Bài giảng Vi sinh - Bài 6: Sự liên hệ giữa vật chủ và vi khuẩn - Bùi Hồng Quân
Tương tác của vi sinh vật với động vật
- Động vật là môi trường sống của nhiều vi sinh vật: vi sinh có
lợi, gây bệnh và trung tính
- Ký sinh (parasitism): sự tăng trưởng của một VSV (ký sinh vật,
parasite) ở sinh vật khác, không mang lại ích lợi gì hoặc làm
hại cho sinh vật chủ hay (hay vật chủ host)
- Khả năng ký sinh của VSV lên vật chủ chiụ ảnh hưởng của
những tương tác phức tạp giữa ký sinh vật với vật chủ:
+ Khả năng xâm nhập của VSV vào vật chủ (thường bắt đầu ở
các màng nhày)
+ Tương tác giữa hệ thống tự vệ của vật chủ với khả năng đáp
ứng thích nghi của ký sinh gây bệnh
+ Đặc điểm giải phẫu học của vật chủ
- Động vật là môi trường sống của nhiều vi sinh vật: vi sinh có
lợi, gây bệnh và trung tính
- Ký sinh (parasitism): sự tăng trưởng của một VSV (ký sinh vật,
parasite) ở sinh vật khác, không mang lại ích lợi gì hoặc làm
hại cho sinh vật chủ hay (hay vật chủ host)
- Khả năng ký sinh của VSV lên vật chủ chiụ ảnh hưởng của
những tương tác phức tạp giữa ký sinh vật với vật chủ:
+ Khả năng xâm nhập của VSV vào vật chủ (thường bắt đầu ở
các màng nhày)
+ Tương tác giữa hệ thống tự vệ của vật chủ với khả năng đáp
ứng thích nghi của ký sinh gây bệnh
+ Đặc điểm giải phẫu học của vật chủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vi sinh - Bài 6: Sự liên hệ giữa vật chủ và vi khuẩn - Bùi Hồng Quân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_vi_sinh_bai_6_su_lien_he_giua_vat_chu_va_vi_khuan.pdf
Nội dung text: Bài giảng Vi sinh - Bài 6: Sự liên hệ giữa vật chủ và vi khuẩn - Bùi Hồng Quân
- Hệ vi sinh vật khác - Hệ VSV đường hô hấp: + Streptococcus, Staphylococcus, Corynebacterium, Neisseria + Hiện diện bên trong màng nhày ở cơ quan hô hấp trên - Hệ VSV đường niệu - sinh dục: + Escherichia, Klebsiella, Proteus, Neisseria, Lactobacillus, Corynebacterium, Staphylococcus, Candida, Provotella, Clostridium, Peptostreptococcus - Hệ VSV tự nhiên này cól ợi: + Giúp cơ quan hoạt động bình thường + Ngăn cản sự xâm nhiễm của VSV gây bệnh + Một số có khả năng xâm nhiễm vàgây bệnh bộph ận khác của cơ thể
- Một sốthu ật ngữ trong cơ chếgây bệnh của VSV gây bệnh lên vật chủ - Nhược độc (attenuation): sự giảm hoặc mất khả năng gây bệnh của VSV - Tạo khuẩn lạc (colonization): sự sinh sản của VSV gây bệnh sau khi gắn được lên mô của vật chủ - Truyền nhiễm (infection): sự tăng trưởng của VSV bên trong vật chủ - Xâm nhiễm (invasion): sự xâm nhập và gây bệnh của VSV trong vật chủ - Tính xâm nhiễm (invasiveness): khả năng xâm nhập của VSV gây bệnh và lan truyền bên trong vật chủ - Tính gây bệnh (pathogenicity, pathogenesis) của ký sinh vật: khả năng gây tổn thương của ký sinh vật ở vật chủ - Sinh độc tính (toxigenicity): tính gây bệnh do độc tố tạo ra bởi VSV gây bệnh (khả năng sinh độc tố) - Mức ác tính hay độc lực (virulence): mức gây bênh tạo ra bởi một ký sinh gây bệnh (tính bằng LD50)
- Xâm nhập của VSV gây bệnh vào vật chủ - Thông qua sự gắn chuyên biệt của VSV lên biểu mô (specific adherence) - Các mức chuyên biệt: + Chuyên biệt mô (Neisseria gonorrhoeae chỉ gắn lên biểu mô đường niệu - sinh dục ở người) + Chuyên biệt ký chủ - Cơ chế gắn chuyên biệt qua tương tác giữa các đại phân trên bề mặt VSV với receptor trên tế bào ký chủ
- Tăng trưởng vàlan nhiễm - Sau khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, để gây bệnh, VSV cần phân chia và tăng trưởng để đạt được mật độ có thể gây bệnh: + Phân chia tại vị trí xâm nhiễm: tạo thành khuẩn lạc tại vị trí gây nhiễm + Xâm nhiễm vào hệ bạch huyết và tích tụ tại hạch bạch huyết + Xâm nhiễm vào máu và lan truyền khắp cơ thể - Các yếu tố tăng cường sự tăng trưởng và lan nhiễm của VSV trong vật chủ: + Nhiệt độ, pH, thế khử trong vật chủ + Nhân tố ác tính (virulence factor) ở dạng các enzyme ngoại bào của VSV giúp VSV phá vở các thành phần cấu trúc mô, tiếp cận nguồn chất dinh dưỡng trong vật chủ - Hyaluronidase thủy phân keo hyaluronic acid giữa các tế bào giúp VSV khuếch tán vào nhiều tế bào của mô - Collagenase thủy phân collagen làm tan mô - Streptokinase thủy phân các cục fibrin (bao quanh nơi tế bào xâm nhiễm và tạo khuẩn lạc) - Protease, nuclease, lipase thủy phân các đại phân tử của tế bào chủ - Các yếu tố hạn chế sự tăng trưởng của VSV trong vật chủ: + Nguồn chất dinh dưỡng bị giới hạn trong vật chủ + Hàm lượng thấp của kim loại vi lượng (Fe2+)
- Phương thức gây bệnh - Tăng trưởng tạo sinh khối để gây bệnh (làm tắt mạch máu, van tim, đường trao đổi khí trong phổi ) - Sản xuất ngọai độc tố (exotoxin) gây tổn thương, gây bệnh lên mô đích cách xa vị trí xâm nhập - Nội độc tố (endotoxin) là thành phần lipopolysaccharide của màng ngoài, được phóng thích và gây bệnh khi tế bào bị chết
- So sánh đặc điểm của ngoại độc tố( 1) vàn ội độc tố (2) - Hóa tính: + (1): protein, không bền nhiệt, tạo ra bởi vi khuẩn Gram - và + + (2): lipopolysaccharide, bền nhiệt, chỉ có viở khuẩn Gram - - Phương thức, triệu chứng bệnh: + (1): chuyên biệt tế bào mục tiêu và phương thức gây bệnh + (2): không chuyên biệt, sốt, tiêu chảy, nôn mữa - Độc tính: + (1): cao, gây chết + (2): yếu, ít khi gây chết - Tính kháng nguyên: + (1): cao, kích thích sự tạo kháng thể trung hòa độc tố (antitoxin) + (2): yếu, đáp ứng miễn dịch không đủ đểtrung hòa độc tố - Đặc tính của toxoid (độc tố bị xử lýb ởi formaldehyde) + (1): formaldehyde trung hòa độc tính nhưng toxoid vẫn có tính kháng nguyên + (2): không - Gây sốt: (1) không gây sốt, (2) gây sốt
- Các loại ngoại độc tố - Phân loại theo đặc điểm, đích tác dụng: + Độc tố tế bào (cytotoxin): làm tan tế bào đích, ức chế sự sinh tổng hợp protein ở tế bào đích + Độc tố thần kinh: tác dụng lên tế bào thần kinh + Độc tố ruột: tác dụng lên đường ruột + Độc tố siêu kháng nguyên (super antigen toxin): gây siêu đáp ứng miễn dịch ở vật chủ - Phân loại theo đặc điểm của độc tố: + Độc tố A-B (A-B toxin): A và B nối cộng hóa trị, B gắn vào thụ quan tế bào đích, giúp A xâm nhập và gây bệnh
- Độc tốt ế bào - Độc tố tan bào (cytolytic toxin): hemolysin + Được sản xuất bởi nhiều VSV gây bệnh (Clostridium perfringens, Streptococcus pyogenes) + Có hoạt tính làm tan tế bào, được phát hiện bằng vòng tan huyết trên hộp thạch huyết + Các phương thức tác dụng: (1) Thủy phân phosphatidylcholine của màng (lecithinase, phospholipase) (2) Thủy phân thành phần sterol của màng (streptolysin O) (3) Làm tan tế bào bạch huyết (leucocidin)
- Độc tố A-B: Diptheria toxin - Độc tố bạch hầu (diphtheria toxin): + Cơ chế gây bệnh: đoạn A gắn cộng hóa trị ADP vào nhân tố kéo dài dịch mã EF-2 làm ngừng dịch mã ở tế bào đích + Độc tố được mã hóa bởi gen tox trên bộ gen của phage + Corynebacterium diphtheriae trở nên có tính gây bệnh khi bị nhiễm phage này + Fe2+ ức chế sự tạo thành diphtheria toxin bằng cách hoạt hóa repressor điều hòa sự phiên mã của gen tox
- Độc tố A-B: tetanus toxin - Gây bệnh bằng cách tác động lên hệ thần kinh: neurotoxin - Độc tốu ốn ván (tetanus toxin): + Đoạn A gắn vào ganglioside lipid ở đầu tế bào thần kinh ức chế ngăn cản sự phòng thích glycine làch ất dẫn truyền ức chế sự phóng thích acetylcholine ở đầu dây thần kinh vận động + Sự phóng thích liên tục của acetylcholine làm cơ co liên tục gây ra liệt cơ co + Do Clostridium tetani tăng trưởng tại các vết thương kín tiết ra
- Độc tố A-B: botulinum toxin - Gây bệnh bằng cách tác động lên hệ thần kinh: neurotoxin - Độc tố botulinum (botulinum toxin): 7 loại, độc tính cực mạnh (1mg làm chết 106 bọ thí nghiệm) + Đoạn A gắn vào đầu dây thần kinh vận động, ngăn cản sự phóng thích acetylcholine gây liệt cơ giãn + Do Clostridium botulinum nhiễm vào thực phẩm, gây ngộ độc + Một số loài có gen mã hóa độc tố được nhận từ phage
- Độc tố A-B: enterotoxin - Gây bệnh bằng cách tác động lên ruột non, làm tiết dịch dẫn đến hiện tượng tiêu chảy - Được tạo ra bởi nhiều bi khuẩn như Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, Bacillus cereus và các VSV gây bệnh đường ruột như Vibrio cholereae, E. coli, Salmonella enteridis - Độc tố tả(cholera toxin): + Gồm một tiểu phần chức năng A và5 tiểu phần nhận diện B có đích là GM1 glycolipid trên biểu mô ruột non - - + A hoạt hóa adenyl cyclase để tổng hợp cAMP kích thích sự tiết Cl , HCO3 vào lòng ruột, dẫn đến sự thoát nước từt ế bào vào lòng ruột + Được mã hóa bởi hai gen ctxA và ctxB + ctxA và ctxB chịu sựki ểm soát dương bởi một protein điều hòa mã hóa bởi toxR + tox R đồng thời kiểm soát sựbi ểu hiện của các nhân tố ác tính giúp sự tạo khuẩn lạc của V. cholereae ở thành ruột non
- Nội độc tố - Là phần lipid A của lipopolysaccharide ở màng ngoài của vi khuẩn Gram - - Được phóng thích khi vi khuẩn bị phân hủy hoặc tự phân - Độc tính thường thấp hơn ngoại độc tố nhưng lượng độc tố lớn gây sốt, trạng thái viêm tổng thể có thể dẫn đến tử vong do shock xuất huyết - Kháng sinh và thuốc được sản xuất bởi vi khuẩn Gram - cần được kiểm tra không nhiễm endotoxin bằng một xét nghiệm lipid A rất nhạy (10 - 20pg/ml) dựa trên phản ứng tạo tủa đục giữa nội độc tố với dịch tan tế bào từ con sam
- Độc lực, mức ác tính (virulence) - Độc lực, mức ác tính của một VSV gây bệnh được quyết định bởi các nhân tố ác tính (virulent factor) sau: + Độc tố(toxin) + Tính xâm nhiễm (invasiveness) + Kết hợp tính xâm nhiễm và độc tố - Clostridium tetani không xâm nhiễm nhưng tạo ngoại độc tố - Streptococcus pneumoniae gây bệnh nhờ khả năng tạo màng bao ngăn cản sự thực bào để tăng trưởng mạnh trong mô phổi - Samonella typhi gây bệnh bằng cách kết hợp tính xâm nhiễm và độc tố: + Ba loại độc tố: cytotoxin, endotoxin, enterotoxin + Virulence factor tăng cường xâm nhập: polysaccharide O, flagellin, 10 protein Inv + Virulence factor giúp sự tăng trưởng trong tế bào chủ: OxyR cảm ứng sự tổng hợp protein trung hòa độc tính O2 của macrophage; PhoP, PhoQ trung hòa các kháng khuẩn defensin của macrophage; sidophore thu giữ Fe2+ cần cho tăng trưởng + Virulence factor tăng cường sự lan nhiễm: các Spv mã hóa bởi plasmid
- Định lượng độc lực (mức ác tính) vàhi ện tượng nhược độc - Mức ác tính được định lượng thực nghiệm trên chuột: + Biểu thị bằng liều gây chết 50% LD50 (lethal dose): số tế bào cần để làm chết 50% quần thể động vật chủ (chuột) thử nghiệm + LD50 càng nhỏ thì tính gây bệnh càng cao và ngược lại - Hiện tượng nhược độc (attenuation): + VSV gây bệnh bị giảm hoặc mất tính gây bệnh khi được bảo quản lâu trong phòng thí nghiệm mà không cấy lên vật chủ + Các thể đột biến không gây bệnh có khả năng tăng trưởng tốt hơn và được chọn lọc qua các lần cấy chuyền + Chủng đột biến nhược độc thường được dùng làm vắcxin
- Cơ chế phòng vệ không chuyên biệt của tế bào chủ - Các đặc điểm về giải phẩu học, vật lý, hóa học ở vật chủ khỏe mạnh ngăn cản sự tạo khuẩn lạc và xâm nhập của ký sinh gây bệnh - Viêm nhiễm và sốt: nhằm cô lập, phá hủy ký sinh gây bệnh hoặc phá hủy mô bệnh nhiễm + Viêm nhiễm: đáp ứng tự vệ làm tăng lưu lượng máu, mang các thể thực bào đến vùng bị nhiễm; hình thành khối đông fibrin ngăn chặn sự lan nhiễm đến các bộ phận khác của cơ thể + Sốt: do nội độc tố của vi khuẩn hoặc do chất gây sốt nội sinh từ thể thực bào, có tác dụng tăng tốc quá trình thực bào và đáp ứng của kháng thể - Cơ chế phòng vệ chuyên biệt: đáp ứng miễn dịch