Giáo trình mô đun Lấy nước biển nồng độ cao - Nghề: Sản xuất muối công nghiệp

MÔ ĐUN: LẤY NƢỚC BIỂN NỒNG ĐỘ CAO
Mã mô đun: MĐ01
Giới thiệu mô đun:
- Khi học xong mô đun Lấy nước biển nồng độ cao, người học sẽ:
+ Liệt kê được các công việc khi lấy nước biển nồng độ cao bằng các phương
pháp
+ Thực hiện được các công việc trong quá trình lấy nước biển nồng độ cao
bằng các phương pháp
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật trong quá trình lấy nước biển nồng độ cao bằng
các phương pháp
- Mô đun Lấy nước biển nồng độ cao bao gồm 3 bài:
Bài 1: Lấy nước biển nồng độ cao bằng phương pháp tự lưu
Bài 2: Lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực
Bài 3: Lấy nước biển nồng độ cao bằng phương pháp tự lưu kết hợp động
lực
Trong mỗi bài người học cần ghi nhớ yêu cầu kỹ thuật đối với kỹ năng
nghề nghiệp cụ thể, tự giác rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Khi trả bài, phần
chỉ tiêu kỹ thuật đối với kỹ năng nghề nghiệp cụ thể được đánh giá quan trọng
hơn cả.
Bài 1: Lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng phƣơng pháp tự lƣu
Mục tiêu:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
- Liệt kê được các việc cần thực hiện để lấy được nước biển nồng độ cao bằng
phương pháp tự lưu
- Thực hiện được việc lấy nước biển nồng độ cao bằng phương pháp tự lưu
- Tuân thủ quy trình lấy nước biển phục vụ sản xuất bằng phương pháp tự lưu
7
A. Nội dung:
Hình 1.1: Cống lấy nước biển nhiều cửa
- Ưu điểm của cống nhiều cửa:
+ Kết cấu kiên cố
+ Khả năng chịu lực của cống lớn
+ Vận hành nhẹ nhàng
+ Hình thức đẹp
- Nhược điểm của cống nhiều cửa:
+ Chi phí xây dựng lớn
+ Thi công không yêu cầu kỹ thuật cao
+ Vận hành cống cần nhiều thao tác
Sản xuất muối công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời bay hơi nước biển trên
các ô ruộng để kết tinh ra thạch cao, muối đồng thời thu được dung dịch gồm
nhiều loại hóa chất đã có mặt trong nước biển. Phương pháp sản xuất muối
công nghiệp được thực hiện ở các nơi có các điều kiện sau đây:
Điều kiện thời tiết thuận lợi cho bay hơi nước: nắng kéo dài, nhiệt độ cao,
lượng bay hơi lớn, mùa nắng và mùa mưa được phân chia rõ rệt. Trong vụ sản
xuất muối có mưa nhưng tổng lượng mưa nhỏ hơn nhiều so với tổng lượng bay
hơi. Lượng bay hơi có hiệu E (hiệu số giữa lượng bay hơi và lượng mưa) lớn,
lượng bay hơi trong mùa vụ sản xuất muối thường chiếm đến 70†80% trở lên. 
pdf 32 trang thiennv 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lấy nước biển nồng độ cao - Nghề: Sản xuất muối công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lay_nuoc_bien_nong_do_cao_nghe_san_xuat_mu.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Lấy nước biển nồng độ cao - Nghề: Sản xuất muối công nghiệp

  1. 10 - Khẩu độ mở cửa cống: + Nếu: Qnguồn >> Qyêu cầu Khẩu độ mở cửa cống nhỏ (độ mặn sẽ cao hơn) + Nếu không thoả mãn điều kiện trên, khẩu độ mở cửa cống lớn 2.2. Nhận biết độ mặn của nƣớc biển bằng cảm quan Để lấy được nước biển nồng độ cao cần nắm vững những kiến thức sau: - Nước đại dương có độ mặn cao hơn nước biển ven bờ - Khi thuỷ triều lên, nước đại dương pha lẫn nước biển ven bờ và dồn nước biển ven bờ vào các sông ngòi đồng thời nước đại dương chiếm chỗ của nước biển ven bờ (độ mặn nước biển ven bờ tăng dần) - Khi thuỷ triều xuống, nước ở các sông ngòi pha lẫn nước biển ven bờ và dồn nước biển ven bờ ra xa bờ (độ mặn nước biển ven bờ giảm dần) - Nước biển đục là nước biển có độ muối thấp (nhạt) - Nước biển trong, xanh là nước biển có độ muối cao (mặn) - Càng xuống sâu nước biển càng có độ muối cao Vì vậy, để lấy được nước biển nồng độ cao bằng tự lưu cần tuân thủ những điều kiện sau: - Lấy nước biển khi thuỷ triều lên - Lấy nước biển trong, xanh - Lấy lớp nước dưới (điều chỉnh bằng độ mở của cửa cống) - Năng lực vận chuyển nước của mương dẫn nước từ cống về hồ chứa phải lớn hơn lưu lượng nước mặn lấy được qua cống Trường hợp thiếu nước sản xuất buộc phải thay đổi phương thức lấy nước tự lưu, thứ tự ưu tiên thay đổi phương thức lấy nước tự lưu để có thể lấy được nước biển nồng độ cao (cao nhất có thể) sẽ là: - Tăng khẩu độ mở của cửa cống - Giảm lựa chọn lấy nước biển trong, xanh - Lấy cả nước biển khi thuỷ triều xuống (khi thủy triều xuống đến mức chiều cao thủy triều bằng mặt thoáng của công trình chứa nước thì đóng cửa cống) 2.3. Đóng cửa cống - Khi đã lấy đủ nước biển nồng độ cao phục vụ việc sản xuất và dự trữ sản xuất muối bằng tự lưu: Tiến hành đóng cửa cống - Khi: hthuỷ triều ≈ hmặt thoáng hồ Tiến hành đóng cửa cống B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi kiểm tra:
  2. 11 □ Khi diện tích đồng muối nhỏ 1. Điều kiện để lấy nước biển □ Khi nước biển có độ mặn cao bằng phương pháp tự lưu? □ Khi đồng muối có cốt đất cao □ Khi đồng muối có cốt đất thấp □ Khi đồng muối cần bổ sung nước mặn 2. Thời điểm mở cửa cống để lấy □ Thời điểm: h > h nước biển bằng tự lưu? thuỷ triều mặt thoáng hồ □ Cả hai ý trên □ Thời gian lấy nước đã dài □ Lượng nước mặn lấy đã nhiều 3. Thời điểm đóng cửa cống? □ Đã hết giờ hành chính (Qnguồn >> Qyêu cầu) □ Khi đã đủ nước sản xuất và dự trữ sản xuất □ Sản lượng muối sản xuất 4. Lượng nước biển cần lấy để □ Điều kiện tự nhiên của đồng muối sản xuất muối phụ thuộc vào □ Mức độ thấm của chất đất đồng muối những yếu tố nào? □ Tất cả các ý trên - Thực hành: Lớp 30 người học chia thành 6 nhóm thực hành Lấy nước biển nồng độ cao bằng phương pháp tự lưu C. Ghi nhớ: Lấy nước biển nồng độ cao là yêu cầu rất quan trọng của sản xuất muối. Lấy được nước biển nồng độ cao bằng phương pháp tự lưu để sản xuất muối sẽ giảm được chi phí. Bài 2: Lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng động lực Mục tiêu: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Liệt kê được các việc cần thực hiện để lấy được nước biển nồng độ cao bằng động lực - Thực hiện được việc lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực - Tuân thủ quy trình lấy nước biển phục vụ sản xuất bằng động lực A. Nội dung:
  3. 12 1. Điều kiện lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng động lực Ở những đồng muối có côt đất cao, việc lấy nước tự lưu gặp khó khăn (lượng nước biển lấy được bằng tự lưu không đáng kể), người ta phải sử dụng bơm (động lực) để bơm lấy nước biển vào sản xuất. Khi Hnguồn lớn hơn Hyêu cầu trong thời gian không đáng kể Như vậy, Qnguồn nhỏ hơn Qyêu cầu Lấy nước biển bằng động lực nghĩa là sử dụng các trạm bơm để đưa nước biển vào hồ chứa hoặc trực tiếp vào ruộng muối để chế chạt nâng cao nồng độ và kết tinh muối công nghiệp. 2. Ƣu, nhƣợc điểm lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng động lực 2.1. Ƣu điểm lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng động lực - Lấy nước biển bằng động lực tạo thế chủ động về nguyên liệu (nước biển) cho sản xuất muối - Có điều kiện chọn nguyên liệu cho sản xuất muối hơn phương pháp tự lưu Khi có trạm bơm lấy nước biển thì có thể lấy nước vào sản xuất tại bất cứ thời điểm nào. Tuy vậy, các đồng muối lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực vẫn chỉ tiến hành vận hành trạm bơm lấy nước biển vào sản xuất trong khoảng thời gian thuỷ triều lên. Vì lấy nước biển trong khoảng thời gian thuỷ triều lên sẽ lấy được nước có độ mặn cao, đỡ tốn động lực và ít hao mòn thiết bị (bơm). 2.2. Nhƣợc điểm lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng động lực - Làm tăng chi phí xây dựng đồng muối - Lấy nước biển bằng động lực sẽ làm tổn hao nguồn động lực, cho nên: Lấy nước biển bằng động lực sẽ làm tăng chi phí hình thành giá thành sản phẩm 3. Lƣợng nƣớc biển cần lấy bằng động lực Hình 1.3: Trạm bơm lấy nước biển phục vụ sản xuất muối - Trạm bơm ở sát biển - Bơm nước vào máng dẫn
  4. 13 - Có nhà kiên cố để bảo vệ thiết bị - Nguồn động lực (điện năng) được thi công an toàn - Nguồn động lực được bảo vệ chắc chắn - Có thiết bị bảo đảm an toàn Lượng nước biển cần lấy để phục vụ sản xuất và dự trữ sản xuất được tính toán thông qua quy trình công nghệ sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi nước (công nghệ PHABA). Lượng nước biển cần lấy để phục vụ sản xuất và dự trữ sản xuất phụ thuộc vào diện tích đồng muối, chất đất đồng muối và điều kiện bay hơi: - Diện tích đồng muối càng lớn, lượng nước biển cần lấy càng nhiều - Chất đất đồng muối càng kém (ít thành phần sét, độ thấm lớn), lượng nước biển cần lấy càng nhiều - Chất đất đồng muối càng tốt (thành phần sét cao, độ thấm nhỏ), lượng nước biển cần lấy càng ít - Điều kiện bay hơi thuận lợi, lượng nước biển cần lấy càng ít (thời gian thực hiện chu trình công nghệ ngắn, lượng nước thất thoát do thấm nhỏ) - Điều kiện bay hơi không thuận lợi, lượng nước biển cần lấy càng nhiều Để lấy được nước biển nồng độ cao cần cần tuân thủ những điều kiện sau: - Đặt trạm bơm ở đầu nguồn (sát mép biển, bơm nước vào máng dẫn, không dẫn nước về rồi bơm) - Lấy nước biển khi thuỷ triều lên - Lấy nước biển trong, xanh - Lấy lớp nước dưới (điều chỉnh độ sâu của cửa hút) Hình 1.4: Trạm bơm lấy nước biển phục vụ sản xuất muối - Trạm bơm ở sát biển - Bơm nước vào máng dẫn - Có nhà kiên cố để bảo vệ thiết bị - Nguồn động lực (điện năng) được thi công an toàn - Nguồn động lực được bảo vệ chắc chắn - Có thiết bị bảo đảm an toàn
  5. 14 4. Vận hành trạm bơm - Kiểm tra điều kiện an toàn của tất cả các bơm thành phần + Buồng cánh quạt đầy nước (đối với bơm ly tâm) + Không có vật cản trở chuyển động khi bơm làm việc + Cửa hút ngập trong nước + Cửa hút ngập không bị bồi lấp + Nguồn cấp nước cho cửa hút không bị hạn chế + Cửa xả không có vật cản trở + Máng đón cửa xả không có vật cản trở + Ống báo máng đón cửa xả hoạt động tốt (chảy nước về nơi quy định khi máng đón cửa xả bị quá tải) + Các điều kiện an toàn khác được đảm bảo - Kiểm tra điều kiện an toàn của nguồn động lực + Hệ thống cáp điện liền mạch (đối với bơm điện) + Bình nhiên liệu có nhiên liệu, có nguồn bổ sung đủ dung, có nắp đậy (đối với bơm xăng, dầu) + Các điều kiện an toàn khác được đảm bảo Khi các điều kiện trên được đảm bảo mới tiến hành công việc tiếp theo: - Vận hành bơm + Đóng cầu dao điện cho từng bơm một của hệ thống bơm điện (theo quy định đóng cầu dao điện) + Quay nổ hoặc đề nổ đối với bơm xăng, dầu - Kiểm tra vận hành bơm an toàn + Kiểm tra hoạt động của từng bơm + Kiểm tra nguồn động lực + Kiểm tra nguồn cấp nước cho cửa hút + Kiểm tra cửa xả và máng đón cửa xả - Không được bỏ vị trí làm việc - Tắt bơm + Hạ cầu dao điện cho từng bơm một của hệ thống bơm điện (theo quy định hạ cầu dao điện) + Tắt từng bơm một (đối với bơm xăng, dầu) - Vào sổ nhật ký làm việc đối với từng bơm, trạm bơm
  6. 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi kiểm tra: □ Khi diện tích đồng muối nhỏ 1. Điều kiện lấy nước biển bằng □ Khi nước biển có độ mặn cao động lực? □ Khi đồng muối có cốt đất cao □ Khi đồng muối có cốt đất thấp 2. Ưu điểm lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực? 3. Nhược điểm lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực? 4. Quy trình vận hành trạm bơm? - Thực hành: Lớp 30 người học chia thành 6 nhóm thực hành Lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực C. Ghi nhớ: Lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực để sản xuất muối sẽ tăng chi phí sản xuất sản phẩm. Bài 3: Lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng phƣơng pháp kết hợp tự lƣu và động lực Mục tiêu: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Liệt kê được các việc cần thực hiện khi lấy được nước biển nồng độ cao bằng phương pháp kết hợp tự lưu và động lực - Thực hiện được việc lấy nước biển nồng độ cao bằng phương pháp kết hợp tự lưu và động lực - Tuân thủ quy trình lấy nước biển phục vụ sản xuất bằng phương pháp kết hợp tự lưu và động lực
  7. 16 A. Nội dung: 1. Điều kiện lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng phƣơng pháp kết hợp tự lƣu và động lực Hình 1.5: Lấy nước biển kết hợp giữa tự lưu và động lực - Người vận hành trạm bơm cũng là người quản cống - Thường trạm bơm và cống lấy nước biển tự lưu liền kề - Trạm bơm và cống lấy nước biển ở sát biển - Nước qua cống theo mương về hồ chứa - Nước qua bơm theo máng dẫn về hồ chứa - Bơm nước máng vào dẫn - Có nhà kiên cố để bảo vệ thiết bị bơm nước - Nguồn động lực (điện năng) được thi công an toàn - Nguồn động lực được bảo vệ chắc chắn - Có thiết bị bảo đảm an toàn Khi Hnguồn lớn hơn Hyêu cầu trong thời gian ngắn không đủ lấy lượng nước biển theo yêu cầu của sản xuất và dự trữ sản xuất. Như vậy, Qnguồn nhỏ hơn Qyêu cầu Khi Hnguồn lớn hơn Hyêu cầu trong thời gian ngắn thì thiết kế lấy nước biển bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực. Nghĩa là: Mở cống lấy nước bằng tự lưu trong thời gian có thể (chiều cao thủy triều lớn hơn mặt thoáng của công trình chứa nước). Khi thủy triều xuống đến mức chiều cao thủy triều bằng mặt thoáng của công trình chứa nước (hồ chứa) thì đóng cống và chuyển sang chế độ lấy nước bằng động lực cho đến khi đủ lượng nước yêu cầu.
  8. 17 Đường kiểm tra các công trình có côt âm so với mặt đất Hình 1.6: Lấy nước biển kết hợp giữa tự lưu và động lực - Có đường kiểm tra các công trình côt âm so với mặt đất - Người vận hành trạm bơm cũng là người quản cống - Thường trạm bơm và cống lấy nước biển tự lưu liền kề - Có nhà kiên cố để bảo vệ thiết bị bơm nước - Nguồn động lực (điện năng) được thi công an toàn - Nguồn động lực được bảo vệ chắc chắn - Có thiết bị bảo đảm an toàn - Trạm bơm và cống lấy nước biển ở sát biển - Nước qua cống theo mương về hồ chứa - Nước qua bơm theo máng dẫn về hồ chứa - Bơm nước máng vào dẫn 2. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lƣu và động lực Hiện tại, phương pháp lấy nước biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực đang được áp dụng phổ biến tại các đồng muối vì những ưu điểm cơ bản của phương pháp lấy nước này. 2.1. Ƣu điểm của phƣơng pháp lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lƣu và động lực - Lấy nước biển bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực tạo thế chủ động về nguyên liệu (nước biển) cho sản xuất muối - Có điều kiện chọn nguyên liệu cho sản xuất muối hơn phương pháp tự lưu - Hạn chế tăng chi phí lấy nước biển so với phương pháp lấy nước bằng động lực Các đồng muối lấy nước biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực chỉ tiến hành vận hành trạm bơm lấy nước biển vào sản xuất và dự trữ sản xuất trong khoảng thời gian không thể lấy nước bằng tự lưu.
  9. 18 2.2. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lƣu và động lực - Làm tăng chi phí xây dựng đồng muối - Lấy nước biển bằng động lực sẽ làm tổn hao nguồn động lực, cho nên: Lấy nước biển bằng động lực sẽ làm tăng chi phí hình thành giá thành sản phẩm 3. Lƣợng nƣớc biển cần lấy bằng động lực Lượng nước biển cần lấy bằng động lực (cần thông qua bơm) là lượng nước biển cần lấy để phục vụ sản xuất và dự trữ sản xuất sau khi đã loại bỏ phần nước mặn đã lấy bằng tự lưu. Lượng nước biển cần lấy để phục vụ sản xuất và dự trữ sản xuất được tính toán thông qua quy trình công nghệ sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi nước (công nghệ PHABA). Lượng nước biển cần lấy để phục vụ sản xuất và dự trữ sản xuất phụ thuộc vào diện tích đồng muối, chất đất đồng muối và điều kiện bay hơi: - Diện tích đồng muối càng lớn, lượng nước biển cần lấy càng nhiều - Chất đất đồng muối càng kém (ít thành phần sét, độ thấm lớn), lượng nước biển cần lấy càng nhiều - Chất đất đồng muối càng tốt (thành phần sét cao, độ thấm nhỏ), lượng nước biển cần lấy càng ít - Điều kiện bay hơi thuận lợi, lượng nước biển cần lấy càng ít (thời gian thực hiện chu trình công nghệ ngắn, lượng nước thất thoát do thấm nhỏ) - Điều kiện bay hơi không thuận lợi, lượng nước biển cần lấy càng nhiều Để lấy được nước biển nồng độ cao cần cần tuân thủ những điều kiện sau: - Khi lấy nước tự lưu, tuân thủ điều kiện lấy nước biển nồng độ cao trong lấy nước tự lưu - Khi lấy nước bằng động lực, tuân thủ điều kiện lấy nước biển nồng độ cao trong lấy nước biển nồng độ cao bằng động lực + Đặt trạm bơm và cống lấy nước liền kề ở đầu nguồn (sát mép biển, bơm nước vào máng dẫn, không dẫn nước về rồi bơm) + Lấy nước biển khi thuỷ triều lên + Lấy nước biển trong, xanh + Lấy lớp nước dưới (điều chỉnh độ sâu của cửa hút) 4. Vận hành trạm bơm trong phƣơng pháp lấy nƣớc biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lƣu và động lực - Chỉ vận hành trạm bơm khi cửa cống lấy nước tự lưu đã đóng - Kiểm tra điều kiện an toàn của tất cả các bơm thành phần + Buồng cánh quạt đầy nước (đối với bơm ly tâm) + Không có vật cản trở chuyển động khi bơm làm việc + Cửa hút ngập trong nước + Cửa hút ngập không bị bồi lấp
  10. 19 + Nguồn cấp nước cho cửa hút không bị hạn chế + Cửa xả không có vật cản trở + Máng đón cửa xả không có vật cản trở + Ống báo máng đón cửa xả hoạt động tốt (chảy nước về nơi quy định khi máng đón cửa xả bị quá tải) + Các điều kiện an toàn khác được đảm bảo - Kiểm tra điều kiện an toàn của nguồn động lực + Hệ thống cáp điện liền mạch (đối với bơm điện) + Bình nhiên liệu có nhiên liệu, có nguồn bổ sung đủ dung, có nắp đậy (đối với bơm xăng, dầu) + Các điều kiện an toàn khác được đảm bảo Khi các điều kiện trên được đảm bảo mới tiến hành công việc tiếp theo: - Vận hành bơm + Đóng cầu dao điện cho từng bơm một của hệ thống bơm điện (theo quy định đóng cầu dao điện) + Quay nổ hoặc đề nổ đối với bơm xăng, dầu - Kiểm tra vận hành bơm an toàn + Kiểm tra hoạt động của từng bơm + Kiểm tra nguồn động lực + Kiểm tra nguồn cấp nước cho cửa hút + Kiểm tra cửa xả và máng đón cửa xả - Không được bỏ vị trí làm việc - Tắt bơm + Hạ cầu dao điện cho từng bơm một của hệ thống bơm điện (theo quy định hạ cầu dao điện) + Tắt từng bơm một (đối với bơm xăng, dầu) - Vào sổ nhật ký làm việc đối với từng bơm, trạm bơm B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi kiểm tra: 1. Điều kiện sử dụng phương pháp lấy nước biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực? 2. Ưu điểm của phương pháp lấy nước biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực? 3. Nhược điểm của phương pháp lấy nước biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực? 4. Quy trình vận hành trạm bơm trong phương pháp lấy nước biển nồng độ cao bằng kết hợp giữa tự lưu và động lực? - Thực hành: Lớp 30 người học chia thành 6 nhóm thực hành Lấy nước biển nồng độ cao bằng phương pháp kết hợp giữa tự lưu và động lực C. Ghi nhớ:
  11. 20 Lấy nước biển nồng độ cao bằng phương pháp kết hợp giữa tự lưu và động lực để sản xuất muối sẽ chủ động trong sản xuất, hạn chế chi phí sản xuất sản phẩm.
  12. 21 Bài đọc thêm Hình 1.7: Hồ chứa nước dự trữ sản xuất - Hồ chứa nước dự trữ sản xuất không có hình dạng cụ thể (không cần thiết) - Hồ chứa nước dự trữ sản xuất thường bị các loại cây cối sinh trưởng trong môi trường nước mặn phát triển và che phủ mặt thoáng - Nếu quá nhiều cây cối phát triển thì tác dụng nâng cao nồng độ nước tại hồ kém - Thường xuyên chặt bỏ cây cối phát triển trong hồ để duy trì mặt thoáng 1. Thành phần của nƣớc biển Thành phần của nước biển gồm 5 nhóm: Nhóm 1: Các ion và phân tử chủ yếu Khi cô đặc nước biển, các chất tách ra như Oxyt sắt (FeO3), Cacbonat Canxi (CaCO3), thạch cao (CaSO4.2H2O), muối ăn (NaCl), Sunfat Mangie (MgSO4), Clorua Mangie (MgCl2), Natri Brom (NaBr), Kali Clorua (KCl) và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác. Nhóm 2: Các chất khí hòa tan trong nước biển Oxi (O2), Cacbonic (CO2), Nitơ (N), khí Hydrosunfua (H2S), khí Metan (CH4) và các khí khác. Các khí hòa tan trong nước biển đóng vai trò rất quan trọng ở đời sống của động, thực vật sống trong nước biển, được quan tâm trong các ngành nuôi trồng thủy, hải sản. Nhóm 3: Các nguyên tố sinh học
  13. 22 Gồm các hợp chất của Nitơ, Phốtpho, Silic. Nhóm 4: Các nguyên tố vi lượng Như Iốt và các nguyên tố khác, các chất phóng xạ (hàm lượng<1µg/kg). Nhóm 5: Các vật chất hữu cơ Gồm các thực vật, động vật sống trong nước biển. 2. Qui luật của nƣớc đại dƣơng Tỷ lệ về lượng giữa các ion chủ yếu bao giờ cũng giống nhau không phụ thuộc về giá trị tuyệt đối nồng độ của chúng trong nước đại dương. Ý nghĩa quan trọng của qui luật đó là khi tìm các thành phần có trong nước biển chỉ cần phân tích độ Clo từ đó nhân với các tỷ lệ tương ứng của các chất trong nước biển sẽ biết được giá trị nồng độ của chúng. Để xác định về lượng các chất có trong nước biển người ta dùng các thông số phổ biến sau đây: - Độ Clo: Đại lượng độ Clo kí hiệu Cl‰ là tổng số nồng độ các halogen có trong nước biển, trong đó nồng độ thực của Clo là 0,99894 Cl‰. - Độ muối: Đại lượng độ muối kí hiệu S‰ là nồng độ của các loại muối có trong nước biển. Quan hệ giữa độ muối và độ Clor: S‰ = 0,030 + 1,8050 Cl‰ Muối ăn là thành phần có khối lượng nhiều nhất trong nước biển. Thạch cao có thể khai thác trong giai đoạn đầu bay hơi nước biển của quá trình sản xuất muối và nước ót. Bảng 1.1: Hàm lƣợng các muối chủ yếu trong 1Kg nƣớc biển Muối NaCl MgCl2 MgSO4 CaCl2 KCl NaHCO3 Khối lƣợng (gam) 27,021 2,493 3,368 1,163 0,739 0,206 3. Nồng độ Bô mê của nƣớc biển và nƣớc chạt Độ Bô mê kí hiệu Bé được dùng để biểu thị nồng độ nước biển và nước chạt trong quá trình cô đặc nước biển để sản xuất muối. Dụng cụ để đo độ Bô mê là Bô mê kế. Điều cần chú ý là nồng độ Bô mê phụ thuộc vào nhiệt độ. Do đó, khi đo nồng độ nước chạt bao giờ cũng phải đo đồng thời nhiệt độ của nước chạt để điều chỉnh nồng độ về điều kiện nhiệt độ 15oC mới có thể so sánh kết quả về nồng độ của các mẫu nước chạt với nhau. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích của nước chạt thay đổi do đó khối lượng riêng của nước chạt thay đổi nói cách khác là tỷ trọng của nước chạt thay đổi dẫn đến lực đẩy Acsimet của nước chạt đối với Bô mê kế khi đo thay đổi làm cho mức độ "nổi, chìm" của Bô mê kế trong nước chạt khi đo thay đổi nghĩa là nồng độ Bô mê mà Bô mê kế chỉ ra cũng thay đổi.
  14. 23 Khi nhiệt độ tăng thì khối lượng riêng của nước chạt giảm xuống, lực đẩy Acsimet giảm do đó Bô mê kế ''chìm'' hơn, nồng độ Bô mê mà Bô mê kế chỉ ra sẽ nhỏ hơn khi nhiệt độ chưa tăng. Ví dụ: Cùng 1 loại nước chạt khi đo ở 15oC thì được nồng độ là 3oBé nhưng đo ở 30oC lại thấy chỉ được 2,4oBé.
  15. 24 o _ Vạch 0 Bé _ _ _ _ _ _ Phần ống được _ Phần ống _ khắc vạch _ _ _ _ _ _ Phần bầu Các nghiên cứu đã định lượng mối liên hệ giữa nồng độ và độ Bô mê. Do vậy, nếu chỉ có số liệu về nồng độ nước chạt là chưa đủ cơ sở để kết luận về hàm lượng muối (độ đậm đặc) của nước chạt đóPhần so với bầu nước chạt khác. Muốn có kết luận đáng tin cậy (chính xác) cần có thêmch thôngứa chì tin: nồng độ đó được đo khi nước chạt có nhiệt độ là bao nhiêu? Khi có đầy đủ thông tin: nồng độ và nhiệt độ của nước chạt khiHình đo nồng 1.7: độ,Cấu ta tạo có thểBô mêđưa kếnồng độ của các loại nước chạt ở các nhiệt độ khác nhau về nồng độ nước chạt tại nhiệt độ tiêu chuẩn (ngành muối lấy nhiệt độ 15oC làm nhiệt độ tiêu chuẩn) để so sánh độ đậm đặc của nước chạt bằng công thức: B 0,0007837.t 2 0,0032.t 0,2242 B t Trong đó: 15 2 0,00002748o .t 0,001528.t 1,01675 B15 là nồng độ nước chạt ở 15 C. o Bt là nồng độ nước chạt đo được ở nhiệt độ t C. Sử dụng công thức này để xác định B15 thì kết quả đạt độ chính xác cao nhưng quá trình tính toán phức tạp, cho nên trong thực tế người ta thường sử dụng công thức: B‟ = B + 0,0524.(t - t‟) Trong đó: B‟ là nồng độ nước chạt sau khi thay đổi nhiệt độ, oBé B là nồng độ nước chạt trước khi thay đổi nhiệt độ (nước chạt ban đầu), oBé t là nhiệt độ của nước chạt ban đầu, oC t‟ là nhiệt độ của nước chạt sau khi đã thay đổi nhiệt độ, oC