Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm

MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã mô đun: MĐ07-01
Giới thiệu mô đun
Mô đun Tiêu thụ sản phẩm có thời gian học tập là 32 giờ, trong đó có 8
giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Đây là mô đun mang tính tích
hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nhưng trọng tâm là thực hành. Nội
dung mô đun trình bày các công việc cần thực hiện để bán sản phẩm ra thị
trường: khảo sát thị trường, tính giá thành sản phẩm, mua bán sản phẩm và thu
thập các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm rau quả của cơ sở. Mô đun
còn trình bày hệ thống các câu hỏi, bài tập/bài thực hành cho từng bài dạy,
phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá cho từng bài
tập/thực hành. Sau khi học xong mô đun Tiêu thụ sản phẩm, học viên có thể
thực hiện các công việc tiêu thụ sản phẩm rau quả: ước tính được giá thành sản
xuất sản phẩm rau quả; thực hiện được các công việc mua bán sản phẩm đơn
giản và soạn thảo được hợp đồng mua bán sản phẩm khi tiêu thụ sản phẩm rau
quả có số lượng lớn; thực hiện bán hàng và giao nhận sản phẩm đúng quy trình;
thu thập được các thông tin cần thiết về khách hàng.
BÀI 1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 

Mục tiêu
- Thu được thông tin sản phẩm từ các người bán hàng và từ
khách hàng;
- Tính toán được giá cả bình quân của sản phẩm trên thị trường;
- Nêu được khái niệm giá thành sản phẩm;
- Tính được các loại chi phí trong quá trình sản xuất;
- Tính được giá thành và giá bán sản phẩm.

A. Nội dung
1. Khảo sát thị trường
1.1. Mục đích của khảo sát thị trường
Khảo sát thị trường là hoạt động nhằm xác định nhu cầu thị trường về các
loại sản phẩm hàng hóa kinh doanh để từ đó xác định được thị trường đang cần
những sản phẩm nào, những yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó ra sao,
khả năng tiêu thụ về sản phẩm đó như thế nào.
Khảo sát thị trường nhằm để:
8
- Tìm ra được thị trường có triển vọng nhất để tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.
- Tìm ra được mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn nhất phù hợp với khả
năng của doanh nghiệp.
- Biết được giá cả bình quân của sản phẩm trên thị trường trong thời kỳ
mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được.
- Xác định được những yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm của
doanh nghiệp như mẫu mã, bao gói, chất lượng sản phẩm, phương thức vận
chuyển, phương thức thanh toán.
- Biết được thông tin vềt tình hình của đối thủ cạnh tranh, năng lực sản
xuất, chất lượng sản phẩm ... của đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng
của đối thủ cạnh tranh. 
 

pdf 57 trang thiennv 09/11/2022 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tieu_thu_san_pham.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm

  1. 11 + Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm được tiêu thụ như thế nào, bao nhiêu, ở đâu, hình thức bán hàng như thế nào, quảng cáo sản phẩm ra sao, giá bán của sản phẩm trên thị trường trong một vùng hay một khu vực và sự biến động của giá trên thị trường, v.v ; + Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: đối tượng khách hàng, thị hiếu, nhu cầu khách hàng, sức mua, v.v ; + Thông tin về cơ sở sản xuất: có bao nhiêu cơ sở trong vùng; xu thế phát triển của các cơ sở đó trong tương lai; mức độ đáp ứng của các cơ sở hiện có đối với nhu cầu thị trường, dịch vụ cung cấp sản phẩm của các cơ sở,v.v ; + Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân - Phương pháp khảo sát + Khảo sát trực tiếp + Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè + Khảo sát qua điện thoại 2.2 Tổng hợp, xử lý kết quả khảo sát Qua khảo sát nhu cầu thị trường cần phải tổng hợp, xử lý các thông tin về số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, các chủng loại sản phẩm, giá cả của từng loại sản phẩm, để có được những kết quả sau: - Số lượng và tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau quả. - Xác định chủng loại, chất lượng sản phẩm của từng loại sản phẩm được tiêu thụ phổ biến trên thị trường. - Những yêu cầu của thị trường về sản phẩm như: bao bì, mẫu mã, chất lượng của các chủng loại sản phẩm, phương thức thanh toán, giao hàng, vận chuyển, v.v ; - Ước lượng thực sự ở địa bàn nào và sẽ mua như thế nào - Ước lượng giá cả và nhu cầu từng loại sản phẩm trên địa bàn khảo sát. - Xác định quảng cáo như thế nào sao cho có hiệu quả; - Tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thị trường của đối thủ cạnh tranh trên thị trường; - Cơ sở sản xuất kinh doanh cần đạt bao nhiêu phần trăm thị phần trong thời gian tới.
  2. 12 2.3. Xác định nhu cầu thị trường mà cơ sở kinh doanh có khả năng đáp ứng Kết quả của quá trình xử lý thông tin giúp đưa ra các quyết định, ví dụ như: - Xác định sản phẩm đưa ra thị trường; - Quyết định định giá bán; - Số lượng hàng hóa dự trữ cho tiêu thụ; - Xác định mạng lưới bán hàng và các hoạt động xúc tiến bán hàng. 3. Xác định chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiệu bằng tiền của tất cả chi phí sản xuất, chi phí lưu thông (chi phí tiêu thụ sản phẩm) và các khoản chi phí khác mà cơ sở sản xuất kinh doanh phải bỏ ra để thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong một thời kỳ nhất định. Các loại chi phí sản xuất kinh doanh gồm: 3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị vật tư, nguyên liệu được sử dụng (tiêu hao) trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như chi phí mua nguyên liệu rau, quả, đường, muối, Ví dụ: Để sản xuất được 100 kg hành củ dầm giấm, người ta phải mua 120 kg hành củ và 100 lít giấm ăn. Giá hành củ 80.000 đồng/kg, giá giấm ăn là 5.000 đồng/lít. Vậy giá trị tiêu hao từng loại như sau: Giá trị nguyên liệu cho 1 kg dưa chuột dầm giấm là: (120x80.000)/100= 96.000 (đồng) Giá trị giấm ăn cho 1 kg dưa chuột dầm giấm là: (100x5000)/100 = 5000 (đồng) 3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp để làm tất cả các công việc trong quá trình chế biến rau quả như: công tiếp nhận nguyên liệu, công xử lý các nguyên liệu, công chế biến thành sản phẩm Ví dụ: Chi phí công lao động trực tiếp để làm ra 100 kg hành củ dầm giấm để tiêu thụ là 1.000.000 đồng. Vậy chi phí công lao động để làm ra 1 kg sản phẩm là: 1.000.000/100 = 10.000 (đồng). 3.1.3. Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị - Khấu hao máy móc là giá trị của máy móc, thiết bị tham gia làm ra một đơn vị sản phẩm trong một thời gian nhất định.
  3. 13 - Thời gian khấu hao là thời gian hoạt động hữu ích của thiết bị, máy móc. Ví dụ: Để sản xuất được 10.000 kg dứa quả ngâm đường đóng hộp phải sử dụng 01 thiết bị đóng nắp trị giá 8.000.000 đồng. Giá trị khấu hao về thiết bị đóng nắp cho 1 kg sản phẩm được tính như sau: (1x8.000.000)/10.000 = 800 (đồng) 3.1.4. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí như: - Chi phí tiêu hao điện, nước cho sản xuất. - Chi phí tiếp khách. - Chi phí tiền lương cán bộ điều hành sản xuất - Chi phí bảo vệ môi trường. - Chi phí thuế 3.1.5. Chi phí quản lý Là các chi phí liên quan đến việc điều hành, quản lý chung toàn bộ cơ sở sản xuất như tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, 3.1.6. Chi phí bán hàng - Chi phí tư vấn và quản lý kỹ thuật. - Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Ví dụ: Chi phí đóng gói; chuyên chở sản phẩm đến địa điểm giao hàng cho đơn vị mua; chi phí tiếp thị; chi phí bảo hành hay đổi trả sản phẩm; chi phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm; 3.1.7. Chi phí khác Chi phí khác là chi phí phát sinh như: trả lãi vay khi vay tiền, chi phí hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, nguyên liệu hư hỏng Các khoản chi phí này phải được tính toán trong giá thành của sản phẩm (nếu có). 3.2. Xác định giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm rau quả là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí cho quá trình chế biến và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. Các bước tính giá thành sản phẩm dựa vào chi phí như sau: Bước 1. Thống kê số lượng rau quả các loại cần sản xuất - Thống kê số lượng rau quả các loại cần sản xuất theo các hợp đồng mua bán hoặc các thỏa thuận mua bán có tính khả thi. - Thống kê số lượng rau quả cần sản xuất có thể phục vụ cho các nhu cầu
  4. 14 khác của các cửa hàng bán lẻ, hộ gia đình trong khu vực. - Ghi các số liệu thống kê vào các bảng 7.1.1. Bảng 7.1.1. Bảng thống kê số lượng sản phẩm rau quả các loại cần sản xuất TT Nội dung Cải muối chua Dưa muối chua 1 Đại lý kg kg 2 Đại lý kg kg 3 Cơ sở kg kg 4 Cửa hàng kg kg Tổng cộng kg kg Bước 2. Thống kê các trang thiết bị, công cụ cần thiết phục vụ quá trình chế biến rau quả và giá cả của mỗi loại - Thống kê các trang thiết bị theo từng chủng loại và theo từng khu vực sản xuất. - Thống kê ngày tháng mua và đưa trang thiết bị vào sử dụng. - Thống kê giá cả của mỗi loại trang thiết bị. - Ghi các số liệu thống kê vào bảng 7.1.2. Bảng 7.1.2. Bảng thống kê các trang thiết bị, công cụ cần thiết phục vụ quá trình chế biến rau quả và giá cả của mỗi loại TT Tên thiết bị Năng suất Ngày mua Ngày sử Giá cả dụng 1 2 3 Bước 3. Tính thời gian sử dụng và mức khấu hao trang thiết bị, dụng cụ
  5. 15 - Tính mức khấu hao căn cứ theo thực tế sản xuất. - Tính mức khấu hao theo quy định (nếu có). - Ghi vào bảng 7.1.3 . Bảng 7.1.3. Thời gian sử dụng và mức khấu hao trang thiết bị, dụng cụ TT Tên thiết bị, dụng Năng suất Thời gian Giá cả Mức khấu cụ khấu hao hao 1 2 3 4 Bước 4. Tính mức tiêu hao vật tư nguyên liệu - Tính mức tiêu hao vật tư nguyên liệu căn cứ mức khấu hao thực tế. - Tính mức tiêu hao vật tư nguyên liệu căn cứ mức tiêu hao theo quy định, nếu có. - Ghi số liệu tính toán vào bảng. Bảng 7. 1.4. Mức tiêu hao nguyên liệu cải dùng sản xuất cải muối chua TT Thùng, Cải Số Đơn Thành tiền Số lượng Mức tiêu bể lượng giá sản phẩm hao thu được 1 2 3
  6. 16 Bảng 7.1.5. Mức tiêu hao muối dùng sản xuất cải muối chua TT Thùng, Loại Số Đơn Thành tiền Số lượng Mức tiêu bể muối lượng giá sản phẩm hao thu được 1 2 3 4 Bước 5. Tính chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bằng tổng hợp chi phí lao động thực hiện các công việc trong quá trình chế biến rau quả. Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng công lao động trực tiếp x đơn giá tiền lương của một ngày công. Bảng 7.1.6. Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TT Công việc Số công Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 2 3 4 Tổng cộng
  7. 17 Bước 6. Tính chi phí gián tiếp (chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung) - Tính chi phí gián tiếp căn cứ các chi phí trong thực tế sản xuất - Tính mức chi phí gián tiếp theo quy định (nếu có). Bước 7. Tập hợp tất cả các loại chi phí khác Bước 8. Tính giá thành đơn vị sản phẩm - Tổng chi phí sản xuất= tổng cộng tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí khấu hao máy móc thiết bị + chi phí sản xuất chung + chi phí quản lý. - Thống kê xác định số lượng rau quả thành phẩm đã sản xuất. - Tính giá thành đơn vị sản phẩm. tổng chi phí sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm (một loại) = số lượng sản phẩm đã sản xuất 3.3. Xác định giá bán sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm = giá thành đơn vị sản phẩm + chi phí lưu thông + chi phí bán hàng + lợi nhuận dự kiến. Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trường khu vực. * Chú ý : Xác định giá bán mà không trang trải hết chi phí thì sẽ không tồn tại lâu trong thương trường. Xác định mức giá mà không khách hàng nào chấp nhận được thì sớm muộn cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Nội dung khảo sát thị trường gồm những gì? Các bước thực hiện khảo sát thị trường? Câu 2: Có mấy loại chi phí? Câu 3: Giá thành sản phẩm là gì? Các bước thực hiện tính giá thành sản phẩm dựa vào chi phí? 2. Bài tậpthực hành
  8. 18 2.1. Bài thực hành 7.1.1. Xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường a) Nội dung Hãy xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường của các sản phẩm mứt gừng, chuối sấy khô theo mẫu sau: 1. Thu thập thông tin - Nguồn cung cấp thông tin - Các thông tin cần nắm bắt - Các phương pháp thu thập - Người thực hiện - Phương tiện thực hiện 2 Chọn địa điểm 4 Đối tượng 3 Phương pháp 5 Thời hạn Một số gợi ý ban đầu: - Tìm hiểu thông tin giá cả sản phẩm từ các đối tượng: + Các đại lý mua bán thực phẩm chế biến trên địa bàn. + Người trực tiếp chế biến: các cơ sở sản xuất các sản phẩm mứt khô, chuối sấy trong vùng. - Tìm hiểu thông tin thông qua các địa chỉ: + Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại + Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan + Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh,
  9. 19 truyền hình, internet, + Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân. - Chọn địa chỉ khảo sát. + Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. + Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý uy tín, lâu năm. - Khảo sát + Khảo sát trực tiếp các cơ sở chế biến; + Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè; + Khảo sát qua điện thoại: Đóng vai trực tiếp là người mua, b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Hoàn thành được bản kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường theo yêu cầu. - Nguồn lực: giấy A1, bút lông, - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 – 5 học viên/nhóm). Giao bài về nhà trước để học viên có thời gian chuẩn bị. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm tự lập một bảng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường căn cứ trên các điều kiện đã nêu trong bài tập. Nhóm trưởng sẽ báo cáo và các thành viên trong nhóm góp ý, bổ sung. - Thời gian hoàn thành: 90 phút/1 nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: + Nộp sản phẩm đúng thời gian; + Hoàn thiện bảng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường. + Trình bày báo cáo rõ ràng và trả lời được các câu hỏi. 2.2. Bài thực hành 7.1.2: Lập bảng các chi phí a) Nội dung 1. Vận dụng kiến thức đã học về công nghệ chế biến rau quả và giá cả thị trường mà anh chị biết, anh chị hãy lập bảng chi phí nguyên liệu vật tư, bao bì và công lao động để sản xuất 1000 kg mứt gừng và 1000 kg vải ngâm nước đường đóng hộp mẫu sau: Nguyên liệu, vật tư, công Số lượng Đơn giá Thành tiền lao động (kg) (đ/kg) (đ)
  10. 20 Nguyên liệu, vật tư, công Số lượng Đơn giá Thành tiền lao động (kg) (đ/kg) (đ) . 2. Hãy thống kê chi tiết và ước lượng các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất tương ớt tại cơ sở sản xuất mà các anh chị biết (có thể tự dự kiến) theo hướng dẫn dưới đây: Tên sản phẩm: tt Chi phí Hạng mục Tên chi phí Mức chi phí 1 Chi phí cố định (như tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, trả lãi vay và lương cho đội ngũ quản lý và gián tiếp) 2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (là chi phí nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào khác thực sự sử dụng để làm ra sản phẩm) 3 Chi phí lao động trực tiếp (là tiền lương trả cho những người trực tiếp sản xuất) 4 Chi phí quản lý nhà xưởng (trong đó có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, máy móc thiết bị, hệ thống bảo vệ và các chi phí vận hành nhà xưởng) 5 Chi phí marketing, bán hàng và hành chính b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Lập được bảng chi phí chế biến một số sản phẩm rau quả khô và ước lượng được các chi phí cần thiết. - Nguồn lực: giấy, bút - Cách thức tiến hành: Làm việc độc lập - Nhiệm vụ của mỗi học viên khi thực hiện bài tập: Tự nghiên cứu tài liệu và
  11. 21 hoàn thành bài tập theo nội dung yêu cầu. - Thời gian hoàn thành: 90 phút. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: + Nộp sản phẩm đúng thời gian; + Bảng chi phí nguyên liệu vật tư, bao bì và công lao động cho từng loại sản phẩm của mỗi học viên theo yêu cầu. 2.3.Bài thực hành 7.1.3: Tính giá thành sản phẩm a) Nội dung Hãy tính giá thành sản xuất, giá bán mứt gừng. Nguồn lực: - Tổng số lượng mứt gừng cần sản xuất 1.000 kg - Chi phí khấu hao trang thiết bị, dụng cụ = 400.000đ - Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liêu = 50.000.000đ - Chi phí nhân công trực tiếp = 10.000.000đ - Chi phí gián tiếp = 5% chi phí trực tiếp - Chi phí khác = 1.000.000đ Yêu cầu: - Tính giá thành sản xuất 1 kg mứt gùng. - Tính giá bán của 1kg mứt gùng biết chi phí lưu thông là 2% giá thành sản xuất, lợi nhuận dự kiến là 15% giá thành sản xuất. b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Tính được giá thành sản phẩm - Nguồn lực: giấy, bút - Cách thức tiến hành: Làm việc độc lập - Nhiệm vụ của mỗi học viên khi thực hiện bài tập: Làm bài tập theo nội dung yêu cầu. Mời một học viên trình bày kết quả trên bảng, các học viên khác theo dõi nêu ý kiến bổ sung. - Thời gian hoàn thành: 90 phút. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: + Xác định được giá bán một số sản phẩm theo yêu cầu. + Bài giải tính giá thành của mỗi học viên.
  12. 22 C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Mục đích và yêu cầu khảo sát thị trường. - Phương pháp tính chi phí kinh doanh và tính giá cả tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất.
  13. 23 BÀI 2. TIẾP THỊ SẢN PHẨM RAU QUẢ TƯƠI VÀ CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ RAU QUẢ Mã bài: MĐ07-02 Mục tiêu - Xác định được đối tượng tiếp thị sản phẩm. - Lựa chọn được các hình thức tiếp thị sản phẩm. - Lựa chọn được thời điểm và không gian thích hợp để giới thiệu. - Thực hiện được trình tự tiếp thị sản phẩm rau quả. - Rèn được tính năng động trong công việc A. Nội dung 1. Xác định đối tượng tiếp thị sản phẩm Xác định đối tượng tiếp thị sản phẩm là việc xác định những người trực tiếp hoặc gián tiếp giúp việc tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: - Người trực tiếp có nhu cầu về sản phẩm rau quả như các gia đình, các nhà hàng, quán ăn. - Đại lý mua bán và tiêu thụ sản phẩm rau quả các loại. - Các siêu thị, các chợ trong khu vực, vùng. 2. Các hình thức tiếp thị sản phẩm 2.1. Quảng cáo 2.1.1. Khái niệm Quảng cáo là hình thức tiếp thị sản phẩm bằng cách tuyên truyền về quy trình sản xuất sản phẩm, về chất lượng sản phẩm làm cho thật nhiều người biết đến sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2. Các bước thực hiện quảng cáo Bước 1. Chuẩn bị nội dung quảng cáo - Quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Các chứng nhận về chất lượng sản phẩm: chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp. - Các số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm và địa bàn tiêu thụ.
  14. 24 Hình 7.2.1. Quảng cáo trên trang thông tin điện tử Bước 2. Chuẩn bị tài liệu, mẫu vật quảng cáo - Soạn thảo các bài viết quảng cáo sản phẩm, các mẫu tin quảng cáo ngắn gọn. - Làm các tấm biển quảng cáo sản phẩm. - Quay phim, chụp ảnh quy trình sản xuất, hình ảnh sản phẩm và sắp xếp lại thành một đoạn phim ngắn hoặc một bộ ảnh giới thiệu sản phẩm. - Làm một số sản phẩm mẫu để giới thiệu hoặc trưng bày sản phẩm. Chú ý: Nội dung, tài liệu, mẫu vật quảng cáo phải có tính độc đáo, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn người nghe, người xem. Bước 3. Thực hiện quảng cáo sản phẩm - Đăng tải các bài viết, các mẫu tin quảng cáo trên các ấn phẩm, báo, tạp chí - Đăng ký quảng cáo bằng cách đưa tin, phim ảnh, video lên các đài phát thanh, truyền hình.
  15. 25 - Đưa tin, bài viết, phim ảnh lên các mạng internet xã hội. - Treo biển quảng cáo tại những nơi công cộng nhiều người qua lại. - Trưng bày hình ảnh, sản phẩm mẫu, chiếu phim, video, treo biển quảng cáo tại gian hàng tham gia hội chợ triển lãm. 2.2. Khuyến mãi 2.2.1. Khái niệm: Khuyến mãi là hình thức tiếp thị sản phẩm bằng cách bán giảm giá sản phẩm, tặng quà khi mua sản phẩm, nhằm kích thích khách hàng mua sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn. 2.2.2. Các bước thực hiện khuyến mãi Bước 1. Chuẩn bị nội dung khuyến mãi - Khuyến mãi bằng cách giảm giá khi mua với số lượng lớn. - Trả chậm không tính lãi hoặc với lãi thấp. - Khuyến mãi bằng vật chất khác: bán hàng có quà tặng, dùng thử sản phẩm. Bước 2. Chuẩn bị chương trình khuyến mãi, hàng mẫu dùng thử, sản phẩm khuyến mãi, quà tặng. - Chọn một số loại sản phẩm và tính toán mức giảm giá phù hợp, quyết định số lượng sản phẩm vừa đủ để thực hiện khuyến mãi. - Chọn và chuẩn bị quà tặng: quà tặng có thể là sản phẩm cùng loại hoặc khác loại. Quyết định số lượng và trị giá quà tặng. - Chuẩn bị sản phẩm dùng thử để phát tặng. - Chuẩn bị số lượng người tham gia thực hiện việc khuyến mãi và tổ chức học tập nội dung tuyên truyền, tiếp thị cho những người tham gia khuyến mãi. Bước 3. Thực hiện khuyến mãi - Chọn thời điểm, địa điểm thực hiện khuyến mãi. - Các người tham gia khuyến mãi trực tiếp gặp gỡ khách hàng để tư vấn, tuyên truyền sản phẩm, phát sản phẩm dùng thử, ghi chép thông tin về khách hàng nhận khuyến mãi. - Tổ chức bán hàng khuyến mãi khi tham gia các hội chợ, triễn lãm. - Thông báo chương trình khuyến mãi trên các cửa hàng bán sản phẩm, trên các thông tin đại chúng về nội dung khuyến mãi và địa điểm thực hiện khuyến mãi.
  16. 26 Hình 7.2.2. Khuyến mãi 2.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm - Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh hay ở nơi thuận tiện vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán sản phẩm. Hình 7.2.2. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm - Tham gia các cuộc triển lãm, các hội chợ thương mại qua đó giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ.
  17. 27 Hình 7.2.3. Tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. 3. Kế hoạch tiếp thị Bước 1. Lựa chọn nội dung và hình thức tiếp thị. Bước 2. Lựa chọn thời gian tiếp thị phù hợp. Bước 3. Lựa chọn đúng đối tượng cần tiếp thị. Bước 4. Lựa chọn địa điểm tiếp thị. Bước 5. Xây dựng lực lượng thực hiện tiếp thị Bước 6. Ước tính chi phí dành cho tiếp thị Bước 7. Dự đoán kết quả đạt được khi thực hiện tiếp thị. 4. Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm - Tổng hợp số lượng sản phẩm tiêu thụ trên cơ sở kết quả tiếp thị thông qua số lượng tiêu thụ lẻ, số lượng tiêu thụ của các siêu thị, các đại lý sau khi thực hiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi. - Đánh giá kết quả tiếp thị. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1. Hãy cho biết các đối tượng tiếp thị sản phẩm. Câu 2. Tiếp thị sản phẩm gồm có những hình thức như thế nào? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 7.2.1. Soạn nội dung quảng cáo a. Nội dung: Soạn hai mẫu tin ngắn quảng cáo sản phẩm tương ớt và dưa
  18. 28 chuột dầm giấm của cơ sở Đồng Xanh với 20 năm kinh nghiệm chế biến tương ớt từ nguyên liệu chủ yếu như ớt tươi, muối ăn, dầu thực vật. Các nội dung cần có: + Giới thiệu sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. + Cơ sở sản xuất lâu năm, có uy tín đã được chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp. + Sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường (nêu các số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm và địa bàn tiêu thụ). b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Viết được nội dung quảng cáo sản phẩm. - Nguồn lực: bảng, phấn, giấy A1, bút lông, máy chiếu - Cách thức tiến hành: làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 5-10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm viết một nội dung quảng cáo sản phẩm tương ớt căn cứ trên các điều kiện đã nêu trong bài tập. Nhóm trưởng sẽ báo cáo và các thành viên trong nhóm góp ý, bổ sung - Thời gian hoàn thành: 120 phút. - Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được của bài tập: + Hoàn thành bài làm đúng thời gian; + Nội dung quảng cáo sản phẩm đảm bảo thỏa mãn yêu cầu đề bài và đúng với hướng dẫn. 2.2. Bài thực hành 7.2.2: Xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm a. Nội dung: Xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm dưa chuột dầm giấm của một cơ sở chế biến rau quả. Một số gợi ý: - Xác định nội dung và hình thức tiếp thị + Quảng cáo + Khuyến mãi +Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm - Xác định đối tượng giới thiệu sản phẩm b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Xây dựng được kế hoạch giới thiệu sản phẩm.