Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong - Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong

Bài 1
TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG BÁN SẢN PHẨM
Mã bài: MĐ 05-01
Hình 5.1.1. Một địa chỉ tiêu thụ miến dong
Mục tiêu:
- Lựa chọn các địa chỉ cần tìm hiểu khảo sát thông tin.
- Thu thập thông tin giá cả tổng hợp từ thị trường, từ các cơ
sở sản xuất sản phẩm cùng loại.
- Hiểu rõ nhu cầu, giá mua bán tinh bột dong riềng và miến
dong trong khu vực.
A. Nội dung
1. Tìm hiểu thị trường
1.1. Mục đích: Tìm hiểu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ tinh bột
dong riềng và miến dong trên một địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả
năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm, từ đó tiến hành tổ chức sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong có hiệu quả theo nhu cầu
của thị trường.
8
1.2. Khái niệm thị trường: Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà
thông qua đó người mua và người bán tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau.
1.3. Khái niệm về giá cả thị trường: Giá bán của các loại hàng hoá có trên thị
trường trong một vùng hay một khu vực.
1.4. Một số cách tìm hiểu thị trường thường dùng:
Có thể tìm hiểu thị trường bằng nhiều cách như phỏng vấn, chụp hình, gửi thư,
điện thoại, đóng vai người mua hàng, quan sát trực tiếp, v.v... 
pdf 58 trang thiennv 10/11/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong - Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tieu_thu_san_pham_tinh_bot_dong_rieng_va_m.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong - Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong

  1. 10 Cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải lựa chọn những thông tin đáng tin cậy để tránh sai lầm khi ra quyết định. Việc sử lý thông tin phải đảm bảo tính khả thi dựa trên các điều kiện của cơ sở sản xuất kinh doanh tinh bột dong riềng và miến dong. Bước 3: Xác định nhu cầu thị trường Xác định nhu cầu thị trường mà cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đáp ứng. Có thể nhu cầu thị trường rất lớn, song cơ sở sản xuất kinh doanh phải biết lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. Qua tìm hiểu, khảo sát, phân tích nhu cầu thị trường cần đưa ra được các thông tin sau: + Dự đoán có bao nhiêu người sẽ mua tinh bột dong riềng và miến dong trong thời gian tới và sẽ mua bao nhiêu. + Xác định mẫu mã, màu sắc sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong mà khách hàng ưa thích, đồng thời dự kiến loại sản phẩm mà khách hàng muốn mua và tỷ lệ, cơ cấu từng loại sản phẩm. + Ước lượng giá cả từng loại sản phẩm mà người mua sẽ trả. + Giá cả bình quân trên thị trường trong từng thời kỳ. + Những yêu cầu của thị trường tinh bột dong riềng và miến dong về mẫu mã, chất lượng, phương thức thanh toán, vận chuyển. + Xác định những nhu cầu thực sự, sức mua ở mỗi địa bàn trong khu vực. + Xác định hình thức quảng cáo có hiệu quả nhất. + Tình hình sản xuất kinh doanh của đối thủ cạnh tranh về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thị trường của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. + Cơ sở sản xuất kinh doanh cần phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm thị phần. 1.1.2. Các bước thực hiện tìm hiểu giá cả thị trường : * Bước 1: Thu thập thông tin từ các cơ sở sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong trong khu vực bán kính 10 km - Tìm hiểu địa chỉ các cơ sở sản xuất sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong trong vùng. - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại. - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin: báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, internet - Tìm hiểu qua các cơ quan chức năng liên quan: phòng nông lâm nghiệp, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế.
  2. 11 - Tìm hiểu qua các cửa hàng bán buôn, bán lẻ tinh bột dong riềng và miến dong trong bán kính 10 km. * Bước 2: Chọn địa chỉ tìm hiểu, khảo sát. - Địa chỉ lựa chọn nên phân bổ đều cho các khu vực trong vùng. - Chú ý các cơ sở sản xuất đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường. - Tìm hiểu tại các cửa hàng ăn uống có sử dụng sản phẩm chế biến từ tinh bột dong riềng và miến dong. * Bước 3: Tiến hành tìm hiểu thị trường Thực hiện tìm hiểu thị trường tại các địa chỉ đã được chọn bằng các phương pháp và hình thức khác nhau, ví dụ như: - Đóng vai trực tiếp là người mua, người có nhu cầu về tiêu thụ các loại sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong. - Đóng vai là người mua và bán các loại sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong đến tìm hiểu các cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm trong bán kính 10 km. 2. Tìm hiểu về giá mua bán tinh bột dong riềng và miến dong tại thị trường - Khái niệm về giá cả sản phẩm: Giá bán sản phẩm của cơ sở sản xuất chế biến trên thị trường tại một khu vực hay một vùng. - Giá cả là yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. - Các sản phẩm cùng loại trên thị trường có thể là cùng là sản phẩm từ bột dong riềng và miến dong, nhưng khác nhau nơi sản xuất, khác nhau về chất lượng, khác nhau đặc điểm cảm quan như: màu sắc, hình dạng sợi miến, độ ròn, độ dai sợi miến . Ví dụ như: miến dong Cự Đà-Thanh Oai- Hà Nội, Miến dong Bình Liêu, Miến Việt cường, miến dong riềng Mai Châu- Mộc Châu . Trên thị trường có nhiều loại miến dong, dựa vào màu sắc của sợi miến, có thể phân loại miến thành: - Miến mộc: màu trắng xám hoặc trắng hơi xanh, bột dong không xử lý tẩy trắng. - Miến trắng: màu trắng đục hoặc trắng trong, có xử lý tẩy trắng bột. - Miến vàng: màu vàng óng hoặc vàng ngà, có bổ sung thêm chất tạo màu ở các mức độ khác nhau. Hình 5.1.3. Giới thiệu sản phẩm
  3. 12 Hình 5.1.4. Một số dạng miến mộc Hình 5.1.5. Các dạng miến trắng Hình 5.1.6. Các dạng miến vàng 3. Tìm hiểu về giá cả các sản phẩm cùng loại tương tự Mỗi vùng, mỗi khu vực, thậm chí mỗi nhà hàng đều có một số sản phẩm gần giống nhau, tượng tự như nhau để người tiêu dùng lựa chọn. Các sản phẩm tương tự trên thị trường thông thường được sử dụng gần giống như
  4. 13 tinh bột dong riềng và miến dong. Các sản phẩm này có thể cạnh tranh với tinh bột dong riềng và miến dong về giá trị cảm quan, khả năng tiện dụng, giá trị dinh dưỡng, giá cả, Để thuận tiện cho công việc tìm hiểu thị trường bán tinh bột dong riềng và miến dong, cần phải tìm hiểu các loại sản phẩm tương tự như tinh bột dong riềng và miến dong, các loại sản phẩm miến dong bán trong thị trường khu vực. Ngoài nguyên liệu chính là bột dong riềng, một số các loại bột ngũ cốc có thể được sử dụng phối hợp trong công thức làm miến như: tinh bột sắn, tinh bột đậu xanh, tinh bột khoai lang, Một số loại bột ngũ cốc pha làm miến và sản phẩm miến đậu xanh như: Hình 5.1.7. Tinh bột sắn Hình 5.1.8. Tinh bột đậu xanh Hình 5.1.9. Tinh bột khoai lang Hình 5.1.10. Miến dong bổ sung tinh bột đậu xanh Các sản phẩm có tính năng tương tự trên thị trường như: bún khô, bánh phở khô, phở khô, mì sợi khô, mì tôm
  5. 14 Hình 5.1.11. Bún khô Hình 5.1.12. Bánh phở khô Hình 5.1.13. Phở khô Hình 5.1.14. Mì sợi khô Tìm hiểu giá cả sản phẩm thường qua 4 bước như sau: * Bước 1: Tìm hiểu thông tin giá cả sản phẩm từ các đối tượng sau + Người trực tiếp chế biến, các cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ tinh bột dong riềng trong vùng. + Các đại lý mua bán sản phẩm miến dong, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ sản phẩm miến dong được chế biến từ tinh bột dong riềng trên địa bàn. + Các cửa hàng ăn uống trong vùng. * Bước 2: Tìm hiểu thông tin thông qua các địa chỉ - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại. - Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: phòng Nông Lâm nghiệp, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet,
  6. 15 - Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân. * Bước 3: Chọn địa chỉ khảo sát - Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các khu vực trong vùng. - Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý, các cửa hàng uy tín, lâu năm. * Bước 4: Khảo sát - Khảo sát trực tiếp các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng, miến dong. - Khảo sát ở các đại lý, các cửa hàng uy tín, lâu năm. - Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè. - Khảo sát qua điện thoại. 4. Bài đọc thêm: Tìm hiểu các quy trình sản xuất sản phẩm - Khái niệm quy trình sản xuất sản phẩm tinh bột dong riềng, miến dong là các công việc và biện pháp kỹ thuật được áp dụng để sản xuất, chế biến các sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong cung cấp cho thị trường. Hình 5.1.15. Máy cán bột liên tục Nguyên tắc cơ bản sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong gần giống nhau, tuy nhiên trong quá trình sản xuất, ở mỗi công đoạn mỗi gia đình, mỗi địa phương lại có nhiều cách thực hiện khác nhau, có nhiều kinh nghiệm và nhiều bí quyết để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo màu sắc và những tính chất đặc trưng. Vì thế, cần liên tục tìm hiểu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để mở rộng kiến thức, nâng cao khả năng thực hiện, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người mua. Ví dụ: Để sản xuất miến dong truyền thống có thể chế biến từ tinh bột dong riềng khô hoặc tinh bột dong riềng ướt. Để làm miến, người ta thường làm từ tinh bột ướt vì giá thành sẽ rẻ hơn. Cách xử lý các công đoạn tiếp theo mỗi gia đình, mỗi vùng thực hiện rất khác nhau.
  7. 16 Hình 5.1.15.Tinh bột dong riềng khô Hình 5.1.16.Tinh bột dong riềng ướt Tinh bột dong riềng sản xuất miến dong Để tìm hiểu các qui trình sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong nên tuân theo các bước sau: * Bước 1: Liên hệ các cơ sở chế biến sản phẩm trong vùng, tiếp cận thông tin về quy trình sản xuất sản phẩm tinh bột dong riềng, miến dong, các công việc và biện pháp kỹ thuật được áp dụng để sản xuất sản phẩm. Các hình thức tiếp cận có thể thông qua liên hệ công việc; cũng có thể thông qua các mối quan hệ và các hình thức ngoại giao. Hình 5.1.17. Thay vì dùng dao thái miến các sơ sở sản xuất đã dùng máy
  8. 17 * Bước 2: Thu thập thông tin sản xuất tinh bột dong riềng và miến dong từ các cơ sở khuyến nông, từ các chương trình dạy nghề cho lao động phổ thông và lao động nông thôn. * Bước 3: Xác định giá cả bình quân trên thị trường. - Tổng hợp và thống kê các địa chỉ khảo sát. - Xác định giá cả bình quân trên thị trường khu vực. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: 1.1. Trình bày mục đích của tìm hiểu thị trường ? 1.2. Ưu nhược điểm của phương pháp tìm hiểu thị trường qua các thông tin? 1.3 . Ưu nhược điểm của phương pháp tìm hiểu thị trường thực tế ? 1.3. Tìm hiểu thị trường gồm mấy bước ? Mục đích của từng bước tìm hiểu thị trường 1.4. Tìm hiểu giá cả thị trường gồm mấy bước ? Phương pháp tiến hành tìm hiểu giá cả thị trường. 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.1.1: Xây dựng nội dung các bước tìm hiểu thông tin về giá cả sản phẩm tinh bột dong riềng, miến dong và quy trình sản xuất sản phẩm trên thị trường; lựa chọn các địa chỉ cần khảo sát thông tin trên địa bàn hiện tại. - Mục tiêu: + Học viên nắm được nội dung các bước tìm hiểu thông tin về giá cả sản phẩm tinh bột dong riềng, miến dong và quy trình sản xuất sản phẩm trên thị trường. + Lựa chọn các địa điểm cần tìm hiểu thông tin về nhu cầu, giá mua bán phù hợp với thực tế để bán tinh bột dong riềng và miến dong hiệu quả. - Nguồn lực: + Tài liệu hướng dẫn, thông tin do giảng viên cung cấp + Sổ, bút, bản đồ. - Cách thức tiến hành: Nhóm 3 học viên thực hiện trong thời gian 180’. 2.2. Bài thực hành số 5.1.2: Tìm hiểu 3 - 5 đại lý (hoặc cửa hàng bán buôn, bán lẻ) lượng tinh bột dong riềng, miến dong tiêu thụ trung bình trong tháng trước. - Mục tiêu: + Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, luyện tập phương pháp tìm hiểu thị trường, lựa
  9. 18 chọn 3-5 địa điểm cần tìm hiểu thông tin về nhu cầu, giá mua bán phù hợp với thực tế để bán tinh bột dong riềng và miến dong hiệu quả. + Thu thập được thông tin về giá mua, giá bán tinh bột dong riềng và miến dong từ thị trường, từ các cơ sở sản xuất sản phẩm cùng loại. - Nguồn lực: + Miến dong, bột dong riềng, + Sổ, bút, bản đồ + Phương đi lại - Cách thức tiến hành: + Thực hiện bài tập theo nhóm 5 người, trong thời gian 2 ngày. C. Ghi nhớ - Các đối tượng tiêu thụ tinh bột dong riềng và miến dong thường xuyên là : Cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng ăn uống. - Những người sử dụng trực tiếp sản phẩm là những người tuyên truyền quảng cáo, giúp tiêu thụ sản phẩm tốt nhất. - Những công việc cần thực hiện để thu thập thông tin giá cả thị trường. - Tìm hiểu 3 đại lý (hoặc cửa hàng bán buôn, bán lẻ) lượng tinh bột dong riềng, miến dong tiêu thụ trong khu vực bán kính 10 km.
  10. 19 Bài 2: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Mã bài: MĐ05-02 Hình 5.2.1. Một hình thức giới thiệu sản phẩm miến dong Mục tiêu: - Xác định đối tượng khách hàng ở từng khu vực khác nhau. - Lựa chọn các hình thức giới thiệu sản phẩm. - Lựa chọn thời điểm và không gian giới thiệu sản phẩm thích hợp. - Giới thiệu nhiều người biết sản phẩm để tăng khả năng bán hàng A. Nội dung: 1. Xác định đối tượng giới thiệu sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong Tinh bột dong riềng và miến dong được làm từ củ dong riềng có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, an thần. Miến dong là một loại đồ ăn nguyên liệu dạng khô sơ chế dùng phổ biến trong gia đình và đặc biệt là ở các hàng quán ăn nhanh. Có nhiều cách chế biến miến dong, thông thường khi muốn ăn miến, chỉ cần rửa sạch rồi cho vào chần trong nồi nước dùng, bỏ trực tiếp vào bát kết hợp với gia vị, nước dùng. Muốn sản xuất và kinh doanh tinh bột dong riềng và miến dong đạt hiệu quả cao, cần xác định đúng đối tượng giới thiệu sản phẩm. Xác định đối tượng giới thiệu sản phẩm là việc xác định những người trực tiếp hoặc gián tiếp giúp việc tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong, cụ thể: - Người trực tiếp có nhu cầu như các gia đình, các nhà hàng, quán ăn. - Đại lý mua bán và tiêu thụ các sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong.
  11. 20 - Các siêu thị, các chợ trong khu vực, vùng. 2. Xác định nội dung, hình thức và cách giới thiệu sản phẩm 2.1. Quảng cáo Là việc tuyên truyền về quy trình sản xuất sản phẩm cũng như là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm. - Số liệu về hiệu quả sử dụng của những đơn vị và cá nhân trong thực tế. - Sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thông qua các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan có thẩm quyền. - Quảng cáo được thực hiện dưới các hình thức: quảng cáo trên pano, bandron, tivi, đài Hình 5.1.2. Quảng cáo thương hiệu phát thanh, nhật báo, tạp chí, internet Tham khảo các thí dụ về quảng cáo giới thiệu sản phẩm miến dong của các cơ sở sản xuất thể hiện ở các hình ảnh dưới đây: Hình 5.2.3. Miến dong Bình Liêu Hình 5.2.4. Miến mộc Bảo An sản xuất công nghiệp Hình 5.2.5. Miến Việt Cường Hình 5.2.6. Miến dong Cự Đà
  12. 21 2.2. Khuyến mãi Khuyến mại là các công cụ nhằm kích thích khách hàng tiêu dùng nhanh hơn, nhiều hơn. Một số công cụ khuyến mãi trong tiêu thụ sản phẩm, ví dụ: - Giảm giá khi mua với số lượng lớn. - Trả chậm không tính lãi hoặc với lãi thấp. - Khuyến mãi bằng vật chất khác: bán hàng có quà tặng, dùng thử sản phẩm. - Hình thức: trực tiếp và gián tiếp, thông thường áp dụng cả hai hình thức này. Hình 5.2.7. Khuyến mại các hình thức 2.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm - Hình thức tuyên truyền giới thiệu sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong thông qua các chương trình triển lãm, hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, - Cơ sở sản xuất có thể giới thiệu sản phẩm gián tiếp bằng cách thông qua các phương tiện truyền thông của địa phương: đài phát thanh, báo chí Hình 5.2.8. Hình thức giới thiệu sản phẩm miến mộc - Phân công nhân lực thực hiện các biện pháp tuyên truyền giới thiệu sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong phù hợp trên cơ sở phong tục tập quán, tôn giáo, trình độ văn hoá của các đối tượng. Ví dụ: Tuyên truyền giới thiệu về miến dong Bình liêu Miến dong là một sản phẩm truyền thống đặc trưng của bà con dân tộc huyện Bình Liêu.
  13. 22 Miến được sản xuất từ củ dong riềng - Cây dong riềng được trồng trên những thửa nương, rẫy và ruộng bậc thang vùng đất Bình Liêu từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm. Miến dong Bình Liêu tương đối khác biệt so với các sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường, sự khác biệt đó xuất phát từ nguyên liệu và công nghệ sản xuất, với đặc điểm: thơm và ngon, sợi miến dẻo và mềm, khi nấu không dính và nát đặc biệt là đối với các sản phẩm hiện nay chỉ sản xuất theo phương pháp thủ công tự nhiên: các sản phẩm đó được sản xuất nhờ ánh nắng mặt trời, nước đầu nguồn và bàn tay khéo léo của bà con trên các khe, bản vùng cao được người tiêu dùng rất ưu chuộng. 2.4. Kế hoạch tiếp thị - Lựa chọn nội dung và hình thức tiếp thị. - Lựa chọn thời gian tiếp thị phù hợp. - Lựa chọn đúng đối tượng cần tiếp thị. - Lựa chọn địa điểm tiếp thị. Các kết quả cần đạt được: - Các thoả thuận miệng về mua bán sản phẩm. - Các văn bản ghi nhớ. Hình 5.2.9. Miến dong thành phẩm - Các hợp đồng mua bán sơ bộ. 3. Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm - Tổng hợp số lượng sản phẩm tiêu thụ trên cơ sở kết quả tiếp thị thông qua số lượng tiêu thụ lẻ, số lượng tiêu thụ của các siêu thị, các đại lý sau khi thực hiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi. - Đánh giá tính khả thi và đưa ra số lượng dự kiến về số lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ trong vùng trong thời gian đến. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi 1.1. Đối tượng lựa chọn để giới thiệu sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong là ai ? 1.2. Thế nào là quảng cáo sản phẩm ? Anh (Chị) dự kiến quảng cáo sản phẩm của mình như thế nào? 1.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm là gì ? Anh (Chị) dự kiến tuyên truyền giới thiệu sản phẩm sản phẩm của mình như thế nào? 1.4. Có bao nhiêu hình thức tiếp thị sản phẩm? Theo anh (chị) chọn hình thức tiếp thị nào là phù hợp với điều kiện của mình ?
  14. 23 1.4. Trình bày nội dung việc tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.2.1: Xây dựng nội dung và các hình thức tiếp thị cho sản phẩm tinh bột dong riềng khô và miến dong. - Mục tiêu: + Học viên xác định được đối tượng mua tinh bột dong riềng và miến dong + Lựa chọn được các hình thức, thời điểm và cách giới thiệu sản phẩm thích hợp với người mua và sử dụng tinh bột dong riềng và miến dong. - Nguồn lực: + Tài liệu hướng dẫn, thông tin do giảng viên cung cấp + Sổ, bút, giấy làm bài. - Cách thức tiến hành: Nhóm 3 người thực hiện trong thời gian 180’. 2.2. Bài thực hành số 5.2.2: Thực hành (viết bài hoặc trình bày trực tiếp) tuyên truyền giới thiệu về tinh bột dong riềng và miến dong tại cơ sở sản xuất của anh (chị), hoặc cơ sở sản xuất mà mình yêu thích, giải thích những đặc điểm khác biệt, ưu điểm nổi trội của sản phẩm. - Mục tiêu: + Tìm ra những đặc điểm khác biệt, ưu điểm nổi trội của sản phẩm về tinh bột dong riềng và miến dong + Rèn luyện khả năng giao tiếp, thuyết phục người nghe - Nguồn lực: + Tài liệu hướng dẫn, thông tin do giảng viên cung cấp + Sổ, bút, giấy làm bài. - Cách thức tiến hành: Mỗi học viên thực hiện trong thời gian 45’. C. Ghi nhớ: - Lựa chọn đúng đối tượng giới thiệu sản phẩm. - Những nội dung cơ bản trong tiếp thị sản phẩm. - Kế hoạch tiếp thị sản phẩm.
  15. 24 Bài 3: ƯỚC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mã bài: MĐ05-03 Hình 5.3.1. Sản phẩm được bán thị trường Mục tiêu: - Tính đúng và đủ các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. - Phân biệt các loại giá thành. - Tính toán chính xác giá thành của 1đơn vị sản phẩm. A. Nội dung: 1. Xác định các chi phí trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất luôn gắn với các chi phí phục vụ sản xuất. Muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất cần xác định chính xác các chi phí trong quá trình sản xuất. Chi phí trong quá trình sản xuất gồm 4 nhóm chính sau: 1.1. Chi phí sản xuất Là những khoản chi phí về hao mòn máy móc thiết bị; chi phí về nguyên vật liệu; chi phí về điện, nước và tiền lương trả cho công nhân sản xuất. Hình 5.3.2. Máy tráng bột liên tục 1.2. Chi phí bán hàng
  16. 25 Là những chi phí đóng gói; chuyên chở sản phẩm đến địa điểm giao hàng cho đơn vị mua; chi phí tiếp thị; chi phí bảo hành hay đổi trả sản phẩm. 1.3. Chi phí lãi vay Là khoản tiền cơ sở kinh doanh phải bỏ ra khi vay tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại cơ sở (nếu có). 1.4. Chi phí hao hụt nguyên liệu trong sản xuất Trong quá trình sản xuất, có thể xảy ra tình trạng hao hụt, mất mát nguyên liệu hoặc nguyên liệu bị hư hỏng; các khoản chi phí này phải được tính toán trong giá thành của sản phẩm (nếu có). 2. Xác định nội dung tính giá thành sản phẩm Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào các chi phí sau: 2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là giá trị vật tư, nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như chi phí về thu mua nguyên liệu dong riềng, chi phí về các chất gia vị, phụ gia, bao bì Ví dụ: để tạo ra được 10 Kg miến dong chủ cơ sở sản xuất phải sử dụng hết 30 Kg củ dong riềng thường với chi phí là 300.000 đồng. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 1Kg miến dong sẽ là: 300.000 đồng. Hình 5.3.3. Thu mua nguyên liệu
  17. 26 Hình 5.3.4. Sản phẩm miến dong chưa đóng bao bì 2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp cho tất cả các khâu công việc trong quá trình sản xuất miến dong sản phẩm như: ngâm và xử lý bột dong, hồ hóa bột, dịch hóa, tráng và hấp bánh, phơi (sấy) bánh, cắt (pha) và ủ ẩm, cắt tạo sợi, phơi khô và bao gói. Hình 5.3.5. Công nhân trực tiếp vận hành máy khuấy, xử lý bột dong Ví dụ: Trong quá trình sản xuất 10Kg miến dong, chủ cơ sở phải trả cho người công nhân chế biến là 5000 đồng tiền công. Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất 10 Kg miến dong là 5000 đồng. Nếu cơ sở sản xuất với một lượng nhiều hơn, ta lấy số lượng miến dong được sản xuất ra nhân với tiền công phải trả cho 10 Kg miến dong. 2.3. Chi phí khấu hao máy móc, trang thiết bị - Khái niệm về khấu hao: là giá trị của trang thiết bị, dụng cụ tham gia làm ra một đơn vị sản phẩm trong một thời gian nhất định. Thời gian khấu hao: là thời gian hoạt động hữu ích của trang thiết bị, dụng cụ.