Bài giảng Sinh hóa đại cương (Sinh hóa tĩnh) - Phần 2 - Nguyễn Ngọc Châu

LIPIDE
1 -GIỚI THIỆU CHUNG :
Lipide là dạng vật chất hữu cơ giữ vai trò cấu tạo và phần lớn là chất dự trữ, nó là
sản phẩm ester của một rượu đơn giản hay phức tạp và các acide béo, chỉ tan trong dung
môi hữu cơ vô cực như benzen, aceton, chloroform và không tan trong nước. ngoài ra
lipide còn là chất cung cấp năng lượng ( cao hơn 2 lần so với glucid, protid ) cho các hoạt
đông sống của sinh vật. hàm lượng lipide ở thực vật chiếm khoảng từ 0,1 - 0,15% tính
theo trọng lượng tươi.
2 - PHÂN LOẠI :
Dựa vào cấu tạo người ta chia lipide ra làm 2 loại:
Lipide đơn giản: Cấu tạo bởi C, H, O và thường là thành phần dự trữ ở sinh vật chứa
nhiều năng lượng .
Lipide phức tạp: Cấu tạo bởi ngoài C,H, O còn có thêm N, P, S…và thường là thành
phần cấu tạo.
3 - CẤU TẠO HÓA HỌC:
3.1/ Lipide đơn giản:
3.1.1 / Glyceride:
Dạng này ở thực vật gọi là dầu, ở động vật gọi là mỡ. nó là sản phẩm ester của một
rượu ba glycerol và các acid béo. Công thức tổng quát là
62
R, R’, R’’ là những gốc acid béo. Nói cách khác glyceride là một hỗn hợp các
triglyceride.
* Acide béo
Acide béo có trong thành phần glyceride có thể là có số chẳn, số lẻ carbon, có thể
bảo hòa hay chưa bảo hòa, có thể là dây thẳng hay có vòng. Acide béo là acide hữu cơ
nhiều carbon trong thiên nhiên thường có một chức acide . Acide béo thông thường
thường gặp gồm 
pdf 56 trang thiennv 10/11/2022 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh hóa đại cương (Sinh hóa tĩnh) - Phần 2 - Nguyễn Ngọc Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_hoa_dai_cuong_sinh_hoa_tinh_phan_2_nguyen_ngo.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sinh hóa đại cương (Sinh hóa tĩnh) - Phần 2 - Nguyễn Ngọc Châu

  1. 3.2.1/ Phosphatide: còn gọi là phospholipide. Phosphatide là ester của glycerole và acid béo mà trong đó một nhóm OH của glycerole tạo ester với acid phosphoric , đặc tính chung là không tan trong aceton. Phosphatide có trong tất cả tế bào thực vật, nhiều nhất ở hạt, đặc biệt là hạt của cây có dầu và cây họ đậu. Tùy theo tính chất của nhóm X hiện diện ở thành phần của phosphatide ta có : Lecithine có nhiều trong mô thần kinh, chất béo thực vật ( đậu nành ), lòng đỏ trứng; ly trích bằng aceton; tùy vị trí của gốc phosphat phân bố ở vị trí α hay β mà ta có α hay β lecithine. Lecithine có thể bị phân giải bởi acid, baz hay enzyme; nếu phân giải bằng enzyme ta dùng enzyme phosphatidase A,B,C,D. phosphatidase A cắt nối ester tại vị trí β để tạo thành lysolecithine là một chất độc làm hủy họai hồng cầu, phosphatidase B cắt nối ester ở vị trí α, phosphatidase C cắt nối ester ở nhóm OH và H3PO4 , phosphatidase D cắt nối ester ở vị trí γ CH2 O COR1 CH O COR2 O CH3 CH N 3 2 O P O CH2 2 OH Phosphatidylcholin (Lecithin) 71
  2. CH2 O COR1 CH O COR 2 O CH NH3 2 O P O CH2 2 OH Phosphatidyletanolamin (Colamin) CH2 O COR1 CH O COR 2 O CH 2 O P O OH Phosphoinositol CH2 O COR1 CH O COR2 COOH O CH2 O O CH CH NH2 P 2 OH Phosphatidylserine 72
  3. 3.2.2 / Sphingolipide: Đây là ester của một amin rượu sphingosine với acid béo cao phân tử. Khác với phospholipide, gốc acid béo trong phân tử sphingolipide được kết hợp với amin rượu bằng liên kết peptide. Ở thực vật amin rượu thường là phytosphingosine Sphingosine CH3-( CH2)13-CHOH-CHOH-CH (NH2)-CH2OH phytosphingosine sphingomyelin Sphingomyeline có nhiều trong chất trắng của não, mô thần kinh, ngòai ra cũng có trong gan, thận, phổi, ở động vật không xương sống không có chất này. Ngoài ra còn có các lipid phức tạp khác như: 3.2.3 / Glycolipide: cấu tạo bởi rượu sphingosine với acid béovà glucidde (thường là galactose, dẫn xuất nitơ của galactose, không có nhóm phosphat ). 3.2.4/ Lipoproteid : cấu tạo gồm lipid và proteine có trong cấu tạo màng tế bào. 73
  4. ACIDE NUCLEIQUE 1/ GIỚI THIỆU CHUNG : 1.1/ Đại cƣơng : Acide nucleique được phát hiện trong các cấu trúc khác nhau của tế bào : nhân, ti thể, ribosome và trong những phần hòa tan của tế bào. Chúng tồn tại nhiều nhất trong các cơ quan và các mô nhiều nhân và có cường độ tổng hợp protein cao; ví dụ trong phôi, mầm lá non hay ở đỉnh sinh trưởng của cây bao giờ hàm lượng acide nucleique cũng cao hơn trong lá già và cành. Các quá trình cơ bản nhất của họat động sống như tổng hợp proteine , sinh trưởng và phát triển, sự truyền lại các tính chất di truyền, vv đều xảy ra với sự tham gia của acide nucleique. Trong tế bào sống acide nucleique liên kết với proteine và tạo ra các proteine phức tạp nucleoproteide. 1.2/ Định nghĩa : Acide nucleique là những chất trùng hợp cao phân tử vô cùng phức tạp và có vai trò rất quan trọng trong họat động sống của sinh vật. Acide nucleique đã được nhà bác học Fischer Miescher phát hiện hơn 100 năm về trước ( 1869-1870) nhưng chỉ trong vòng 10-15 năm gần đây khi sinh hóa học ứng dụng các nghiên cứu hiện đại thì tính chất và vai trò sinh học của nó mới được nghiên cứu. Trong cơ thể sống có 2 lọai acide nucleique chủ yếu; đó là acide ribonucleique (ARN) và acide desoyribonucleique (ADN). ADN (DNA) có khối lượng phân tử từ vài chục đến vài trăm triệu, chúng chủ yếu tích lũy trong nhân tế bào, nhưng một số lọai ADN còn được phát hiện trong các cấu trúc của tế bào chất như lạp thể, ti thể. ARN ( RNA) trong cơ thể có nhiều lọai : ARNs ( ARN hòa tan ) có khối lượng phân tử nhỏ ( 25.000 – 35.000 ) ARNr ( ARN ribo thể ) có khối lượng phân tử từ 1,7 đến 2,1 triệu 74
  5. ARNm ( ARN thông tin ) có khối lượng phân tử từ 300.000 – 4 triệu. 2/ THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Khi thủy phân hòan tòan acide nucleique phóng thích : Baz nitơ ( gồm baz purine và baz pirimidine ) Pentose ( gồm ribose và desoxyribose ) Acid phosphoric ( H3PO4 ) 2.1/ Baz nitơ ( base nitrogenique) 2.1.1/ Baz purin Adenine Guanine ( 6-aminopurine ) ( 2-amino-6-hidroxypurine) 2.1.2 / Baz pirimidin 75
  6. Cytocine Thymine (2-oxy-6 –aminopirimidine ) ( 5-metiluracin ) Uracine ( 2,6- dioxypirimidine ) Đặc điểm quan trọng của các dẫn suất chứa oxy của pirimidine và purine là chúng có khả năng hỗ biến (tautomerisation ), nhờ đó chúng có thể tồn tại ở dạng enol hoặc ceton. Baz pirimidine là dẫn suất của pirimidine gồm cytocine, uracine, thymin, tồn tại trong acid nucleic với lượng đáng kể chúng được gọi là nhóm baz chủ yếu bên cạnh những baz khác có trong acid nucleic với lượng ít như 5-oxymetilcytocin, pseuduracin và dihidrouracin. Lưu ý uracin chỉ có trong ARN, thimin chỉ có trong ADN, cytocin có trong ADN và ARN. 2.2/ Pentose : 76
  7. Có 2 lọai D- ribose ( trong ARN ) và 2-D- desoxyribose (trong ADN ) CH2OH CH2OH H H O O H H H H H OH H OH OH H OH OH Desoxyribose Ribose Tóm lại acid nucleic có thành phần hóa học như sau : ARN gồm : adenin, guanin, uracin, cytocin, ribose, H3PO4 ADN gồm : adenin, guanin, thimin, cytocin, desoxyribose, H3PO4. 2.3/ Nucleoside : Là sản phẩm liên kết giữa baz nitơ với pentose bởi liên kết giữa C số 1 của ribose hay desoxyribose với N số 9 của baz purin hoặc N số 3 của baz pirimidin. NH2 NH2 6 6 4 N 5 N N 1 1 7 2 4 2 8 3 3 4 9 O N N N 5' CH2OH 5' O CH OH 1' 2 O 4' H H 4' H H 1' H 3' 2' 3' 2' H OH OH OH OH Adenosine Citidine Tên gọi của nucleosid như sau : 77
  8. Nếu là ribose : - Adenine + Ribose = Adenosine - Guanine + Ribose = Guanosine - Cytocine + Ribose = Citidine - Uracine + Ribose =Uridine - Thimine + Ribose = Ribothimidine Nếu là desoxyribose : - Adenine + Desoxyribose = Desoxyadenosine - Guanine + Desoxyribose = Desoxyguanosine - Cytocine + Desoxyribose = Desoxycitidine - Uracine + Desoxyribose =Desoxyuridine - Thimine + Desoxyribose = Thimidine 2.4/ Nucleotide : Là ester của nuclesid với acid phosphoric tại vị trí C số 5 của pentose. Tên gọi của nucleotid dựa vào tên gọi của baz nitơ có trong thành phần của chúng. Các nucleotid trong ARN chứa ribose được gọi là ribonucleotid; các nucleotid trong ADN chứa desoxyribose được gọi là desoxyribonucleotid Ribonucleotid - Adenosine + H3PO4 = acid adenilic (A) hay (AMP) - Guanosine + H3PO4 = acid guanilic ( G) hay ( GMP) - Cytidine + H3PO4 = acid citidilic ( C ) hay (CMP) - Uridine + H3PO4 = acid uridilic ( U ) hay (UMP) Desoxyribonucleotid -Desoxyadenosine + H3PO4 = acid desoxyadenilic (dA ) hay (dAMP) - Desoxyguanosine + H3PO4 = acid desoxyguanilic (dG ) hay (dGMP) - Desoxycitidine + H3PO4 = acid desoxycitidilic (dC ) hay (dCMP) - Desoxyuridine + H3PO4 = acid desoxyuridilic (dU ) hay (dUMP) - Thimidine + H3PO4 = acid desoxythimidilic ( T ) hay ( dTMP) 78
  9. Ngòai cách gọi tên trên đây, các nucleotid còn được gọi theo cách khác; ví dụ acid adenilic còn được gọi là adenosin monophosphat (AMP) ; acid guanilic còn được gọi là guanosin monophosphat ( GMP) vv NH2 NH2 6 6 4 5 N 1 N 1 7N 2 4 2 8 3 4 9 O 3 N N O N O 5' HO P O CH 5' 2 O HO P O CH2 O OH 4' H H 1' OH 4' H H 1' H 3' 2' H 3' 2' OH OH OH OH Acid adenilic Acid citidilic ( adenosine monophosphat ) ( cytidine monophosphat ) (AMP) (CMP ) Trong các nucleotid trên, acid phosphoric liên kết với ribose hoặc desoxyribose ở vị trí C5 vì vậy gọi là nucleosid 5’ phosphat. Bên cạnh ta có những nucleotid mà gốc phosphat ở vị trí C3 những nucleotid này được gọi là nucleosid 3’ phosphat. Nucleotid có vai trò quan trọng đối với quá trình họat động sống; chúng là những viên gạch từ đó xây dựng nên những phân tử acid nucleic khổng lồ, ngòai ra chúng còn tham gia trong thành phần của nhiều enzym hai thành phần. Đặc biệt khi liên kết thêm một hay hai gốc phosphat nữa các nucleotid trở thành những hợp chất cao năng, là những chất tích chứa nhiều năng lượng để cung cấp cho các quá trình họat động sống. Liên kết ester giữa các nhóm phosphat cao năng khi thủy phân giải phóng khỏang 7000- 10.000 calo Các hợp chất chứa các liên kết cao năng như ATP ADPcó vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất. Năng lượng tích lũy trong liên kết cao năng khi cần thiết sẽ được giải phóng để cung cấp cho các quá trình họat động sống. Tương tự acid uridilic cũng được phosphoryl hóa để tạo ra uridin diphosphat ( UDP) và uridin triphosphat (UTP). UDP & UTP cần thiết đối với họat động của nhiều enzyme xúc tác các quá trình chuyển hóa và 79
  10. tổng hợp các lọai đường glucose, fructose, galactose, saccharose, trehalose và các esterphosphoric của chúng Các nucleotid khác như acid guanilic, acid cytidilic và acid thimidilic cũng có thể được phosphoryl hóa và hình thành các hợp chất cao năng tương ứng. 80
  11. 3 / CẤU TẠO CỦA ACID NUCLEIC : 3.1/ Cấu tạo của mạch Polynucleotide Acid nucleic là những chất trùng hợp cao có một số lớn các nucleotid. Về mặt bản chất hóa học acid nucleic là những mạch polynucleotid khổng lồ ( ARN là polyribonucleotid; ADN là polydesoxyribonucleotid ). Dựa vào kết quả sau khi thủy phân bằng kiềm và sự khử amin các nhóm amin của acid nucleic dưới tác dụng của HNO3 người ta xác nhận rằng: * Sự kết hợp giữa các nucleotid trong mạch polynucleotid được thực hiện nhờ acid phosphoric (H3PO4 )và kèm theo hiện tượng giải phóng một phân tử nước do nhóm OH của pentose và H của acid phosphoric. Liên kết này được thực hiện từ phosphat của nucleotid ( nucleosid 5’ phosphat ) này với nhóm OH tại nguyên tử C thứ 3 của nucleotid kế cận. Trong kiểu liên kết này acid phosphoric đồng thời liên kết ester với 2 chức rượu ( liên kết phosphodiester ) 81
  12. Các tính chất hóa học và sinh học đặc trưng của ADN và ARN phụ thuộc trước tiên vào thành phần nucleotide, số lượng cũng như trật tự sắp xếp của chúng trong mạch polynucleotide, nói cách khác chúng phụ thuộc vào cấu trúc bậc một của ADN và ARN. Trong khi nghiên cứu thành phần nucleotide của ADN , ta có qui luật quan trọng của Chargaff như sau: a/ Trong phân tử ADN tổng số các baz purin (pur) bằng tổng số các baz pirimidin (pir). pur / pir = 1 b/ Trong phân tử ADN, số nhóm Adenin (A) luôn bằng số nhóm Thimin (T) và số nhóm Guanin (G) luôn bằng số nhóm Cytocin (C). A = T hay A / T =1 và G = C hay G / C =1. Từ đó suy ra : A+G = T+C hay (A+G) / (T+C) = 1. Nghĩa là tổng số baz purin bằng tổng số baz pirimidin. c/ Tổng số các baz guanin với cytocin và tổng số các baz adenin với thimin ở các loại ADN khác nhau thì không giống nhau Tỉ lệ (G+C) / (A+T) được gọi là hệ số đặc 82
  13. hiệu của ADN và là một trong những chỉ tiêu rất có ý nghĩa đối với ADN vì nó thể hiện thành phần nucleotide đặc trưng cho từng loại ADN. Khác với ADN thành phần nucleotide của ARN biến đổi rất ít. Hệ số đặc hiệu của ARN ( tỉ lệ G+C / A+U ) chỉ khác nhau đáng kể ở các loài xa nhau về mặt hệ thống học. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng là tính đặc hiệu của ARN còn thể hiện ở trật tự nucleotide và các đặc điểm cấu trúc khác. Cấu tạo của phân tử ADN gồm 2 mạch xoắn polydesoxyribonucleotide sóng đôi nhau. Giữa 2 mạch đó tồn tại những liên kết hidro giữa các đôi Adenin –Thimin và Guanin – Cytocin. Những đôi baz liên kết với nhau bằng liên kết hidro đó được gọi là những đôi baz bổ sung. Theo quan điểm hiện đại thì phân tử ADN tạo nên từ hai mạch polynucleotide xoắn ốc với nhau theo cách như thế nào để cho mạch glucide – phosphat nằm ở bên ngoài còn các baz purin và pirimidin thì ở bên trong ; hai mạch này liên kết với nhau nhờ liên kết hidro giữa các baz của các nucleotide, cấu tạo của mạch này sẽ qui định cấu tạo của mạch kia ( mô hình Watson & Crick ) 83
  14. Như thế thì ADN là một phân tử xoắn ốc quanh một trục gồm 2 chuổi polynucleotide, trên mỗi mạch cứ qua 3,4 Ǻ phân tử lại có một nucleotide và sau 10 khoảng như thế nghĩa là qua 34 Ǻ mạch có một vòng hoàn toàn. 3.2/ Cấu trúc của phân tử acide nucleique * Cấu trúc bậc một : Cấu trúc bậc một là trình tự sắp xếp các gốc nucleotide trong chuổi polynucleotide. * Cấu trúc bậc hai : Cấu trúc bậc hai của ADN là một chuổi xoắn kép gồm 2 mạch polydesoxyribonucleotide xoắn quanh một trục Cấu trúc bậc hai của ARN thường chỉ có một chuổi polyribonucleotide liên tục ; tuy nhiên không phải mạch đơn này bao giờ cũng ở dạng thẳng, đôi khi có sự tự xoắn trong nội mạch để tạo cấu trúc xoắn bậc hai của ARN. Cấu tạo tự xoắn là do các liên kết hidro tạo ra giữa các baz “ có tính chất bổ sung cho nhau “ nghĩa là giữa Adenin (A) và Uracin (U), 84
  15. giữa Guanin (G) và Cytocin (C) ; cấu trúc xoắn trong ARN chỉ chiếm 50% mạch polynucleotide; vì không có sự tương ứng hoàn toàn trong trật tự các baz theo nguyên tắc “baz bổ sung” trong toàn mạch polynucleotide nên có những vị trí tạo “vòm lồi” ( đầu lồi dạng hình tròn “. *Cấu trúc bậc ba: Acid nucleic có thể có cấu trúc bậc ba tương tự như protein. Các mạch polynucleotide ngoài cấu tạo xoắn có thể cuộn lại trong không gian thành các phần tử dạng cầu hoặc những khối cuộn xoắn vô trật tự làm cho kích thước phân tử ngắn và gọn lại. 4 - TÌNH CHẤT CỦA DNA 4.1/ Tính xấp đôi ( nhân đôi ). Khi tế bào phân chia thì mỗi tế bào con sẽ nhận được một DNA giống hệt như tế bào mẹ nhờ sự nhân đôi của DNA. Sự nhân đôi này nhờ xúc tác của enzym DNA polymerase do nhà bác học Kornberg ( 1957) và Lehman (1958) lần đầu tiên trích ly được từ chủng vi sinh vật E.Coli. DNA polymerase xúc tác sự trùng hợp những desoxyriboside triphosphate thành một dây DNA mới với sự hiện diện của một mẫu DNA làm giá ( template). Dây DNA xoắn đôi sẽ được tháo ra ở một đầu và sự tổng hợp xảy ra ở mỗi đầu dây đó theo nguyên tắc “baz bổ sung “. Cuối cùng của sự xấp đôi này sẽ được 2 dây DNA mới, mỗi dây mới giống như dây DNA ban đầu. Chính tính chất này giúp cho tế bào sinh vật giữ được đặc tính từ thế hệ này sang thế hệ sau. 85
  16. 4.2/ Tính sao chép thông tin di truyền. Tính chất này của DNA là khả năng làm một giá để tổng hợp RNA, sự tổng hợp này nhờ enzyme RNA polymerase xúc tác sự liên kết các riboside triphosphate. Hiện tượng này gọi là hiện tượng sao chép; kết quả là một RNAm được tạo thành chứa những thông tin di truyền dưới dạng thứ tự các nucleotid trên 1 dây DNA ( chỉ có 1 trong 2 dây được sao chép mà thôi). Thông tin này được giải mã bởi ribô thể để tổng hợp nên những protein, những enzyme. 4.3/ Hiện tƣợng đột biến. Cấu trúc phân tử DNA đã gợi cho Watson và Crick cơ chế xấp đôi của DNA thì sự xấp đôi cũng gợi ra cơ chế của hiện tượng đột biến ở sinh vật. Khi xấp đôi 2 dây polynucleotide mở ra để thành lập dây bổ túc mới theo nguyên tắc “ baz bổ sung “ do đó có thể có sự thay đổi trong sự bổ sung baz trên dây bổ túc. Đó là cơ chế sai lầm khi xấp đôi DNA tạo nên cá thể đột biến ở sinh vật. Sự sai lầm này là do các baz N bị thay đổi cấu tạo phân tử ( hiện tượng hỗ biến ) khi đó không bổ sung bởi baz tương ứng mà thay bởi 1 baz khác. 86
  17. 5 - CHỨC NĂNG CỦA ACID NUCLEIC Acid nucleic có vai trò quyết định đối với quá trình sinh tổng hợp đặc hiệu của các hợp chất cao phân tử, trong đó có protein là cơ chất của các quá trình hoạt động sống. Vai trò đó của acid nucleic phụ thuộc trực tiếp vào cấu trúc hóa học độc đáo, cơ chế sinh tổng hợp của chúng. Mỗi loại DNA đều có khả năng tạo nên vô số những phân tử DNA khác giống hệt chúng bằng một cơ chế đặc biệt gọi là “cơ chế sao chép” ; hai mạch polynucleotid bổ sung của phân tử DNA xoắn đôi được tách ra và mỗi mạch đó làm khuôn để sao chép nên 2 mạch polynucleotide mới hoàn toàn bổ sung với chúng. Như vậy thông tin di truyền trong phân tử DNA mẹ được truyền sang cho các phân tử DNA con, điều đó giải thích tính giống nhau giữa thế hệ con với thế hệ cha mẹ. DNA còn có chức năng quyết định thành phần cấu tạo, cấu trúc và chức năng của protein trong cơ thể sống thông qua RNAm; phân tử DNA được làm khuôn để đúc nên phân tử RNAm và do đó những mệnh lệnh về việc tổng hợp phân tử protein tương lai được truyền từ phân tử DNA sang phân tử RNAm và phân tử RNAm mang tín hiệu đó vào ri bô thể để giải mã 87
  18. VITAMINE 1 -GIỚI THIỆU CHUNG : Trong các họat động sống của sinh vật nói chung, bên cạnh sự hiện diện của những hệ enzyme xúc tác còn có một nhóm chất xúc tác hữu cơ khác để kích họat những phản ứng biến dưỡng, chúng có khối lượng phân tử thấp được gọi tên là vitamine. Vitamine liên hệ chặt chẻ với enzyme, nó là thành phần họat động của những enzyme 2 thành phần ( là Coenzyme ). Đối với động vật vitamine rất cần thiết cho các họat động của cơ thể , tuy nhu cầu không nhiều lắm nhưng nếu thiếu thì họat động sống sẽ bị xáo trộn và sẽ dẫn đến những hiện tượng bịnh lý trầm trọng. Vậy vitamine là những hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử nhỏ, có bản chất hóa học khác nhau nhưng có họat tính sinh học đặc biệt và rất cần thiết cho họat động sống bình thường của cơ thể ở một liều lượng thấp. Vitamine đượcc tổng hợp nhiều ở thực vật 2 - TÊN GỌI CỦA VITAMINE Có 3 cách gọi tên của vitamine : 2.1/ Tên theo bệnh do thiếu vi tamine này Ví dụ :Vitamine A ( Axerophtol ) vì bị khô giác mạc ( Axerophtalmie ) khi thiếu vitamine này. Vitamine PP vì khi thiếu vitamine này sẽ bị bệnh da sần sùi ( Pellarge preventive ) 2.2/ Tên theo chữ cái (chữ in ) Khi số lựong vitamine được tìm thấy nhiều thì người ta ( Mac Collmn ) đề nghị đặt tên vitamine theo chữ cái La Mã A, B, C, D, E vv. Nếu trong 1 nhóm vitamine ( cùng chữ cái ) có nhiều lọai chất khác nhau ta thêm chỉ số, ví dụ B1, B2, B5, B6 2.3/ Tên theo bản chất hóa học Theo đề nghị của Hiệp hội quốc tế về Hóa học tinh khiết và hóa học ứng dụng 88
  19. ( IUPAC – ( Internatinal Union of Pure and Applied Chemistry ) quy định gọi tên vitamine theo tên hóa học để phản ảnh tính chất hóa học và công dụng của chúng 3 – PHÂN LỌAI VITAMINE: Người ta chia vitamine ra làm 2 nhóm lớn :Vitamine tan trong chất béo và vitamine tan trong nước 3.1/ Vitamine tan trong chất béo gồm có A, D, E, K, Q 3.1.1- Vitamine A ( còn có tên là Retinol, Axeroptol, xerophtalmie) Thường có ở mô động vật như lòng đỏ trứng, sữa, mỡ bò, gan cá thu, Ở thực vật có những chất có họat tính của vitamine A được gọi là tiền sinh tố A, đó là caroten có nhiếu ở gấc, bí đỏ, cà rốt, cà chua khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamine A. vitamine A dễ bị oxy hóa, trong điều kiện yếm khí thì bền khi ở nhiệt độ cao 1000 C và khá bền với acid, kiềm khi ở nhiệt độ không quá cao. Tácdụng chủ yếu của vitamine A là chống bệnh viêm lóet và khô giác mạc của mắt, tăng độ nhạy của mắt, chống bệnh quáng gà Thuộc nhóm vitamine A có vitamine A1 C20H30O và vitamine A2 C20H28O; họat tính của A2 kém hơn A1 2 lần Sự tạo thành vitamine A 89
  20. Từ 1 phân tử β caroten ( C40 H56 ) ta sẽ thu được 2 phân tử vitamine A Các dạng vitamine A 90
  21. 3.1.2- Vitamine D ( Calciferole ) Là nhóm vitamin chống bệnh còi xương ở trẻ em, chậm mọc răng, xương bị mềm. vitamine D tham gia vào quá trình điều hòa trao đổi calci và phospho; vitamine D rất bền ở nhiệt độ cao. Trong thực phẩm vitamine D thường có ở cá biển, dầu gan cá thu, dầu dừa, sữa, lòng đỏ trứng Trong các mô thực vật thường không có hoặc rất ít mà chỉ có tiền vitamine D, đó là các sterole; nhóm sterole này còn là tiền chất của nhiều chất khác như hormone động vật. Dưới tác dụng của tia tử ngọai các sterol sẽ chuyển hóa thành vitamine D U.V ergosterol (vitamin D1) vitamin D2 u.v aa 7-dehidrocholesterol vitamin D3 91
  22. CH3 vitamin D4 3.1.3- Vitamine E (Tocopherole ) Là nhóm vitamine cần thiết cho quá trình sinh sản bình thường của động vật; được tìm thấy trong những phần xanh của thực vật, trong phôi hạt của một số thực vật; nó được tổng hợp mạnh vào lúc hạt nẩy mầm nhất là khi nẩy mầm ngòai sáng; nó tham gia vận chuyển điện tử trong phản ứng oxyd khử, cần thiết cho quá trình phosphoryl oxy hóa ở mô cơ để chuyển hóa glucid, lipid 92
  23. 3.1.4- Vitamine K ( Phylloquinone ) Cần thiết cho sự đông máu ở động vật. Ở thực vật thì phần xanh chứa nhiều vitamine K hơn; nó là chất vận chuyển điện tử trong quá trình quang hợp, quá trình phosphoryl hóa, oxy hóa kèm theo tích lũy năng lượng ở động vật; tham gia quá trình tổng hợp yếu tố đông máu thrombin chuyển hóa fibrinogen thành fibrin 3.1.5- Vitamine Q ( Ubiquinone ) Có chức năng gần giống như vitamine E, K ; nó có bản chất là 1 coenzyme ( của enzyme Q ) là một enzyme oxy hóa khử trong chuổi hô hấp, vitamine Q còn tham gia vận chuyển nhóm phosphat trong chuổi oxy hóa khử. Vitamine Q có nhiều trong các mô động vật, thực vật mà ở đó tiến hành quá trình oxyd hóa khử ở cường độ cao 93