Bài giảng Tế bào gốc - Bài 7: Động vật chuyển gen - Phạm Lê Bửu Phúc

KHÁI NIỆM ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN
Ðộng vật chuyển gen là động vật có gen ngoại lai (gen chuyển) xen vào trong DNA
genome của nó. Gen ngoại lai này phải được truyền lại cho tất cả mọi tế bào, kể cả các
tế bào mầm. Việc chuyển gen ngoại lai vào động vật chỉ thành công khi các gen này di
truyền lại cho thế hệ sau.
Gen chuyển (transgene) là gen ngoại lai được chuyển từ một cơ thể sang một cơ thể
mới bằng kỹ thuật di truyền
GMO
GMP
GMA
Stuhmann, 1984
Phát triển kỹ thuật sử dụng retrovirus làm vector cho các đoạn DNA ngoại lai
Mc Grath và Solter,1983
Chuyển nhân nguyên từ một phôi vào tế bào trứng chưa thụ tinh của một
dòng nhận khác một cách trực tiếp
Grossler,1986
Chuyển gen bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi
Lavitrano, 1989
Chuyển gen trực tiếp vào tinh trùng kết hợp với thụ tinh in-vitro 
pdf 34 trang thiennv 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tế bào gốc - Bài 7: Động vật chuyển gen - Phạm Lê Bửu Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_te_bao_goc_bai_7_dong_vat_chuyen_gen_pham_le_buu_p.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tế bào gốc - Bài 7: Động vật chuyển gen - Phạm Lê Bửu Phúc

  1. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen nhờ vector virus Nguyên tắc Bất kỳ loại virus nào cũng có thể được sử dụng làm vector để chuyển vật liệu di truyền vào trong tế bào Ðể sử dụng làm vector, các phần khác nhau của genome virus được thay thế bằng gen cấu trúc quan tâm. Virus có thể được sử dụng để lây nhiễm vào tế bào giai đoạn sớm của phôi trước khi được chuyển ghép vào con mẹ. Gen chuyển với vector retrovirus xâm nhập một cách hiệu quả vào hệ gen của vật chủ nhưng virus sử dụng phải là virus an toàn, không gây bệnh.
  2. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen nhờ vector virus Đánh giá hiệu quả biến nạp cao, thao tác đơn giản, sự xâm nhiễm có thể được thực hiện bằng cách ủ phôi đã loại bỏ màng trong với thể virus gen cấu trúc gắn vào vector virus sẽ sử dụng promoter của virus, các promoter này thường có hoạt tính cao do đó gen cấu trúc này sẽ được biểu hiện mạnh trong tế bào chủ cơ thể chuyển gen sinh ra từ phương pháp này là ở dạng khảm Gen chuyển chỉ có thể di truyền được nếu retrovirus hợp nhất vào một số tế bào sinh dục. Ðối với phương pháp này tỉ lệ sống của các động vật chuyển gen sơ sinh là rất thấp. Các đoạn DNA có kích thước không vượt quá 7-9kb Cap A(n) Sơ đồ cấu trúc genome của retrovirus
  3. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen nhờ vector virus Clip 2. RV infection
  4. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen nhờ vector virus Clip 3. RV reverse transcription
  5. Vector retrovirus là cấu trúc DNA nhân tạo có nguồn gốc từ retrovirus, được sử dụng để xen DNA ngoại lai vào nhiễm sắc thể của vật chủ. Yếu tố then chốt trong việc sử dụng retrovirus làm thể truyền phân phối gen là sự an toàn sinh học (biosafety). Mục đích chính của thiết kế vector là bảo đảm tạo ra một virus không khả năng tái bản (replication incompetent virus) trong tế bào chủ
  6. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen nhờ vector virus Clip 4. Lentiviral Infection
  7. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen sử dụng tế bào gốc phôi Các tế bào gốc phôi (tế bào phôi ở giai đoạn 16-32 tế bào) là các tế bào đa năng (totipotent) nghĩa là có thể phân hoá thành bất kỳ loại mô nào và từ đó sẽ tạo nên cơ thể hoàn chỉnh Có ba cách tạo động vật chuyển gen từ các tế bào gốc phôi mang gen chuyển: - bơm một số tế bào gốc phôi (khoảng 5-10 tế bào) vào trong xoang phôi nang của tế bào động vật. - xen một số tế bào gốc phôi vào giữa bào thai thời kỳ 8 tế bào - nuôi cấy chung tế bào gốc phôi với phôi qua đêm
  8. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen sử dụng tế bào gốc phôi Đánh giá Tỉ lệ phôi sống sót sau thao tác, sự tích hợp và biểu hiện tính trạng của gen mới khá cao Trong thực tế việc chuyển gen có thể được tiến hành thông qua sự thao tác với phôi dâu và túi phôi Phôi ở các giai đoạn này có thể thu nhận mà không cần phẫu thuật (đặc biệt là đối với bò), do vậy công việc chuyển gen được tiến hành rất dễ dàng.
  9. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen sử dụng tế bào gốc phôi Clip 5. ESCs microinjection
  10. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen vào tiền thể tinh trùng in vitro
  11. CHUYỂN GEN VÀO ĐỘNG VẬT Phương pháp chuyển gen vào động vật Chuyển gen vào tiền thể tinh trùng in vitro Clip 6. ICSI Clip 7. ICSI (lab)
  12. KIỂM TRA KẾT QUẢ CHUYỂN GEN Để kiểm tra xem gen lạ có xâm nhập được vào bộ máy di truyền của động vật trưởng thành hay không Sử dụng phương pháp lai phân tử trên pha rắn (Southern blot, Northern blot ) hoặc PCR Để kiểm tra xem sản phẩm của gen lạ có được tổng hợp ra hay không đánh giá ở hai mức độ: phiên mã và dịch mã Sản phẩm phiên mã được đánh giá bằng phương pháp RT-PCR Sản phẩm dịch mã được đánh giá bằng phương pháp Western blot, ELISA hoặc kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA) để phát hiện protein lạ trong động vật. Theo dõi các thế hệ sau của động vật chuyển gen (F1, F2, F3 ) để xác định gen lạ có di truyền hay không.
  13. TẠO DÒNG ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Sau khi kiểm tra thấy gen ngoại lai đã được di truyền ổn định, tiến hành lai tạo và chọn lọc để tạo dòng động vật chuyển gen
  14. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Taọ ra những động vật có tốc độ lớn nhanh, hiệu quả sử dụng thức ăn cao Đưa tổ hợp bao gồm gen cấu trúc của hormone sinh trưởng và promoter methallothionein vào động vật mỡ giảm đi đáng kể (giảm từ 28,55mm xuống 0,7mm) và hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn động vật nuôi chuyển gen hormone sinh trưởng có biểu hiện bệnh lý lớn quá cỡ và chưa có ý nghĩa lớn trong thực tiễn VD: bò chuyển gen tiếp nhận estrogen người (human estrogen receptor) có tốc độ lớn nhanh
  15. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Tạo ra động vật chuyên sản xuất protein quý dùng trong y dược vì nhiều protein dược phẩm quý không thể sản xuất qua con đường vi sinh hoặc sinh vật bậc thấp, do những sinh vật này không có hệ enzyme để tạo ra những protein có cấu tạo phức tạp. Cho đến nay rất nhiều protein dược phẩm quý đã và đang được nghiên cứu để sản xuất qua tuyến sữa của động vật như: - α1- antitripsin và yếu tố làm đông máu IX (blood clotting factor IX) của người đã được tiết ra trong sữa chuột, sữa cừu với nồng độ tương ứng là 5mg/ml và 25mg/ml. - Chất hoạt hóa plasminogen mô người (human tissue plasminogen activator) làm tăng đông máu đã được tiết ra ở sữa dê và sữa chuột. - Gen urokinase người đã được đưa thành công vào lợn và tiết ra ở tuyến sữa nhờ gen khởi động alpha-casein bò. - Protein C người được tạo ra từ sữa chuột và sữa lợn chuyển gen Các nhà khoa học đã phát triển động vật chuyển gen sản xuất ra dược phẩm ở trong bàng quang của chúng Kerr (1998) đã nghiên cứu tạo ra chuột chuyển gen sản xuất hormone sinh trưởng người từ nước tiểu
  16. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Tạo ra động vật chống chịu được bệnh tật và sự thay đổi của điều kiện môi trường Biết được một số gen có khả năng kháng bệnh và chống chịu được sự thay đổi điều kiện môi trường của vật nuôi Tiêm gen Mx vào lợn để tạo ra được giống lợn miễn dịch với bệnh cúm. Chuyển gen chống lạnh AFP (antifreeze protein) và đã tạo ra được các giống cá có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự lạnh giá (cá hồi, cá vàng ).
  17. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Nâng cao năng suất, chất lượng động vật bằng cách thay đổi các con đường chuyển hóa trong cơ thể động vật
  18. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Tạo ra động vật chuyển gen làm mô hình nghiên cứu bệnh ở người Nhiều dòng chuột chuyển gen đã được tạo ra như các mô hình nghiên cứu bệnh tâm thần, tim mạch, phổi, ung thư, viêm nhiễm và miễn dịch cũng như để nghiên cứu cơ chế và sự rối loạn của chuyển hoá, sự sinh sản và sự phát triển sớm ở người Amyloid precursor protein transgenic mouse models
  19. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Thử nghiệm các chất gây ung thư Ba dòng chuột chuyển gen khác nhau đã được tạo ra cho việc thử nghiệm các chất gây ung thư: -Chuột chuyển gen Eµ-pim-1 mang gen ung thư đã hoạt hoá pim-1 (gen này có tốc độ gây ra khối u tự phát thấp và xuất hiện rất nhạy với chất gây ung thư ). -Chuột chuyển gen mang một gen ung thư đã hoạt hoá (v-H-ras, c-H-ras) hoặc một gen ức chế khối u bất hoạt (p53). -Chuột chuyển gen với gen sửa đổi DNA đã bất hoạt (XPA).
  20. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Tạo ra vật nuôi chuyển gen cung cấp nội quan cấy ghép cho người Linh trưởng Lợn Vấn đề đạo đức Bản thân không ủng hộ ý tưởng này
  21. NHẬN THỨC VỀ ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN Việc chuyển một gen vào động vật có thể là rất phức tạp và khả năng gây ra các tác động phụ là khó có thể tiên đoán Phần lớn các trường hợp, đột biến tác động lớn đến các quá trình chuyển hóa đặc biệt hoặc các thụ quan tế bào mà không thực sự gây nên bệnh, sự khó chịu, đau đớn hoặc khuyết tật dị dạng ở động vật Kiểm soát của luật pháp đối với các giá trị của động vật chuyển gen là rất chặt chẽ Phải vượt qua được các thử nghiệm rất ngặt nghèo về mặt an toàn thực phẩm mà đối với các thực phẩm bình thường thì không cần để đảm bảo về mặt sức khỏe cho người tiêu dùng Khả năng rủi ro của chuyển gen đối với môi trường và hệ sinh thái là tồn tại khi nuôi trồng động vật chuyển gen