Bài giảng Kiểm nghiệm và phân tích thực phẩm - Lê Thị Mùi
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
1.1. Ý nghĩa của việc lấy mẫu
- Lấy mẫu là một giai đoạn quan trọng trong việc đánh giá chất lượng lô sản phẩm,
công việc đòi hỏi hết sức thận trọng, bởi vì mẫu phải phản ánh chính xác mọi đặc điểm
chất lượng và phải đặc trưng cho thành phần trung bình của lô sản phẩm.
- Trong thực tế nhiều cuộc tranh cãi về chất lượng hàng hóa, hiệu quả làm việc của
thiết bị, hiệu suất, năng suất của một xí nghiệp bao giờ cũng được giải quyết bằng
phương pháp lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu. Cho nên lấy mẫu nếu không cẩn thận
và không đúng phương pháp, thì dù phương pháp phân tích có chính xác cũng dẫn đến
việc đánh giá nhầm lẫn thực chất sản phẩm.
- Dù kiểm tra những chỉ tiêu nào và bằng phương pháp gì đối với loại sản phẩm
nào đều phải thông qua việc lấy mẫu và phải biết cách lấy mẫu. Đối với mỗi loại sản
phẩm tùy thuộc vào đặc tính riêng biệt mà có các quy tắc cho việc lấy mẫu khác nhau.
Bởi vì khó mà vạch ra được những quy tắc cố định được chấp nhận cho mỗi tình
huống và cho mọi sản phẩm.
- Lấy mẫu thường nhằm các mục đích sau:
+ Kiểm tra quá trình sản xuất
+ Kiểm tra nghiệm thu
+ Xác định đặc trưng của lô hàng
+ Để tiến hành các phép thử
+ Đánh giá thị trường
1.2. Một số khái niệm chung
1.2.1. Mẫu
Là một đơn vị hoặc nhóm đơn vị sản phẩm lấy từ một tập hợp (tổng thể để cung
cấp thông tin và có thể làm cơ sở đưa ra quyết định đối với tập hợp.
1.2.2. Phép lấy mẫu
Là thủ tục lấy mẫu hoặc tạo mẫu
1.2.3. Tập hợp
Tập hợp (tổng thể) là toàn bộ các đơn vị sản phẩm được xét. Tùy trường hợp
tổng thể có thể là một lô, một số lô hay một quá trình sản xuất.
1.2.4. Đơn vị sản phẩm
Đơn vị sản phẩm là một đối tượng cụ thể hoặc một lượng vật chất nhất định để
tiến hành các phép thử.
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
1.1. Ý nghĩa của việc lấy mẫu
- Lấy mẫu là một giai đoạn quan trọng trong việc đánh giá chất lượng lô sản phẩm,
công việc đòi hỏi hết sức thận trọng, bởi vì mẫu phải phản ánh chính xác mọi đặc điểm
chất lượng và phải đặc trưng cho thành phần trung bình của lô sản phẩm.
- Trong thực tế nhiều cuộc tranh cãi về chất lượng hàng hóa, hiệu quả làm việc của
thiết bị, hiệu suất, năng suất của một xí nghiệp bao giờ cũng được giải quyết bằng
phương pháp lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu. Cho nên lấy mẫu nếu không cẩn thận
và không đúng phương pháp, thì dù phương pháp phân tích có chính xác cũng dẫn đến
việc đánh giá nhầm lẫn thực chất sản phẩm.
- Dù kiểm tra những chỉ tiêu nào và bằng phương pháp gì đối với loại sản phẩm
nào đều phải thông qua việc lấy mẫu và phải biết cách lấy mẫu. Đối với mỗi loại sản
phẩm tùy thuộc vào đặc tính riêng biệt mà có các quy tắc cho việc lấy mẫu khác nhau.
Bởi vì khó mà vạch ra được những quy tắc cố định được chấp nhận cho mỗi tình
huống và cho mọi sản phẩm.
- Lấy mẫu thường nhằm các mục đích sau:
+ Kiểm tra quá trình sản xuất
+ Kiểm tra nghiệm thu
+ Xác định đặc trưng của lô hàng
+ Để tiến hành các phép thử
+ Đánh giá thị trường
1.2. Một số khái niệm chung
1.2.1. Mẫu
Là một đơn vị hoặc nhóm đơn vị sản phẩm lấy từ một tập hợp (tổng thể để cung
cấp thông tin và có thể làm cơ sở đưa ra quyết định đối với tập hợp.
1.2.2. Phép lấy mẫu
Là thủ tục lấy mẫu hoặc tạo mẫu
1.2.3. Tập hợp
Tập hợp (tổng thể) là toàn bộ các đơn vị sản phẩm được xét. Tùy trường hợp
tổng thể có thể là một lô, một số lô hay một quá trình sản xuất.
1.2.4. Đơn vị sản phẩm
Đơn vị sản phẩm là một đối tượng cụ thể hoặc một lượng vật chất nhất định để
tiến hành các phép thử.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm nghiệm và phân tích thực phẩm - Lê Thị Mùi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_kiem_nghiem_va_phan_tich_thuc_pham_le_thi_mui.pdf