Giáo trình Kỹ thuật bao bì thực phẩm (Phần 2) - Đống Thị Anh Đào

BAO BÌ GIẤY - BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
(BAO BÌ ĐƠN VỊ GỞI ĐI)
5.1 GIỚI THIỆU BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
5.1.1 Gỗ
Từ cổ xưa, người ta đã dùng gỗ làm vật liệu để đóng kiện với số lượng
hàng hóa lớn để để vận chuyển. Lúc đó, lượng hàng hóa được vận chuyển
thương mại còn thấp, gỗ được tiêu dùng với số lượng không cao, chưa gây thiệt
hại cho rừng và chưa ảnh hưởng lớn đến môi trường. Thương mại hàng hóa càng
ngày càng phát triển, nhu cầu về bao bì vận chuyển càng tăng cao cùng với việc
khai thác rừng vượt mức để dùng cho rất nhiều mục đích như xây dựng... đã
khiến cho nhu cầu về gỗ tăng cao nên không thể có đủ gỗ để đáp ứng nhu cầu,
do đó bắt đầu có những vật liệu khác cạnh tranh với gỗ. Đây là điều nổi bật
đáng quan tâm của giấy bìa gợn sóng vì tính nhẹ hơn gỗ rất nhiều, giúp cho chi
phí vận chuyển giảm thấp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số ít trường hợp
hàng hóa vẫn được đóng kiện bằng thùng gỗ do tính chất cơ lý của gỗ cao.
Những đặc tính của thùng bằng gỗ chứa hàng hóa chuyên chở phân phối
tùy thuộc vào loại gỗ được dùng. Đặc tính quan trọng yêu cầu đối với thùng
gỗ là chịu được tải trọng và chịu va chạm cơ học. Gỗ của những cây tùng,
bách hay gỗ thân mềm thì có tính chịu của áp lực cao nhưng chịu tải trọng
thấp hơn loại gỗ cứng; so với gỗ cứng thì gỗ thân mềm có thể bị vỡ ra khi
đóng đinh.
Việc khai thác gỗ để sản xuất thùng chứa đựng hàng hóa càng lúc càng
tốn chi phí quá cao và càng tiến sâu vào sự phá hoại môi trường. Trung bình
chỉ có 65% thân cây được tạo thành thùng gỗ. Với khuynh hướng tăng sự hữu
dụng của vật liệu gỗ cho việc đóng thùng chứa hàng đã hình thành công nghệ
sản xuất gỗ ghép và gỗ dán. Gỗ dán được dùng nhiều để sản xuất các thùng
bằng gỗ hình tròn đựng chất lỏng mà ngày nay vẫn còn dùng để chứa rượu
vang. Phương pháp ghép nối những tấm ván thành những thùng chứa đựng
97
được cho thấy ở hình 5.1 
pdf 177 trang thiennv 10/11/2022 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật bao bì thực phẩm (Phần 2) - Đống Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_bao_bi_thuc_pham_phan_2_dong_thi_anh_dao.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ thuật bao bì thực phẩm (Phần 2) - Đống Thị Anh Đào

  1. 106 tác động và chịu tải trong tốt nhất. Cấu trúc triển khai của bao bì ngoài bằng bìa gợn sóng như hình 5.8a, khi lắp thành thùng chứa phải có cấu tạo gợn sóng như hình 5.8b: bề mặt xung quanh có đường nối đỉnh của gợn sóng thẳng đứng với mặt đáy, mặt đáy và nắp có phương của đường nối đỉnh sóng song song nhau và song song với một mặt phẳng đáy. Hình 5.8: Phương pháp tạo hình của bao bì giấy gợn sóng a) Hình triển khai của thùng giấy bìa gợn sóng (thùng carton) b) Cấu trúc hộp cơ bản (phương của gợn sóng biểu thị bằng mũi tên) 5.3.2 Cách sắp xếp hộp lon thực phẩm vào bao bì ngoài
  2. 107 Khi thiết kế thùng carton, phải quan tâm đến khả năng sử dụng, sự tiết kiệm vật liệu bìa gợn sóng và khả năng chứa nhiều nhất của thùng, đặc biệt chú ý khi bao gói ngoài các sản phẩm bán lẻ dạng chai thủy tinh thân trục, hoặc lon kim loại. Trường hợp của những đơn vị bán lẻ được bao gói dạng khối chữ nhật thì bao bì ngoài cũng có dạng khối chữ nhật sẽ được xác định kích thước một cách dễ dàng. Những hộp kim loại dạng trụ tròn và chai lọ có thể xếp theo cách xếp vuông hoặc xếp chéo như hình 5.9a,b. Cách xếp vuông góc: Tâm các hình tròn đáy lon nằm ở đỉnh của hình vuông cạnh bằng đường kính lon (d). Cách xếp chéo: Tâm các hình tròn đáy lon là đỉnh của tam giác đều có cạnh bằng đường kính lon. Hình 5.9: Các cách xếp hộp tròn vào thùng bìa gợn sóng Cách sắp xếp thích hợp nhất (vuông góc hay chéo) có thể được tính toán tương ứng với kích thước hộp, các thông số sắp xếp lon như sau: l - chiều dài đáy thùng carton b - chiều rộng đáy thùng; d - đường kính hộp h - chiều cao hộp (nếu hộp được xếp trong chỉ một tầng, h cũng là chiều cao của thùng carton) m - số lon xếp theo chiều rộng n - số lon xếp theo chiều dài hộp N - tổng số hộp xếp trong một tầng = m × n P - diện tích toàn bộ bề mặt giấy bìa carton V - thể tích của thùng chứa Kích thước thùng, số lon sắp xếp, đường kính của lon có quan hệ như sau:
  3. 108 - Theo cách xếp vuông: l = nd; b = md - Theo cách xếp chéo 3 l = nd; bmd=+[()]11 − 2 Từ đó có hệ số f biểu diễn mối quan hệ giữa các thông số theo các phương pháp xếp vuông hoặc chéo: Nd2 f = lb Với kiểu xếp thùng vuông góc thì f = 1, kiểu xếp chéo f ≤ 1,155. Ưu điểm của việc xếp hộp theo cách chéo được nhận thấy trong trường hợp (i) n > 4 (ii) m = 2 và n > 8 4 5 m > 16 và n > 4 Khi gấp hộp carton, ta cần phải chú ý sao cho nắp phải được xếp song song với chiều dài của thùng carton. Bên cạnh đó, việc sản xuất thùng bìa gợn sóng làm bao bì đơn vị gởi đi rất quan tâm đến tính kinh tế là tiết kiệm Hình 5.10 được giấy, có nghĩa là đạt được yêu cầu thùng chứa lợi về thể tích chứa và giảm tốn hao bìa giấy nguyên liệu. Hình 5.10 là các kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của một thùng carton. Tỷ lệ l: b: h = 2: 1: 2, là tỷ lệ giữa chiều dài, rộng và cao đáp ứng được yêu cầu thể tích thùng (lớn nhất) tốt nhất với diện tích bề mặt hộp tối thiểu. Nếu tỷ lệ này thay đổi thành 2: 2: 1, sẽ phải sử dụng thêm 33% nguyên liệu. Còn nếu tỷ lệ là 1: 1: 1 thì phải sử dụng thêm 12% nguyên liệu so với nguyên liệu dùng cho trường hợp tỷ lệ 2: 1: 2. Thực tế để hạ trong tâm thùng, bảo đảm an toàn thường không theo tỷ lệ 2: 1: 2. 5.4 QUY CÁCH CỦA BAO BÌ VẬN CHUYỂN
  4. 109 5.4.1 Quy định về kích thước thùng khối chữ nhật và khối lượng hàng được chứa đụng Bảng 5.2: Kích thước bên trong của thùng carton và khối lượng tối đa cho phép đóng trong một thùng Ký hiệu Kích thước (mm) Khối lượng tối đa được phép đóng thùng Dài Rộng cao trong thùng (kg) 8 512 307 198 30 10 458 305 253 30 12 512 409 150 26 13A 412 309 210 25 13B 508 410 133 21 14 391 234 285 19 Thông thường, người ta dùng thùng carton để đóng bao bì vận chuyển hàng hóa. Các thùng hàng hóa được xếp thành kiện hay khối chữ nhật trên các pallet gỗ để tránh không để trực tiếp trên nền kho. Hình 5.11: Một trong các cách sắp xếp thùng hàng hóa (các đơn vị gởi đi) trên một pallet để lưu kho 5.4.2 Ghi nhãn bao bì ngoài Bao bì giấy bìa gợn sóng (bao bì giấy carton) cũng được ghi nhãn nhưng yêu cầu đơn giản so với trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa đơn vị bán lẻ,
  5. 110 thông thường có thể ghi: - Thương hiệu. - Tên sản phẩm (có thể ghi một số chi tiết về đặc tính vật phẩm). - Địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng bao bì - quốc gia sản xuất. - Hạn sử dụng. - Số lượng hay trọng lượng. - Mã số mã vạch. - Các ký hiệu, dấu hiệu phân hạng thực phẩm (nếu có) như dấu hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. 5.4.3 Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa (bao bì đơn vị gửi đi) được quy định theo TCVN6405: 1998 và ISO780: 1997 Để có được bao bì tiện lợi trong vận chuyển và đảm bảo chất lượng hàng hóa bên trong ta cần quan tâm đến qui định chung như một ngôn ngữ riêng dành cho lĩnh vực này. Tiêu chuẩn TCVN6405: 1998 và ISO780: 1997qui định các ký hiệu quy ước ghi trên bao bì vận chuyển để hướng dẫn việc bốc xếp và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển. 1- Quy cách ký hiệu - ý nghĩa Các ký hiệu được in trực tiếp trên bao bì đơn vị gởi đi không bắt buộc đóng khung đậm cho các ký hiệu. a) Màu sắc của ký hiệu Màu sắc dùng cho ký hiệu phải là màu đen. Nếu màu của bao bì làm cho màu đen của ký hiệu không rõ thì nên chọn màu sắc tương phản, thích hợp làm nền, tốt nhất là màu của giấy traft chế tạo thùng. Phải tránh các màu có thể nhằm lẫn với nhãn hàng hóa thuộc loại nguy hiểm. Tránh dùng màu đỏ, da cam hoặc vàng, trừ khi có các yêu cầu đặc biệt. b) Kích thước của ký hiệu Các chiều cao thông thường của ký hiệu là 100mm, 150mm hoặc 200mm. Tuy nhiên, tùy theo kích thước và hình dạng của bao bì có thể sử dụng các ký hiệu lớn hơn hoặc nhỏ hơn. c) Số, vị trí và hướng của ký hiệu
  6. 111 Số của ký hiệu sử dụng cho mỗi loại bao bì phụ thuộc vào kích thước hình dáng và hàng hóa chứa đựng bên trong. Đối với các ký hiệu số 1,3,7,11, và 16 (xem bảng 5.3) phải theo các nguyên tắc sau: Ký hiệu số 1- "Dễ vỡ", phải để ở góc bên trái của tất cả bốn mặt xung quanh bao bì (xem ví dụ trong số 1 bảng 5.3). Ký hiệu số 3- "Hướng lên trên", cũng để ở vị trí giống như ký hiệu 1 Ký hiệu số 7- "Trọng tâm", khi có thể, ký hiệu này cần phải để tất cả 6 mặt hoặc ít nhất phải để trên 4 mặt liên quan đến vị trí thực của trọng tâm Ký hiệu số 11- "Vị trí kẹp" - Chỉ những bao bì có các ký hiệu này mới được vận chuyển bằng kẹp. - Ký hiệu phải để ở hai mặt đối diện của bao bì trong tầm nhìn của người vận hành thiết bị khi bốc xếp hàng hóa. - Ký hiệu không được đặt ở mặt bao bì sẽ kẹp. Ký hiệu 16- "Quàng dây”, ở đây phải đặt ít nhất ở hai mặt đối diện của bao bì. - Khi bao bì vận chuyển được xếp thành đống, ký hiệu được để sau cho có thể nhìn thấy được. - Cần phải đặc biệt chú ý dùng chính xác ký hiệu tránh việc áp dụng sai. Ký hiệu số 7 và số 16 phải được để theo đúng hướng và vị trí tương ứng của nó. - Trong ký hiệu 14 "Giới hạn số lượng xếp chồng lên", n là số lượng tối đa bao bì được xếp chồng lên nhau. 2- Hình ảnh ký hiệu cụ thể Hướng dẫn phải được ghi rõ trên bao bì vận chuyển bằng cách sử dụng các ký hiệu tương ứng đưa ra trong bảng 5.3. Bảng 5.3: Ý nghĩa, hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng các ký hiệu cho bao bì ngoài Số Hướng ký Ký hiệu Ý nghĩa Tham khảo/lưu ý - ví dụ dẫn hiệu
  7. 112 Số Hướng ký Ký hiệu Ý nghĩa Tham khảo/lưu ý - ví dụ dẫn hiệu Các vật đựng trong bao bì vận chuyển dễ 1 Dễ vỡ vỡ phải bốc xếp cẩn thận Không Không dùng móc để 2 dùng bốc xếp và vận móc tay chuyển hàng hóa Hướng Chỉ ra hướng đúng của 3 lên trên bao bì vận chuyển Tránh Bao bì vận chuyển 4 ánh nắng không được để dưới mặt trời ánh nắng mặt trời Vật đựng trong bao bì Tránh có thể bị hư hỏng hoặc 5 nguồn không thể dùng được phóng xạ do bị nhiễm phóng xạ Bao bì vận chuyển Tránh 6 không được để dưới mưa mưa Chỉ ra trọng tâm của Trọng bao bì vận chuyển 7 tâm được bốc xếp như một đơn vị lẻ Không Bao bì vận chuyển 8 được lăn không được lăn Không Không dùng xe kéo dùng xe tay đặt vào mặt này 9 kéo tay khi bốc xếp bao bì vận đặt ở đây chuyển Không Không được vận 10 dùng xe chuyển bao bì bằng xe nâng nâng
  8. 113 Số Hướng ký Ký hiệu Ý nghĩa Tham khảo/lưu ý - ví dụ dẫn hiệu Kẹp vào các mặt được 11 Vị trí kẹp đánh dấu để bốc xếp bao bì vận chuyển Bao bì vận chuyển bốc Dấu hiệu xếp bằng kẹp trên mặt 12 không có dấu hiệu không được kẹp được kẹp Giới hạn khối Chỉ ra khối lượng tối lượng đa được phép xếp 13 được chồng lên bao bì vận phép chuyển chồng lên Số lượng Chỉ ra số lượng tối đa tối đa bao bì vận chuyển 14 được xếp được phép xếp chồng chồng lên nhau "n" là số lên lượng bao bì giới hạn Không Không được phép xếp được xếp 15 chồng và chất tải lên chồng bao bì vận chuyển lên Dây quàng phải đặt Quàng vào vị trí có ký hiệu 16 dây ở để cẩu bao bì vận đây chuyển Chỉ ra giới hạn nhiệt Giới hạn 17 độ để bảo quản và bốc nhiệt độ xếp bao bì vận chuyển Câu hỏi 1 Phát biểu nào dưới đây sai: a) Thùng giấy carton nhẹ, dai, chống va đập tốt. b) Giấy carton có tráng phủ lớp plastic có tính cách ẩm và ngăn cản khí kém.
  9. 114 c) Các loại carton gợn sóng chịu được va đập và chịu nén và có nhiều công dụng. d) Khi mua giấy để chế tạo bìa giấy carton ta cần quan tâm đến độ dày, độ cứng của giấy. 2 Bao bì đơn vị gởi đi chứa số lượng 24 hộp, SP chứa trong mỗi hộp: 10SP/hộp; khối lượng 100g/SP. Số lượng được ghi trên bao bì đơn vị gửi đi như sau: a) 100g × 10 × 24 b) 100g × 240 gói c) 24 × 10SP × 100g/SP d) 10 hộp × 100g × 24. 3 Để dễ dàng phân phối vận chuyển bao bì thường có dạng: a) Khối chữ nhật và khối vuông. b) Khối trụ và khối vuông. c) Dạng gói. d) Khối chữ nhật. 4 Để tạo nên loại giấy bìa gợn sóng có tính chịu tải trọng cao nhất người ta thường ghép giữa các loại giấy gợn sóng sau: a) A ghép với B b) B ghép với B c) B ghép với C d) A ghép với E. 5 Cách xếp chéo các hộp trụ tròn vào hộp carton là cách xếp sao cho: a) Tâm các đáy tròn, nằm trên đỉnh của một tam giác. b) Đường nối tâm của các đáy tròn của hộp hình trụ chính là các cạnh của một tam giác đều. c) Diện tích bề mặt bị bỏ trống nhiều hơn so với phương pháp xếp vuông. d) Các phát biểu trên đều không đúng. Tài Liệu Tham Khảo 1. United Nations Industrial Development Organization Food industry studies No.5, Packaging and Packaging materials, New York, 1969. 2. Hanlon J. F., Paper and paper board, Handbook of Package Engineering, 2nd Edition, McGraw, Hill Inc, New York, 1984. 3. Schenk,R.U.,Bjorksten and L. yeager. Composition and consequences of aluminium in water,beverages and other ingestibles. In Environmental Chemistry and toxicology of Aluminium , T.E. Lewis(Ed.), Lewis
  10. 115 publisher,Inc.,Chelsea Michigan,1989,chap.14. 33. 4. Wade, P.Biscuit, cookies and crackers, vol.1, The Principles of the craft, Elservier Applied science Publishers Ltd.,Essex, England 1988, chap.4. Chương 6 BAO BÌ THỦY TINH 6.1 ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA THỦY TINH 6.1.1 Đặc tính chung Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat. Trước đây, thủy tinh là từ gọi chung cho những oxyt vô cơ dạng thủy tinh hay chính là dạng cấu trúc vô định hình. Vật chất vô cơ thường tồn tại dưới các dạng: Dạng khí, gồm tập hợp các phần tử như O2, N2, CO2, H2, Cl2, F2, SO2 , hoặc khí ion hóa plasma, hoặc dạng hơi như hơi H2O. Dạng lỏng như Br2, Hg Các dạng khí, hơi hoặc lỏng đều mang tính linh động và có hình dạng của vật chứa chúng. - Dạng rắn tinh thể, như các dạng muối kết tinh, có các hạt tinh thể rời rạc, kích thước tùy vào điều kiện kết tinh. - Dạng rắn vô định hình, còn gọi là dạng thủy tinh có thể gặp ở dạng hạt, dạng màng, gel, hoặc đóng rắn thành khối. Trạng thái thủy tinh thường là trạng thái đặc trưng của các hợp chất vô cơ, được xem là trạng thái trung gian của dạng kết tinh và dạng lỏng có đặc tính: trong suốt, cứng dòn ở nhiệt độ thường. - Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và trở nên linh động, chảy thành giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng; và độ nhớt sẽ tăng dần đến cực đại và mất cả tính linh động khi
  11. 115 publisher,Inc.,Chelsea Michigan,1989,chap.14. 33. 4. Wade, P.Biscuit, cookies and crackers, vol.1, The Principles of the craft, Elservier Applied science Publishers Ltd.,Essex, England 1988, chap.4. Chương 6 BAO BÌ THỦY TINH 6.1 ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA THỦY TINH 6.1.1 Đặc tính chung Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat. Trước đây, thủy tinh là từ gọi chung cho những oxyt vô cơ dạng thủy tinh hay chính là dạng cấu trúc vô định hình. Vật chất vô cơ thường tồn tại dưới các dạng: Dạng khí, gồm tập hợp các phần tử như O2, N2, CO2, H2, Cl2, F2, SO2 , hoặc khí ion hóa plasma, hoặc dạng hơi như hơi H2O. Dạng lỏng như Br2, Hg Các dạng khí, hơi hoặc lỏng đều mang tính linh động và có hình dạng của vật chứa chúng. - Dạng rắn tinh thể, như các dạng muối kết tinh, có các hạt tinh thể rời rạc, kích thước tùy vào điều kiện kết tinh. - Dạng rắn vô định hình, còn gọi là dạng thủy tinh có thể gặp ở dạng hạt, dạng màng, gel, hoặc đóng rắn thành khối. Trạng thái thủy tinh thường là trạng thái đặc trưng của các hợp chất vô cơ, được xem là trạng thái trung gian của dạng kết tinh và dạng lỏng có đặc tính: trong suốt, cứng dòn ở nhiệt độ thường. - Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và trở nên linh động, chảy thành giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng; và độ nhớt sẽ tăng dần đến cực đại và mất cả tính linh động khi
  12. 116 được đưa về nhiệt độ thường. - Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, tính chất ban đầu thường vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình biến đổi trạng thái thuận nghịch do gia nhiệt - làm nguội, hoặc khi bị nấu chảy và làm nguội nhiều lần theo cùng một chế độ. - Thủy tinh có tính đẳng hướng: xét theo mọi hướng thì cấu trúc thủy tinh đồng nhất như nhau, do đó ứng suất theo mọi hướng xuất hiện trong khối thủy tinh xem như tương đương nhau. 6.1.2 Phân loại thủy tinh vô cơ Thủy tinh (TT) đơn nguyên tử là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng phân loại tuần hoàn; đây chính là dạng đóng rắn của S, P, Se, As Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazơ cùng loại hay nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như B2O3, SiO2, GeO2 (oxyt germanium), P2O5. Gọi tên thủy tinh theo lớp rồi đến nhóm. Lớp là các oxyt có tỷ lệ thành phần cao và khá cao tạo nên thành phần chính của thủy tinh. Trong đó thành phần oxyt cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất tạo nên thủy tinh, được gọi theo tên muối và đặt ở cuối còn các oxyt khác được viết tận cùng bằng 0 (âm đọc là ô) và xếp theo chiều tăng nồng độ. Ví dụ: boroalumino silicat. Các oxyt kim loại được thêm vào ở lượng rất nhỏ so với các oxyt nguyên liệu chính thì được xếp vào nhóm; được gọi tên theo các nguyên tố kim loại của các oxyt này, và được sắp xếp theo thứ tự hóa trị tăng dần. Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai lọ chứa đựng thực phẩm như các: - Chai nước giải khát có gas, bia, rượu, nước quả ép. - Lọ đựng rau quả, dầm dấm Ví dụ: boroalumino silicat, natri, kali, canxi. 6.1.3 Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần Khi trộn các oxyt thành một hỗn hợp vật lý thì không có phản ứng hóa học xảy ra; mỗi oxyt vẫn mang tính chất như khi nó tồn tại độc lập. Nếu thủy tinh là hỗn hợp vật lý của các oxyt thì tính chất của các oxyt thành phần đó sẽ không đổi trong thủy tinh và được xem như tương đương với các tính chất của các oxyt đó ở dạng tinh thể hoặc dạng thủy tinh
  13. 117 thuần khiết. Nhưng trong thực tế, khi nấu chảy hỗn hợp các oxyt thì chúng tương tác nhau, sắp xếp vị trí trong mạch vô định hình làm thay đổi tính chất của chúng so với khi ở dạng tự do (hay tính chất riêng phần). Tính chất kỹ thuật này được áp dụng trong chế tạo thủy tinh silicat làm vật liệu bao bì thực phẩm và vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, các oxyt kim loại kiềm và kiềm thổ được cho vào ở lượng nhỏ đã tạo nên những tính năng mới cho thủy tinh silicat, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật riêng biệt. 6.2 THỦY TINH SILICAT 6.2.1 Đặc điểm của bao bì thủy tinh silicat Bao bì thủy tinh silicat có những ưu khuyết điểm như sau: - Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú (cát trắng ở bờ biển). - Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường. - Dẫn nhiệt rất kém. - Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa chai lọ đạt an toàn vệ sinh. - Trong suốt. - Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit (sự ăn mòn xảy ra rất chậm và tùy theo nồng độ). Bao bì thủy tinh chứa thực phẩm không bị ăn mòn bởi pH của thực phẩm mà thường bị ăn mòn bởi môi trường kiềm, vệ sinh chai lọ để tái sử dụng - Có thể bị vỡ do va chạm cơ học - Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm được chứa đựng bên trong, tỷ trọng của thủy tinh: 2,2÷6,6. - Không thể in, ghi nhãn theo qui định nhà nước lên bao bì mà chỉ có thể vẽ, sơn logo hay thương hiệu của công ty nhà máy hoặc khi sản xuất chai có thể được tạo dấu hiệu nổi trên thành chai và nếu cần chi tiết hơn thì phải dán nhãn giấy lên chai như trường hợp sản phẩm rượu, bia, nước ngọt chứa đựng trong chai. 6.3 NGUYÊN LIỆU VÀ PHỐI LIỆU TRONG SẢN XUẤT THỦY TINH BAO BÌ TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM Nguyên liệu sản xuất thủy tinh (thủy tinh silicat) là các hợp chất vô cơ từ quặng thiên nhiên: các oxyt kim loại lưỡng tính, oxyt kiềm và oxyt kiềm thổ (thành phần này có thể tồn tại với lượng nhỏ). Nguyên liệu phụ: hỗ trợ kỹ thuật chế tạo các hợp chất vô cơ được dùng ở lượng nhỏ hoặc rất nhỏ để khử bọt, khử màu, nhuộm màu, làm đục thủy tinh hoặc rút ngắn quá trình nấu.