Giáo trình mô đun Sản xuất muối phơi nước - Nghề: Sản xuất muối biển

Bài 1: Lấy nƣớc biển và chuẩn bị thiết bị sản xuất
Mục tiêu:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
- Liệt kê được các việc cần thực hiện trong chuẩn bị thiết bị sản xuất;
- Thực hiện được việc kiểm tra, tu sửa thiết bị sản xuất tại các khu vực;
- Tuân thủ quy trình kiểm tra, tu sửa thiết bị sản xuất tại từng khu vực.
A. Nội dung:
Hình 1.1: Đồng muối phơi nước
Sản xuất muối phơi nước sử dụng năng lượng mặt trời bay hơi nước biển
trên các ô ruộng để kết tinh ra thạch cao và muối và dung dịch gồm nhiều hóa
chất trong nước biển. Phương pháp sản xuất muối phơi nước được thực hiện ở
các nơi có các điều kiện sau đây:
Khí hậu thuận lợi cho bay hơi nước, nắng kéo dài, lượng bay hơi lớn, mùa
nắng và mùa mưa được phân chia rõ rệt. Trong vụ sản xuất muối có mưa nhưng
tổng lượng mưa nhỏ hơn nhiều so với lượng bay hơi. Lượng bay hơi có hiệu E
8
(hiệu số giữa lượng bay hơi và lượng mưa) lớn, thường chiếm đến 70÷80% trở
lên.
Có nước biển sạch, không bị ô nhiễm, nồng độ nước biển cao, tốt nhất là
35‰.
Có vùng đất rộng, bằng phẳng để có thể tạo nên các đồng muối qui mô
thích hợp, có khả năng sử dụng việc cơ giới hóa, thu hoạch, vận chuyển, bảo
quản muối. Chất đất đồng muối thích hợp, tốt nhất là 70% sét 30% cát.
Nguồn nhân lực dồi dào và có tay nghề.
Ở nước ta sử dụng công nghệ PHABA để sản xuất muối phơi nước. Theo
công nghệ này, thu được các sản phẩm là muối ăn, thạch cao và nước ót (nồng
độ ≥ 30oBé).
Công nghệ PHABA chia đồng muối làm ba khu vực:
- Khu bay hơi nước biển: tại khu này nước biển được bay hơi lên tới
14oBé
- Khu kết tinh thạch cao: nồng độ từ 14 oBé đến 25 oBé
- Khu kết tinh muối: nồng độ từ 25oBé đến 30oBé
Công việc chuẩn bị thiết bị sản xuất được thực hiện trước mùa sản xuất
bảo đảm cho các thiết bị sản xuất sẵn sàng thực hiện quá trình nhận, cô đặc
nước biển để sản xuất muối, thạch cao và nước ót.
Phương pháp sản xuất muối phơi nước đòi hỏi ruộng muối có độ thẩm lậu
thấp. Đối với khu kết tinh thạch cao, khu kết tinh muối lượng thẩm lậu thấp
hơn nhiều so với khu bay hơi.
Phương pháp sản xuất muối phơi nước đòi hỏi ruộng muối có độ chịu tải
trọng của nền ô kết tinh khu kết tinh thạch cao, khu kết tinh muối phù hợp để
nhân công và máy móc hoạt động khi thu hoạch không bị lún nhiều gây hỏng ô.
1. Lấy nước biển chuẩn bị sản xuất
Có 3 cách lấy nước biển vào đồng muối:
- Tự lưu:
Khi đồng muối có cốt đất thấp, có thể dùng cống lấy nước để đưa nước
vào đồng muối. Thời gian lấy nước phụ thuộc vào chiều cao thủy triều. Sử
dụng bảng thủy triều để tính toán thời gian lấy nước. Khi xây dựng đồng muối
lấy nước tự lưu, người ta đã nghiên cứu chế độ thủy triều và tính toán khẩu độ
cống đưa nước vào đồng muối.
Khi Qnguồn lớn hơn Qyêu cầu
Khi H
nguồn lớn hơn Hyêu cầu
Thì công trình lấy nước tự chảy 
pdf 110 trang thiennv 6921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sản xuất muối phơi nước - Nghề: Sản xuất muối biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_san_xuat_muoi_phoi_nuoc_nghe_san_xuat_muoi.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Sản xuất muối phơi nước - Nghề: Sản xuất muối biển

  1. 10 Hình 1.3: Lấy nước biển kết hợp giữa tự lưu và động lực 2. Chuẩn bị thiết bị sản xuất 2.1. Chuẩn bị thiết bị sản xuất tại khu bay hơi Khu bay hơi bao gồm các loại thiết bị phục vụ sản xuất và sản xuất: - Trạm bơm nước biển hoặc cống lấy nước biển vào đồng muối. - Kênh dẫn nước biển từ trạm bơm hay cống nước biển vào ruộng muối (tất cả các loại kênh, mương dẫn nước thuộc khu bay hơi). - Các ruộng phơi nước (ô bay hơi) chế chạt. 2.1.1. Kiểm tra, sửa chữa cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển vào đồng muối a. Kiểm tra cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển Kiểm tra cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển dựa trên qui trình vận hành của chúng được qui định tại các đơn vị, qui định tại các đơn vị thường có các điểm chung: - Cống, trạm bơm lấy nước biển sản xuất muối cần đạt các yêu cầu sau: + Kịp thời và đủ nước cho dây chuyền sản xuất + Lấy được nước nồng độ cao.
  2. 11 Hình 1.4: Cống, trạm bơm lấy nước biển phục vụ sản xuất muối Hình 1.5: Trạm bơm lấy nước biển phục vụ sản xuất muối - Lượng nước biển đưa vào sản xuất muối được tính toán dựa trên tính toán công nghệ của từng đồng muối cụ thể. - Lượng nước biển đưa vào sản xuất muối phụ thuộc vào: + Nồng độ nước biển + Lượng bay hơi có hiệu + Diện tích bay hơi + Độ thẩm lậu của nền ruộng.
  3. 12 Căn cứ vào tính toán công nghệ sản xuất, chế độ thuỷ triều tại nơi sản xuất, lập nên kế hoạch lấy nước biển cho từng chu kỳ sản xuất và kế hoạch lấy nước biển chung cho toàn vụ sản xuất. b. Mục đích kiểm tra, sửa chữa cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển vào đồng muối Mục đích kiểm tra, sửa chữa cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển vào đồng muối nhằm thoả mãn nhu cầu nước biển có độ mặn cao cho sản xuất muối: - Kiểm tra cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển vào đồng muối là xem xét khả năng lấy nước biển của cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển vào đồng muối. - Sửa chữa cống lấy nước biển hoặc trạm bơm nước biển vào đồng muối nhằm khôi phục khả năng lấy nước biển, giữ nước biển đã lấy được của cống, trạm bơm, đê, đập, như thiết kế ban đầu hoặc phù hợp với kế hoạch sản xuất. 2.1.2. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng, làm sạch kênh (mương) dẫn nước tại khu bay hơi Nước biển, nước chạt tại khu bay hơi có nồng độ chưa cao nên kênh (mương) dẫn nước tại khu vực này thường chưa được kiên cố hoá. Thiết kế ban đầu của kênh (mương) dẫn nước tại khu vực này thường có dạng: g a e c Đất tự nhiên b d Hình 1.6: Kênh (mương) dẫn nước (loại đào, đắp) Đất tự nhiên B C Hình 1.7: Kênh (mương) d ẫn nước (loại đào) b d
  4. 13 e g d Hình 1.8: Kênh (mương) dẫn nước (loại đắp) Sau mùa mưa, kênh (mương) dẫn nước thường bị hư hỏng, sạt lở, bồi lấp, rong rêu phát triển ngăn chặn dòng chảy nên phải kiểm tra và sửa chữa, khôi phục lại thiết kế kỹ thuật ban đầu hoặc phù hợp với kế hoạch sản xuất của kênh (mương) dẫn nước. a. Kiểm tra chất lượng kênh, kênh (mương) dẫn nước khu bay hơi Kiểm tra chất lượng kênh, mương dẫn nước khu bay hơi là xem xét: - Khả năng thông dòng chảy của kênh, mương dẫn nước tại khu bay hơi (chú ý vật cản trở và độ dốc). - Khả năng chứa nước (chú ý diện tích mặt cắt ướt tối đa có thể) của kênh (mương) dẫn nước tại khu bay hơi. b. Tu sửa kênh (mương) dẫn nước tại khu bay hơi Tu sửa kênh (mương) dẫn nước tại khu bay hơi bao gồm: - Làm vệ sinh lòng kênh (mương), vét kênh (mương), bảo đảm đưa đủ nước vào ruộng sản xuất muối và nước không bị ô nhiễm. - Bù đắp những chỗ bị hư hỏng, sạt lở, Sau khi tu sửa phải đảm bảo các thông số kỹ thuật (chủ yếu là diện tích mặt cắt ướt, độ dốc và mật độ đất phần tiếp xúc trực tiếp với nước) của kênh (mương) tương đương thiết kế ban đầu hoặc phù hợp với kế hoạch sản xuất. 2.1.3. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng, làm sạch ruộng phơi nước tại khu bay hơi Trước khi bước vào mùa sản xuất muối cần tiến hành kiểm tra, tu sửa ruộng phơi nước (ruộng muối) tại khu bay hơi. Khu bay hơi gồm những ô ruộng muối (ruộng) có nồng độ nước chạt tại các ô ruộng muối tăng dần theo quá trình cô đặc bằng năng lượng mặt trời, ô ruộng muối cuối cùng (tại phai ra) của khu bay hơi có nồng độ 14oBé.
  5. 14 a. Kiểm tra chất lượng ô ruộng muối khu bay hơi - Kiểm tra chất lượng ô ruộng muối khu bay hơi dựa trên quá trình sản xuất của từng đơn vị qui định. Tuy nhiên, có thể dựa vào các tiêu chuẩn chung như sau: + Mặt ruộng bằng phẳng đảm bảo độ sâu phơi nước đồng đều khắp mỗi ô ruộng bay hơi. + Nền ô sạch rong rêu, không bị còng cáy và các loại sinh vật khác đục thủng mặt ô làm tổn thất nước chạt phơi. + Độ thấm (thẩm lậu) nền ô thấp. + Hệ thống mương gió trong các ô bảo đảm vận chuyển hết nước chạt phơi từ ô này sang ô khác. + Các phai cống chuyển nước, các bờ ô bảo đảm nước chạt trên ô tăng nhanh nồng độ, không bị mất mát đáng kể, thuận lợi cho phân định nồng độ nước chạt và kiểm tra nồng độ nước chạt trong quá trình cô đặc. Phai cống chuyển nước Hình 1.9: Phai cống chuyển nước
  6. 15 Phai cống chuyển nước Hình 1.10: Phai cống chuyển nước - Việc kiểm tra chất lượng ô ruộng muối khu bay hơi bao gồm các việc: + Kiểm tra toàn bộ các ô trong khu bay hơi + Kiểm tra toàn bộ các ô trong khu bay hơi về sự hiện diện của các thực vật như: rong, rêu, các động vật phá hoại nền ô làm ô bị thẩm lậu. + Xác định vị trí và đánh dấu những khu vực hư hỏng ở các ô bay hơi để có biện pháp sửa chữa riêng biệt. + Những hư hỏng thường gặp là nền ô bị mềm nhũn, nền ô có độ mặn thấp, bị lớp rong rêu che phủ. Lớp rong rêu đó làm cho nhiệt độ của nền ô thấp, kết quả là nhiệt độ lớp nước trên mặt và lớp nước đáy ô chênh nhau có thể từ 2÷5oC làm giảm tốc độ bay hơi nước chạt. Nước chạt ở các ô này rất chậm tăng độ mặn. b. Tu sửa ô ruộng muối khu bay hơi - Loại trừ rong rêu bằng cách dùng cào nhỏ cào chúng vào một chỗ và thu dọn vận chuyển đi. - Cần chú ý cào và thu gom một cách nhẹ nhàng tránh làm hỏng mặt ô hoặc làm mặt ô không còn bằng phẳng. - Phơi ô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời cũng là một cách để làm chết rong rêu, sau đó cào chúng ra khỏi ô bay hơi. - Làm phẳng mặt ô: mặt ô khi thi công đã được làm phẳng và lăn ép . Qua các vụ sản xuất, dưới tác động của vận chuyển nước chạt, mưa, rong rêu và các loại còng, cáy, làm biến dạng nền ô. Do đó, cần làm phẳng mặt ô trên cơ sở
  7. 16 cân bằng đất tại chỗ. Biện pháp chung làm phẳng mặt ô là dùng bừa để san phẳng nền ô. Hình 1.11: Dùng bừa để san phẳng nền ô - Phơi ô: ô được tháo hết nước và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi mặt ô không bị lún do người đi hay trục lăn nhỏ không bị dính thì bắt đầu lăn ép ô. - Lăn ép ô ruộng: lăn ép ô làm cho các hạt đất dính chặt với nhau, làm cho khe rỗng giữa các hạt đất thu hẹp lại, giảm độ thấm lậu của nền ô. - Lăn ép ô được thực hiện từ trục lăn nhẹ đến trục lăn nặng. Các loại trục lăn thường bằng đá có đường kính 0,15m, 0,25m, 0,40m dài 0,80m. Các đồng muối lớn dùng máy kéo có trục lăn để lăn ép cũng được thực hiện từ trục lăn nhẹ đến trục lăn nặng phù hợp với lượng nước trong nền ô phơi. Tốc độ lăn ép không được nhanh quá, thông thường bằng tốc độ đi bộ của con người, các vết lăn ép phải gối đầu lên nhau. Tu sửa nền ô bay hơi còn nhằm tăng độ mặn của nền ruộng sau mùa mưa cho phù hợp với nồng độ nước chạt cần khống chế trên nền ô đó trong vụ mùa sản xuất.
  8. 17 Hình 1.12: Lăn ép ô làm cho khe rỗng giữa các hạt đất thu hẹp lại Đối với những ô bay hơi nước chạt nồng độ cao cần phải thu dọn các lớp vỏ mặn ngăn cản qúa trình bay hơi và lưu động của nước chạt. Bùn đất và lớp vỏ mặn được thu gom, loại trừ bằng cách dùng cào và xẻng xúc đưa ra khỏi ô ruộng trước khi đưa nước chạt ngâm ô và lăn ép. Nếu lớp vỏ mặn ít, không dày thì dùng cào làm tơi rồi đánh lẫn vào lớp đất mặt ô trước khi lăn ép. Diện tích khu bay hơi thường chiếm 80% diện tích của đồng muối khi nồng độ của nước biển 3÷3,5 oBé. Nồng độ nước biển càng thấp, tỷ lệ diện tích khu bay hơi càng lớn. Thông thường ô bay hơi được thi công kỹ khi xây dựng đồng muối để chống thấm. Trong quá trình sản xuất muối, độ thấm của nền ô ngày càng ít do bùn đất, thạch cao và các chất kết tủa khác bịt kín khe rỗng giữa các hạt đất. Hệ số thu hồi nước chạt của đồng muối ban đầu là 0,45÷0,50 dần dần tăng lên 0,7÷0,8 (hiện tượng giảm độ thấm). Do diện tích quá lớn và hiện tượng giảm độ thấm nên khu bay hơi khi tu sửa hàng năm thường không thực hiện lăn ép trên diện rộng, chỉ xử lý ngâm ô và lăn ép đối với các ô bị hư hỏng nhiều, độ thấm quá lớn do hư hỏng quá nặng.
  9. 18 c. Xử lý đối với các ô bay hơi bị mềm nhũn: Ô bay hơi bị mềm nhũn do độ mặn ở nền ô nhạt hơn so với nước chạt phơi trên mặt ô. Xử lý ô mềm nhũn bằng cách cải thiện độ mặn của nền cho phù hợp với nước chạt phơi trên mặt ô. Nếu ô phơi mềm nhũn vừa, chỉ cần tháo sạch lớp nước chạt trên nền ô và phơi khô nền ô đến mức có thể lăn ép được. Sau đó tiến hành lăn ép, ô sẽ cứng trở lại. Nếu ô phơi quá mềm nhũn cần phải ngâm ô, loại bỏ bùn, bóc vỏ mặn và dùng cách ngâm mặn từ nồng độ thấp lên nồng độ cao nhằm tăng cường độ mặn của nền ô phù hợp với nồng độ nước chạt cần phơi trên đó. Quá trình ngâm ô rồi phơi khô và lăn ép nhiều lần sẽ làm cho nền ô cứng trở lại, giảm được thẩm lậu và tăng lượng bay hơi cô đặc nước chạt. 2.2. Chuẩn bị thiết bị sản xuất tại khu kết tinh thạch cao Khu kết tinh thạch cao bao gồm các loại thiết bị phục vụ sản xuất và sản xuất: - Trạm bơm trung chuyển nước chạt từ khu bay hơi sang khu kết tinh thạch cao. - Kênh dẫn nước chạt từ trạm bơm vào các ruộng muối. - Các ruộng phơi nước chế chạt - Kết tinh thạch cao. - Các mương chuyển chạt. 2.2.1. Kiểm tra, sửa chữa trạm bơm, kênh dẫn nước chạt vào các ruộng kết tinh thạch cao a. Kiểm tra trạm bơm nước chạt Kiểm tra trạm bơm nước chạt tại khu kết tinh thạch cao dựa trên qui trình vận hành của chúng được qui định tại các đơn vị, qui định tại các đơn vị thường có những điểm chung: - Kịp thời - Lấy được hết lượng nước đủ nồng độ được bàn giao (giao nhận). Lượng nước chạt được bàn giao để đưa vào khu kết tinh thạch cao được tính toán dựa trên tính toán công nghệ của từng đồng muối cụ thể. Lượng nước chạt được bàn giao để đưa vào khu kết tinh thạch cao phụ thuộc vào: - Nồng độ nước biển sử dụng cho đồng muối - Lượng bay hơi có hiệu của khu vực
  10. 19 - Diện tích bay hơi toàn đồng - Độ thẩm lậu của nền ruộng tại khu kết tinh thạch cao và toàn đồng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất lập nên kế hoạch vận hành trạm bơm. b. Sửa chữa trạm bơm nước chạt Trạm bơm nước chạt tại khu kết tinh thạch cao phải thường xuyên tiếp xúc với nước chạt khoảng 14oBé trở lên, đây là môi trường có tính ăn mòn cao, khi bơm vét nước chạt thì dịch lỏng (nước chạt) có lẫn bùn cát nên ngoài việc cánh bơm bị mài mòn nhanh còn có hiện tượng rò rỉ nước (do loại bùn cát mịn bị cuốn vào khe hở giữa trục bơm và phơt). Để tránh hiện tượng này, khi bơm vét nước chạt không nên sử dụng bơm ly tâm. Sửa chữa trạm bơm nước chạt nhằm khôi phục khả năng vận chuyển nước chạt như thiết kế ban đầu hoặc phù hợp với kế hoạch sản xuất. 2.2.2. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng, làm sạch mương dẫn nước tại khu kết tinh thạch cao Nước chạt tại diện tích đầu khu kết tinh thạch cao có nồng độ chưa cao nên mương dẫn nước tại khu vực này thường chưa được kiên cố hoá, nhưng được gia công kỹ lưỡng hơn mương dẫn nước tại khu bay hơi. Thiết kế ban đầu của kênh (mương) dẫn nước tại khu vực này cũng có dạng như khu bay hơi. Sau mùa mưa, mương dẫn nước tại khu kết tinh thạch cao cũng thường bị hư hỏng, sạt lở, bồi lấp, rong rêu phát triển ngăn chặn dòng chảy nên cũng phải kiểm tra và sửa chữa, khôi phục lại thiết kế kỹ thuật ban đầu hoặc phù hợp với kế hoạch sản xuất. Việc kiểm tra, tu sửa kênh, mương dẫn nước khu kết tinh thạch cao tiến hành tương tự việc kiểm tra, tu sửa kênh, mương dẫn nước khu bay hơi nhưng phải tăng cường gia công chống thấm để bảo vệ nước chạt đã có nồng độ tương đối cao. 2.2.3. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng, làm sạch ruộng phơi nước tại khu kết tinh thạch cao Cũng như đối với khu bay hơi, trước khi bước vào mùa sản xuất muối cần tiến hành kiểm tra, tu sửa ruộng phơi nước (ruộng muối) tại khu kết tinh thạch cao. Khu kết tinh thạch cao gồm những ô ruộng muối (ruộng) có nồng độ nước chạt tại các ô ruộng muối tăng dần theo quá trình cô đặc bằng năng lượng mặt trời, ô ruộng muối đầu tiên của khu kết tinh thạch cao nhận nước chạt có nồng độ 14oBé ô ruộng muối cuối cùng (tại phai ra) của khu kết tinh thạch cao có nồng độ 25oBé.
  11. 20 Việc kiểm tra, tu sửa ô ruộng muối khu kết tinh thạch cao tương tự việc kiểm tra, tu sửa ô ruộng muối khu bay hơi nhưng được đầm ép ở mức độ cao hơn (nhằm bảo vệ bán thành phẩm). Trường hợp mặt ô có lớp vỏ mặn thì lớp vỏ mặn này được thu gom đưa ra khỏi ô ruộng trước khi đưa nước chạt ngâm ô và lăn ép. Thạch cao được hình thành và kết tủa xuống ô khi nồng độ nước chạt từ 14÷25oBé. Lượng thạch cao thường chiếm khoảng 5% lượng muối nên thường thu hoạch cao sau nhiều vụ sản xuất. Có thể dùng một phần diện tích khu thạch cao để dự trữ nước chạt bão hòa cho khu kết tinh muối (chuẩn bị nguyên liệu cho khu kết tinh muối), cũng có thể bố trí để kết tinh muối khi thời tiết thuận lợi, lượng nước chạt bão hòa dồi dào. Thi công ô kết tinh thạch cao kỹ lưỡng hơn khu bay hơi. Khu kết tinh thạch cao yêu cầu nền đất có tỷ lệ đất sét bằng 50÷70% . Thi công ô kết tinh thạch cao cần thực hiện các công việc sau: - Điều chỉnh diện tích mặt bằng theo yêu cầu của qui trình thiết kế công nghệ. Diện tích bố trí cho kết tinh thạch cao phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ nước biển đưa vào dây chuyền sản xuất muối phơi nước. Nồng độ nước biển đưa vào dây chuyền sản xuất là 3,5 oBé thì tỷ lệ diện tích khu thạch cao là 13,03% diện tích có hiệu. Nồng độ nước biển 3oBé diện tích thạch cao 11,3%. Nồng độ nước biển 2,5oBé diện tích thạch cao 9,4%. Tu sửa ô kết tinh thạch cao có thể dùng cát mặn rải trên ô và lăn ép kỹ. - Nạo vét kênh mương xung quanh khu vực ô kết tinh thạch cao. - Đào giếng hay làm ô dự trữ nước chạt (nếu thấy cần thiết). - Đắp bờ ô. - Cho nước chạt ngâm ô lần thứ nhất. - Sau đó đầm ô lần 1. - Cày xới nền ô sâu 20÷25cm. - Ngâm nước mặn lần 2, nồng độ ngâm 7÷11 oBé. - Bừa và san phẳng nền ô trong nước chạt, rồi tháo nước bùn hữu cơ ra khỏi ô. - San đầm ô lần thứ 2. - Ngâm nước chạt lần thứ 3, nồng độ 14÷16 oBé. - San đầm ô lần thứ 3. - Đào cuốc góc phía cạnh bờ ô, đào bạt mái bờ ô.
  12. 21 - Xây kè bờ ô bằng đá chẻ. Kiểm tra ô kết tinh thạch cao đạt chất lượng mới được đưa vào sử dụng. Tùy thuộc độ dày lớp thạch cao mà thu hoạch từ 2÷3 năm/lần hay lâu hơn. Lớp thạch cao làm cho cốt đất của ô cao lên, gây khó khăn cho chuyển nước nên chu kỳ thu hoạch phải hợp lí. Do thạch cao không tan trong nước nên lớp thạch cao sau mỗi vụ sản xuất vẫn được bảo quản tại ô ruộng. Trước mỗi vụ sản xuất, ô kết tinh thạch cao được tháo nước mưa, làm vệ sinh ô ruộng, xử lý cục bộ những nơi có hư hỏng có thể làm tổn thất nước chạt. Khống chế nồng độ kết tinh từ 14÷25 oBé là rất quan trọng để thu thạch cao thô và bảo đảm chất lượng của muối ăn được kết tinh ở giai đoạn cô đặc sau. Công tác kiểm tra ở khu vực này chủ yếu đảm bảo nền ô không bị thấm lậu, hư hỏng để bảo đảm khồng chế nồng độ đưa vào ô và ra khỏi ô như yêu cầu của qui trình sản xuất thạch cao trong dây chuyền sản xuất muối phơi nước. 2.3. Chuẩn bị thiết bị sản xuất tại khu kết tinh muối Khu kết tinh thạch cao bao gồm các loại thiết bị phục vụ sản xuất và sản xuất: - Trạm bơm trung chuyển nước chạt từ khu kết tinh thạch cao sang khu kết tinh muối. - Kênh dẫn nước chạt từ trạm bơm vào các ô kết tinh muối. - Các ô phơi nước chạt kết tinh muối. - Các mương chuyển chạt. 2.3.1. Kiểm tra, sửa chữa trạm bơm, kênh dẫn nước chạt vào các ô kết tinh muối a. Kiểm tra trạm bơm nước chạt Kiểm tra trạm bơm nước chạt tại khu kết tinh muối dựa trên qui trình vận hành của chúng được qui định tại các đơn vị, qui định tại các đơn vị thường có những điểm chung: - Kịp thời - Lấy được hết lượng nước đủ nồng độ được bàn giao (giao nhận). Lượng nước chạt được bàn giao để đưa vào khu kết tinh muối được tính toán dựa trên tính toán công nghệ của từng đồng muối cụ thể. Lượng nước chạt được bàn giao để đưa vào khu kết tinh muối phụ thuộc vào: - Nồng độ nước biển sử dụng cho đồng muối
  13. 22 - Lượng bay hơi có hiệu của khu vực - Diện tích bay hơi toàn đồng - Độ thẩm lậu của nền ô kết tinh tại khu kết tinh muối và toàn đồng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất lập nên kế hoạch vận hành trạm bơm. b. Sửa chữa trạm bơm nước chạt Trạm bơm nước chạt tại khu kết tinh muối phải thường xuyên tiếp xúc với nước chạt nồng độ từ 25oBé trở lên, đây là môi trường có tính ăn mòn rất cao, khi bơm vét nước chạt thì dịch lỏng (nước chạt) có lẫn bùn cát, tinh thể muối cỡ nhỏ hoặc mảnh vỡ của tinh thể muối nên ngoài việc cánh bơm bị mài mòn nhanh còn có hiện tượng rò rỉ nước (do loại bùn cát mịn, tinh thể muối cỡ nhỏ hoặc mảnh vỡ của tinh thể muối bị cuốn vào khe hở giữa trục bơm và phơt). Để tránh hiện tượng này, khi bơm vét nước chạt không nên sử dụng bơm ly tâm. Sửa chữa trạm bơm nước chạt tại khu kết tinh muối nhằm khôi phục khả năng vận chuyển nước chạt như thiết kế ban đầu hoặc phù hợp với kế hoạch sản xuất. 2.3.2. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng, làm sạch mương dẫn nước tại khu kết tinh muối Nước chạt tại khu kết tinh muối có nồng độ cao nên mương dẫn nước tại khu vực này thường được kiên cố hoá, hoặc ít nhất cũng được gia công kỹ lưỡng tối đa có thể (nếu chưa có điều kiện kiên cố hoá). Thiết kế ban đầu của kênh (mương) dẫn nước tại khu vực này thường có dạng: Mương cấp nước chạt Phai cấp nước chạt Hình 1.13: Mương cấp nước chạt, phai cấp nước chạt cho ô kết tinh muối
  14. 23 Mương cấp nước chạt Hình 1.14: Mương cấp nước chạt cho ô kết tinh muối Mương cấp nước chạt Hình 1.15: Mương cấp nước chạt cho ô kết tinh muối Sau mùa mưa, mương dẫn nước tại khu kết tinh muối thường không bị hư hỏng, sạt lở nhưng bị bùn cát bồi lấp cản trở dòng chảy nên cũng phải kiểm tra và nạo vét, khôi phục lại thiết kế kỹ thuật ban đầu hoặc phù hợp với kế hoạch sản xuất. Việc kiểm tra, nạo vét kênh, mương dẫn nước khu kết tinh muối cần tiến hành thường xuyên hơn các khu vực khác của đồng muối để đảm bảo sản lượng và chất lượng muối. 2.3.3. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng, làm sạch ô kết tinh muối Cũng như đối với các khu vực khác của đồng muối, trước khi bước vào mùa sản xuất muối cần tiến hành kiểm tra, tu sửa các ô kết tinh muối.
  15. 24 Khu kết tinh muối gồm những ô kết tinh muối được chia thành các khu vực nhỏ hơn nhằm phục vụ cho công tác phân loại và thu hoạch sản phẩm muối được thuận tiện. Khu vực tiếp nhận chạt từ khu kết tinh thạch cao chuyển sang là khu vực có chất lượng sản phẩm cao nhất, khu vực kết tinh muối cuối cùng là khu vực có chất lượng sản phẩm thấp nhất. Ô kết tinh muối đòi hỏi thi công tỷ mỉ và tu sửa hàng năm trước vụ mùa sản xuất. Thi công ô kết tinh cần tiến hành các công việc ban đầu như: làm sạch địa điểm xây dựng ô kết tinh, định tuyến, xác định kích thước ô giống như làm đối với ô kết tinh thạch cao. Nền ô khu kết tinh chịu tải trọng lớn khi thu hoạch bằng thủ công hay máy móc nên hàm lượng cát của lớp đất có thể cao hơn 30%. Hiện nay (năm 2011) đã có những cơ sở sản xuất muối phơi nước chủ động gia cố nền ô khu kết tinh để chịu tải trọng lớn khi thu hoạch muối hoàn toàn bằng phương tiện cơ giới. Phương pháp gia cố nền ô khu kết tinh chịu tải trọng lớn là bổ sung cọc cát cho nền ô khu kết tinh. Cọc cát Đất tự nhiên Cát tự nhiên Hình 1.16: Trích mặt cắt ô kết tinh có nền ô được gia cố cọc cát Việc kiểm tra, tu sửa ô kết tinh muối (ô đã sản xuất) tập trung vào việc kiểm tra, tu sửa và bảo vệ lớp đất chống thấm của ô kết tinh. h Đất tự nhiên Hình 1.17: Trích mặt cắt ô kết tinh (h là độ dày lớp đất đầm chặt và lớp đất chống thấm)
  16. 25 h b Đất tự nhiên Hình 1.18: Trích mặt cắt ô kết tinh (h là độ dày lớp đất đầm chặt và lớp đất chống thấm b là độ rộng đường kè đá giành cho phương tiện cơ giới thu muối) Các công việc cần làm để tạo ra ô kết tinh muối bắt buộc phải được thực hiện nghiêm chỉnh để bảo đảm chất lượng cho ô kết tinh muối trong sản xuất muối phơi nước (làm ô kết tinh mới hoặc mở rộng diện tích kết tinh muối). Bao gồm các công việc: a- Điều chỉnh diện tích mặt bằng của ô kết tinh theo thiết kế công nghệ. Tỷ lệ diện tích ô kết tinh muối đối với diện tích chung có hiệu của dây chuyền sản xuất phụ thuộc nồng độ nước biển đưa vào: Bảng 1.1. Tỷ lệ diện tích kết tinh muối so với diện tích có hiệu chung Nồng độ oBé 2,5 3 3,5 4 Tỷ lệ diện tích % 9,4 11,3 13,0 14,8 Diện tích ô kết tinh thay đổi tùy theo qui mô của đồng muối. Các đồng muối bố trí diện tích mỗi ô kết tinh từ 1ha trở lên để có thể sử dụng các loại máy thu hoạch muối. Ở miền Trung nước ta có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối phơi nước, thường bố trí mỗi ô kết tinh khoảng 1ha. Diện tích ô kết tinh muối lớn nên đòi hỏi tạo độ bằng phẳng đều khắp mặt ô, để khống chế được độ sâu nước chạt đều tại tất cả các vị trí trong ô khi kết tinh muối. b- Đào mương xung quanh khu vực làm ô kết tinh Khu vực ô kết tinh có các loại mương được sử dụng với các mục đích khác nhau. Đó là: - Mương dẫn chạt đưa nước chạt bão hòa vào các ô kết tinh. - Mương tháo nước ót. - Mương tháo nước mưa. Các loại mương này được bố trí một cách hợp lí ở từng đồng muối và các đơn vị sản xuất độc lập.