Bài giảng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn

§Giới thiệu chung về PRRS
(Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản)

1.Khái niệm:

  Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) hay là “ bệnh lợn tai xanh”, là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với loài lợn (kể cả lợn rừng ), gây ra bởi virus Lelystad.

  Bệnh lây lan nhanh với các biểu hiện đặc trưng về rối loạn sinh sản ở lợn nái : sảy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu;  viêm đường hô hấp rất nặng: sốt, ho, khó thở ở lợn con theo mẹ, lợn hậu bị thể hiện viêm đường hô hấp rất nặng: sốt, ho, khó thở, chết với tỷ lệ cao. Theo FAO xác định bệnh không lây truyền sang gia súc khác và con người.

ppt 43 trang thiennv 11/11/2022 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoi_chung_roi_loan_ho_hap_va_sinh_san_o_lon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn

  1. Bệnh PRRS 2. Đặc tính sinh học của virus: • Trên cơ sở nghiên cứu qua kính hiển vi điện tử, virus PRRS có vỏ bọc, hình cầu, kích thước 45 - 80nm và chứa nhân nucleocapsid 25 - 35nm, trên bề mặt có những gai nhô ra rõ. Sự sinh sôi của virus bị dừng lại khi dùng Chloroform hay Ether, chứng tỏ vỏ có chứa lipid.
  2. Bệnh PRRS 3. Sức đề kháng: • pH: Vr tương đối mẫn cảm với pH thấp hoặc cao. • Nhiệt độ: - 20o C đến 700 C - Vr mất khả năng gây bệnh 90% ở 40C trong vòng 1 tuần, - Từ 20 – 21oC tồn tại 1-6 ngày. - 370C tồn tại 3- 24h - 560C tồn tại 6-20 phút • Hóa chất: VR bị vô hoạt nhanh chóng bởi các hóa chất thông thường như: Vôi bột, bencocid, Han – Iodin, Navet- Iodin, Virkon
  3. 4. Dịch tễ học: • Động vật cảm nhiễm: Lợn mọi nứa tuổi đều có thể mắc bệnh( kể cả lợn rừng). Trong các cơ sở chăn nuôi lớn, bệnh thường có tính chất lây lan nhanh, rộng, tồn tại lâu trong đàn lợn nái, và lợn nái truyền bệnh qua bào thai, gây sảy thai, thai chết lưu, chết yểu với tỷ lệ cao • Động vật môi giới mang và truyền virut: Trong tự nhiên, lợn đực và lợn nái mang virut nguồn tàng trữ và truyền mầm bệnh cho các loại lợn. Trong phòng thí nghiệm có thể dùng chuột để nghiên cứu
  4. Bệnh PRRS ▪ Điều kiện lây lan: Virus PRRS có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của lợn ốm hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Đặc biệt, tinh dịch của lợn đực giống cũng được xác định là nguồn phát tán mầm bệnh, virus ở tinh dịch có thể lây nhiễm sang cho bào thai. Ở lợn mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus cũng được bài thải qua nước bọt và sữa.
  5. Bệnh PRRS • Virus có thể phát tán, lây lan thông qua hình thức trực tiếp như tiếp xúc với heo ốm, heo mang trùng, theo gió (có thể đi xa 3 km), phân, nước tiểu, bụi, bọt nước, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang dã • Lây qua hình thức gián tiếp như qua dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng. Đặc biệt heo trưởng thành có thể bài thải virút trong vòng 14 ngày, heo con và heo choai trong 1 -2 tháng.
  6. Bệnh PRRS ▪ . Qua kiểm chứng thấy virut xuất hiện: - Ở nước tiểu sau 14 ngày - Ở phân khoảng 28-35 ngày - Ở huyết thanh khoảng 21-35 ngày - Dịch hầu họng khoảng 56- 157 ngày - Ở tinh dịch sau 92 ngày - Ở huyết thanh của lợn con nhiễm bệnh từ bào thai sau 210 ngày
  7. 5. Cơ chế sinh bệnh: ▪ “Giống cơ chế của virus HIV” ▪ Virus có đặc điểm rất thích hợp với đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào vùng phổi. Virus nhân lên ngay bên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị giết chết nên sức đề kháng của lợn mắc bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy lợn bị bệnh thường dễ dàng bị nhiễm khuẩn kế phát.
  8. 6. Triệu chứng và bệnh tích 6.1 Triệu chứng: - Lợn mắc bệnh tai xanh thường có các đặc trưng về lâm sàng như lợn nái có chửa thường xảy thai vào giai đoạn cuối hoặc thai chết lưu ở giai đoạn 2 trở thành thai gỗ hoặc lợn sơ sinh chết yểu. - Lợn ốm thường sốt cao trên 40-42 C, thậm chí còn cao hơn - Viêm phổi nặng, ỉa chảy - Đặc biệt tai chuyển từ màu hồng đỏ sang màu đỏ thẫm, xanh đến tím đen do xuất huyết nặng, dẫn tới tử vong - Triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể khác nhau tùy từng loại lợn:
  9. Bệnh PRRS ▪ Với lợn nái đang có chửa: - Biếng ăn, sốt cao 40-42o C, sảy thai ở giai đoạn cuối, đẻ non động dục giả hoặc chậm động dục, ho và có dấu hiệu viêm phổi, phần da mỏng có màu đỏ hồng • Với lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: - Biếng ăn, ít uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến thành màu hồng, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ hoặc lợn con chết ngay sau khi sinh( khoảng 30%). Tỉ lệ chết ở đàn lợn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3 – 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. • Lợn đực giống: Sốt, bỏ ăn, đờ đẫn hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít. Trường hợp cấp tính, lợn đực bị sưng dịch hoàn. Phần lớn lợn đực bị nhiễm thường không có biểu hiện lâm sàng, nhưng trong tinh dịch có VR từ 6-8 tháng
  10. • Lợn con theo mẹ Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có ghèn màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy, ▪ Lợn con cai sữa và heo choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan toả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%
  11. Bệnh tích ▪ Mổ khám lợn mắc bệnh tai xanh có thể thấy các bệnh tích đại thể sau: - Ở lợn nái bị sảy thai: âm môn sưng, tụ huyết, niêm mạc tử cung và niêm mạc âm đạo sưng thũng, tụ huyết, xuất huyết đỏ sẫm và chảy dịch. Nếu ở thể cấp tính,phổi sưng thũng thụ huyết từng đám và trong phế quản có nhiều dịch và bọt khí. Một số có thể thấy viêm bàng quang xuất huyết
  12. Bệnh tích ▪ Lợn con theo mẹ: Thường thấy viêm đường hô hấp cấp với bệnh tích điểm hình như phế quản và phổi sưng có màu vàng hoặc tụ huyết đỏ, trong phế quản có nhiều dịch và bọt khí. Nếu nhiễm khuẩn kế phát do kiên cầu gây viêm não sẽ thấy sung huyết não ▪ Lợn con sau cai sữa: cũng có biểu hiện viêm đường hô hấp là chủ yếu, nhưng mức độ nhẹ hơn lợn con theo mẹ, bệnh tích thường thấy ở phổi viêm thũng từng đám, có màu vàng hoặc đỏ do xuất huyết; phế quản chứa nhiều dịch nhầy và bọt khí,
  13. Bệnh tích ▪ Bệnh tích vi thể chung khác: ▪ Thận: xuất huyết lấm tấm như đầu đinh ghim. ▪ Não: sung huyết. ▪ Hạch hầu họng, Amidan: sưng, sung huyết. ▪ Gan: sưng, tụ huyết. ▪ Lách: sưng, nhồi huyết. ▪ Hạch màng treo ruột xuất huyết. ▪ Loét van hồi manh tràng.
  14. Bệnh tích
  15. 7. Chẩn đoán 1. Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh để chẩn đoán: - Lợn nái tăng đột biến tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu trong khoảng từ 8 – 20% số lợn nái tại cơ sở - Lợn con theo mẹ và lượn sau cai sữa phát sinh viêm phế quản phổi, suy hô hấp với tỷ lệ cao từ 15-30% tổng đàn - Đặc biệt là lợn có biểu hiện tai xanh Ngoài ra quan sát thêm các bệnh tích đại thể khi mổ khám. 2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: lấy các bệnh phẩm bao gồm: Phổi, hạch lâm ba, hạch amidan, máu, nước ối. Để làm các phản ứng như elisa, ifat hoặc PCR
  16. Chẩn đoán phân biệt ▪ - Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis) ▪ + Da và niêm mạc vàng. ▪ + Số lượng hồng cầu trong máu giảm. ▪ + Lam tiêu bản tìm xoắn khuẩn. ▪ - Bệnh dịch tả lợn (Pestis suum) ▪ + Lách nhồi huyết và có hình răng cưa. ▪ + Thận lấm tấm xuất huyết hình đinh ghim. ▪ + Lợn bị ỉa chảy dữ dội. ▪ - Bệnh suyễn lợn ▪ + Bệnh tích tập trung ở thùy trước và thùy giữa của phổi và luôn đối xứng. ▪ + Không có hiện tượng sảy thai.
  17. Chẩn đoán phân biệt ▪ - Bệnh giả dại (Aujeszky): ▪ + Sảy thai và chết thai. ▪ + Lợn con sinh ra có triệu chứng thần kinh, đạp 2 chân bơi trong không khí. ▪ + Xuất huyết lấm tấm ở thận và hoại tử ở gan. ▪ + Xét nghiệm não có virus. ▪ - Bệnh viêm não Nhật Bản ▪ + Các thai chết vào các giai đoạn phát triển khác nhau, các thai bị dị dạng. ▪ +Lợn con sinh ra cũng bị dị dạng, có triệu chứng thần kinh. ▪ + Tràn dịch não, khuyết tật não. ▪ + Lợn đực bị phù nề, tụ huyết thâm tím tinh hoàn. ▪ + Xét nghiệm não có virus.
  18. Chẩn đoán phân biệt ▪ - Viêm màng phổi lợn: ▪ + Tím tái toàn thân, ứ đọng dịch đỏ ở lồng ngực, màng phổi bị viêm dính. ▪ + Phổi bị mưng mủ có màu trắng xám. ▪ + Phân lập được vi khuẩn Actinobaccilus. ▪ - Bệnh cúm lợn: ▪ + Thở nhanh, ho nặng kèm sổ mũi. ▪ + Khí quản chứa đầy chất nhầy, nhiều bọt. ▪ + Phổi bị viêm gan hóa. ▪ - Bệnh do Toxoplasma ▪ + Viêm dính kết mạc mắt. ▪ +Xanh tím ở tai. ▪ + Phổi lốm đốm xuất huyết, phù nề. ▪ + Màng treo ruột bị sung huyết, xuất huyết và bị phù nề.
  19. III. Phòng chống và Điều trị 1. Phòng bệnh khi chưa có dịch sảy ra: • Phòng bệnh bằng vệ sinh để phòng tận gốc dịch bệnh PRRS thì việc đầu tiên cần phải làm là thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi lớn tập trung, nhập con giống phải khoẻ mạnh rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó cần phải áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh an toàn thú y, chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi
  20. Bệnh PRRS • Phòng bệnh bằng Vacxin: Nhìn chung, người ta cho rằng việc sử dụng vaccine là rất có hiệu quả để phòng và khống chế hội chứng PRRS. Hơn nữa giá vaccine quá cao đối với nguời chăn nuôi (thấp nhất là 10000VNĐ trên 1 liều). Do vậy để đạt được hiệu quả cao, cần phải cân nhắc và xem xét các yếu tố sau trong chương trình tiêm phòng (tốt nhất là sử dụng theo hướng dẫn và chỉ đạo của Cục Thú y): • Vaccine BSL-PS 100 • Vaccine Amervac – Prrs • Vaccine Trung quốc
  21. Bệnh PRRS 2. Điều Trị bệnh: Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị các bệnh bội nhiễm do vi khuẩn gây ra, bằng cách: • Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc. Dùng các loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho lợn • Thuốc điều trị triệu chứng: giảm sốt, tiêu chảy • Sử dụng cá loại kháng sinh phổ rộng để điều trị cho lợn mắc bệnh, hạn chế kế phát. Điều trị phải đầy đủ, đúng liều, đủ thời gian, ít nhất là 5 -7 ngày. Đặc biệt lưu ý các vi khuẩn kế phát như Streptoccocus suis
  22. ▪ Có thể tham khảo đơn thuốc sau: + Nếu lợn còn ăn thì chộn vào thức ăn hàng ngày 1 trong các loại kháng sinh sau đây : Flofenicol 40ppm (40gr / tấn thức ăn ) hoặc 10 – 15 ngày Lincomix S liều 2kg/tấn thức ăn nt Tylansulfa – G 2kg/tấn thức ăn nt + Nếu vật bỏ ăn dùng 1 trong các loại kháng sinh sau đây : Amoxicilin LA 15% liều 1ml/ 10kgP liệu trình 3-7 ngày Linco – spectin nt Cefalosporin liều 1gr/30 – 50 kgP nt + Trợ sức trợ lực cho lợn: VTMC 5% liều 5 – 10 ml / con / ngày ( có thể tiêm bắp) Đường glucoza 5% liều 10 – 20 – 30 ml / con /ngày Urotropin 10% liều 5 – 10 – 20 ml /con /ngày
  23. Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra ▪ Bước 1 ▪ Khoanh vùng cách ly từng ô chuồng tránh để phát tán và lan truyền mầm bệnh, đồng thời có biện pháp sử lý tập trung nhất. ▪ Tăng cường phun thuốc sát trùng cả trong và ngoài khu vực chăn nuôi 1lần/ngày, (phun sương, tránh để ướt lợn) bằng ANTISEP liều 3ml/ lít nước, 2lít nước pha phun cho 100m2 chuồng nuôi. ▪ Do diễn biến phức tạp của bệnh, vì vậy việc quan trọng nhất là phải tạo độ miễn dịch cao và đồng đều trong toàn đàn, hỗ trợ cho việc dùng thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm.
  24. Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra ▪ Bước 2 ▪ Vì bệnh xảy ra rất phức tạp gây bệnh cho mọi lứa tuổi lợn với nhiều triệu chứng khác nhau: - Rối loạn sinh sản cho lợn nái và đực - Hội chứng hô hấp trên lợn con, lợn thịt. ▪ Do vậy tùy từng đối tượng bệnh nên điều trị theo các hướng khác nhau. ▪ Hạ sốt khẩn cấp cho lợn: Khi lợn nái bị chết thai, sảy thai, đẻ non, đẻ thai chết thì nhất thiết phảI chống viêm sưng, hạ sốt, phân hủy nội độc tố cho lợn nái
  25. Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra ▪ Trong ổ dịch để chống nhiễm khuẩn, giảm thiểu mầm bệnh trong chuồng nuôi, ngăn chặn nhiễm khuẩn đường hô hấp nên trộn TYLAN DOX hoặc FLOMAX liều 2kg/ 1 tấn thức ăn. ▪ Với lợn con và lợn thịt có biểu hiện viêm phổi ngoài các biện pháp tiêm hỗ trợ sức lực cần tiêm AMOXYCILLIN15%LAliều 1ml/ 15 kg TT để tăng hiệu quả điều trị. ▪ Lợn con theo mẹ: Tiêm phòng AMOXYCILLIN15%LA liều 0,5 ml/ lợn ▪ Lợn cai sữa tiêm AMOXYCILLIN15%LA liều 1 ml/lợn ▪ Trộn TYLANDOX hoặc FLOMAX 1kg/ tấn thức ăn, cho ăn liên tục7- 10 ngày trong thời gian điều trị.a
  26. Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra ▪ Bước 3 ▪ Cho uống điện giải: UNILYTEVIT -C 2-3 g/1 lít nước, GLUCO K- C 250 g/ 20 lít nước nhằm bổ xung vitamin, điện giải, cung cấp năng lượng, giải độc, giúp lợn khoẻ , nhanh hồi phục. ▪ Để hỗ trợ tiêu hoá, tăng chức năng của gan,thận trong thức ăn bổ sung - Trộn ORGACIDS hoặc LACTACIDS 1-1.5 kg/ tấn thức ăn nhằm hỗ trợ tiêu hoá, kích thích tính thèm ăn của lợn, giúp lợn ăn uống tốt. - HEPATOL 1ml/ lít nước giải độc gan, thận, hỗ trợ trong quá trình điều trị.