Giáo trình mô đun Sản xuất muối phơi cát - Nghề: Sản xuất muối biển

Bài 1: Chế chạt muối phơi cát
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Liệt kê đƣợc các chất có mặt trong nƣớc biển;
- Mô tả đƣợc các công việc cần thực hiện trong quá trình phơi cát-Chế
chạt;
- Thực hiện đƣợc các công việc trong quá trình phơi cát-chế chạt;
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật phơi cát-chế chạt.
A. Nội dung:
Tuy sử dụng ít nhƣng muối ăn (muối) là loại thực phẩm không thể thiếu
của đời sống con ngƣời. Sản xuất muối phơi cát mang tính thời vụ (chỉ sản xuất
đƣợc khi cƣờng độ chiếu nắng đủ lớn), thiết bị sử dụng để sản xuất muối phơi
cát đƣợc tu sửa vào cuối năm. Trong quá trình sản xuất muối phơi cát có tạo ra
một chất thải (nƣớc ót), chất thải này có hại cho hệ sinh thái nếu thải trực tiếp
ra môi trƣờng. Nhƣng chất thải này nếu đƣợc gom lại với số lƣợng đáng kể lại
là nguyên liệu quý cho công nghệ hoá học trình độ cao.
Nhiều tài liệu đã chứng minh muối ăn sản xuất bằng phƣơng pháp phơi cát
tuy hàm lƣợng NaCl không cao nhƣng chứa nhiều nguyên tố vi lƣợng rất cần
thiết cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể con ngƣời.
Ở nƣớc ta, sản lƣợng muối bằng phƣơng pháp phơi cát sản xuất hàng năm
vào khoảng 250 ngàn tấn, đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Với điều kiện thời tiết, khí hậu của miền Bắc nƣớc ta sản xuất muối bằng
phƣơng pháp phơi cát vẫn là phƣơng pháp duy nhất phù hợp.
Kỹ thuật sản xuất muối theo phƣơng pháp phơi cát tồn tại qua nhiều thế
kỷ, kinh nghiệm sản xuất của diêm dân rất phong phú, mỗi vùng, mỗi địa
phƣơng đều tích lũy những kinh nghiệm khác nhau.
1. Lấy nƣớc triều vào sản xuất
Hầu hết các đồng muối phơi cát đều lấy nƣớc tự lƣu theo thủy triều vào
các kỳ nƣớc cƣờng hàng tháng, vào thời gian này lấy đƣợc nhiều nƣớc, nhanh
và độ mặn cũng cao hơn thời gian khác. 
pdf 182 trang thiennv 10/11/2022 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sản xuất muối phơi cát - Nghề: Sản xuất muối biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_san_xuat_muoi_phoi_cat_nghe_san_xuat_muoi.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Sản xuất muối phơi cát - Nghề: Sản xuất muối biển

  1. 10 Hình 1.2: Cống lấy nước triều một cửa Tùy theo địa hình địa vật, thời tiết, quy trình lấy nƣớc cũng phải phù hợp để lấy đƣợc đủ và có độ mặn cao. Nếu cống cấp nƣớc biển nằm trên đê biển mà ngoài đê có bãi cát rộng thì trong những ngày thời tiết tốt, độ mặn nƣớc biển đƣợc nâng cao nên tranh thủ lấy nƣớc biển vào lúc thủy triều mới dâng và lấy ở lớp mặt. Nếu gặp trời mƣa, thì tùy theo lƣợng mƣa lớn nhỏ mà quyết định giữ nƣớc cũ hay thay nƣớc mới hoặc tháo bớt lớp nƣớc nhạt phía trên mặt để có lợi cho sản xuất. Cần phải kiểm tra độ mặn nƣớc biển trong và ngoài đồng muối, độ mặn nƣớc mặt và độ mặn nƣớc phía dƣới sâu (kiểm tra bằng Bô mê kế loại 0÷5oBé - loại đo nồng độ nƣớc biển). - Hồ chứa nƣớc biển (hồ chƣng phát): Ở những nơi có điều kiện nên thiết kế hồ chứa, nƣớc biển đƣợc lƣu trữ ở đây trƣớc khi đƣa vào ruộng muối. Hồ chứa có 2 tác dụng: thứ nhất là dự trữ và điều tiết mực nƣớc biển so với bề mặt của sân phơi cát (nhất là những đồng muối lấy nƣớc biển không thuận lợi), mặt khác tận dụng mặt thoáng của hồ để nâng cao độ mặn của nguyên liệu. Một vấn đề cần lƣu ý là hồ chứa không đƣợc quá rộng hoặc quá sâu, nếu không độ mặn nƣớc biển không tăng đƣợc bao nhiêu và khi mƣa lớn không tháo đƣợc cạn nƣớc, làm ảnh hƣởng đến độ mặn nguyên liệu (nƣớc biển) hoặc làm chậm thời gian đƣa đồng muối vào sản xuất.
  2. 11 - Công tác quản lý việc cung cấp nƣớc biển: Để cung cấp nƣớc biển phục vụ sản xuất cần quan tâm cả số lƣợng và chất lƣợng nƣớc biển, nghĩa là không nên chỉ chú trọng số lƣợng nƣớc biển cần cấp cho sản xuất mà còn phải chú ý đến độ mặn nƣớc biển cần cấp. + Ở những nơi có điều kiện thuận lợi lấy nƣớc biển phục vụ sản xuất thì nên lấy với mức vừa phải để nƣớc biển dễ bay hơi nâng cao độ mặn của nguyên liệu, nhằm nâng cao nồng độ nƣớc biển khi đang chứa trong hồ chứa hoặc các mƣơng dẫn, ở những nơi không có điều kiện thuận lợi lấy nƣớc biển thì tận dụng hồ chứa, mƣơng dẫn để trong những ngày nƣớc cƣờng có thể lấy nhiều nƣớc biển có nồng độ cao dự trữ cho sản xuất. + Nếu xảy ra hiện tƣợng sắp mƣa to nên lấy nhiều nƣớc biển vào đồng muối để hạn chế tác dụng "rửa mặn" sân phơi cát do nƣớc mƣa gây nên. + Sau khi mƣa cần kiểm tra nồng độ nƣớc biển trong các mƣơng dẫn, hồ chứa. Nếu nồng độ thấp hơn bên ngoài biển thì cần có kế hoạch thay nƣớc trong đồng muối. Nếu thấy nồng độ nƣớc biển trong nội đồng có thể thay đổi do quá trình bay hơi trong khoảng thời gian thay nƣớc sẽ xấp xỉ bằng nồng độ nƣớc biển thì không nên thay nƣớc nữa mà chỉ cần tháo bớt lớp nƣớc nhạt ở trên mặt hồ chứa. + Nên đặt thƣớc đo mực nƣớc ở thƣợng lƣu và hạ lƣu cống lấy nƣớc biển để dễ dàng xác định lƣợng nƣớc biển lấy thêm vào đồng muối và chênh lệch mực nƣớc biển ở ngoài biển vào trong đồng muối. + Cung cấp nƣớc biển là phần việc quan trọng trong quá trình sản xuất muối ăn. Vì vậy, cần phải tổ chức bộ phận cung cấp nƣớc biển chuyên trách ở đồng muối. Ngƣời làm công tác này ngoài việc theo dõi tình hình thủy triều, nồng độ nƣớc biển, phải có kế hoạch và thực hiện việc lấy nƣớc biển vào đồng, gạn nƣớc nhạt, thay nƣớc nhạt trong đồng muối khi cần, có trách nhiệm bảo vệ cống, các hệ thống kênh mƣơng và là ngƣời càng có nhiều năm kinh nghiệm „quản cống‟ càng tốt. + Tất cả các số liệu theo dõi về nƣớc biển ở trong đồng muối và ngoài biển đều phải ghi chép, lƣu trữ cẩn thận để có số liệu về quy luật thủy triều, quy luật thay đổi nồng độ nƣớc biển ở vùng có đồng muối. Từ đó, tìm ra những biện pháp cung cấp nƣớc biển có lợi nhất cho sản xuất. 2. Kiểm tra, tu sửa thiết bị Từ xƣa ngƣời ta đã biết làm ra muối từ nƣớc biển, mới đầu rất thủ công và đơn giản, sản xuất theo tính chất gia đình. Sau này, dần dần nghề sản xuất muối đã phát triển mạnh. Sử cũ đã ghi rằng năm 1479 tại Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đã có nghề nấu muối: ngƣời ta đã lấy nƣớc biển về để nấu thành muối, sau đó ngƣời ta đã biết lấy cát nơi thuỷ triều lên xuống đã đƣợc phơi nắng hòa với nƣớc biển, để lắng lấy nƣớc trong đem nấu thành muối và thấy sản lƣợng tăng so với nấu trực tiếp từ nƣớc biển.
  3. 12 Do lƣợng nƣớc chạt sản ra ngày càng nhiều, ngƣời ta không có đủ nhiên liệu và công để nấu nên đã đem nƣớc chạt phơi dƣới ánh nắng mặt trời để thu lấy muối. Đây là thời kỳ mà cơ sở của phƣơng pháp bay hơi mặt bằng đƣợc hình thành, các bãi biển thuận tiện cho việc sản xuất muối đều đƣợc tƣ hữu hóa. Tuy nhiên ban đầu các cơ sở sản xuất muối tƣ nhân tự phát này còn rất sơ sài: không có đê, cống, mƣơng, máng, sân, nƣớc chạt nhƣ ngày nay và hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Dần dần ngƣời ta tích luỹ đƣợc kinh nghiệm trong sản xuất, trang thiết bị cũng đƣợc sáng tạo, cải tiến, ngƣời dân làm muối ở Nam Định đã biết văng cát phơi nắng để tạo cát mặn, lọc lấy nƣớc chạt có độ mặn cao để phơi lấy nhiều muối hơn. Qua quá trình lao động-sản xuất nhân dân ở các vùng ven biển miền Bắc Việt Nam hình thành phƣơng pháp sản xuất muối theo kiểu phơi cát-lọc chạt. Theo phƣơng pháp sản xuất này diêm dân phải có một khu vực gọi là sân phơi cát (gọi tắt là sân cát), bằng cách nào đó ngƣời ta có nƣớc biển ở trong lòng sân cát (có thể đào mƣơng dẫn nƣớc biển vào xung quanh sân cát hoặc vận chuyển nƣớc biển vào sân cát bằng các loại phƣơng tiện), sân cát có nhiệm vụ cung cấp nƣớc biển cho lớp cát phơi, buổi sáng ngƣời ta văng vãi cát thành lớp mỏng trên sân cát để phơi, trong quá trình phơi lớp cát phơi làm bay hơi nƣớc ngọt trong nƣớc biển làm cho độ mặn tăng dần lên, đến khi đạt trạng thái quá bão hoà mà vẫn tiếp tục bay hơi nƣớc ngọt thì muối đƣợc tách ra ở dạng rắn bám vào các hạt cát, quá trình đó diễn ra liên tục trong thời gian cƣờng độ chiếu nắng của mặt trời đủ lớn. Khi cƣờng độ chiếu nắng của mặt trời giảm ngƣời ta thu lấy cát đó và cát đó đƣợc gọi là cát mặn. Để lấy đƣợc lƣợng muối bám vào các hạt cát đó ngƣời ta sử dụng một thiết bị gọi là nƣớc chạt lọc. Ngƣời ta đƣa cát mặn vào trong nƣớc chạt lọc, khoả bằng và dậm chạt, tiếp theo ngƣời ta tƣới nƣớc biển hoặc nƣớc có độ mặn cao hơn nƣớc biển (nƣớc con) lên lớp cát mặn, nƣớc đó sẽ chảy qua lớp cát mặn, muối ở trong lớp cát mặn sẽ bị tan vào nƣớc cho nên độ mặn trong nƣớc đã chảy qua lớp cát mặn tăng lên. Nếu là nƣớc lọc lần đầu thì độ mặn của nó thƣờng đạt trên 10oBé (độ Bô mê) và gọi là nƣớc cái, nếu là nƣớc lọc lần sau (lọc để tận thu lƣợng muối còn lại sau lọc lần đầu) thì độ mặn của nó thƣờng đạt (5÷7) oBé và gọi là nƣớc con. Ngoài khu vực gọi là sân phơi cát, phƣơng pháp sản xuất muối theo kiểu phơi cát-lọc chạt còn yêu cầu có một khu vực gọi là khu vực ô nề, khu vực ô nề có nhiệm vụ cô đặc nƣớc cái bằng năng lƣợng của tự nhiên (năng lƣợng của bức xạ mặt trời) để kết tinh muối. Tên ô nề là do: Để chống thấm, tăng khả năng bay hơi, bảo vệ độ sạch của sản phẩm muối, v.v Ngƣời ta sử dụng vôi tôi trộn với cát và các phụ gia theo kinh nghiệm để tạo bề mặt và bờ các ô phơi nƣớc cái kết tinh muối, việc thi công các ô phơi nƣớc cái kết tinh muối kiểu này gần giống với việc thi công các công trình nhà ở lúc bấy giờ. Mặt khác, việc tạo độ nhẵn và lấy thăng bằng để khi phơi nƣớc cái thì độ sâu mực nƣớc trên khắp mặt sân tƣơng đối đồng đều thƣờng diêm dân không tự làm đƣợc mà phải sử dụng những ngƣời thi công các công trình nhà ở (thợ nề) cho nên khu vực này đƣợc gọi là khu vực ô nề.
  4. 13 Phƣơng pháp sản xuất muối theo kiểu phơi cát-lọc nƣớc chạt (ở Miền Bắc Việt Nam) ngoài sân phơi cát, khu vực ô nề còn có hệ thống mƣơng máng dẫn nƣớc biển, thoát nƣớc mƣa và hệ thống bể chứa (có thể còn gọi là thống cái và thống con) nƣớc chạt (nƣớc cái và nƣớc con). Phƣơng pháp sản xuất muối phơi cát đƣợc áp dụng ở những nơi có điều kiện sau: - Thời tiết thuận lợi cho bay hơi. Đó là vùng có nhiệt độ cao, lƣợng bay hơi trong thời gian sản xuất lớn, nhƣng số ngày nắng trực tiếp không dài, mƣa xen kẽ trong vụ sản xuất không thuận lợi cho sản xuất muối phơi nƣớc. - Nồng độ nƣớc biển càng cao càng tốt. Nhƣng phạm vi nồng độ nƣớc biển có thể thay đổi lớn, không ổn định và có thể thấp hơn nhiều so với sản xuất muối phơi nƣớc. - Gần vùng có nhiều cát, thuận lợi cho việc lấy cát để xây dựng nền ruộng phơi và dùng làm cát phơi. - Diện tích để xây dựng đồng muối có thể giao động rất lớn từ hàng chục đến hàng trăm hecta. *Quy trình sản xuất muối phơi cát Nƣớc biển đƣợc đƣa vào sân phơi qua hệ thống cống mƣơng bằng thủy triều. Trên bề mặt sân phơi đă rải một lớp cát mỏng làm trung gian để nhận nhiệt bức xạ mặt trời và muối từ nƣớc biển. Nƣớc biển ngấm từ dƣới lên vào trong lớp cát sẽ đƣợc bay hơi tạo ra cát mặn. Cát mặn đƣợc thu lại, dùng nƣớc chạt có nồng độ thấp hoặc nƣớc biển hòa tan muối để lấy đƣợc nƣớc chạt có nồng độ cao hơn trong một thiết bị gọi là chạt lọc. Nƣớc chạt thu đƣợc chảy vào chỗ chứa gọi là thống con, thống cái. Sau đó nƣớc chạt nồng độ cao đƣợc đƣa lên ô kết tinh để phơi tạo thành muối. Muối kết tinh ra đƣợc cào, gom và thu lại chuyển vào kho chứa bằng xe cút kít hoặc bằng cách vận chuyển hoàn toàn thủ công.
  5. 14 ĐƠN VỊ SẢN XUẤT MUỐI BẰNG PHƢƠNG PHÁP PHƠI CÁT SÂN SÂN SÂN SÂN SÂN KẾT KẾT KẾT KẾT KẾT TINH TINH TINH TINH TINH SÂN SÂN SÂN SÂN SÂN KẾT KẾT KẾT KẾT KẾT TINH TINH TINH TINH TINH BỂ BỂ CHỨA XỬ LÝ Cát dự trữ CHẠT CHẠT t ạ cch ớ RUỘNG PHƠI CÁT p trung nƣtrung p ậ Rãnh Rãnh t Chạt lọc cát mặn. Cát luân phiên Hình 1.3: Đơn vị sản xuất muối phơi cát
  6. 15 2.1. Tu sửa ruộng (sân) phơi cát Sản xuất muối phơi cát mang tính thời vụ cho nên trƣớc khi vào mùa vụ sản xuất thu sản phẩm (sau một thời gian dài nghỉ sản xuất) phải tiến hành tu sửa các loại thiết bị, việc tu sửa các loại thiết bị nhằm mục đích phục hồi chức năng kỹ thuật của từng loại thiết bị. Ruộng phơi cát là thiết bị quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống thiết bị của phƣơng pháp sản xuất muối phơi cát. Hiệu quả lao động, năng suất của phƣơng pháp sản xuất muối phơi cát chủ yếu phụ thuộc vào chất lƣợng của ruộng phơi cát. Nhìn toàn cảnh từ trên xuống ruộng phơi cát của một đơn vị sản xuất muối phơi cát có dạng nhƣ hình 2.1, với cách nhìn này ta mới chỉ thấy bề mặt của ruộng phơi cát. Trƣớc mùa sản xuất phải tiến hành việc tu sửa ruộng phơi cát. Đối với nền ruộng phơi cát có thể xảy ra hai trƣờng hợp trái ngƣợc nhau: p p ậ Rãnh t Rãnh c c ớ Sân phơi cát trung nƣ trung Chạt lọc cát mặn Hình 1.4: Ruộng phơi cát Nền ruộng bị khô khó có thể mao dẫn nƣớc từ dƣới nền ruộng lên cát phơi và hiện tƣợng nền ruộng bị thẩm lạnh do lƣợng nƣớc mao dẫn lên mặt ruộng phơi cát quá lớn. Nền ruộng khô do sản xuất lâu ngày tạo nên lớp chai cứng là kết quả của việc không lấy hết cát phơi hay muối kết tinh trên lớp đất bùn lỏng bị khô. Trong trƣờng hợp đó cần phải phá bỏ lớp đất chai và thay bằng lớp cát phơi mới. Nếu việc dẫn mao nƣớc khó khăn do cấu tạo của nền ruộng phơi gây nên thì cần phải chêm cát vào ruộng bằng phƣơng pháp kênh mai - chêm cát (có nơi gọi là lách mai - chêm cát). Trƣờng hợp nghiêm trọng quá cần phải tiến hành cải tạo toàn bộ phần đó nhƣ thi công mới nền ruộng (ruộng phơi cát).
  7. 16 Đối với ruộng thẩm lạnh cần phải thêm đất chứa nhiều sét vào và có thể khống chế hạ thấp mức nƣớc ở các kênh xung quanh ruộng cát. Ruộng phơi cát gồm nền ruộng và mặt ruộng, nền ruộng có nhiệm vụ vận chuyển nƣớc ở mƣơng bao quanh ruộng phơi cát vào khắp nền ruộng và mao dẫn nƣớc lên lớp mặt ruộng. Lớp mặt ruộng có nhiệm vụ vận chuyển nƣớc (mao dẫn) và phân phối đều nƣớc cho lớp cát phơi. Để có thể thực hiện đƣợc các nhiệm vụ đó, nền ruộng và mặt ruộng đều đƣợc thi công bằng đất và cát. Để tiết kiệm chi phí thi công nền ruộng ngƣời ta tạo những rãnh cát làm nhiệm vụ dẫn nƣớc và mao dẫn tại những diện tích mặt đất đƣợc chọn làm ruộng phơi cát. Mặt ruộng cũng đƣợc thi công bằng đất và cát nhƣng đất và cát đƣợc trộn đều để mặt ruộng có thể cấp nƣớc cho lớp cát phơi một cách đồng đều trên toàn bộ mặt ruộng. Cấu tạo của nền ruộng phơi cát thƣờng đƣợc thiết kế nhƣ sau (hình 1.4): Mƣơng số 3 Cát phơi M ặt ruộng Nề n ruộng Nền đất tự nhiên Hình 1.5: Trích mặt cắt ruộng phơi cát Để thuận tiện cho việc thoát nƣớc mƣa và khắc phục nhanh sau khi mƣa, ngƣời ta chủ động tạo độ dốc cho mặt ruộng phơi cát (hình 1.5). Ô nề 35cm Đƣờng thăng bằng Mƣơng số 3 35m Hình 1.6: Độ dốc mặt ruộng phơi cát
  8. 17 Yêu cầu kỹ thuật đối với ruộng phơi cát: Tỷ lệ giữa diện tích ruộng phơi cát với diện tích cả khu vực sản xuất phải phù hợp (xấp xỉ 3⁄4 tuỳ thuộc vào nồng độ của nƣớc mặn bao quanh ruộng). Ruộng phơi cát phải có độ mao dẫn (khả năng tự động cung cấp nƣớc biển cho cát phơi) tƣơng đồng với các điều kiện cụ thể về nền ruộng, mặt ruộng và mực nƣớc trong mƣơng bao quanh ruộng cát. Ruộng phơi cát phải có khả năng thoát nƣớc mƣa nhanh. Ruộng phơi cát phải có cƣờng độ chịu lực đủ lớn để có thể đi lại thực hiện các thao tác sản xuất mà không làm thay đổi đáng kể các chức năng khác của ruộng. 2.1.1. Tu sửa ruộng phơi cát bị khỏ (chai) Ruộng phơi cát bị khỏ (chai) là ruộng phơi cát đã bị giảm chức năng dẫn nƣớc và mao dẫn nƣớc mặn lên mặt ruộng. Biểu hiện: Mặt ruộng luôn có độ sáng màu (kể cả khi cƣờng độ chiếu nắng nhỏ). Nguyên nhân: Ruộng phơi cát đã sử dụng quá lâu hoặc ruộng đã phải chịu tải trọng quá mức cho phép, khi đó các mao quản bị tắc hoặc thay đổi kích thƣớc (nhỏ lại). Ảnh hƣởng: Làm giảm lƣợng muối có khả năng kết tinh trong cát phơi. Biện pháp kỹ thuật sửa chữa là bổ sung cát vào nền ruộng và mặt ruộng. Đối với nền ruộng, ngƣời sửa chữa sử dụng kỹ thuật lách mai chêm cát: Cắm mai xuống nền ruộng, kéo cán mai rồi đẩy cán mai đồng thời tăng dần độ sâu của lƣỡi mai trong nền ruộng. Cứ làm nhƣ thế trên một đƣờng thẳng tại vùng ruộng bị chai, kết quả tạo đƣợc một rãnh hình chữ V (hình 1.6). Tuỳ theo mức độ bị chai của ruộng mà bố trí số lƣợng rãnh hình chữ V. Nếu mức độ bị chai của ruộng là lớn thì có thể phải bố trí số lƣợng rãnh hình chữ V mau và cả chiều ngang lẫn chiều dọc (ngang, dọc chỉ là khái niệm tƣơng đối, rãnh này đã gọi là rãnh ngang thì rãnh vuông góc với rãnh đó là rãnh dọc).
  9. 18 Mặt ruộng phơi cát khi chưa tu sửa Mặt cắt ruộng phơi cát sau khi lách mai Mặt cắt ruộng phơi cát sau khi lách mai chêm cát Hình 1.7: Trích mặt cắt ruộng phơi cát khi chêm cát Đối với mặt ruộng, sau khi chêm cát đầy và nén chặt (sử dụng nƣớc để lắng cát) vào các rãnh đã tạo, tiếp tục bổ sung cát vào phần vật liệu thi công mặt ruộng, sao cho cát phân bố đều, tạo độ ẩm và tiến hành ép chặt với nền ruộng (ngƣời làm muối phơi cát thƣờng sử dụng một loại dụng cụ chuyên dùng vừa có tác dụng đầm vừa có tác dụng lấy độ phẳng). 2.1.2. Tu sửa ruộng phơi cát bị thẩm lạnh Ruộng phơi cát bị thẩm lạnh là ruộng phơi cát có khả năng dẫn nƣớc và mao dẫn nƣớc mặn lên mặt ruộng quá lớn. Biểu hiện: Mặt ruộng luôn có độ tối màu (kể cả khi cƣờng độ chiếu nắng lớn). Nguyên nhân: Hàm lƣợng cát trong nền ruộng và mặt ruộng quá lớn dẫn đến lƣợng nƣớc mao dẫn lớn hơn lƣợng nƣớc cần thiết nhiều. Ảnh hƣởng: Hạn chế khả năng cô đặc nƣớc mặn để kết tinh muối trong cát phơi. Biện pháp kỹ thuật sửa chữa là bổ sung đất vào nền ruộng và mặt ruộng. Ngƣời sửa chữa sử dụng kỹ thuật lách mai chêm đất rồi làm lại mặt ruộng, kỹ thuật sửa chữa tƣơng tự lách mai chêm cát, điểm khác biệt vật liệu bổ sung
  10. 19 là đất (hình 1.7). Đối với ruộng thẩm lạnh cần phải thêm đất chứa nhiều sét vào (giảm số lƣợng mao quản) và có thể khống chế hạ thấp mức nƣớc (giảm chiều cao mực nƣớc mà các mao quản đƣợc nhận) các kênh dẫn nƣớc bao quanh ruộng. Mặt ruộng phơi cát khi chưa tu sửa Mặt cắt ruộng phơi cát sau khi lách mai Mặt cắt ruộng phơi cát sau khi lách mai chêm đất Hình 1.8: Trích mặt cắt ruộng phơi cát khi chêm đất 2.1.3. Tu sửa ruộng phơi cát không đồng nhất Ruộng phơi cát không đồng nhất là ruộng phơi cát không hội tụ đủ các yêu cầu kỹ thuật của một ruộng phơi cát. Biểu hiện: Màu ruộng không đồng đều ở mọi vị trí
  11. 20 Hình 1.9: Ruộng phơi cát không đồng nhất Nguyên nhân: Ruộng cát đã sử dụng nhiều năm cho nên có những phần ruộng mà hàm lƣợng cát trong đất không phù hợp, có những phần mặt ruộng mà độ cao không tƣơng đồng với độ cao của khu vực lân cận. Ảnh hƣởng: Làm giảm lƣợng muối có khả năng kết tinh trong cát phơi, khó thu cát. Biện pháp kỹ thuật sửa chữa: - Đối với phần ruộng bị thẩm lạnh (tối màu) thì ngƣời tu sửa bổ sung đất (thành phần sét nhiều) vào nền ruộng và mặt ruộng (lách mai chêm đất). - Đối với phần ruộng bị chai (sáng màu) thì ngƣời tu sửa bổ sung cát vào nền ruộng và mặt ruộng (lách mai chêm cát). - Đối với phần ruộng bị cao thì ngƣời tu sửa nạo bớt, làm lại mặt ruộng. - Đối với phần ruộng bị thấp thì ngƣời tu sửa bổ sung hỗn hợp đất-cát theo tỷ lệ làm mặt ruộng, làm lại mặt ruộng. 2.1.4. Tu sửa ruộng phơi cát bị cỏ mọc, mất vệ sinh Ngƣời tu sửa dọn cỏ (nhổ hết rễ), dọn vệ sinh, làm lại mặt ruộng. Hình 1.10: Phải làm sạch cây, cỏ mọc quanh mép mương
  12. 21 Hình 1.11: Phải làm sạch cây, cỏ mọc tại phần tiếp giáp ô kết tinh 2.2. Tu sửa chạt lọc cát mặn Lòng chạt của chạt lọc gồm 2 phần là cầu chạt và nan chạt. Cầu chạt bao gồm những thanh tre hoặc bƣơng có bản rộng 2 cm xếp cách nhau khoảng 10- 12 cm (đối với thanh xếp dọc) và 20-30 cm (đối với thanh xếp ngang chạt) ở trên gờ đỡ giữa thành chạt và đáy chạt, làm nhiệm vụ đỡ các nan chạt. Nan chạt làm bằng nứa cây, đƣợc cắt ra thành từng đoạn dài đúng bằng chiều ngang đáy chạt. Dùng dao băm nứa theo chiều dài cây và gọt hết các đầu mặt, vách nối để sau này khi bảy chạt (dùng sêu lấy cát bã ra khỏi chạt) không bị vấp, vừa làm hỏng sêu vừa làm hỏng nan chạt). Cần băm kỹ, dùng vồ đập theo vết băm để sau này lòng chạt không bị “bí” nƣớc (nƣớc khó chảy qua). Nan chạt phải đƣợc phơi khô cho da nứa hết màu xanh thì khi gài chạt mới bền, không thối. Gài chạt phải khéo tay, sắp nan nọ khít với nan kia trên cầu chạt. Nếu nứa làm nan chạt dày, cứng thì gài một lớp. Nếu dùng nứa mỏng có thể phải gài 2 lớp. Khi gài chú ý để mặt cật của nứa quay lên trên và ngọn đoạn nứa làm nan chạt cùng chiều với hƣớng ngƣời bẩy chạt. Làm nhƣ vậy để khi dỡ cát (xúc cát) trong chạt ra không bị vấp sêu vào những đốt đầu mặt nứa, có thể làm vỡ sêu hoặc bật nan chạt ra. Lòng chạt có tốt hay không, quá trình lọc chạt có thuận lợi hay không, hiệu suất lọc có cao hay không, phần lớn phụ thuộc vào chất lƣợng nứa và kỹ thuật làm nan chạt. Nứa dùng làm nan chạt cũng phải đƣợc chọn lựa kỹ càng.
  13. 22 Nan chạt làm bằng nứa già quá, khi gặp nƣớc các khe hở sẽ khó khít lại, ngƣợc lại khi nan chạt làm bằng nứa non, khi lọc sẽ co lại làm khe hở giữa các nan chạt rộng ra, làm nƣớc mặn chảy nhanh qua cát mặn, ảnh hƣởng đến hiệu suất lọc cát mặn. Trong quá trình sử dụng phải thƣờng xuyên giữ ẩm cho nan chạt bằng cát duy trì một lƣợng cát trong lòng chạt, tránh nắng, mƣa làm cong và hƣ hại nan chạt. Chạt lọc cát mặn (thƣờng gọi tắt là chạt lọc) là thiết bị đƣợc dùng để lọc cát mặn thu lấy nƣớc chạt. Đây là thiết bị chuyên dùng trong sản xuất muối biển theo phƣơng thức phơi cát vãi cát và phƣơng thức phơi cát bừa trục. Chạt lọc cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: - Chạt lọc cát mặn cần có dung tích đủ lớn để chứa hết lƣợng cát phơi ở sân cát, tránh lọc nhiều mẻ trong một ngày gây tốn thời gian. - Chạt lọc cát mặn cần có độ sâu phù hợp (cỡ 40cm) để tốc độ nƣớc lọc phù hợp với quá trình hoà tan của muối kết tinh bám vào cát. Nếu yêu cầu này không đƣợc đảm bảo (chạt nông quá) sẽ dẫn tới phải lọc nhiều lần mới lấy đƣợc “hết” muối trong cát mặn vừa tốn thời gian mà nồng độ nƣớc chạt lại thấp, gây khó khăn cho quá trình kết tinh. - Chạt lọc cát mặn cần có lòng chạt thăng bằng để lớp cát mặn trong chạt có chiều dày bằng nhau thì nƣớc lọc mới ngấm đều, chạt lọc cát mặn cần có lòng chạt vững chắc đủ để chịu đƣợc áp lực của hỗn hợp cát mặn và nƣớc lọc, lực dậm chạt, chạt lọc cát mặn cần có lòng chạt giữ đƣợc cát nhƣng lại cho nƣớc lọc chạt đi qua dễ dàng. - Chạt lọc cát mặn cần có máng chạt, thành chạt không thấm mất nƣớc chạt và chống đƣợc sự xâm nhập của nƣớc phía bên ngoài xung quanh chạt lọc. - Chạt lọc cát mặn cần có kết cấu thuận tiện cho các thao tác sản xuất: Đƣa cát mặn vào chạt, lọc chạt, thu nƣớc lọc, bảy chạt. - Chạt lọc cát mặn cần có vị trí sao cho giảm đƣợc công vận chuyển cát mặn và cát bã (nên đặt chạt lọc cát mặn ở trung tâm của sân phơi cát). Ngoài ra, cần chú ý đến giá thành thi công chạt lọc cát mặn và vật liệu dùng để thi công chạt lọc cát mặn không đến mức quá khó tìm.