Giáo trình Sinh lý bệnh thú y (Phần 2) - Nguyễn Quang Tuyên

3.2.2. Nguyên nhân bên trong
- Hiện tượng hoại tử tổ chức, xuất huyết, tắc mạch, rối loạn thần kinh dinh dưỡng
(viêm do tắc động mạch).
- Do viêm đặc hiệu, do phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể: phản ứng
tuberculin, viêm, hiện tượng Arthus, viêm cầu thận...
Trong thực tế hai nguyên nhân này khó phân biệt, thường nguyên nhân bên ngoài
tác động dẫn tới những biến đổi, mà những biến đổi đó lại tạo ra nguyên nhân bên
trong. Vì vậy cần nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để xác định nguyên nhân nào là
chủ yếu.
3.3. Biểu hiện của viêm
Căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của viêm, người ta mô tả viêm có những
biểu hiện sau:
- Đỏ (Redness): màu sắc trên bề mặt vùng viêm thay đổi tuỳ theo sự phát triển của
chứng viêm. Giai đoạn đầu tất cả các mạch máu đều có hiện tượng sung huyết, trong
các mạch quản (mao mạch, những mạch máu nhỏ) đều chứa đầy máu nên vùng viêm
có màu đỏ tươi Sau đó mạch máu giãn ra, máu ứ lại (sung huyết tĩnh mạch) do lưu
lượng máu chảy chậm, tổ chức thiếu oxy, vùng viêm chuyển sang màu tím bầm.
- Sưng (Swelling): do dịch rỉ viêm, bạch cầu, hồng cầu thấm ra tổ chức. Mạch
máu bị sung huyết, máu dồn về tổ chức vùng viêm. Ngoài ra còn do hiện tượng tăng
sinh tế bào tổ chức gây nên.
- Nóng (Heat): do có hiện tượng sung huyết cục bộ, quá trình trao đổi chất vùng
viêm tăng lên, nhiệt lượng sản sinh ra mạnh làm cho tổ chức vùng viêm bị viêm nóng
hơn bình thường.
- Đau (Pain): do đầu mút thần kinh cảm giác vùng viêm bị dịch rỉ viêm (trong dịch
rỉ viêm có nhiều ton H+, kích thích tế bào tổ chức và tế bào tổ chức bị dịch rỉ viêm
chèn ép gây nên. Mức độ đau không giống nhau, nó phụ thuộc vào tính chất của tế bào
tổ chức, mức độ phân bố của thần kinh cảm giác đến vùng viêm. Ví dụ viêm ở da,
màng xương cảm giác đau rõ rệt hơn viêm ở các tổ chức khác.
- Rối loạn chức năng (Loss of Function): khi bị viêm thường làm cho cơ năng
vùng viêm bị giảm như viêm khớp, viêm cơ, sự vận động của khớp xương và của cơ bị
trở ngại, con vật sẽ bị què, đi đứng khó khăn. Nhưng cũng có trường hợp tổ chức bị
87
viêm nhưng hoạt động của cơ năng lại mạnh lên như viêm tuyến nước bọt, nước bọt lại
tiết ra nhiều hơn bình thường.
3.4. Những biến đổi chủ yếu trong ổ viêm
Tại ổ viêm, có bộ ba biến đổi chủ yếu sau đây:
- Rối loạn tuần hoàn
- Rối loạn chuyển hóa và tổn thương tổ chức
- Tăng sinh tế bào
Sự phân chia như vậy có tính chất tương đối để cho dễ hiểu nhưng trên thực tế
chúng đan xen và liên quan chặt chế với nhau 
pdf 68 trang thiennv 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh lý bệnh thú y (Phần 2) - Nguyễn Quang Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sinh_ly_benh_thu_y_phan_2_nguyen_quang_tuyen.pdf

Nội dung text: Giáo trình Sinh lý bệnh thú y (Phần 2) - Nguyễn Quang Tuyên

  1. Khi nhiệt độ môi trường giảm thì sản nhiệt tăng, khi nhiệt độ môi trường tăng thì sản nhiệt giảm và nhờ có quá trình điều hoà sản nhiệt mà mức độ chuyển hóa tại tế bào và tổ chức được tiến hành phù hợp với nhu cầu cơ thể và nhiệt độ môi trường. Các chất oxy hóa trong tế bào sẽ sinh ra nhiệt lớn và nó phụ thuộc vào thức ăn của từng loài gia súc. Bên cạnh thức ăn, sự co cơ tức là hoạt động của cơ thể cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ. Ngoài thức ăn và lao động, sự tạo nhiệt còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của hormon: adrenalin, noradrenalin làm tăng tạo nhiệt nhưng ngắn hạn; tyroxin cũng làm tăng sản nhiệt song kéo dài hơn. Song song với quá trình sản nhiệt thì có quá trình thải nhiệt đồng thời xảy ra. 4.1.2. Quá trình thải nhiệt (Quá trình điều hoà vật lý) Là quá trình làm mất nhiệt của cơ thể ra môi trường bên ngoài, bao gồm: 4.1.2.1. Truyền nhiệt Là sự tiếp thu nhiệt độ của cơ thể bởi các vật có nhiệt độ thấp hơn khi tiếp xúc với cơ thể như: không khí, quần áo, thức ăn 4.1.2.2. Khuếch tán nhiệt Tức là khả năng toả nhiệt của cơ thể con vật vào môi trường xung quanh, phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Riêng hiện tượng truyền nhiệt và khuếch tán nhiệt chiếm khoảng 65% lượng nhiệt thải ra ngoài, nó phụ thuộc vào cấu trúc của da, lông, mỡ của cơ thể. 4.1.2.3. Bốc nhiệt Là hiện tượng mất nhiệt do bốc hơi nước qua da và niêm mạc đường hô hấp, chiếm khoảng 30% lượng nhiệt thải ra hàng ngày. Ví dụ: 1g nước bốc hơi lấy đi 0,6 Kcal. Ngoài ra, cơ thể còn thải nhiệt qua phân và nước tiểu, mất nhiệt để hâm nóng thức ăn và hơi thở, sự mất nhiệt này rất ít không đáng kể. Tóm lại những hiện tượng thải nhiệt ở trên còn phụ thuộc vào cấu trúc của da, tổ chức dưới da của các loại động vật khác nhau (ví dụ: lớp da dầy lông, lớp mỡ dưới da dầy thì sự thải nhiệt qua sự khuếch tán và bốc nhiệt qua da kém), hệ thống mao quản 100 dưới da cũng có tác dụng điều hoà nhiệt rõ rệt, khi thân nhiệt tăng các mao quản giãn và khi nhiệt độ bên ngoài thấp mao quản co lại. Ngoài ra còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, ở nơi ẩm ướt, thoáng gió, ẩm độ cao thì sự thải nhiệt bằng truyền nhiệt, khuếch tán nhiệt càng mạnh. 4.1.3. Trung tâm điều hoà nhiệt Nằm ở phần trước của vùng dưới đồi, gồm hai phần: - Phần chỉ huy tạo nhiệt: khi bị kích thích làm tăng chuyển hóa và tạo nhiệt thông qua hệ giao cảm, tuỷ thượng thận và tuyến giáp. - Phần chỉ huy thải nhiệt: bị kích thích thì làm tăng thải nhiệt thông qua hệ phó giao cảm, giãn mạch da và tiết mồ hôi; khi bị tổn thương gây tăng thân nhiệt. Như vậy trung tâm điều hoà nhiệt chi phối cả hai quá trình, dựa đồng thời vào hai nguồn thông tin: (1) Nhiệt độ môi trường tác động lên bộ phận thụ cảm ở da (và ở trong sâu) truyền lên trung tâm. (2) Nhiệt độ dòng máu qua trung tâm Trong quá trình tiến hóa của sinh vật và tiến hóa cơ thể vai trò của điều hòa hóa học giảm dần và ý nghĩa của điều hòa vật lý tăng lên, động vật càng cao cấp, điều hòa vật lý càng phát triển.
  2. Bảng 5. Tóm tắt những cơ chế làm tăng giảm sản nhiệt hoặc tăng giảm thải nhiệt Những cơ chế mà lạnh tăng cường Run rẩy Đói Tăng hoạt động Tăng tiết TSH, noradrenalin, adrenalin Tăng sản nhiệt Co mạch dưới da Nằm co quắp Sởn gai ốc Giảm sản nhiệt Những cơ chế mà nóng tăng cường Giãn mạch dưới da Đổ mồi hôi Tăng hô hấp Tăng thải nhiệt Chán ăn Thờ ơ, bất động Giảm tiết TSH Giảm thải nhiệt 101 4.2. Rối loạn thân nhiệt Rối loạn thân nhiệt là hậu quả của mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, sự mất cân bằng này gây nên hai trạng thái khác nhau, giảm thân nhiệt và tăng thân nhiệt. 4.2.1. Giảm thân nhiệt (Hypothermia) Giảm thân nhiệt là tình trạng mất nhiều nhiệt của cơ thể gây rối loạn cân bằng giữa thải nhiệt và sản nhiệt làm cho thân nhiệt giảm xuống, tỷ số sản nhiệt/thải nhiệt <1. - Trong sinh lý gặp ở những động vật ngủ đông. - Giảm thân nhiệt nhân tạo để chữa bệnh: phẫu thuật gan, bỏng nặng: khi hạ nhiệt độ bằng cách gây mê, ức chế thần kinh trung ương và chườm đá, ngâm cơ thể vào đá. - Giảm thân nhiệt bệnh lý thường do những nguyên nhân sau: Những yếu tố bên ngoài: nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp, độ ẩm cao, có gió lùa, một số các hóa dược tác động hoặc tổn thương do phóng xạ làm cho cơ thể mất nhiệt. Những yếu tố bên trong: gặp trong trường hợp mất máu, rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng làm giảm quá trình chuyển hóa dẫn đến nhiệt độ giảm. Các gia súc non dễ nhiễm lạnh hơn gia súc lớn. Lợn bị nhiễm lạnh nhanh hơn đại gia súc, gia cầm có sức đề kháng mạnh với nhiễm lạnh. Đặc biệt ở ngỗng vẫn giữ được thân nhiệt trong 3 giờ khi nhiệt độ ngoài là - 900C đến - 1 200C, gà giữ được 3 giờ ở nhiệt độ -300C, còn vịt chịu được ở -400C. Các loài gia súc lớn chịu lạnh kém nhất. * Những rối loạn của cơ thể khi bị giảm thân nhiệt Khi bị nhiễm lạnh, phản ứng của cơ thể qua ba thời kỳ: - Thời kỳ đầu là thời kỳ hưng phấn: Cơ thể vận động tất cả hệ thống thích ứng phòng ngự để duy trì thân nhiệt, mạch ngoại vi co lại, làm giảm thải nhiệt, tăng tiết Adrenalin làm tăng chuyển hóa trong cơ thể, tăng đường huyết, rùng mình tăng sản nhiệt (tăng vận động run, run rẩy chân tay, lập cập răng, sởn gai ốc). Ngoài ra ta thấy
  3. tăng trương lực cơ, tuần hoàn tăng, hô hấp tăng, khả năng hấp thu oxy tăng để phù hợp với yêu cầu tăng chuyển hóa và tăng vận động cơ. Tất cả những phản ứng trên phát sinh theo cơ chế phản xạ, tăng hoạt động của hệ thán kinh giao cảm và của hệ nội tiết nhưng chịu sự điều khiển của trung tâm điều hoà nhiệt, nếu trung tâm bị ức chế thì các phản ứng này không xảy ra. - Thời kỳ hai là thời kỳ ức chế. do tác động lâu của lạnh cơ thể bị mất nhiệt liên tục, những phản ứng trên bị giảm sút, tim đập chậm, hô hấp chậm, oxy giảm dẫn đến chuyển hóa dở dang, thiếu oxy chuyển hóa yếm khí làm tích tụ các sản phẩm độc gây nhiễm độc toàn thân. Thời kỳ ba là thời kỳ kiệt quệ: thời kỳ này các chức phận sinh lý bị suy sụp hoàn 102 toàn, con vật hôn mê, tim chỉ rung tâm nhĩ và tâm thất, chết do liệt hô hấp. 4.2.2. Tăng thân nhiệt (Hyperthermia) Thân nhiệt tăng là tình trạng cơ thể tích luỹ nhiệt, do hạn chế quá trình thải nhiệt vào môi trường hoặc do tăng sản nhiệt cũng có khi phối hợp cả hai. Thân nhiệt tăng lên quá mức bình thường do một số nguyên nhân sau: - Tăng sản nhiệt gặp trong bệnh chuyển hóa cơ bản tăng. - Tăng sản nhiệt trong quá trình viêm. - Do giảm thải nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao, độ ẩm cao, điều hoà thông khí kém dẫn đến ức chế quá trình bốc nhiệt, truyền nhiệt, khuếch tán nhiệt hay gặp khi chuyên chở gia súc trong những toa xe chật chội, thông khí kém dẫn đến cảm nóng. Gặp khi thời tiết nắng nóng, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cơ thể gây cảm nắng (tăng thân nhiệt và sung huyết não). - Do tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt, đây là một trạng thái đặc biệt, hậu quả của rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt và gọi là hiện tượng sốt. 4.3. Sốt (Fever hay pyrexia) 4.3.1. Định nghĩa Sốt là trạng thái cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm điều hoà nhiệt bị tác động bởi các nhân tố gọi là chất gây sốt, đưa đến kết quả tăng sản nhiệt kết hợp với giảm thải nhiệt. Sốt có thể gặp trong nhiễm khuẩn, ung thư, huỷ hoại mô, huỷ hoại bạch cầu, với tiêu chuẩn là tăng sản nhiệt đồng thời với hạn chế mất nhiệt. 4.3.2. Nguyên nhân gây sốt 4.3.2.1. Sốt do nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa số các bệnh nhiễm khuẩn và vi rút đều sốt Nhưng có một số bệnh nhiễm khuẩn không sốt như ly amip, giang mai, thậm chí có khi thân nhiệt lại giảm như trong bệnh tả ở người. Trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt xuất hiện chủ yếu là do tác dụng của độc tố vi khuẩn, ngoài ra bản thân vi khuẩn và các sản phẩm hoạt động sống của chúng cũng như các sản phẩm của huỷ hoại tổ chức và tế bào đều có khả năng gây sốt. Ví dụ: Vỏ các vi khuẩn có chất polysaccarit và lipopolysaccarit có tác dụng gây sốt rất mạnh, chất pyrexin (lấy từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn Salmonella abortus e qui) đem tiêm vào tĩnh mạch thỏ với liều lượng rất nhỏ: 0,003 microgam cho 1 kg cơ thể đã có thể gây sốt kéo dài hàng giờ. 4.3.2.2. Sốt không do nhiễm khuẩn 103 - Protit lạ từ ngoài đưa vào hoặc nội sinh do phân huỷ thoát của cơ thể tạo nên:
  4. xuất huyết nội, hoại tử tổ chức, gãy xương, bỏng, viêm. - Do muối: khi đưa một lượng muối ưu trương vào cơ thể sẽ gây sốt. Người ta cho rằng khi muối ưu trương vào cơ thể làm biến tính thoát của cơ thể thành loại thoát lạ dẫn đến gây sốt. - Do tác dụng của dược chất: Một số chất có tác dụng kích thích trung tâm điều hoà nhiệt, hạn chế thải nhiệt như: cafein, phenatriin, adrenalin ức chế quá trình thải nhiệt. - Do thần kinh: do các phản xạ đau quá mức, ví dụ: sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, do thần kinh bị tổn thương như u não, chảy máu não. 4.3.3. Các giai đoạn của quá trình sốt 4.3.3.1. Giai đoạn sốt tăng Các phản ứng sản nhiệt tăng và thải nhiệt giảm do đó tỷ số sản nhiệt/thải nhiệt > 1. Phản ứng tăng thân nhiệt đầu tiên là run rẩy, sởn da gà, rung cơ; mặt khác phản ứng giảm thải nhiệt là co mạch dưới da, da tái nhợt, co quắp người, không tiết mồ hôi, máu dồn vào nội tạng nên tăng tiểu tiện. 4.3.3.2. Giai đoạn sốti đứng Tỷ số sản nhiệt/thải nhiệt =l. Lúc này sản nhiệt vẫn cao hơn bình thường, song song với sản nhiệt là thải nhiệt cũng tăng hơn bình thường, tăng giãn mạch toàn thân, da trở nên đỏ và nhiệt độ ngoại vi tăng. Một thăng bằng mới xuất hiện nhưng ở mức độ mới cao hơn. 4.3.3.3. Giai đoạn sốt lùi Tỷ số sản nhiệt/thải nhiệt < 1 , nhiệt độ dần dần về 370C, giai đoạn này ra mồ hôi nhiều, hô hấp tăng, mạch ngoại vi giãn tạo điều kiện cho sự bốc nhiệt tăng lên. Như thế, thải nhiệt mạnh hơn sản nhiệt, nhiệt độ hạ xuống cho đến khi cân bằng lúc đầu được lập lại và thân nhiệt trở lại bình thường. Ví dụ: Khi dùng pyrexin kích thích vào cơ thể làm rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt dẫn đến sản nhiệt tăng, thải nhiệt giảm (khi đó đối với trung tâm điều hoà nhiệt vẫn cảm thấy lạnh) nên tiếp tục tăng sản nhiệt đến khi nhiệt độ lên tới 400C, lúc này trung tâm điều hoà nhiệt bình thường vì vậy thiết lập cân bằng mới tăng sản nhiệt và thải nhiệt ở mức độ cao. Khi chất kích thích không còn tác động nữa, tăng thải nhiệt, 104 giảm sản nhiệt, trung tâm điều hoà nhiệt trở lại bình thường cho tới khi 370C thì trở lại cân bằng sinh lý sản nhiệt/thải nhiệt = 1. 4.3.4. Cơ chế sốt 4.3.4.1. Sốt là do rối loạn chức năng của trung tâm điều hoà nhiệt, làm thay đổi mới tương quan giữa sản nhiệt và thải nhiệt Người ta cho rằng dưới ảnh hưởng của chất gây sốt, tính cảm thụ của trung tâm điều hoà nhiệt đối với kích thích nóng giảm xuống, trái lại kích thích lạnh tăng lên do đó trung tâm điều hoà nhiệt tăng sản nhiệt gây sốt. Khi sốt đã ở mức độ cao thân nhiệt tăng cơ thể thiết lập cân bằng mới (cân bằng bệnh lý) tăng sản nhiệt và tăng thải nhiệt. Khi chất gây sốt giảm kích thích hoặc không kích thích nữa thì trung tâm điều hoà nhiệt trở lại bình thường, khi đó nhiệt độ cao sẽ kích thích trung tâm này gây tăng thải nhiệt và giảm sản nhiệt để cho nhiệt độ trở lại bình thường. 4.3.4.2. Cơ chế tác dụng của chất gây sốt - Hiện nay chưa biết tác dụng của chất gây sốt như thế nào, có ý kiến cho rằng chất gây sốt tác động lên trung tâm điều hoà nhiệt thông qua một chất gây sốt nội sinh là bạch cầu đa nhân trung tính tiết ra.
  5. Có ý kiến khác lại cho rằng các chất gây sốt tác động lên trung tâm điều hoà nhiệt nhưng trước tiên tác động vào bộ phận cảm thụ tại chỗ, từ đó gây xung động thần kinh lên trung tâm điều hoà nhiệt làm rối loạn giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Người ta đã thử nghiệm tiêm một chất gây sốt lên các vùng khác nhau trên thỏ và thu được kết quả sau: Bảng 6. Kết quả thử nghiệm thêm chất gây sốt cho thỏ Nơi tiêm Thời gian chất gây sốt xuất hiện trong máu Thời gian xuất hiện cơn sốt Mức độ sốt Dưới da Thận Khớp Trung bình Sớm nhất Chậm nhất Trung bình Chậm nhất Sớm nhất + ++ +++ Qua bảng trên ta thấy chất gây sốt tác động nhanh hay chậm, cường độ mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào các bộ phận cảm thụ tại chỗ từ đó tạo ra các xung động thần kinh tác động lên trung tâm điều hoà nhiệt. Thí nghiệm khác: Cắt dây thần kinh đùi của thỏ rồi tiêm chất gây sốt thì cơn sốt xuất hiện đạt tối đa 10 - 20 giờ, trong khi đó ở trên thỏ bình thường chỉ sau 1 giờ sốt đã xuất hiện và chậm nhất là 10 giờ cơn sốt đã đạt tối đa. Người ta giải thích như sau: Các chất gây sốt khi vào cơ quan cảm thụ vào máu đi tới khắp cơ thể, tác dụng lên cơ quan cảm thụ và trực tiếp tác động lên thần kinh điều hoà nhiệt gây hưng phấn và hưng phấn mạnh nhất là trước và trong cơn sốt làm tăng sản nhiệt. 105 4.3.4.3. Vai trò của vỏ não trong quá trình sốt Rối loạn điều hoà nhiệt trong sốt phụ thuộc vào vai trò của vỏ não. Vỏ não điều hoà hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Trên thực nghiệm người ta thấy ở gia súc phá vỏ não thì phản ứng sốt phát sinh rất mạnh. Trong thực tế ở gia súc non vỏ não chưa phát triển nên phản ứng sốt rất là mạnh. Nếu dùng thuốc ức chế (brômmua) vỏ não thì phản ứng sốt xảy ra chậm. Còn nếu tiêm cafein trước khi gây sốt thì phản ứng sốt rất mạnh. 4.3.4.4. Vai trò của nội tiết Trong thực nghiệm nếu cắt bỏ tuyến yên, hạ khâu não thì phản ứng sốt giảm, hormon của tuyến thượng thận có thể gây được cơn sốt như adrenalin, noradrenalin. 4.3.5. Các kiểu sốt Khi sốt thì cường độ và tính chất của cơn sốt nó phụ thuộc vào đặc điểm của loài, giống, tuổi và có thể từng bộ phận. 4.3.5.1. Theo cường độ sốt
  6. - Sốt nhẹ tăng lên 10C - Sốt vừa tăng lên 20C - Sốt nặng tăng lên 30C - Nếu sốt >30C là sốt rất nặng. 4.3.5.2. Theo đường biểu diễn nhiệt độ , - Sốt liên tục: Trong cơn sốt giữa buổi sáng và buổi chiều không chênh lệch nhau quá lạc 106 - Sốt dao động: sáng và chiều chênh lệch nhau >10C. - Sốt cách quãng: sốt và không sốt xen kẽ nhau, có thể ngày sốt và ngày không sốt gọi là sốt cách nhật, còn hai ngày sốt một ngày không sốt gọi là sốt cách quãng. - Sốt hồi qui: thời gian sốt và không sốt kéo dài rồi mới lặp đi lặp lại theo một qui luật nhất định. Ngoài ra còn có một loại sốt nữa là sốt không điển hình (Atypical Fever) thấy ở bệnh tỵ thư ngùn. 4.3.6. Rối loạn chuyển hóa trong sốt 4.3.6.1. Rối loạn chuyển hóa năng lượng Trong tất cả cáơtrường hợp sốt đều có tăng chuyển hóa về năng lượng. Trong thực nghiệm nếu nhiệt độ tăng lên lọc thì chuyển hóa tăng 3,3% và nhu cầu oxy tăng từ 5- 10%. 4.3.6.2. Tăng chuyển hóa gluxit Đầu tiên lượng dự trữ glycogen giảm, glucoza máu tăng, thậm chí có cả trường hợp tăng glucoza niệu, axit lactic trong máu cũng tăng lên. Nếu kéo dài cơ thể có thể nhiễm toan. Vậy khi sốt người ta có thể bổ sung glucoza trực tiếp. 4.3.6.3. Tăng chuyển hoa lipit Chỉ tăng mạnh khi sốt cao và kéo dài, lượng dự trữ glycogen giảm làm cho lipit huyết tăng, xuất hiện thể xe ton huyết. 4.3.6.4. Chuyển hóa protit Chuyển hóa thoát tăng lên trong trường hợp sốt cao và đặc biệt trong trường hợp nhiễm độc, nhiễm trùng, cơ thể không hấp thu được thức ăn, cho nên phải phân huỷ đạm, mỡ, nào đào thải qua nước tiểu nhiều. Vì thế khi sốt cao có thể truyền đạm. Nhu cầu vitamin đặc biệt là vitamin B và C: vitamin B chỉ tham gia vào quá trình bổ trợ cho các quá trình chuyển hóa, vitamin C cũng cần tăng. - Chuyển hóa muối và nước: Trong giai đoạn đầu và giai đoạn hai của sốt chuyển hóa nước và muối giảm, còn giai đoạn ba chuyển hóa tăng. 4.3.7. Rối loạn chức năng các cơ quan - Rối loạn thần kinh: thường hệ thần kinh hưng phấn sau đó thì ức chế biểu hiện: đầu tiên ủ rũ, mệt mỏi, nếu nặng có thể bị co giật. Rối loạn tuần hoàn: tim đập nhanh, nếu nhiệt độ tăng lên lọc thì tim đập tăng lên 10 nhịp, huyết áp giai đoạn đầu tăng lên do tim đập nhanh, co mạch ngoại vi, giai đoạn sau trở lại bình thường. Thành phần của máu có những thay đổi, trong huyết tương tăng các sản phẩm của quá trình phân giải, của quá trình trao đổi chất làm cho nồng độ 107 axit tăng trong máu, giảm lượng kiềm dự trữ, đặc biệt bạch cầu thay đổi: tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong viêm cấp tính, tăng bạch cầu đơn nhân trong viêm mãn tính.
  7. Trong máu có thể xuất hiện thành phần lạ, vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, γ-globulin cũng tăng lên. - Rối loạn hô hấp: Hô hấp tăng nhanh, ngoài nhiệm vụ tăng nhanh do nhu cầu oxy và nhu cầu thải CO2 còn nhu cầu thải nhiệt. - Rối loạn tiêu hoá: Cảm giác ăn uống biểu hiện sớm nhất trong rối loạn tiêu hoá: gia súc bỏ ăn, miệng khô, giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, tùy theo từng trường hợp mà giảm nhu động hay tăng nhu động. Rối loạn tiết niệu: do rối loạn tuần hoàn và độc tố của vi khuẩn trong nhiễm khuẩn mà chức năng của thận thay đổi. Trước khi sốt giai đoạn đầu có hiện tượng tích nhiệt, co mạch ngoại vi dẫn đến giảm thải nước tiểu, giai đoạn hai tiết ít và giai đoạn ba trở lại bình thường. Chất lượng nước tiểu cũng thay đổi tuỳ theo từng bệnh. - Rối loạn nội tiết: nói chung khi sốt hoạt động của nội tiết đều tăng lên đặc biệt là trục hạ khâu não và thượng não. Rối loạn chuyển hóa gan: chuyển hóa tại gan tăng lên 30-40%, các chức năng khác của gan đều tăng lên. 4.3.8. Ý nghĩa của sốt Sốt là phản ứng thích ứng toàn thân mang tính chất bảo vệ: Nó hạn chế được quá trình nhiễm khuẩn (tác nhân phổ biến gây sếu vì khi sốt có tăng số lượng và chất lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào, tăng khả năng sản xuất kháng thể và bổ thể, tăng khả năng chống độc và khử độc của gan, tăng chuyển hóa, tăng chức năng tạo máu, tăng hoạt động các chức năng sinh lý khác. Trên cơ sở đó tạo ra nhiều liên kết giầu năng lượng làm cho cơ thể mau chóng được hồi phục. Trong y học người ta sử dụng phản ứng sốt nhân tạo để điều trị nhiều bệnh: bệnh thần kinh, bệnh viêm khớp mãn tính, bệnh hen, loét dạ dầy, tăng huyết áp. Do vậy cần phải tôn trọng khi sốt nhẹ. Ngược lại để ngăn chặn những biến chứng có hại khi sốt cao thì phải dùng các phương pháp để cắt cơn sốt. Trong điều trị phải tìm ra được các nguyên nhân gây ra sốt để điều trị có hiệu quả. 108 Chương 3 SINH LÝ BỆNH CÁC CƠ QUAN HỆ THỐNG 1. SINH LÝ BỆNH HỆ THỐNG MÁU 1.1. Đại cương Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ thống tim mạch, liên lạc mật thiết với tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Máu làm nhiều vụ cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho cơ thể, đồng thời thanh trừ các chất độc và khí CO2. Máu còn đóng vai trò bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt (co mạch, giãn mạch), cân bằng nước và các chất điện giải, điều khiển tất cả các hoạt động sống của cơ thể thông qua thần kinh và thể dịch. Mặc dù từ các cơ quan và các bộ phận của cơ thể đưa vào máu rất nhiều các tạp chất nhưng máu vẫn giữ được thành phần của nó ở một giới hạn nhất định, đó là sự cân bằng tương đối luôn luôn được đảm bảo nhờ cơ chế phản xạ thần kinh phức tạp. Vì vậy, máu chính là tấm gương phản ánh hoạt động sinh lý cũng như bệnh lý của cơ thể. Cho nên những biến đổi của máu cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của cơ thể. 1.2. Rối loạn của máu 1.2.1. Sự thay đổi về khối lượng máu Khối lượng máu của gia súc chiếm từ 5-9% toàn bộ khối lượng cơ thể, trong đó
  8. 55- 60% là thể dịch (huyết tương), 40-45% là thành phần hữu hình (bao gồm hồng cầu, bạch cầu tiểu cầu) Tuỳ thuộc vào các loài gia súc và các cá thể khác nhau mà khối lượng máu cũng như thành phần của máu thay đổi chút ít. 1.2.1.1. Khối lượng máu tăng (hypervolumer) Khối lượng máu có thể tăng toàn bộ trong trường hợp tiếp máu, hoặc lao động nặng máu từ các cơ quan dự trữ đổ vào vòng tuần hoàn, trong trường hợp này cơ thể dễ điều chỉnh để trở lại bình thường. - Khối lượng máu tăng chỉ tăng hồng cầu gặp ở bệnh tim, phổi, động vật ở vùng núi cao do cơ thể thiếu oxy kích thích các cơ quan tạo máu tăng sản xuất hồng cầu đưa vào vòng tuần hoàn. Số lượng hồng cầu có thể tăng gấp hai lần bình thường. - Tăng khối lượng của máu chỉ tăng huyết tương, thường xảy ra ở gia súc mắc bệnh thận, thiếu máu, mất máu, gầy đói lâu trong các trường hợp này thành phần hữu hình trong máu rất ít gọi là chứng máu loãng. 1.2.1.2. Khối lượng máu giảm - Máu có thể giảm toàn bộ trong trường hợp mất máu: mất toàn bộ cả huyết tương lẫn máu làm cho khối lượng máu giảm xuống, khi đó cơ thể có những phản ứng bảo vệ cơ thể: 109 + Co mạch ngoại vi làm thu hẹp vết rách, làm máu chảy ra ngoài chậm hơn, đồng thời giữ cho huyết áp không bị hạ. + Hút nước ở gian bào vào lòng mạch để giữ huyết áp không tụt và để làm cho tuần hoàn cơ thể lưu thông được. + Tiết ra các men đông máu mục đích là bịt các mạch quản vỡ tức là hình thành nên các huyết khối (các nút Hayem) Ngoài ra để phù hợp cơ thể giảm hoạt động để giảm tiêu thụ oxy tối thiểu. Nếu mất một khối lượng máu ít thì cơ thể sẽ dần dần khôi phục lại được, đặc biệt cơ quan tạo máu ở tuỷ xương tăng sinh ra hồng cầu để bù đắp. Nếu mất một khối lượng máu lớn, nhanh thì những phản ứng trên không thể đáp ứng kịp gây tình trạng sốc đo mất máu, chủ yếu là truỵ tim mạch. Giảm khối lượng máu chủ yếu do giảm hồng cầu, ví dụ: truyền máu khác nhóm, hoặc hồng cầu bị dung giải do ký sinh trùng, vi trùng dẫn đến thiếu oxy, chỉ có phản ứng tăng sình hồng cầu để đưa vào vòng tuần hoàn. Giảm khối lượng máu do giảm huyết tương gặp trong trường hợp như nôn, mửa, bỏng nặng, ra mồ hôi, ỉa chảy nặng từ đó làm cho máu cô đặc, truỵ tim mạch, mất các chất điện giải và nó có thể gây sốc. Giảm khối lượng máu trong vòng tuần hoàn do giãn mạch đột ngột, ví dụ: ngộ độc histamin, nấm độc, a sen, thuỷ ngân. Khi bị ngộ độc nơi bị tác động ngộ độc giãn mạch, còn nơi không bị nhiễm độc gây một phản xạ co thắt rất mạnh làm cho nước thoát ra ngoài, có trường hợp phá huỷ thành mạch rất nhanh. 1.2.2. Rối toàn thành phần hữu hình của máu 1.2.2.1. Hồng cầu (Erythrocytes) Hồng cầu được sản xuất trong tuỷ xương, khi trưởng thành được đưa vào máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và khí CO2 tham gia vào quá trình hô hấp. Hồng cầu sống trung bình khoảng từ 100 - 120 ngày kể từ khi ở tuỷ xương ra máu ngoại vi. Hồng cầu già được tiêu huỷ trong hệ võng mạc nội mô chủ yếu ở lách, gan và tuỷ xương. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tương đối hằng định, dao động từ 3,7 triệu