động. - Cuối vụ đƣa sơn chống rỉ lại toàn bộ khung máy.
  9. 18 1.1.3. Gầu tải 1.1.3.1.Công dụng Gầu tải là thiết bị vận chuyển liên tục, dùng để nạp liệu trong công đoạn tách bỏ tạp chất trƣớc khi xát vỏ cà phê, kích thƣớc gầu thƣờng phụ thuộc vào chức năng, đặc điểm xƣởng chế biến mà có thể cao hay thấp và đặt chìm hay nổi. 1.1.3.2. Cấu tạo gầu tải Hình 2.12: Sơ đồ cấu tạo gầu tải 1. Cửa nạp; 2. Cơ cấu tăng băng tải; 3. Cửa chăm sóc; 4. Thân gầu tải; 5. Băng gầu tải; 6. Gầu múc; 7. Motor; 8. Bộ truyền cơ khí; 9. Cửa ra; 10. Cửa vệ sinh đáy gàu. 1.1.3.4. Quy trình vận hành Bước 1: Kiểm tra độ căng của xích truyền động, chiều quay phải đúng theo chỉ dẫn trên máy Bước 2: Kiểm tra nguồn điện vào
  10. 19 Bước 3: Điều chỉnh độ căng băng gầu tải (5) thật thẳng sao cho trong quá trình hoạt động băng gầu tải không bị trƣợt trên puly (8) hoặc quá căng, tránh không cho băng gầu tải và gầu múc (6) cọ vào thân gầu tải (4). Điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm hai trục ren trên cơ cấu tăng băng tải (2) tại chân gầu tải. Bước 4: Bấm nút khởi động cho máy chạy không tải 1-2 phút để kiểm tra lại trƣớc khi nạp liệu. Bước 5: Nạp liệu vào cửa nạp (1). Đối với gầu tải có van điều chỉnh tại cửa nạp, muốn tăng hay giảm sự nạp thì ta điều chỉnh vô lăng để tịnh tiến lá chắn tại cửa nạp mở nhiều hay ít. Bước 6: Theo dõi thƣờng xuyên quá trình làm việc của máy, nếu nghe tiếng cọ vào thân máy hoặc thất thoát công suất do bị trƣợt dây băng thì cho dừng máy để kiểm tra lực căng băng gầu tải, khe hở giửa băng gầu tải và thân gầu tải. Mở cửa quan sát (3) để kiểm tra sau đó muốn tăng hoặc giảm độ căng băng gầu tải thì ta vặn bulon của cơ cấu tăng băng tải tại chân gầu để nâng hoặc hạ các ổ đỡ mang trục puly bị động tại chân gầu tải. (Trƣờng hợp có sự cố mất điện, làm dựng đột ngột sự chuyển động của gầu, khi gầu hoạt động trở lại có thể bị tắc nghẹt làm tăng dòng điện motor dẫn đến hƣ hỏng motor ( cũng có thể do tạp chất lạ quá nhiều gây nên), cần tắt công tắc điện ngay và mở cửa vệ sinh ở đáy gầu (10) lấy bớt nguyên liệu ra khỏi đáy gầu, và loại bỏ các tạp chất lạ) Bước 7: Dừng máy - Ngừng cấp liệu vào gầu tải - Mở rộng tối đa cửa nạp (1) và cửa xả (9) ( nếu có van điều chỉnh) - Tắt công tắc điện để dừng chuyển động của gầu tải - Vệ sinh gầu và khu vực xunh quanh - Ghi chép vào số giao ca nếu hết ca sản xuất. 1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thùng chứa quả cà phê 1.2.1. Thùng chứa bằng bê tông cốt thép 1.2.1.1. Cấu tạo và hoạt động - Có dạng khối vuông hoặc chữ nhật, thể tích tuỳ thuộc vào công cuất của các thiết bị - Bên dƣới thùng chứa có lắp đặt các van tháo bằng gang theo dộ dốc của thùng để tháo nƣớc và nguyên liệu đƣợc dễ dàng. - Đa số, các thùng chứa bằng bê tông cốt thép thƣờng là các bể lên men, chứa nƣớc thải trong hệ thống chế biến cà phê theo phƣơng pháp ƣớt.
  11. 20 Hình 2.13: Thùng chứa là bể lên men bằng bê tông cốt thép 1.2.1.2. Cách sử dụng Bao gồm các bƣớc sau đây: - Vệ sinh sạch sẽ bên trong thùng chứa. - Kiểm tra các van tháo ở đáy thùng và khoá kín. - Cấp nguyên liệu hoặc nƣớc vào thùng chứa cho vừa đủ dung tích sử dụng để chế biến. - Khi hết sử dụng, mở các van tháo để nguyên liệu và nƣớc tự tháo ra ngoài theo trọng lực và chênh lệch áp suất. 1.2.2. Thùng chứa bằng hợp kim 1.2.2.1. Cấu tạo và hoạt động Hình 2.14: Thùng chứa là bể lên men bằng inox
  12. 21 - Thƣờng là khối hình chữ nhật hoặc khối hình trụ có đáy vát côn. - Kích thƣớc và dung tích bể tuỳ thuộc vào công suất của mỗi dây chuyền chế biến. Phia dƣới đáy có lắp van đóng, mở để tháo nguyên liệu dễ dàng. Xung quanh có 4 chân đế vững chắc cố định vị trí của thùng chứa. 1.2.2.2 . Cách sử dụng Bao gồm các bƣớc sau đây: - Vệ sinh sạch sẽ bên trong thùng chứa. - Kiểm tra các van tháo ở đáy thùng và khoá kín. - Cấp nguyên liệu vào thùng chứa cho vừa đủ dung tích sử dụng để chế biến. - Khi hết sử dụng, mở các van tháo để nguyên liệu tháo ra ngoài theo trọng lực. 2. Tách quả cà phê không đạt tiêu chuẩn 2.1. Các loại cà phê không đạt tiêu chuẩn 2.1.1. Quả khô, lép, thối mốc - Quả khô chƣa chế biến đã bị khô phần vỏ thịt. - Quả cà phê lép không có nhân hoặc nhân bị teo nổi trong nƣớc đƣợc loại ra khỏi. - Quả thối mốc bị hƣ hỏng do thối mốc, vỏ có màu đen. Hình 2.15: Quả thối mốc, lép 2.1.2. Quả xanh - Quả cà phê có phần vỏ ngoài có màu đỏ, vàng hoặc đỏ vàng chiếm ít hơn 2/3 diện tích bề mặt quả.
  13. 22 - Quả xanh non có vỏ ngoài màu xanh hoàn toàn, nhân còn non sau khi làm khô, bề mặt nhân nhăn nheo, vỏ lụa dính chặt vào nhân. - Những quả xanh đƣợc tách riêng, tiếp tục qua máy xát quả xanh và tách chế biến riêng. Hình 2.16: Quả xanh 2.2. Tách quả cà phê hỏng 2.2.1. Bể siphon - Công dụng: Loại bỏ tạp chất nặng, nhẹ, đồng thời làm mềm và sạch quả cà phê trƣớc khi đƣa vào xát tƣơi. Hình 2.17: Bể siphon
  14. 23 - Các bƣớc tách: + Sau khi quả cà phê đƣợc đƣa vào bể đầy nƣớc, các loại đất, đá, sỏi sẽ chìm xuống đáy bể. + Quả nhẹ, quả khô và cành, lá cây khô sẽ đi qua cửa đập tràn. + Quả chắc nặng sẽ đƣợc dẫn theo ống áp lực của bể siphon đến máy xát tƣơi. Phân loại và tách tạp chất bằng bể siphon, loại này có thể gọi là kiểu truyền thống, có ƣu điểm là đơn giản, dễ xử dụng năng suất cao. - Hạn chế: Tuy nhiên nó không tách đƣợc quả xanh với quả chín, hay các loại quả có kích thƣớc khác nhau, đồng thời tốn khá nhiều nƣớc, phù hợp cho máy sát tƣơi kiểu Roeng, hoặc kiểu trục. 2.2.2. Máy rửa Máy có thể loại bỏ đất đá, kim loại lẫn trong cà phê tƣơi và làm sạch, đồng thời loại riêng quả nổi, quả chìm chín quả bị sâu bệnh, teo lép có một nhân hoặc không có nhân nào. Hình 2.18: Máy rửa 2.2.3. Máy tách quả xanh - Công dụng: Máy có thể tách quả xanh ra khỏi quả chín nhƣng khả năng này có giới hạn và công suất của máy giảm đáng kể nếu tỷ lệ lẫn quá cao. - Yêu cầu: Tỷ lệ nguyên liệu quả chín đƣa vào xát là phải đạt trên 90%.
  15. 24 Hình 2.19: Lồng tách qủa xanh. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Cách vận hành thiết bị băng tải vấu ? Câu 2: Cách vận hành thiết bị vít tải ? Câu 3: Cách vận hành thiết bị gầu tải ? Câu 4: Cách sử dụng các loại thùng chứa ? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành vận hành băng tải vấu, vít tải, gầu tải và sử dụng các loại thùng chứa. C. Ghi nhớ - Cách vận hành thiết bị băng tải vấu. - Cách vận hành thiết bị vít tải. - Cách vận hành thiết bị gầu tải. - Cách sử dụng các loại thùng chứa.
  16. 25 Bài 2: XÁT VỎ THỊT QUẢ MĐ 02-2 Mục tiêu : - Nêu đƣợc nguyên lý hoạt động của máy xát vỏ thịt quả. - Vận hành đƣợc máy xát tƣơi trong xƣởng sơ chế. - An toàn lao động trong quá trình xát tƣơi. A. Nội dung 1. Các loại máy xát tƣơi 1.1. Máy xát đĩa - Là loại máy đƣợc ƣa chuộng nhất vì dễ lắp đặt, dễ sử dụng, ít xảy ra sự cố, tốn ít điện và nƣớc và xát tƣơi có hiệu quả. - Máy thực hiện tách vỏ quả bằng dao cắt và mặt đĩa có những nụ nổi. Hình 2.20: Máy xát 3 đĩa 1.2. Máy xát trống có răng - Máy xát trống có răng xát vỏ quả cũng hữu hiệu nhƣng khó sử dụng hơn, hay xảy ra sự cố hơn.
  17. 26 Hình 2.21: Máy xát trống có răng 2. Nguyên lý vận hành các loại máy xát tƣơi khác nhau 2.1. Máy xáy đĩa Cấu tạo máy xát đĩa gồm: Đĩa quay (1); Phiến kim loại (2); Dao bóc vỏ (3); Máng chứa (4); Quả cà phê tƣơi (5); Cà phê thóc (6); Vỏ quả (7). Hình 2.22: Sơ đồ cấu tạo của máy xát đĩa 1. Đĩa quay; 2. Phiến kim loại; 3. Dao bóc vỏ; 4. Máng chứa; 5. Quả cà phê tƣơi; 6. Cà phê thóc; 7. Vỏ quả Công suất làm việc của máy xát đĩa bình quân là từ 0,8 – 1 tấn quả/đĩa/giờ với tốc độ quay từ 120 – 200 vòng/phút, cung cấp điện năng 1HP cho một đĩa đơn và 2,5 HP cho máy 4 đĩa
  18. 27 Sự quay của đĩa và dòng nƣớc chảy đƣa qua máng của máy xát nằm hai bên đĩa. Mỗi máng gồm má điều chỉnh (phiến kim loại) và dao bóc vỏ. Tuỳ theo kích cỡ quả cà phê mà điều chỉnh khoảng cách giữa đĩa và dao, giữa đĩa và má điều chỉnh cho thích hợp. Thông thƣờng các khoảng cách này là 1,6 – 2,0 mm và + 9 mm. Quả cà phê tƣơi bị ép giữa đĩa và dao, sẽ bị tuốt lớp vỏ quả và mặt đĩa nhám kéo vỏ quả xuống phía dƣới gầm máy. Hạt cà phê thóc trƣợt theo máng ra cửa xả của máy và đƣợc đƣa ra ngoài đến các công đoạn tiếp theo. Sau đây là một lỗi thƣờng gặp khi sử dụng máy xát đĩa, nguyên nhân và cách khắc phục Bảng 2.1. Lỗi thƣờng gặp khi sử dụng máy xát đĩa, nguyên nhân và cách khắc phục. Lỗi Nguyên nhân Cách khắc phục Vỡ, nát hạt 1. Má điều chỉnh quá gần 1. Điều chỉnh khe má chính đĩa xác 2. Dao cắt nằm quá xa đĩa 2. Điều chỉnh khe má chính 3. Mặt đĩa quá mòn xác 4. Lƣỡi dao bị hỏng 3. Thay mặt đĩa mới 5. Quả cà phê chín không 4. Đại tu lại dao cho phù hợp đều 5. Chấn chỉnh công việc thu hoạch, phân loại quả Cà phê xát còn lẫn 1. Mặt đĩa quá nhẵn 1. Đại tu hoặc thay mặt đĩa nhiều vỏ quả 2. Không đủ nƣớc cho máy 2. Điều chỉnh lƣợng nƣớc thích hợp Vỏ quả còn lẫn cà 1. Mặt đĩa bị rách 1. Đại tu hoặc thay mặt đĩa phê 2. Lƣợng nạp quả quá nhiều 2. Giảm tỷ lệ nạp quả 3. Đĩa xát bị đảo 3. Lắp đặt đĩa chính xác, đúng Nhiều quả đi qua 1. Má điều chỉnh quá xa đĩa 1. Điều chỉnh khe má điều máy không đƣợc 2. Quả cà phê khống đúng chỉnh chính xác xát độ chín 2. Chú ý đến thu hoạch, phân 3. Lƣợng nƣớc qua máy quá loại quả nhiều 3. Điều chỉnh lại lƣợng nƣớc 2.2. Máy xát trống có răng Máy xát trống có đƣờng kính điển hình là 28 cm. Công suất làm việc của máy xát trống tuỳ thuộc vào chiều rộng của trống
  19. 28 Hình 2.23: Sơ đồ cấu tạo của máy xát trống 1. Trống quay; 2. Phiến kim loại; 3. Phiến chia tách; 4. Máng chứa; 5. Quả cà phê tƣơi; 6. Cà phê thóc; 7. Vỏ quả 3. Phƣơng pháp vận hành máy xát quả MXQ-1 3.1. Công dụng Máy xát quả MXQ-1 là thiết bị dùng để tách lớp vỏ thịt của quả cà phê trong dây chuyền chế biến cà phê theo phƣơng pháp ƣớt. 3.2. Cấu tạo Hình 2.24: Sơ đồ cấu tạo của máy xát quả MXQ-1 1. Phễu nạp liệu; 2. Rulô xát; 3. Máng chuyển cà phê thóc và vỏ quả vào máy tách vỏ; 4. Cửa xả; 5. Mô tơ truyền động 6. Chấn đế máy; 7. Máy tách vỏ
  20. 29 3.3. Nguyên lý hoạt động - Quả cà phê sau khi qua máy rửa và tách tạp chất sẽ đƣợc chuyển vào máng nạp liệu của máy tách vỏ. Trên rulô xát có gắn các thanh dao. Xung quanh là khung lƣới, các thanh dao và khung lƣới này sẽ bóc tách lớp vỏ quả ra khỏi quả cà phê. - Cà phê thóc và vỏ quả sẽ lọt qua lỗ lƣới đi xuống máng đến phễu nạp liệu của máy xát vỏ. - Quả xanh chƣa bóc sạch vỏ sẽ theo cửa xả liệu đi ra ngoài. Hình 2.25: Máy xát quả MXQ-1 3.4. Vận hành 3.4.1. Trƣớc khi vận hành - Kiểm tra toàn bộ thiết bị, mỡ bôi trơn các ổ bi. - Kiểm tra nguồn nƣớc cấp cho máy xát quả. - Kiểm tra chiều quay của rulô xát. - Kiểm tra van phun nƣớc. 3.4.2. Các bƣớc vận hành - Trƣớc khi cấp liệu cho máy xát quả, cho máy xát chạy không tải từ 2 – 3 phút, sau đó mới cấp liệu cho máy xát. Việc cấp liệu này phải đƣợc điều chỉnh
  21. 30 để đảm bảo sự hoạt động của máy, bằng cách điều chỉnh van nạp liệu của thiệt bị cấp liệu (gầu tải hoặc vít tải). - Mở từ từ van nạp liệu của thiết bị cấp liệu (gầu tải hoặc vít tải), quan sát hoạt động của máy xát quả, cửa ra cà phê quả xanh và máng chuyển cà phê thóc và vỏ quả. - Khi máy hoạt động ổn định, tăng dần năng suất của thiết bị cấp liệu cho máy xát, đồng thời kiểm tra các cửa xả liệu của máy xát. - Mỗi lần thay đổi năng suất cấp liệu, cần quan sát thƣờng xuyên hoạt động của máy xát khoảng 5 – 10 phút để xác định máy xát đã hoạt động ổn định thì ta mới tiếp tục tăng dần năng suất cho đến khi đạt đƣợc năng suất thiết kế của máy xát. - Khi dây chuyền làm việc xong thì dừng máy. 3.5. Chăm sóc và bảo dƣỡng Chăm sóc và bảo dƣỡng máy xát phải thực hiện đúng quy cách, đúng thời gian để kéo dài tính ổn định và tuổi thọ của máy. * Chăm sóc hàng ngày Sau khi làm việc xong phải làm vệ sinh máy xát sạch sẽ. Dùng vòi nƣớc để làm sạch rulô xát, cửa ra cà phê quả xanh, máng ra cà phê thóc và vỏ quả, máy tách vỏ. * Chăm sóc hàng tuần Ngoài các công việc chăm sóc hàng ngày, cần phải thực hiện thêm các công việc sau: - Bơm mỡ vào các ổ bi, gối đỡ của các bộ phận truyền động của gầu tải. - Kiểm tra độ căng dây đai, xích truyền động. Nếu bị chùng hoặc giãn nỡ cần điều chỉnh cho phù hợp hoặc thay thế mới ngay. * Chăm sóc cuối vụ Do máy máy xát quả MXQ-1 luôn làm việc trong môi trƣờng nƣớc nên cuối vụ sản xuất phải thực hiện các công việc sau: - Các ổ bi, gối đỡ phải tháo ra toàn bộ để bảo dƣỡng. Nếu vòng bi quá mòn thì phải thay thế và cho mỡ mới vào để bảo quản cho vụ sản xuất sau. - Kiểm tra và thao rời các dây đai, xích truyền động ra khỏi hệ thống đển đƣa đi bảo dƣỡng. Nếu dây đai, xích truyền động nào bi giãn nở hoặc hƣ hỏng phải thay thế mới ngay. - Làm sạch toàn bộ thiết bị và tiến hành sơn chống rỉ lại các chi tiết bao che do tiếp xúc với nƣớc. Sau đó đƣa toàn bộ hệ thống vào bảo dƣỡng theo kế hoạch. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Cách vận hành máy xát trống có răng? Câu 2 Quy trình vận hành máy xát quả MXQ-1?