Bài giảng Sinh sản gia súc - Phan Vũ Hải

1.1. Dịch hoàn còn gọi tinh hoàn
Cấu tạo: Bên ngoài là lớp giác mạc riêng gồm một lớp sợi vững chắc do phúc mạc
kéo đến hình thành. Bên trong là màng trắng (tổ chức liên kết mỏng), từ màng trắng
có các vách đi sâu vào trong chia dịch hoàn thành nhiều múi, mỗi múi chứa nhiều
ống sinh tinh uốn khúc bên trong có tinh trùng được hình thành. Trong ống sinh tinh
của gia súc trưởng thành luôn luôn có các dạng của tinh trùng đang phân chia và
phát triển từ tinh nguyên bào đến tinh bào, rối đến tiền tinh trùng. Ngoài ra, ở đáy
ống sinh tinh còn có tế bào đáy (còn gọi là tế bào đỡ, tế bào Sertoli) là nơi biến thái
của tinh trùng từ tiền tinh trùng thành tinh trùng non. Chính tế bào Sertoli cung cấp
dinh dưỡng cho tinh trùng phát dục. Quanh ống sinh tinh có tế bào kẽ Leidig (tiết
hormone sinh dục đực), các nhu mô và các mạch máu nhỏ. Các ống sinh tinh cong
trong mỗi tiểu thùy hướng về phía trung tâm, chuyển thành ống thẳng, chúng liên hệ
nhau tạo thành lưới tinh.
Hình dáng kích thước của dịch hoàn là một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của
giống.
* Dịch hoàn có 2 chức năng:
- Ngoại tiết (quan trọng nhất) là sản sinh ra tế bào sinh dục đực.
- Nội tiết: sản xuất ra kích tố sinh dục đực (androgen) 
pdf 178 trang thiennv 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh sản gia súc - Phan Vũ Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_san_gia_suc_phan_vu_hai.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sinh sản gia súc - Phan Vũ Hải

  1. Đường kính ống dẫn trứng: 0,2 - 0,4 mm. c. Tử cung (Uterus): Tử cung có cấu tạo rất phù hợp với chức năng phát triển và dinh dưỡng bào thai. Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ, ở đây hợp tử phát triển là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm mạc tử cung cung cấp cho. Tử cung còn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào lớp cơ trơn (Myometrium) của tử cung. Lớp cơ trơn này có cấu tạo khá phức tạp và là lớp cơ khỏe nhất trong cơ thể. Tử cung của tất cả các loài động vật có vú được chia ra những loại sau: - Tử cung hai sừng : Tử cung có hai sừng cùng một thân và cổ tử cung. Ví dụ: Bò, ngựa, lợn, chó. - Tử cung phân nhánh: Tử cung phân ra làm hai nhánh, có cùng một cổ tử cung thông với âm đạo. Ví dụ: loài gặm nhấm. - Tử cung kép: Tử cung có hai sừng trái và phải, mỗi bên có một cổ tử cung, hai cổ tử cung thông với âm đạo. Ví dụ: Voi. - Tử cung đơn: Tử cung không phân biệt ra sừng tử cung, thân tử cung. Ví dụ: Linh trưởng, người. ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  2. Hình 9. Cấu tạo cơ quan sinh dục của con cái ở một số loài gia súc [6] Tử cung bao gồm các phần: Cổ tử cung, thân tử cung, sừng tử cung. Cổ tử cung ở bò có 3-5 vòng nhăn, lợn 3 vòng nhăn. Là nơi ngăn cách giữa môi trường bên ngoài với bên trong. Bình thường cổ tử cung đóng kín tránh sự xâm nhập của vi trùng cũng như các tác nhân bên ngoài để bảo vệ bào thai. Cổ tử cung chỉ mở khi gia súc động dục và đẻ. Bào thai làm tổ và cư trú ở sừng (lợn, trâu, bò, chó), ở thân (ngựa). Bảng 2. Kích thước tử cung của một số loài [4] Gia súc Sừng tử cung Thân tử cung Cổ tử cung Ngựa 20 - 25 cm 30-35 cm 5-7 cm Trâu, bò 15-20 cml 2-4 cm 6-8 cm Lợn 50cm -1m 6-10 cm 10-18 cm d. Âm đạo (Vagina) ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  3. Âm đạo có nhiệm vụ tiếp nhận dương vật khi giao phối và lối ra của thai nhi khi sinh sản. Cũng là nơi bài tiết của nước tiểu. Kích thước âm đạo: Ngựa: 15-20 cm; Bò: 22-25 cm; Lợn: 10-12 cm; Dê, cừu: 8-10 cm. 1.2. Bộ phận bên ngoài Là cơ quan sinh dục mà người ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, và quan sát được. Bao gồm: Âm môn, âm vật, tiền đình. a. Âm môn (Vulva): Là cơ quan đầu tiên của bộ phận sinh dục cái, làm nhiệm vụ tiếp nhận sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là xuất hiện phản xạ tình dục. Khi cái động dục, niêm mạc của âm môn thay đổi màu sắc và dựa vào sự thay đổi đó mà ta biết được cái động dục vào thời kỳ nào mà có quá trình phối thích hợp. b. Âm vật (Clitoris): Giống dương vật của con đực thu nhỏ lại, nó dài khoảng 4-5 cm. Trên âm vật có nếp da tạo thành mũ âm vật, phía dưới bẻ quặp xuống là nơi tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh. c. Tiền đình (Vestibule): Là biên giới giữa âm môn và âm đạo, ở đây có màng trinh (Hymen) qua màng trinh có lỗ niệu đạo. 2. Sinh lý sinh dục cái 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ động dục * Thành thục về tính: Gia súc sinh ra sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định (tuỳ loài) thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính. Tuổi này được ghi nhận bởi lần động dục có rụng trứng đầu tiên của con cái. * Chu kỳ sinh dục: Chu kỳ sinh dục được bắt đầu khi gia súc đã thành thục về tính, nó tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ sinh dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì ở bên trong buồng trứng có quá trình noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Sau khi thành thục về tính gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản. Dưới sự điều hoà của hormon tiền yên nang trứng tăng trưởng, thành thục, chín và rụng. Mỗi lần xuất hiện trạng thái rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo, chức năng sinh lý. Các biến đổi trên lặp đi lặp lại theo chu kỳ được gọi là chu kỳ động dục (chu kỳ tính). Thời gian của một chu kỳ tính ngắn và được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau. ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  4. Chu kỳ sinh dục cảu gia súc là một hiện tượng sinh vật học có quy luật, nó tạo ra hàng loạt điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai. Ở những cá thể có thai thì không có chu kỳ tính và nó lại được tiếp tục sau khi sinh sản xong một thời gian, tùy thuộc vào từng loài gia súc, giống và những điều kiện ngoại cảnh. Cần phát hiện kịp thời hiện tượng động dục nhằm tránh được việc bỏ qua chu kỳ, nâng cao tỉ lệ thụ thai, góp phần phát triển đàn gia súc. Từ đó có thể điều khiển và chủ động kế hoạch sinh sản, kế hoạch thức ăn, nuôi dưỡng và khai thác sản phẩm của toàn đàn gia súc. Ngoài ra góp phần phòng tránh hiện tượng vô sinh Chu kỳ động dục tuỳ loài mà có thời gian khác nhau: Bò 21-22 ngày; trâu: 27-28; lợn: 19-21; ngựa: 19-25; cừu: 16-17; dê: 21; chó:180 ngày [4] -> Phụ thuộc loài, giống, ngoại cảnh: dinh dưỡng, thời tiết khí hậu Thời gian động dục cũng khác nhau tùy theo lòai: Ví dụ: Trâu, bò: 2 ngày; Lợn: 3-5 ngày; Ngựa: 7-10 ngày; Dê, cừu: 1,5-2 ngày Chó mèo: 11-15 ngày. (chó chịu đực 2 lần, ngày 9 và 11, giao phối kiểu giăng dây). Biết rõ thời gian động dục để có thời điểm phối giống thích hợp. Triệu chứng của chu kỳ động dục khác nhau giữa loài này với loài khác nhưng vẫn có thể chia làm 4 giai đoạn. 2.2.2. Cơ chế thần kinh-thể dịch điều khiển sinh sản ở gia súc cái Bình thường gia súc khi sinh trưởng và phát dục đến một giai đoạn nhất định thì bắt đầu thành thục về tính và có khả năng sinh sản. Hoạt động sinh dục của con cái khác với con đực là mang tính chất chu kỳ. Quá trình động dục của gia súc có tính chất chu kỳ là có sự tác động của nhân tố nội tại và ngoại cảnh và thông qua sự điều khiển của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết. Nhân tố nội tại: Chủ yếu là ở buồng trứng sản sinh ra một lượng Oestrogen. Oestrogen tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng tới hypothalamus tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ. Cũng thời gian đó Oestrogen ảnh hưởng trực tiếp đến tới tuyến yên, làm tăng tốc độ mẫn cảm các tế bào hướng sinh dục của tuyến yên đối với GnRG. Yếu tố ngoại cảnh: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và đặc biệt là Steroid tự nhiên từ thức ăn vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc qua da nhờ ánh sáng gây nên những kích thích hoá học tác động lên vỏ đaị não. Ngoài ra, ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  5. con cái còn chịu tác động của con đực thông qua thính giác, khứu giác và xúc giác gây nên những kích thích mãnh liệt tác động lên vỏ đại não. Vỏ đại não sau khi tiếp thu các kích thích của ngoại cảnh truyền đến hạ khâu não (Hypothalamus) gây tiết các yếu tố giải phóng GnRH - GnRH gồm 2 thành phần là FRH (Follicle releasing hormone) và LRH (Luteinizing releasing hormone), ngoài ra còn có PRH (Prolactin releasing hormone) ở một số loài động vật, tác động đến tuyến yên (Hypophysis) kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và LH. FSH (còn gọi Prolan A) tuần hoàn theo máu, kích thích buồng trứng làm cho noãn nang phát triển và lượng Oestrogen tiết ra nhiều. Lượng dịch bài tiết nhiều sẽ làm cho thể tích của bao noãn tăng lên và nổi lên mặt ngoài buồng trứng, đó là các bao noãn chín. Oestrogen vào máu tuần hoàn khắp cơ thể, tác động lên trung khu đại não làm hưng phẩn sinh dục (thể hiện các triệu chứng động dục bên ngoài) và tác động đến các cơ quan sinh dục làm biến đổi bộ máy sinh dục (vú nở to, âm hộ sưng, xung huyết, tử cung dày lên ) . Oestrogen với nồng độ cao sẽ tác động ngược dương tính lên Hypothalamus và thuỳ trước tuyến yên làm giải thoát GnRH, LH và FSH. LH (còn gọi Prolan B) tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi do nó có tác dụng hoạt hoá các enzim để phân giải protein làm phân giải vách bao noãn, kết hợp với FSH (với tỉ lệ LH/FSH khoảng 3/1) làm noãn bao vỡ ra, trứng chín sẽ được rơi ra khỏi mặt của buồng trứng gọi là sự rụng trứng. Ngoài tác dụng của hormone ra, sự rụng trứng còn chịu ảnh hưởng của các tác động giao phối (vd: chó, mèo chỉ rụng trứng sau khi giao phối). Trứng rụng hình thành thành thể vàng. Thể vàng phân tiết Progesteron. Ở một số loài (gặm nhấm ) thì PRH kích thích tuyến yên phân tiết ra LTH (Luteinotrofic hormone). LTH tác động vào buồng trứng giúp cho duy trì sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng phân tiết Progesteron. Progesteron tác động lên Hypothalamus và thuỳ trước tuyến yên (gọi là tác động ngược âm tính), ức chế tuyến yên phân tiết FSH, LH làm cho quá trình động dục chấm dứt. Progesteron lại tác động vào tử cung, làm tử cung dày lên tạo điều kiện tốt cho sự làm tổ của hợp tử được dễ dàng lúc đầu. Nếu con vật có chửa thì thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai cho đến trước khi đẻ khoảng 18-20 ngày, nó là nhân tố bảo vệ an toàn cho thai phát triển. Nếu không có chửa, thể vàng tồn tại khoảng 10-16 ngày (tùy từng giống) sau đó teo dần đi. Hàm lượng Progesteron cũng từ đó mà giảm, giảm đến mức độ nhất định nó lại cùng với các nhân tố khác kích thích vỏ đại não, Hypothalamus tuyến yên tăng cường phân tiết FSH, chu kỳ mới lại tiếp tục hình thành. Hình 10. Sơ đồ cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kì sinh sản ở gia súc ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  6. Bảng 3. Triệu chứng các giai đoạn của chu kỳ động dục [7] (Chủ yếu ở Bò) Các giai Trước đông dục Động dục Sau động dục Yên lặng sinh đoạn dục (Proestrus) (Estrus) (Postestrus) (Unestrus) Dấu hiệu Biểu hiện Băn khoăn, ngơ ngác, Tìm đực hoặc Còn chịu cho Bình thường bên ngoài, không yên, đi lại - Đái đến gần con nhảy và phối dáng vẻ rắt - Kêu (hoặc không). khác. Chịu giống (một Nhảy lên con khác, cho nhảy, mê thời gian không cho con khác ỳ ngắn) nhảy. Bỏ đi rông Ăn uống Kém ăn - gặm cỏ lơ là Ăn ít hoặc Ăn ít Ăn uống bình không ăn thường Âm hộ Xung huyết, hơi phù, Bớt sưng, se Hết sưng Bình thường bóng ướt. Mép âm hộ ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  7. hé mở. dính cỏ rác Biến đổi Có nang trứng phát Nang trứng Trứng rụng ở Có thể vàng bên trong triển nhô căng. bò 10 - 12 nhô lên buồng Trứng rụng giờ sau chịu trứng đực Tử cung Màng nhầy tử cung dày Màng nhầy tử Trương lực Bình thường lên, tụ huyết cung dày. bớt căng Trương lực tối đa Cổ tử Hé mở, đỏ hồng, bóng Mở rộng, Hẹp dần. Khép kín cung ướt. Niêm dịch lỏng, niêm dịch Niêm dịch bình thường. nhiều, trong suốt, dễ đặc dính, có đặc, giảm độ đứt màu nửa keo dính, trong, nửa màu đục bã đục, kéo dài đậu 5-7 cm. Bớt đỏ Âm đạo Đỏ hồng, bóng ướt Bớt đỏ Dần dần trở Bình thường về bình thường Nội tiết ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  8. Hình 11. Xác định cái động dục với sự có mặt của lợn đực 2.3. Các pha của chu kì tính Nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha: a. Pha nang trứng (Folliculin): Bao gồm giai đoạn trước động dục và động dục Sự phát triển, phát sinh của nang trứng (còn gọi noãn bao, noãn nang, nang noãn) và trứng (noãn bào) dưới tác động của FSH của thuỳ trước tuyến yên, các noãn bao nguyên thuỷ qua một số giai đoạn phân chia thành noãn bao sơ cấp - noãn bao thứ cấp- nang De graff (thành thục và chín). Nang trứng dưới tác dụng của LH thúc cho noãn bao chín, lồi lên mặt buồng trứng -> vỡ rồi phóng noãn ra ngoài. Hoạt động được coi là quan trong nhất trong pha nang trứng đó là việc tiết ra hormone Oestrogen. Sự tăng cao của Oestrogen này đã làm tăng sự nhảy cảm của tuyến yên đối với GnRH, kích thích tiết chế mạnh mẽ LH, tạo nên đỉnh cao LH vào trước ngày trứng rụng. Oestrogen đi vào máu tới cơ quan sinh dục làm tăng thể tích các mao mạch nhỏ nhất trong niêm mạc đường sinh dục, điều đó đã làm tăng thêm nguồn máu, kích thích quá trình phân chia tế bào ở đây vì vậy trong giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục niêm mạc đường sinh dục (Tử cung, âm đạo, âm hộ) có màu đỏ, tăng sinh (phù), vách tử cung dày lên và co cơ tự phát từng phần. ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  9. Sau đó Oestrogen kích thích tế bào niêm mạc cổ tử cung tiết ra một chất nhầy loãng. Ở một số loài như bò chất nhầy nhiều và chảy ra từ âm hộ cùng với niêm mạc âm đạo. Oestrogen được hấp thu vào máu còn tác động đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương làm thay đổi các hoạt động của gia súc cái biểu hiện các triệu chứng động dục như thích gần con đực, kém ăn, ngơ ngác, kêu rống, đôi khi nhảy lên lưng con khác và có tư thế chịu đực. b. Pha thể vàng (Lutein): Bao gồm sau động dục và yên lặng sinh dục Sau khi tế bào trứng rụng, những biểu hiện của động đực do Oestrogen biến mất, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo ngừng tiết niêm dịch do đó chất nhầy chảy ra giảm. Cơ cổ tử cung hồi phục sức căng và dần dần đóng kín lại như cũ. Các triệu chứng động dục dần dần biến mất. Thể vàng tiết Progesteron với tác dụng an thai. III. SINH LÝ QUÁ TRÌNH THỤ TINH 1. Sinh lý quá trình rụng trứng Năm 1827, Cac Macmovits Ber (1782-1872), nhà sinh học xuất sắc người Nga (được xem là người khai sinh ra môn phôi thai học) đã nghiên cứu một con chó cái vừa giao cấu xong. Khi xem buồng trứng, trong các nang Graff vốn chỉ chứa nước, ông thấy có một nang đặc biệt lớn. Ông phá vỡ nang đó ra, khéo léo tách được một hạt tròn màu vàng và đặt vào đĩa thủy tinh chứa nước. Ông tả lại: "Hồi hộp xem nó dưới kính hiển vi, tôi bàng hoàng cả người vì sung sướng. Sợ đó là ảo giác nên tôi phải ngồi định thần một lúc mới xem tiếp. Té ra vẫn là nó - những quả trứng giống như lòng đỏ trứng chim nhưng kích thước thì bé hơn nhiều" [8]. Trứng là một tế bào to nhất của cơ thể. Nó có màng, nguyên sinh chất, nhân. Khi chín, trứng có kích thước 0,2-0,3 mm (linh trưởng), hình cầu, màu vàng nhạt. Các tổ chức ban đầu trong noãn bào (buồng trứng) là noãn nguyên bào, cho ra các noãn bào cấp 1. Trong lần phân chia thứ nhất của giảm phân, nó được tạo thành hai tế bào có nhân đơn bội và kích thước khác nhau, một là noãn bào cấp 2, chứa khối lượng lớn tế bào chất; hai là thế cực thứ nhất, chứa rất ít tế bào chất. Trong lần phân chia thứ hai của giảm phân, noãn bào cấp 2 lại được phân thành hai tế bào không bằng nhau, tạo thành tế bào trứng đơn bội và thế cực thứ hai bé. Kết quả là noãn bào cấp 1 cho ra một tế bào trứng hoàn chỉnh với tất cả phần tế bào chất dự trữ cần thiết, còn ba thế cực phụ teo đi. a. Cơ chế điều hoà quá trình rụng trứng ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  10. Rụng trứng là quá trình sinh lý phức tạp. Quan niệm rụng trứng và động dục gắn liền với nhau hiện nay bị bác bỏ vì có khi có động dục mà không có rụng trứng (động dục giả), có khi có rụng trứng mà lại không có biểu hiện động dục (động dục ngầm). Quá trình rụng trứng được giải thích như sau:- FSH (tuyến yên) làm tế bào trứng chín, nang trứng phát triển nhanh nổi lên trên bề mặt buồng trứng (nang De Graff). - LH (tuyến yên) kích thích làm tăng tiết dịch nang trứng, tăng áp lực trong nang trứng. - Prostaglanding F2α do tế bào tử cung tiết ra có tác dụng kích thích việc hình thành tổ chức chế tiết enzim phân huỷ vách nang trứng. - Relaxin (Hormone tử cung) có tác dụng tương tự LH và Prostaglanding F2α. Khi LH cao nhất sẽ làm cho áp lực dịch nang trứng có trị số lớn nhất, vách nang trứng tại một thời điểm nào đó không thắng nổi áp lực đó dẫn đến nang trứng vỡ, giải phóng tế bào trứng. b. Số trứng rụng và thời gian rụng trứng * Ở động vật đơn thai: Bình thường mỗi chu kì rụng 1-2 trứng. Tuy nhiên hiện nay trong công nghệ sinh sản người ta có thể tác động bằng các loại hormone gây siêu bài noãn thì một chu kì động dục có thể rụng nhiều trứng. * Ở động vật đa thai: Số trứng rụng thay đổi theo giống, tuổi, dinh dưỡng, khí hậu Ở nái tơ thường ít hơn nái cơ bản (ví dụ ở lợn nái tơ trung bình là 13.5, trong khi đó nái cơ bản là 21.4). Sự có mặt của đực giống có thể ảnh hưởng đến số trứng rụng. Bò thường rụng vào khoảng 10-14 giờ sau khi có chấm dứt các triệu chứng động dục bên ngoài, lợn thải trứng không cùng một lúc và thường vào ngày thứ 2 khi có biểu hiện động đực. Biết được thời gian rụng trứng của gia súc để có biện pháp cho gia súc đực nhảy hoặc dùng phương pháp TTNT đạt kết quả thụ thai cao. 2. Sự di chuyển của tế bào sinh dục * Sự di chuyển của tinh trùng do: ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  11. - Khả năng tự vận động Hình 11. Sơ đồ chu kỳ động dục trên bò - Đặc tính lội ngược dòng nước - Dòng chảy của dịch tiết - Nhu động của đường sinh dục - Nhung mao của đường sinh dục Tinh trùng có thể có mặt ở nơi thụ tinh rất nhanh sau khi thụ tinh (khoảng 1 giờ sau thụ tinh, được gọi là pha chuyển động nhanh), thông thường thì khoảng 4-6 giờ ở bò và dê, 3 giờ ở lợn * Sự di chuyển của tế bào trứng do: - Sự co bóp của đường sinh dục - Dòng chảy xuôi của niêm dịch - Nhung mao của đường sinh dục ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  12. - Di chuyển trong và ngoài đường sinh dục 3. Khả năng sống và thụ thai của tế bào sinh dục - Trứng: thời gian ngắn hơn. Ở bò: 20 giờ; lợn : 12-15 giờ; ngựa: 10 giờ; thỏ: 6 giờ. - Tinh trùng: thời gian dài hơn có thể gấp đôi thời gian sống và thụ thai của trứng (tuỳ loài) do đó khi thụ tinh cần đưa tinh trùng vào sớm hơn. Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như: tinh trùng được đưa vào đường sinh dục ở bộ phận nào? (âm đạo hay tử cung), trạng thái sinh lý, bệnh lý của đường sinh dục con cái và biểu hiện của cơ thể trong giao phối, chất lượng của tinh trùng Chỉ có một số lượng rất ít (khoảng 1/20-1/30 số lượng tinh trùng được phóng vào âm đạo của bò, dê, cừu, thỏ) vào được tử cung để đến ống dẫn trứng còn lại là bị chết do quá trình chọn lọc (thực bào, chảy ngược ra ngoài và không vượt qua được chướng ngại vật ở cổ tử cung ) [9]. 4. Sinh lý qúa trình thụ tinh + Khái niệm: Là quá trình sinh lý phức tạp giữa tế bào trứng và tinh trùng đã thành thục, phát sinh đồng dị hoá để tạo 1 tế bào mới gọi là hợp tử mang 2n NST, hợp tử phát triển thành cơ thể mới mang đặc điểm di truyền bố mẹ cùng với giống loài. + Điều kiện: - Có trứng rụng - Tinh trùng khoẻ, đủ số lượng và có mặt ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng vào thời điểm trứng rụng + Quá trình thụ tinh xảy ra gồm có 3 giai đoạn: - Phá vỡ vành phóng xạ - Xâm nhập vào tế bào trứng - Đồng hoá giữa tế bào trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử có thể tóm tắt như sau: Từ âm đạo, chỉ cần vài phút là tinh trùng đi vào đến dạ con, sau 2-3giờ đã đi hết ống dẫn trứng. Sau đó, chúng còn sống vài ngày nữa để đợi trứng rụng. Trong số tinh trùng đang dùng hết sức mình "lao tới" tới gặp trứng, có những tinh trùng "dại dột" cứ luẩn quẩn trong âm đạo và bị dịch toan ở đây giết chết. Rất nhiều tinh trùng lạc lối vào các nếp nhăn của niêm mạc dạ con, không tìm được đúng đường lên ống có trứng. Một nửa số còn lại đáng lẽ phải vào bên ống dẫn trứng rụng thì lại ngờ nghệch sang ống bên kia một cách cầu may. Cuối cùng thì chỉ còn vài chục đấu thủ chạy đúng đường, với 1 đấu thủ duy nhất được phép chui vào trứng. Thực ra, một mình nó chẳng vượt qua được khó khăn này nếu không có sự hỗ trợ của hàng vạn, hàngtriệu tinh trùng khác. Chú tinh trùng may mắn tiết ra men hyaluronidada để công phá màng trứng (men này hiện đã phân lập được, thường dùng để chữa vô sinhở đàn ông do thiếu tinh trùng, giúp cho tinh trùng đầu tiên dễ dàng lọt vào trứng). Có người tính rằng ít nhất phải có 8 triệu tinh trùng mới tiết đủ số men cần thiết để làm việc đó. Bởi vậy, nếu có thể thực hiện sự thụ tinh thì ban đầu ít ra phải có 80 triệu tinh trùng, trong đó 60% phải chuyển động khỏe. ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
  13. Thực ra, có thể có vài ba tinh trùng lọt vào trứng nhưng việc thụ tinh đã dành cho con đầu tiên; những con khác tự tiêu hủy và trở thành chất dinh dưỡng cho trứng. Nhân của tinh trùng dịch lại gần nhân của trứng; cả hai đều dốc toàn bộ "của cải quý giá" của mình (AND) ra góp vốn chung. Dưới kính hiển vi, người ta thấy nhân của chúng như tan ra, quyện vào nhau làm một; các NST khẩn trương sắp xếp thành từng cặp. Khoảng sau nửa giờ, tế bào trứng thụ tinh xong và đã đủ tư cách là một cơ thể mới. Lúc này, giới tính của thai đã được khẳng định, chưa có cách nào thay đổi được. * Chú ý: Tinh trùng sau khi được xuất ra khỏi cơ thể thì không có khả năng thụ tinh ngay mà cần phải trải qua một thời gian (có thể in vivo hoặc in vitro) để trải qua một số quá trình biến đổi về lý, hoá học để trở thành đủ điều kiện thụ tinh (capacitation) [10]. Hình 12. Biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục con cái 5. Quá trình hình thành thể vàng Sau khi noãn nang vỡ, dịch nang chảy ra thì nang Graff xẹp xuống, những nếp nhăn trên vách nang ăn sâu vào trong làm thu hẹp khoang nang trứng, khoang này chứa đầy dịch và máu chảy từ vách nang (Thể huyết, thể hồng). Các tế bào hạt trong khoang phân chia thành một khối tế bào lớn có chứa lipoit và sắc tố vàng lấp kín xoang hình thành nên thể vàng. Thể vàng tiết ra hormone Progestreron có tác dụng ức chế tuyến yên, kích thích niêm mạc tử cung tăng cường chất dinh dưỡng, ức chế cơ trơn co bóp, thúc đẩy tuyến vú phát triển. * Các loại thể vàng - Thể vàng sinh lý ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8