Luận văn Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1TỔNG QUAN
Tàu thủy là một công trình kỹ thuật phức tạp từ khâu thiết kế
đến khâu thi công lắp ráp yêu cầu và quy định rất nghiêm ngặt, đòi
hỏi nhiều kinh nghiệm và trình độ công nghệ cao trong quá trình
thiết kế, sửa chữa và đóng mới. Chính vì thế, trong những năm gần
đây, nước ta đã không ngừng học hỏi, liên tục thay đổi công nghệ
và tăng cường nâng cao đội ngũ nhân lực với chất lượng cao. Kết
quả ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã phát triển một cách
vượt bậc trên tấc cả các lĩnh vực: đóng mới, sửa chữa, vận tải, du
lịch và dịch vụ; hàng loạt đơn đặt hàng được thực hiện trong thời
gian qua đã đem lại thu nhập khổng lồ cho quốc gia, đồng thời tạo
công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn trong nước.
Với xu hướng phát triển nền công nghiệp tàu thủy như hiện
nay thì những người làm việc trong ngành đóng tàu đã thực sự
bước vào một sân chơi mới, một sân chơi cạnh tranh trí tuệ. Đối
với các sinh viên thì đây cũng là cơ hội lớn và cũng là một thách
thức lớn trong quá trình tìm hiểu nâng cao kiến thức của mình để
nhanh chóng thích nghi với xu thế phát triển của thời đại và có thể
làm tốt công việc của mình khi đối diện với thực tế. 
pdf 119 trang thiennv 08/11/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_quy_trinh_lap_rap_va_han_tong_doan_tau_5.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT tại Công Ty CNTT Sài Gòn

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Hình 1.7: Lắp ráp và kiểm tra phân đoạn vách ngang 1.2.2 Công nghệ hàn tàu vỏ thép. Hàn là quá trình nối hai đầu của một chi tiết hoặc nhiều chi tiết với nhau bằng cách nung nóng chúng đến trạng thái chảy hay dẻo. Hiên nay có rất nhiều phương pháp hàn khác nhau, tuỳ theo yêu cầu chất lượng của mối hàn và vật liệu hàn mà người ta sử dụng phương pháp hàn thích hợp. Hiện nay trong ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nói chung và Xí Nghiêp Đóng Tàu Sài Gòn nói riêng thường sử dụng phổ biến các phương pháp hàn sau: 1). Hàn hồ quang hở: Là phương pháp hàn bằng điện (xoay chiều) trong đó hồ quang điện cháy trong không khí giữa que hàn kim loại và vật liệu hàn kim loại. phương pháp này thông thường được gọi tắt là hàn điện và được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - hàn thủ công. Phương pháp này yếu sử dụng để hàn cơ cấu với cơ cấu và hàn cơ cấu với tôn bao. Chất lượng của mối hàn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của người công nhân và dòng điện hàn. Thiết bị hàn là: Kìm hàn, que hàn, máy hàn. 2).Hàn điện hồ quang dưới chất trợ dung: Đây là phương pháp hàn hiện đại, có năng suất cao, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đóng tàu vỏ thép. a) Hàn bán tự động: Phương pháp này dựa trên hiện tượng hồ quang điện, người ta sử dụng khí CO2 để bảo vệ mối hàn trong khi hàn. Phương pháp này chủ yếu sử dụng để hàn cơ cấu với cơ cấu và hàn cơ cấu với tôn bao. Chất lượng của mối hàn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của người công nhân và dòng điện hàn. Hình1.8: Máy hàn bán tự động b)Hàn tự động: Phương pháp này dựa hiện tượng hồ quang điện nhưng được điều khiển tự động, chất bảo vệ mối hàn là cát. Cát qua một cái phểu chảy xuống mối hàn bảo vệ không cho không khí
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - thâm nhập vào mối hàn. Nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối hàn là: dây hàn và chất trợ dung. Việc lựa chọn loại dây hàn phụ thuộc vào thành phần hóa học của kim loại cơ bản, thành phần hóa học của chất trợ dung và điều kiện hàn. Máy hàn tự động áp dụng hàn tôn với tôn và hàn tôn với cơ cấu và chỉ sử dụng nơi bằng phẳng rộng rãi. Hình 1.9: Máy hàn tự động 3) Hàn bằng khí C2H2: Người ta thương sử dụng phương pháp này để cắt tôn cắt thép. Nó sử dụng khí O2 và C2H2 được đốt cháy ở nhiệt độ cao làm nóng chảy kim loại.
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Hình 1.10: Máy cắt rùa
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 3: GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu của đề tài là đi tìm hiểu quy trình lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 5.500DWT do Trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế - CNTT Sài Gòn thiết kế thi công, sau đó kết hợp với những hiểu biết về điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm thi công của công nhân tại Xí nghiệp và thực tế áp dụng quy trình vào quá trình thi công tại Xí Nghiệp Đóng Tàu Sài Gòn từ đó làm cơ sở đễ phân tích ưu nhược điểm của quy trình. Với phương pháp nghiên cứu như vậy đề tài này đi vào giải quyết các nội dung chính sau: -Một số vấn đề chung về công nghệ lắp ráp tàu biển vỏ thép. - Quy trình công nghệ lắp ráp và hàn tổng thành tàu hàng khô 5.500DWT tại Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn. - Phân tích ưu nhược điểm của quy trình. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP VÀ HÀN TỔNG ĐOẠN TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT TẠI CÔNG TY CNTT SÀI GÒN 2.1 ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CỦA NHÀ MÁY 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty CNTT Sài Gòn
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÀI GÒN Địa chỉ: 1027 Phạm Thế Hiển, phường 5, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 8504737; 08 8504514 – Fax: 8488504914; 8721954 Công ty công nghiệp tàu thủy Sài-Gòn (Saigon Shipbuilding Industry Company) là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN). 1) Ngành nghề kinh doanh - Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, thiết bị và cẩu kiện nổi trên biển. - Thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ phục vụ thi công các loại phương tiện thủy, phương tiện GTVT khác, thiết bị công trình biển và các sản phẩm công nghiệp. - Thiết kế, sửa chữa, hoán cải các loại thiết bị có yêu cầu về kỹ thuật và an toàn cao. - Tư vấn cho các chủ đầu tư trong lĩnh vực thiết kế hoán cải, giám sát thi công, lập dự án đầu tư, kiểm định chất lượng các loại phương tiện GTVT. - Xuất – nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị hàng hoá. -Dịch vụ và môi giới hàng hải, vận tải và bốc dỡ hàng hoá. - Phá dỡ tàu cũ.
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, chế tạo phục hồi các loại phương tiện giao thông vận tải. - Thiết kế và tổ chức thi công các công trình giao thông, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; các công trình thủy lợi, kênh mương, đê kè; các công trình dân dụng và phần bao che công trình công nghiệp, san lắp mặt bằng. - Kinh doanh và vận tải nhiên liệu. - Kiểm tra không phá hủy, đo chiều dày đường hàn bằng siêu âm và các dịch vụ kỹ thuật khác có liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. -Lập dự án đầu tư các công trình, kinh doanh bất động sản. -Tổ chức, kinh doanh vận tải thủy bộ; kinh doanh và vận tải dầu khí, nhiên liệu. -Tổ chức kinh doanh dịch vụ hàng hải: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải đường biển, dịch vụ môi giới hàng hải, dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ kiểm đếm hàng hoá, dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển và cảng sông. - Thực hiện các dịch vụ về công nghệ thông tin: tư vấn và cung cấp các giải pháp về phần mềm trong quản lý sản xuất; tư vấn và cung cấp các giải pháp về phần cứng, máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin.
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề và quy định của pháp luật. Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, thiết bị và cấu kiện nổi trên biển. 2) Các phòng ban của công ty a. Công ty tư vấn thiết kế: có trách nhiệm -Tổ chức khảo sát, thiết kế đóng mới hoán cải hoặc phục hồi các loại phương tiện giao thông vận tải và các sản phẩm phục vụ nội bộ Công ty. -Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, thiết kế chế tạo thử và chuyển giao các thiết bị có ứng dụng công nghệ mới. - Tư vấn cho các chủ đầu tư trong lĩnh vực thiết kế, hoán cải hoặc phục hồi các loại phương tiện giao thông vận tải. - Tư vấn cho các chủ đầu tư về các lĩnh vực thuộc chức năng của công ty. - Giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư và giám sát kỹ thuật quyền tác giả. -Tổ chức giải quyết các trường hợp có tranh chấp hoặc xử lý các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của công ty. -Tổ chức thiết kế chế tạo mới, hoán cải hoặc phục hồi các máy móc thiết bị, tài sản khác phục vụ nội bộ Công ty. - Tư vấn cho các đơn vị trong công ty tham gia đấu thầu. b. Phòng quản lý thiết bị: có trách nhiệm:
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Tổ chức thực hiện đầu tư thiết bị, phương tiện, dụng cụ đồ nghề, hệ thống thông tin, thiết bị văn phòng theo dự án đầu tư xây dựng Công ty. - Xây dựng kế hoạch đầu tư và mua sắm thiết bị hàng năm, theo dõi thực hiện và thống kê báo cáo theo quy định . - Công tác bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, dụng cụ đồ nghề đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty. - Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật của các thiết bị do phòng phụ trách. c. Phòng KCS: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của nhà máy. Kiểm soát quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9000. 3) Các cơ sở sản xuất của công ty. Công ty có hai cơ sở: Xí nghiệp đóng tàu Hiệp Ân và Xí nghiệp đóng tàu Sài Gòn. - Xí nghiệp đóng tàu Hiệp Ân là văn phòng chính của Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Sài Gòn, là cơ sở đóng mới, sửa chữa các phương tiện vận tải thủy. Địa chỉ: 1027 – Đường Phạm Thế Hiển – Phường 5 – Quận 8 – Tp.HCM. - Xí nghiệp đóng tàu Sài Gòn: Là cơ sở đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải biển. Địa chỉ : 10E – đường Bùi Văn Ba – Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 – Tp.HCM.
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 4: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA TÀU HÀNG KHÔ 5.500DWT 2.2.1 Giới thiệu chung. Tàu hàng khô 5.500 DWT thuộc loại tàu Universal Dry – Cargo Ship có một số đặc điểm chung như sau: - Trọng tải 5500 DWT - Tàu vỏ thép lắp đặt động cơ 2 máy lai 2 chân vịt, hoạt động trên tuyến quốc tế, dùng để chở hàng khô - Tàu có tuyến hình dạng mũi quả lê, đuôi vát, có một boong chính liên tục, đáy đôi và mạn kép - Tàu có 3 khoang hàng, buồng máy và thượng tầng đặt ở đuôi. Tàu do Nga thiết kế. - Chủ tàu: MIDLAND SHIPPING COMPANY. 2.2.2 Các thông số cơ bản của tàu. - Chiều dài thiết kế :L = 122,8 m - Chiều rộng thiết kế : B = 16,5 m - Chiều cao mạn : D = 6,1m - Chiều chìm : d = 4,2m 2.2.3 Hệ thống kết cấu và phân khoang
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Hệ thống kết cấu: tàu được thiết kế với kết cấu theo hệ thống hỗn hợp. Mạn vùng giữa tàu: kết cấu theo hệ thống ngang Đáy, boong vùng giữa tàu: kết cấu theo hệ thống dọc Khoang máy, mũi, đuôi: kết cấu theo hệ thống ngang Từ sườn 31 về lái có khoảng sườn: 600 mm. Từ sườn 31 đến sườn 144 có khoảng sườn: 710 mm. Từ sườn 144 đến sườn156 có khoảng sườn: 610 mm. Từ sườn 156 về đến cuối mũi tàu có khoảng sườn: 600 mm. - Phân khoang: tàu được chia làm 11 khoang với 184 khoảng sườn Từ sau trụ lái đến sườnthứ 17 : khoang lái Từ sườn thứ 17 đến sườn thứ 31 : khoang máy Từ sườn thứ 31 đến sườn thứ 36 : khoang chứa nhiên liệu Từ sườn thứ 36 đến sườn thứ 38 : khoang dự trữ tính nổi Từ sườn thứ 38 đến sườn thứ 76 : khoang hàng III Từ sườn thứ 76 đến sườn thứ 78 : khoang cách ly Từ sườn thứ 78 đến sườn thứ 116 : khoang hàng II Từ sườn thứ 116 đến sườn thứ 118: khoang cách ly
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Từ sườn thứ 118 đến sườn thứ 153: khoang hàng I Từ sườn thứ 153 đến sườn thứ 165: két ballast Từ sườn thứ 165 đến sườn thứ 184: khoang mũi. 2.3 PHƯƠNG ÁN THI CÔNG 2.3.1 Cơ sở thực hiện phương án thi công. Tàu hàng khô vỏ thép 5.500DWT được Tổng công ty CNTT Sài Gòn chọn Xí nghiệp Đóng tàu Sài Gòn làm cơ sở để đóng mới. Vì vậy, cơ sở để thực hiện phương án phải dựa vào điều kiện thi công của Xí nghiệp và đặc tính kỹ thuật của tàu. 1)Về các trang thiết bị của Xí nghiệp: a) Các thiết bị gia công tole vỏ: - Máy dập thủy lực: 400 T - Máy cắt tole có thể cắt được tole với chiều dày 25 mm - Máy uốn tole 3 trục: uốn tole 25 mm. - Thiết bị cắt oxy – gas bán tự động - Máy cắt CNC: các thông số và tính năng của máy được trình bày dưới đây Thông số máy cắt CNC: Vật liệu cắt: thép cacbon, thép hợp kim, đồng nhôm, inox . Chiều rộng cắt: 2500 mm Chiều dài cắt: 8000 mm
  14. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chiều dầy cắt: 5 mm đến 50 mm Tốc độ dịch chuyển vô cấp: 1  6000 mm/phút Tốc độ dịch chuyển nhanh: 6000 mm/phút Độ chính xác định vị: 0,2 mm Độ chính xác lặp lại: 0,15 mm Số lượng đầu cắt: 2 đầu Truyền dẫn bằng động cơ: SERVOMOTOR Kích thước máy: Dài x Rộng x Cao: 9000mm x 3500mm x 1300mm Tính năng của máy cắt CNC: Tự động cắt tấm theo biên dạng được lập trình, mặt cắt phẳng đẹp Máy có khả năng gắn các đầu cắt Gas, Plasma, Laser, Axetylen Tự động điều chỉnh chiều cao khi cắt bằng cơ khí Tự động mồi lửa b) Các thiết bị gia công cơ khí: - Máy tiện băng dài 8 m - 6 máy tiện băng dài dưới 8m - Máy tiện đứng đường kính gia công 3200 mm - Máy khoan đường kính 80 mm - Máy bào hành trình 1 m - Máy phay kích thước bàn tới 2500x 800
  15. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Máy dập thủy lực - Thiết bị cắt oxy – gas bán tự động c) Thiết bị nâng hạ: -Cẩu di động sức nâng 50 T được bố trí trong các nhà xưởng phục vụ cho công tác sản xuất -Cẩu di động sức nâng trên 75 T -Cẩu di động sức nâng dưới 75T -Cẩu di động sức nâng trên 100 T - Xe nâng có sức nâng 15 T -Cẩu chân đế sức nâng 100 T chạy dọc đường triền. -Cầu trục trên 15 T -Cẩu có sức nâng 150 T đặt dọc theo ụ khô. -Một cầu tàu 10.000 T, kích thước: 123m x 20m x 13,8m d) Thiết bị hàn: - Máy hàn điện xoay chiều - Máy hàn điện một chiều - Máy hàn tự động - Máy hàn bán tự động - Thiết bị kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm e) Máy phun sơn dùng để sơn bề mặt tấm thép và sơn vỏ bao tàu f) Hệ thống máy tính với các chương trình phục vụ cho công việc thiết kế và phóng dạng
  16. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - g) Phương tiện vận chuyển: - Tàu tải trọng 350 T -Cần cẩu nổi sức nâng 110 T - Xe vận chuyển phân tổng đoạn 100 T - Tàu kéo 400 mã lực - Đầu kéo bộ h) Thiết bị hạ thủy: -Một đường triền phục vụ đóng mới tàu có trọng tải cỡ 6500 T với kích thước: 118,84m x 27m, độ dốc: 1/18. -Một ụ khô với kích thước: 180m x 30m x 8,1m để sửa chữa và đóng mới tàu có trọng tải tới 25.000 DWT. 2) Năng lực của công ty: Công ty hiện có trên 800 nhân viên bao gồm: - Các cán bộ khoa học kỹ thuật đang học tập nghiên cứu sau đại học - Các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các kỹ sư chuyên ngành về vỏ tàu thủy (41 người), máy tàu (34 người), điện cơ khí và các ngành nghề khác (39 người) - Công nhân kỹ thuật ngành hàn tàu (342 người), trong đó đã được Đăng kiểm Việt Nam (VR) và Đăng kiểm Pháp (BV) cấp giấy chứng nhận là 92 người. Công ty đang xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu
  17. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - chuẩn ISO 9001 trong công tác thiết kế, đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Hiện nay, tuy trang thiết bị cần thiết cho một xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thủy còn nhiều hạn chế, Công ty đã có nhiều cố gắng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa được nhiều tàu cho nhiều đơn vị như: Công Ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển (Vitranschart), Công Ty Vận Tải Xăng Dầu (Vitaco), Công Ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí (PTSC), Công ty T.S.T 3) Kinh nghiệm thi công: Trong thời gian qua, Công ty đã đóng mới, hoán cải và sửa chữa một số sản phẩm tiêu biểu như: - Hoán cải, đại tu nâng trọng tải tàu dầu Ấp Bắc 3 từ 600 tấn lên 1200 tấn của Công Ty Vận Tải Xăng Dầu Miền Nam (Vitaco) - Hoán cải đại tu tàu hàng khô thành tàu chở dầu Bình Minh từ 1000 tấn lên 1600 tấn của Công Ty Vận Tải Biển Hải Âu. - Đóng mới sà lan chuyên dùng cho Công ty Gemardep - Đóng mới phà 200 tấn (Việt Đan 01, 02) phục vụ cho dự án nâng cấp quốc lộ I (PMU) do chính phủ Đan Mạch tài trợ cho Việt Nam . - Thiết kế đóng mới 2 tàu kéo 600 CV, cabin có thể nâng hạ cho Công Ty Chambon (Pháp) tại Viêt Nam
  18. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Đóng mới Sà Lan Việt Gas – D01 dùng chuyên chở gas lỏng cho Công Ty TNHH vận tải ven biển & Viễn thông T.S.T -Sửa chữa hàng năm và định kỳ các phương tiện thuy của các đơn vị trong nước như: Vitranchatst, Vosco, PTSC, Sài Gòn Ship, VITACO, Cửu Long, Fancol, Công ty Công Trình 86 -Sửa chữa hàng năm và định kỳ các phương tiện thủy thuộc đội tàu của Xí Nghiệp Liên Doanh Vietxopetrol như: NPK Côn Sơn, Long Sơn 01, Kỳ Vân 01, Kỳ Vân 02, Long Hải 01, Vũng Tàu 01 - Đóng mới tàu hàng 4000 DWT và 6500 DWT
  19. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 5 : Phân tích lựa chọn phương án Thông thường lắp ráp thân tàu trên triền đà có thể thực hiện theo các phương pháp: lắp ráp từ các chi tiết liên khớp, lắp ráp từ các phân đoạn, lắp ráp từ các tổng đoạn. Để thấy được sự hợp lý khi áp dụng một phương pháp nào ứng với hoàn cảnh thực tế thì ta cần phải nghiên cứu và phân tích cụ thể cho từng phương pháp. 1)Phương pháp lắp ráp từ các chi tiết liên khớp Ta tiến hành lắp ráp tàu trên một bệ lắp ráp và lắp từ các chi tiết liên khớp. Quy trình lắp ráp các chi tiết theo phương pháp liên khớp thông thường được thực hiện theo các bước sau:  Bước 1: Phóng dạng trên sàn phóng dạng, sau đó lấy số liệu để gia công các chi tiết liên khớp, tôn vỏ, dưỡng mẫu.  Bước 2: Gia công toàn bộ khung xương, khung sườn, vách phẳng  Bước 3: Lắp ráp thân tàu từ các chi tiết liên khớp : - Tiến hành trải bệ lắp ráp. - Trải tole đáy ngoài: hàn đính, hàn chính thức bằng máy hàn bán tự động -Lắp đặt sống chính đáy. -Lắp đặt đà ngang đáy.
  20. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Hàn khung xương dàn đáy với tole đáy ngoài. - Trải tole đáy trên và hàn khung xương đáy. -Lắp đặt vách ngang. -Lắp đặt vách dọc. -Lắp đặt các khung xương ngang. -Lắp đặt sống chính boong, sống phụ boong, sống mạn. - Trải tole mạn. - Trải tole boong. -Lắp ráp thượng tầng lên tole boong: Đặt vách thượng tầng gồm vách dọc và vách ngang lên tole boong Đặt và hàn đính boong thượng tầng với các vách thượng tầng -Lắp ráp lầu lái lên boong thượng tầng: Dựng và hàn đính các vách của lầu lái với tole boong thượng tầng Đặt và hàn đính boong lầu lái với các vách của lầu lái  Bước 3: Hàn hoàn chỉnh các cơ cấu theo thứ tự sau : - Hàn cơ cấu với cơ cấu - Hàn cơ cấu với tole - Hàn tole với tole.  Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu.  Bước 5: Hạ thủy.
  21. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -  Bước 6: Hoàn thiện tàu tại bến.  Bước 6: Thử tàu, bàn giao. a) Ưu điểm của phương án này - Tiết kiệm diện tích làm việc vì chỉ lắp ráp ở một bệ lắp ráp - Sử dụng ít phương tiện vận chuyển - Không cần trang bị cẩu có sức nâng lớn - Không cần cẩu lật (dễ gây biến dạng) - Có thể thực hiện việc lắp ráp tại các nhà máy vừa và nhỏ b. Nhược điểm: - Thời gian tàu nằm trên triền lâu, tiến độ thi công chậm. - Hầu hết công việc lắp ráp đều thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của thời tiết nên ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân. 2)Lắp ráp thân tàu theo phương pháp phân đoạn: Khi lắp ráp theo phương pháp này thì tàu được chia thành nhiều phân đoạn để lắp ráp chẳng hạn phân đoạn đáy, phân đoạn mạn, phân đoạn boong, phân đoạn vách ngang, .v.v. a. Quy trình lắp ráp từ các phân đoạn:  Bước 1: Phóng dạng trên sàn, sau đó lấy số liệu để chế tạo dưỡng mẫu, gia công các chi tiết, tôn vỏ
  22. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -  Bước 2: - Chế tạo các cụm chi tiết. - Chế tạo phân đoạn mạn. - Chế tạo phân đoạn boong. - Chế tạo phân đoạn đáy.  Bước 3: Lắp ráp các phân đoạn bằng phương pháp hình chóp - Trải bệ. - Đặt phân đoạn đáy chuẩn: canh chỉnh vị trí và cố định xuống bệ - Đặt phân đoạn đáy tiếp theo về hai phía của phân đoạn đáy chuẩn. - Hàn đính và hàn chính thức với phân đoạn đáy chuẩn. - Đặt các phân đoạn vách ngang, vách dọc. - Hàn đính và hàn chính thức các phân đoạn vách xuống tole đáy trên. - Đặt phân đoạn mạn. -Vạch, cắt lượng dư của phân đoạn mạn, tiến hành hàn đính, sau đó kiểm tra và hàn chính thức. -Lắp đặt máy móc, thiết bị dưới boong chính. -Lắp đặt và hàn phân đoạn boong. -Lắp ráp tổng đoạn thượng tầng lên boong.  Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu.
  23. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -  Bước 5: Hạ thủy.  Bước 6: Hoàn thiện tại bến.  Bước 7: Thử tàu, bàn giao. b. Ưu điểm của phương pháp lắp ráp phân đoạn: - Có thể lắp ráp ở nhiều khu vực khác nhau với nhiều bệ lắp ráp - Có thể rút ngắn thời gian thi công bằng cách sử dụng nhiều nhân công - Việc chế tạo các bệ lắp ráp phân đoạn đơn giản hơn bệ lắp ráp toàn tàu - Giảm biến dạng hàn c. Nhược điểm: -Sử dụng quá nhiều diện tích trên bãi -Sử dụng nhiều bệ phục vụ cho việc lắp ráp -Sử dụng nhiều phương tiện và thiết bị vận chuyển cùng lúc - Đòi hỏi nhân công có tay nghề cao, nhà máy có phương tiện hiện đại -Dễ gây biến dạng trong quá trình vận chuyển 3)Lắp ráp thân tàu từ các tổng đoạn: Việc phân chia thân tàu thành các tổng đoạn thường căn cứ vào kết cấu tàu cũng như thiết bị thi công của nhà máy, chủ yếu là