Bài giảng Ngoại khoa thú y

BÀI MỞ ĐẦU
I. Khái niệm
Ngoại khoa thú y là một môn khoa học chuyên nghiên cứu những nguyên tắc và
phương pháp chung thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa và các bệnh ngoại khoa xảy
ra ở vật nuôi. Là tổng hợp những tác động cơ giới vào một tổ chức, cơ quan của động
vật để thực hiện mục đích nào đấy.
Ví dụ: Thực hiện các phẫu thuật trong chấn thương, nhiễm trùng, tổn thương,
hoại tử, hoại thư, hecnia..
Theo tiếng latinh ngoại khoa được gọi là Chirurgie, được kết hợp từ 2 từ Chiros
và Urgos. Chiros: có nghĩa là ngón tay và Urgos: có nghĩa là nhanh chóng, cấp tốc.
Tức là phẫu thuật cần đến sự nhanh chóng và khéo léo để chữa lành vết thương.
II. Vị trí môn học ngoại khoa trong phòng và chữa bênh vật nuôi
Ngoại khoa thú y là môn học chuyên khoa quan trọng trong hệ thống kiến thức
thú y. Cùng với các môn học chuyên khoa khác như : Bệnh học nội khoa, Truyền
nhiễm, Ký sinh trùng, Sản khoa,... môn học ngoại khoa khoa thú y góp phần hoàn
thiện kiến thức chuyên môn cho người học nghề và hành nghề thú y
- Nhiều bệnh hoặc nhiều kỹ thuật xử lý vật nuôi không thể dùng thuốc để can
thiệp mà phải có phẫu thuật ngoại khoa mới giải quyết được.
Ví dụ : Nối ruột, Cắt bỏ khối u, mổ áp xe, mổ đẻ, mổ Hernia, nối gân, …
- Thực hiện các quy trình công nghệ chăn nuôi bình thường phải nhờ các phẫu
thuật ngoại khoa giải quyết.
Ví dụ: Triệt sản để vỗ béo gia súc, cắt sừng hươu, nai hàng năm, lấy nhung, cắt
bỏ răng nanh lợn con...
- Phẫu thuật ngoại khoa chỉnh hình
Ví dụ: vá mũi trâu, bò bị sứt, phẫu thuật bắt chéo dương vật để làm đực thí tình…
Từ những ví dụ trên cho thấy môn ngoại khoa có liên quan rất nhiều đến môn học
khác và người bác sỹ ngoại khoa có một vai trò quan trọng để chứng minh kết quả
chẩn đoán của bác sĩ nội, sản khoa là chính xác và bằng lưỡi dao mổ họ sẽ hoàn tất
việc điều trị bệnh.
III. Mối quan hệ với môn học khác
Môn ngoại khoa gia súc là một môn học có quan hệ với nhiều môn học khác. Do
vậy, muốn nắm chắc được môn ngoại khoa và ứng dụng vào điều kiện sản xuất, chúng
ta cần biết mối liên quan giữa môn học này với các môn học khác. Sự liên quan này
được thể hiện chặt chẽ và logic với một số môn học sau:
- Giải phẫu học: Không thể mổ tốt nếu không có kiến thức tốt về giải phẫu định
khu các vùng mổ. Ví dụ: Không thể mổ đẻ tốt, nếu không có kiến thức giải phẫu về
cơ, mạch máu, thần kinh,....ở vùng bụng, ở cơ quan tử cung.
- 2 -
- Sinh lý, Bệnh lý, Dược lý, Vi sinh vật: sẽ không thành công với bất kỳ một ca
phẫu thuật nào nếu người phẫu thuật không có kiến thức tốt về những môn học này,
đặc biệt môn Dược lý và Vi sinh vật học. Kiến thức hai môn học này góp phần quyết
định sự thành công của của điều trị ngoại khoa.
- Chẩn đoán bệnh: giúp người thầy thuốc thú y xác định và phân biệt chính xác
các bệnh ngoại khoa với các bệnh khác, để lựa chọn phương án điều trị tối ưu.
- Vệ sinh gia súc: Trong lĩnh vực thú y nói chung và ngoại khoa thú y nói riêng,
ta không chữa bệnh bằng mọi giá, phải có quan điểm kinh tế rõ ràng, toàn diện. Nếu
sau phẫu thuật con vật không khôi phục được khả năng làm việc, không nâng cao khả
năng sản xuất thì tốt nhất nên loại thải, không điều trị. Quá trình phẫu thuật điều trị
ngoại khoa thú y phải luôn diễn ra trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, ngược lại phẫu
thuật điều trị sạch sẽ (tiêu độc khử trùng tốt) sẽ góp phần đảm bảo môi trường an toàn,
bền vững. 
pdf 158 trang thiennv 09/11/2022 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngoại khoa thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngoai_khoa_thu_y.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngoại khoa thú y

  1. Hình 13. phương pháp giữ lợn Hình 14. Phương pháp cố định lợn nằm ngửa * Cách cố định để cho lợn uống thuốc Người cố định nắm hai chân trước của lợn và để ở tư thế tựa mông trên mặt đất. Dùng hai đầu gối kẹp vào hai bên vai để ghìm giữ lợn. * Cố định lợn ở tư thế nằm ngửa Phương pháp cố định này thường dùng trong trường hợp phẫu thuật vùng bụng. Dùng một máng ăn, bên dưới được lót bằng bao bố, đặt lợn ở tư thế nằm ngửa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn. * Phương pháp vật lợn Vật lợn bằng tay: dùng tay luồn qua bụng lợn, nắm chân trước và chân sau cùng phía rồi kéo mạnh. Vật lợn bằng dây: trước hết dùng một sợi dây buộc mõm, phần cuối sợi dây đưa ra phía sau rồi làm 1 vòng ở phía trên khớp nhượng của chân sau bên trái. Nắm phần cuối của sợi dây kéo mạnh về phía sau, con vật sẽ mất thăng bằng và ngã xuống. Dùng một sợi dây buộc mõm để tạm cố định lợn. Vật lợn bằng dụng cụ tròng chân sau: đây là phương pháp tốt nhất để quật ngã và cố định lợn to. Dụng cụ này có thể đưa vào chân sau của lợn rất đơn giản và nhanh chóng. Dùng một ống hình tròn, đường kính 3-4 cm, chiều dài 40 cm. Hai đầu ống gắn với 2 vòng kim loại đường kính khoảng 5cm. Hai vòng này được nối với hai sợi dây xích dài khoảng 50 - 60cm. Đầu cuối của hai sợi dây xích nối với một vòng kim loại thứ 3. Từ vòng thứ 3 này nối với sợi dây thừng chắc chắn. Trước hết dùng dây để khớp mõm lại. Sau đó đưa dụng cụ tròng vào hai chân sau của lợn. Nắm sợi dây thừng kéo mạnh về phía sau. Lợn ngã xuống. Hình 15. Vật lợn bằng dụng cụ tròng chân - 11 -
  2. Nếu thực hiện những ca tiểu phẫu mà không gây đau đớn thái quá cho lợn, người ta chỉ cần sử dụng một sợi dây cột vào mõm lợn và kéo căng dây là được. 1.2.4. Phương pháp cố định chó Rọ mõm (buộc mỗm): đối với chó việc tiếp cận để thăm khám hay thực hiện phẫu thuật luôn phải được rọ mõm (rọ mõm có nhiều kích cỡ, được làm bằng da, bằng inoc hay dùng sợi dây mềm để rọ (buộc) mõm lại. Cách buộc mõm bằng dây: đầu tiên vòng một vòng quanh mõm rồi thắt lại ở phía dưới hàm và vòng ra sau gáy rồi thắt lại, đối với giống chó mõm ngắn sau khi đã buộc mõm như trên thì dùng phần dây thừa sau gáy luồn vào vòng dây quanh mõm phía trên sống mũi rồi cột nút với phần dây thừa còn lại. Hình 16. Phương pháp rọ (buộc) mõm chó Hình 17. Một số loại rọ mõm Cố định trên bàn mổ: tùy theo vị trí mổ mà có các kiểu cố định khác nhau. Cách buộc chân: đối với chân trước, vòng đầu tiên buộc vào trên khớp cùi trỏ, đưa dây xuống phía dưới làm một vòng thứ hai ngay tại khớp cổ tay rồi cột dây vào bàn mổ. Đối với chân sau, vòng dây đầu tiên được buộc trên khớp nhượng, vòng thứ hai tại khớp cổ chân rồi mới buộc cố định vào bàn mổ. Có thể cố định chó nằm ngửa: phẫu thuật vùng bụng, thiến; nằm nghiêng: phẫu thuật vùng tai, mắt, thận, lách; nằm sấp: phẫu thuật vùng đuôi, hậu môn, đầu. - 12 -
  3. 1.2.5. Phương pháp cố định mèo Buộc mõm: cách buộc mõm tương tự như cách buộc mõm giống chó mõm ngắn, ngoài ra mèo có thể cào do đó cần buộc mõm kết hợp với dùng vải mềm bó chặt tứ chi. Hình 18. phương pháp giữ mèo Hình 19. Phương pháp cố định mèo Cố định mèo trên bàn mổ: cách cố định mèo trên bàn mổ cũng tương tự như cách cố định chó. Tuy nhiên đối với mèo có thể dùng giá cố định chuyên dụng. Giá này gồm hai tấm gỗ, mỗi bên cắt một lỗ thủng là một nửa vòng tròn, khi ghép lại được một lỗ thủng hình tròn. Hai tấm đó được chạy trên một thanh trượt. Đưa mèo vào giá, ép hai tấm gỗ sát nhau ở ngang nách con vật; sao cho đầu và hai chân con vật nằm ở phía trước tấm gỗ, một người cầm hai chân sau kéo lại. II. ĐỀ PHÒNG NHIỄM TRÙNG KHI PHẪU THUẬT 2.1. Khái niệm nhiễm trùng Nhiễm trùng là tổng hợp những hiện tượng xảy ra trong cơ thể vật nuôi do sự tác động lẫn nhau giữa cơ thể và vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Dạng đỉnh điểm của quá trình sinh học này được thể hiện bằng sự phát triển của nhiễm trùng. 2.2. Tác nhân thúc đẩy nhiễm trùng Những tác nhân gây nhiễm trùng chủ yếu là vi khuẩn, đôi khi là virus và nấm. Nó xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể bằng con đường khác nhau gọi là nguyên nhân ngoại sinh. Ngoài ra nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể đến từ những ổ nhiễm trùng có sẵn trên cơ thể vật nuôi xâm nhập vào vết mổ thông qua máu, hệ bạch huyết, gọi là nguyên nhân nội sinh. Ngoài ra, công tác nuôi dưỡng chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đề phòng nhiễm trùng vết mổ. Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc kém; khai thác không đúng làm suy giảm đột ngột sức đề kháng của con vật là điều kiện thuận lợi để nhiễm trùng phát triển. Một yếu tố cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển nhiễm trùng đó là khâu hộ lý chăm sóc sau khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật gia súc không được hộ lý - 13 -
  4. chăm sóc chu đáo, bị nhốt trong những chỗ bẩn thỉu là yếu tố gây ra nhiễm trùng sau phẫu thuật rất lớn. Để phòng nhiễm trùng cho gia súc thường dùng 2 biện pháp: khử trùng và vô trùng. - Khử trùng là dùng các loại hóa chất như: KMnO4, H2O2, formalin, Ca(OH)2 10%, NaOH 10%, để xử lý bãi mổ, tay người thực hiện phẫu thuật, vùng phẫu thuật trên cơ thể vật nuôi, - Vô trùng là sử dụng các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, tia cực tím, để xử lý phòng mổ, dụng cụ phẫu thuật, Sử dụng các yếu tố vật lý cho hiệu quả tiệt trùng triệt để hơn so với sử dụng các hóa chất nhưng phương pháp vật lý không thể áp dụng trong mọi trường hợp; vì vậy trong thực tế chúng ta phải kết hợp các biện pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng xử lý. Việc đề phòng nhiễm trùng khi phẫu thuật đôi khi còn được gọi là “yếu tố vô trùng” khi phẫu thuật. Đề phòng nhiễm trùng khi phẫu thuật là yếu tố quyết định sự thành công của phẫu thuật. Nhiễm trùng vết mổ là họa thường trực của nhà ngoại khoa, nó chính là nguyên nhân gây ra biến chứng nặng nề và dẫn đến cái chết của vật nuôi. Để đề phòng nhiễm trùng vết mổ chúng ta phải thực hiện tốt nhiều việc như: chuẩn bị và xử lý dụng cụ phẫu thuật; chuẩn bị vật nuôi với vùng phẫu thuật trên cơ thể chúng; chuẩn bị địa điểm phẫu thuật và xử lý tay của người tham gia phẫu thuật 2.3. Chuẩn bị nhân sự 2.3.1. Người thực hiện phẫu thuật Tùy thuộc vào ca phẫu thuật lớn hay nhỏ mà quyết định số người tham gia nhiều hay ít. Mỗi người sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể. Người mổ chính: là người ra quyết định thực hiện phẫu thuật và chịu trách nhiệm về ca phẫu thuật đó; trực tiếp thực hiện phẫu thuật với sự trợ giúp của các đồng nghiệp và đưa ra các quyết định về phương pháp xử lý tình huống khi có sự cố bất thường xảy ra trong phẫu thuật. Như vậy người mổ chính phải là người hiểu rõ nhất về tình cảnh bệnh của con vật, nắm vững và thành thạo các phương pháp thực hiện phẫu thuật đó. Người phụ mổ thứ nhất: là người cùng thực hiện phẫu thuật với người mổ chính, giúp người mổ chính trong các khâu bóc tách tổ chức, cầm máu hay kết nối tổ chức và thay thế người mổ chính khi cần thiết. Như vậy người phụ mổ thứ nhất phải nắm rõ tình hình con bệnh, thành thạo kỹ năng thực hiện phẫu thuật đó. - 14 -
  5. Người phụ mổ chuẩn bị dụng cụ: công việc chuẩn bị dụng cụ ở đây chỉ bao hàm việc lấy dụng cụ từ các khay dụng cụ đã được xử lý đưa cho người mổ chính và người phụ mổ thứ nhất; đồng thời đưa các dụng cụ không cần thiết ra ngoài. Người chuẩn bị dụng cụ phải theo dõi tiến trình phẫu thuật, đưa dụng cụ và lấy dụng cụ ra sao cho thật chính xác; các thao tác phải nhịp nhàng ăn ý với người mổ chính và người phụ mổ thứ nhất, tránh những tác động thừa. Người phụ mổ phụ trách gây mê, hồi sức: nếu phẫu thuật có chỉ định gây mê cần cử người chuyên trách. Khi gây mê có thể xảy ra tai biến do đó cần cử người theo dõi mọi biểu hiện của con vật, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo và có biện pháp xử lý kịp thời. Những người kể trên, trực tiếp thực hiện phẫu thuật hợp lại thành kíp mổ. Để tránh nhiễm trùng vết mổ do chính những người thực hiện phẫu thuật gây ra tất cả những người thực hiện phẫu thuật cần phải được xử lý tay cẩn thận, mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ. Trong khi thực hiện phẫu thuật hạn chế nói thành tiếng, không được cười đùa, khạc nhổ bừa bãi; không để mồ hôi, nước bọt hay các chất tiết khác rơi vào vết mổ. 2.3.2. Người giúp việc Người vận hành các trang thiết bị: trong phòng mổ hiện đại có các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ phẫu thuật như: dao mổ điện, máy gây mê, máy hút dịch, đèn mổ, bàn cố định, vì vậy cần có người vận hành và theo dõi các hoạt động của chúng. Người hỗ trợ cố định vật nuôi và dọn vệ sinh: vật nuôi phẫu thuật bao giờ cũng có phản ứng khi đau hay sợ hãi do đó cần bố trí người cố định vật nuôi khi thực hiện phẫu thuật lớn hay nhỏ. Người hộ lý và chăm sóc vật nuôi: sau phẫu thuật phải cắt cử người theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi. Nhất là thời gian đầu đối với vật nuôi có thực hiện gây mê. 2.3.3. Xử lý tay người phẫu thuật Người thực hiện phẫu thuật là những người đầu tiên có khả năng gây ra nguy cơ nhiễm trùng vào vết mổ vì vậy mỗi người phải chuẩn bị tay cẩn thận. Trên da tay luôn luôn tồn tại một hệ vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn hiện diện thường xuyên và các vi khuẩn không thường xuyên. Các vi khuẩn khu trú ở khe da, các nếp nhăn, ở lỗ chân lông nên việc tẩy rửa là tương đối khó. Khi sửa soạn tay, các móng tay phải được cắt ngắn và giũa bằng, tháo bỏ đồ trang sức trên tay. Tay phải được chà rửa bằng bàn chải mềm với xà phòng, chà xát tất cả các phần từ đầu ngón tay cho đến cùi trỏ sao cho các phần được chà ít nhất 30 lần với bàn chải. Năm ngón tay chụm lại khi chà trên các đầu ngón tay. Bọt xà phòng luôn được duy trì trong suốt thời gian chà. Nếu tiến hành chà trong vòng 7 phút thì tất cả - 15 -
  6. các chất bẩn đại thể, vi khuẩn không thường xuyên và phần nửa vi khuẩn thường xuyên sẽ bị rửa trôi. Cuối cùng rửa sạch bọt xà phòng dưới vòi nước mạnh. Lau khô tay bằng vải mềm đã tiệt trùng. Tiếp tục sử dụng cồn ethyl 70% ngâm tay để tiêu diệt số vi khuẩn còn lại. Có thể sử dụng các chất sát trùng sau để xử lý tay: Cồn iod 5% Hỗn hợp: Ethyl alcohol 70% : 675 ml N – propyl alcohol 70% : 259 ml Nước cất : 250 ml Hỗn hợp: KMnO4 nóng, bão hòa và acide oxalic để tẩy màu tím. Ngâm tay trong hỗn hợp này từ 2,5 – 5 phút. Tóm lại dù có dùng những dung dịch sát trùng tốt nhất để xử lý tay thì tay cũng chưa hoàn toàn vô trùng. Vì vậy cần phải mang thêm găng tay để đảm bảo vô trùng khi tham gia phẫu thuật. Hai tay sau khi được xử lý xong không được sờ vào những vật chưa vô trùng. Trong thời gian phẫu thuật, nếu tay bị nhiễm bẩn thì tùy mức độ mà xử lý từ đầu hay chỉ cần sát trùng bằng cồn 70%. 2.4. Chuẩn bị địa điểm phẫu thuật 2.4.1. Phòng mổ Phòng mổ là phòng chỉ dùng để thực hiện các cuộc phẫu thuật mà không sử dụng vào việc khác, như vậy nguy cơ nhiễm trùng đã bị hạn chế rất nhiều. Một phòng mổ cần phải được trang bị tối thiểu các thiết bị sau: bàn mổ, bàn để dụng cụ, bàn để thuốc và hóa chất, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tiệt trùng, Đối với bàn mổ phải có kích thước phù hợp cho vật nuôi. Bàn mổ vật nuôi lớn thường được thiết kế phù hợp với việc cố định và vật gia súc. Mặt bàn có các mấu chốt, móc để buộc dây cố định gia súc; có đệm lót nên có thể thực hiện được những ca phẫu thuật trong thời gian dài mà không cản trở tuần hoàn da của gia súc khi nằm. Cách thức hoạt động của các loại bàn mổ này rất thuận tiện cho việc cố định gia súc: trước tiên để mặt bàn ở tư thế đứng như một giá cố định, đưa vật nuôi vào, buộc ép sát con vật vào mặt bàn, sau đó xoay mặt bàn nằm ngang ra, lúc này vật nuôi đã nằm nghiêng trên mặt bàn. Bàn mổ của gia súc nhỏ được thiết kế đơn giản hơn nhưng trên bàn mổ cũng được thiết kế đầy đủ các móc, chốt và các lỗ để thuận tiện cho việc cố định, thu hồi dịch tiết và vệ sinh bàn mổ. - 16 -
  7. Đèn mổ được thiết kế 3 hay 6 bóng. Loại đèn pha tập trung ánh sáng lại một chỗ giúp tăng cường độ ánh sáng lên rất nhiều, có thể điều chỉnh ánh sáng chiếu vào vùng phẫu thuật giúp người phẫu thuật nhìn rõ được mô bào hơn. Đối với các phòng mổ hiện đại còn được trang bị các thiết bị hiện đại hơn như: dao mổ điện, máy gây mê, máy hút dịch, Để tiệt trùng phòng mổ, người ta trang bị trong phòng hệ thống đèn tử ngoại. Mỗi loại đèn tử ngoại có khả năng tiệt trùng hiệu quả ở một dung tích nhất định do đó cần tính toán số lượng đèn phù hợp với với thể tích phòng mổ. Trước khi thực hiện phẫu thuật cần bật đèn và duy trì trong vòng 30 phút, sau khi tắt đèn 10-15 phút mới vào làm việc được do sau khi tắt đèn trong phòng có mùi hắc rất khó chịu. Chú ý trong khi bật đèn người và vật nuôi không được vào phòng vì dưới tác động của tia tử ngoại có thể gây loét giác mạc, khi cần thiết vào phòng thì nên đeo kính màu đen. Khi phòng mổ bị ô nhiễm cần tổng vệ sinh phòng mổ. Thông thường người ta sử dụng formalin xông hơi phòng mổ do chất này có khả năng tiêu diệt được những vi khuẩn tồn tại trong các khe, kẽ, hang hốc của phòng mổ mà tia tử ngoại không làm được. Tùy theo mức độ ô nhiễm mà đưa ra thời gian xông hơi dài ngắn khác nhau. 2.4.2. Bãi mổ Trong lĩnh vực thú y không phải lúc nào cũng có phòng mổ để tiến hành phẫu thuật. Mặt khác thực tiễn đặt ra là đa phần người chăn nuôi không thể vận chuyển gia súc đến các phòng mạch do nhiều nguyên nhân khác nhau do đó việc phẫu thuật phải thực hiện tại địa điểm nuôi gia súc. Trong điều kiện không có phòng mổ chúng ta cần chuẩn bị một khu vực bằng phẳng, sạch sẽ, đủ rộng để tiến hành phẫu thuật gọi là bãi mổ. Bãi mổ cần đáp ứng được các yêu cầu sau: - Tuyệt đối không được sử dụng nơi nghi nhiễm vi khuẩn có nha bào làm nơi phẫu thuật do những vi khuẩn sinh nha bào là nguyên nhân gây nên những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như nhiệt thán, uốn ván, nha bào của các loại vi khuẩn này có thể tồn tại rất lâu trong đất. - Những nơi nghi nhiễm nha bào của các loại vi khuẩn này: nền chuồng trại trước đây có vật nuôi chết; nơi xử lý các ổ nhiễm trùng, mổ xác chết hay nơi chôn xác, chất thải của các động vật đã chết vì bệnh đó. - Bãi mổ phải là nơi bằng phẳng, có diện tích đủ rộng để thực hiện phẫu thuật. - Bãi mổ phải có đầy đủ ánh sáng nhưng tránh được ánh nắng trực tiếp, mưa, gió. - Trước khi phẫu thuật cần dọn sạch gạch đá, mảnh sành, đinh gai, các vật cứng, nhọn để tránh gây thương tích cho vật khi thực hiện cố định và phẫu thuật. - Trong trường hợp bãi mổ có cỏ qúa tốt cần cắt ngắn trước khi thực hiện phẫu thuật. Cỏ quá dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. - Dọn sạch phân, rác, nước tiểu trên mặt nền. Mặt nền có nhiều chất bẩn có thể rơi vào vết mổ khi con vật giẫy đạp nhiều. Vi sinh vật có nhiều trong các hạt bụi, cát - 17 -
  8. trong không khí được bay lên mỗi khi vật giẫy đạp. - Để khử trùng và hạn chế cát bay lên, có thể phun lên mặt nền một số dung dịch sát trùng như: formalin 4%, chloramin T 0,5%, thuốc tím 0,1%, NaOH 10%, Ca(OH)210%, phun một lớp mỏng lên bề mặt nền bãi mổ. - Sau khi thực hiện phẫu thuật xong phải dọn sạch và xử lý các chất thải, máu, mủ, mảnh vụn mô bào, nhất là khi xử lý các trường hợp nhiễm các loại vi khuẩn hình thành nha bào, phải tuân thủ các quy định về vệ sinh thú y, không được phát tán mầm bệnh. 2.5. Chuẩn bị động vật phẫu thuật 2.5.1. Kiểm tra chung Việc kiểm tra động vật trước khi thực hiện phẫu thuật đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp nhà phẫu thuật tiên lượng, hạn chế được những tai biến xảy ra trong suốt quá trình phẫu thuật, đồng thời giúp người phẫu thuật quyết định có tiến hành phẫu thuật không hoặc nếu có thì cần lưu ý những gì. Trước khi thực hiện phẫu thuật phải kiểm tra toàn diện các cơ quan, hệ thống trong cơ thể vật nuôi, chẩn đoán xác định, tiên lượng, đi đến kết luận: có thực hiện phẫu thuật hay không? Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hoạt động của các cơ quan quan trọng: tim, gan, phổi, thận; đồng thời xác định sự rối loạn chức năng của chúng. Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm: khi có nghi ngờ có sự tồn tại của bệnh truyền nhiễm cần nhanh chóng xác định bằng các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu. Kiểm tra trực tràng, bàng quang: vật nuôi lớn kiển tra qua trực tràng, vật nuôi nhỏ sờ nắn qua thành bụng. Nếu trực tràng, bàng quang tích nhiều phân và nước tiểu thì phải giải thoát. - Trâu, bò, ngựa trưởng thành móc phân trực tiếp qua trực tràng. Chó, mèo dùng ống thông để thụt trực tràng bằng nước muối ấm pha loãng hay nước xà phòng loãng (không sử dụng thuốc nhuận tràng). - Giải thoát nước tiểu bằng cách dùng ống thông niệu đạo. Đối với chó, mèo khi thông niệu đạo phải chỉ định gây mê. Các con đực của loài nhai lại không thông bàng quang được vì niệu đạo của nó có đoạn hình chữ “s”. Những trường hợp này giải thoát nước tiểu bằng cách xoa bóp kích thích cổ bàng quang thông qua trực tràng đối với cá thể trưởng thành; những cá thể bé thì xoa bóp nhẹ nhàng ngoài da vùng bụng dưới. Làm như thế cơ vòng bàng quang có thể mở ra, con vật sẽ đi tiểu. Nếu kích thích để con vật đi tiểu không có kết quả thì dùng cách chọc bàng quang hút nước tiểu ra. Đối với cá thể lớn chọc hút qua trực tràng nhưng cách này rất nguy hiểm, nguy cơ lọt phân và nước tiểu vào xoang bụng gây viêm phúc mạc; với những các thể nhỏ nguy cơ viêm phúc mạc ít hơn. Để tránh tình trạng trên, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung khi thực hiện thủ thuật ngoại khoa nên chọn kim chọc dò cỡ nhỏ. Sau khi hút hết nước tiểu cần bơm vào trong bàng quang một lượng vừa phải hỗn hợp Novocain 0,25% + kháng sinh. - 18 -
  9. Phát hiện và xử lý các ổ nhiễm trùng trên cơ thể vật nuôi: trên cơ thể vật nuôi có các ổ nhiễm trùng từ trước (mụn nhọt, áp-xe, lỗ rò bệnh lý, ) mầm bệnh có thể từ đó lan sang vết mổ khi nó ở gần nhau hoặc có thể theo máu, mạch lâm ba xâm nhập vào vết mổ khi ở cách xa nhau. Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung: xem xét cần thiết phải tắm rửa toàn thân hay cục bộ cho vật nuôi phẫu thuật. Chú ý những cơ quan có nhiều nếp nhăn, nếp gấp, khe, kẽ như: cổ, yếm, nách, bẹn, bàn chân, ngón chân, phải được kỳ cọ bằng bàn chải và rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch. Xác định tính cấp thiết của phẫu thuật: tính cấp thiết của phẫu thuật chia ra làm 2 loại: phẫu thuật không trì hoãn và phẫu thuật có thể trì hoãn. * Phẫu thuật không trì hoãn: - Là những phẫu thuật nếu không được tiến hành ngay thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của vật nuôi. - Gặp các trường hợp phẫu thuật không trì hoãn chúng ta phải tiến hành ngay trong bất kỳ thời gian nào, ngay cả khi các điều kiện phẫu thuật chưa được như mong muốn. * Phẫu thuật có thể trì hoãn: - Là phẫu thuật chưa phải tiến hành ngay tức thời, dù có thực hiện muộn nhưng không hoặc ít ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi. - Nếu phẫu thuật có thể trì hoãn được, trước khi phẫu thuật cần bắt vật nuôi ăn ít hoặc nhịn ăn hoàn toàn từ 12-24h nhưng phải cho uống đủ nước. - Khi phẫu thuật có chỉ định gây mê, thời gian cho vật nuôi nhịn ăn từ 12-24h. Vật nuôi ăn no gây khó khăn cho việc gây mê bằng đường dạ dày. Hay gây cản trở hô hấp do chất chứa dạ dày rơi vào khí quản khi nôn. Ở ngựa có thể gây vỡ dạy dày do cho ăn quá no khi gây mê. Đối với vật nuôi quá yếu: cần có các biện pháp tăng cường sức khỏe trước khi thực hiện phẫu thuật bằng các biện pháp: cho ăn các thức dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và vitamin. Sử dụng các kích thích phi đặc hiệu (huyết liệu pháp, mô bào liệu pháp, ). Sau khoảng thời gian 2 -3 tháng con vật đỡ suy kiệt, có khả năng chịu đựng được phẫu thuật khi đó mới tiến hành phẫu thuật. Đối với vật nuôi cái: cần xác định có thai hay không, giai đoạn mang thai. Khi phẫu thuật vật nuôi mang thai có thể gây sảy thai do việc cố định và gây mê, đặc biệt đối với những cá thể mang thai ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Trong trường hợp này nếu là phẫu thuật không thể trì hoãn thì cần tiến hành phẫu thuật trong tình trạng không gây mê mà sử dụng các biện pháp gây tê dẫn truyền, gây tê thấm kết hợp với việc cố định chắc chắn. Cần chú ý các thao tác khi cố định vật nuôi mang thai cần nhẹ nhàng, tránh việc gây hoảng sợ cho gia súc. - 19 -
  10. 2.5.2. Xử lý da vùng phẫu thuật Trên bề mặt lông, da của cơ thể vật nuôi có chứa nhiều vi sinh vật; các vật lạ từ đó có thể vấy nhiễm vào vết mổ. Bề mặt che phủ của vật nuôi rất rộng vì vậy không thể xử lý toàn bộ cơ thể của chúng được mà chỉ có thể xử lý tại cục bộ vùng phẫu thuật. Xử lý vùng phẫu thuật tốt cũng góp phần đảm bảo cho sự thành công của phẫu thuật, xử lý không đạt yêu cầu nguy cơ nhiễm trùng xảy ra là tất yếu. Cắt, cạo lông thật sạch rộng gấp 2 – 3 lần vùng phẫu thuật. Thực hiện cạo lông khi vùng phẫu thuật ít lông. Nếu vùng phẫu thuật nhiều lông phải cắt sơ bộ, sau đó dùng dao cạo sạch. Trâu, lợn có ít lông do đó khi thực hiện phẫu thuật chỉ cần cắt lông là được. Vật nuôi ăn thịt nói chung, chó mèo nói riêng có hệ thần kinh linh hoạt do đó rất dễ bị kích thích. Nếu xung quanh mép vết mổ có nhiều lông sẽ làm chậm đáng kể thời gian liền của vết mổ, vì thế khi thực hiện phẫu thuật ở chó mèo hay vật nuôi ăn thịt nhất thiết phải cạo sạch lông. Dùng xà phòng và nước rửa sạch da vùng phẫu thuật. Chú ý nếu vùng phẫu thuật có nhiều nếp nhăn cần kỳ cọ kĩ lưỡng. Sau khi rửa bằng xà phòng thì dùng nước rửa sạch xà phòng, lau khô bằng vải gạc vô trùng. Sau đó sát trùng kĩ 2 lần bằng cồn iod 5% hay povidone iodine 5%. Lần thứ nhất ngay sau khi rửa sạch và lau khô vùng phẫu thuật, lần thứ 2 sau khi gây tê xong và chuẩn bị nhát cắt đầu tiên. Ngoài ra có thể sử dụng một số chất sau để sát trùng da vùng phẫu thuật như: tanin 5%, KMnO4 1%, cồn xanh methylen 1%. Phương pháp sát trùng trên cơ quan, mô bào lành mạnh hoàn toàn khác với trên cơ quan, mô bào bị bệnh. - Đối với việc phẫu thuật trên mô bào lành mạnh thì cách sát trùng theo hướng từ trung tâm vùng phẫu thuật đi ra tạo thành những vòng tròn đồng tâm. Với cách sát trùng này mật độ thuốc sát trùng tại vùng trung tâm (vị trí vết mổ) là cao nhất do đó sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi sinh vật từ vùng bên ngoài vào vết mổ. - Đối với việc phẫu thuật trên vùng mô bào bệnh lý (đã có sự khu trú của vi sinh vật tại đó) thì việc sát trùng sao cho không phát tán nguồn bệnh ra vùng có mô bào lành mạnh. Cần sát trùng theo hướng từ ngoài vào trong (từ ngoài vào trung tâm vùng phẫu thuật). Bằng cách này sẽ tạo được mật độ thuốc sát trùng ở vòng ngoài cao hơn vòng trong do đó sẽ ngăn chặn được sự phát tán của mầm bệnh ra xung quanh. Sau khi xử lý vùng phẫu thuật xong: sử dụng tấm choàng vô trùng phủ lên vùng phẫu thuật. Thông thường người ta dùng hai tấm choàng chồng lên nhau. Tấm trên nhỏ hơn tấm dưới một chút, ở giữa các tấm choàng được đục lỗ hình bầu dục có độ lớn - 20 -