Bài giảng Hệ sinh vật học đại cương - Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật và sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên - Nguyễn Bá Hiên

I. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật
- VSV cũng như mọi sinhvật khác đều tuân theo qui luật: Cơ
thể và môi trường là một khối thống nhất
- Sự sinh trưởng và phát triển của VSV chịu ảnh hưởng rất
lớn của các yếu tố ngoại cảnh.
. Nếu thuận lợi  đẩy mạnh VSV sinh trưởng
 

. Nếu bất lợi 
của VSV
 ức chế sinh trưởng và tiêu diệt sự sống

- Các yếu tố ngoại cảnh tác động đến VSV gồm có 3 loại
. Yếu tố lý học
. Yếu tố hoá học
. Yếu tố sinh vật học 
 

pdf 89 trang thiennv 10/11/2022 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ sinh vật học đại cương - Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật và sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên - Nguyễn Bá Hiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_sinh_vat_hoc_dai_cuong_chuong_4_anh_huong_cua_c.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hệ sinh vật học đại cương - Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật và sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên - Nguyễn Bá Hiên

  1. c. Không khí: - Oxy là chất có vai trò quan trọng trong sinh trưởng của VSV - Oxy cần cho một số nhóm VSV nhưng lại gây độc cho một số nhóm khác - Xét trên cơ sở thích ứng với oxy,VSV chia làm 3 nhóm: + VSV hiếu khí + VSV kỵ khí . Vi khuẩn hiếu khí, có enzim catalaza, peroxydaza phân huỷ H2O2 . Vi khuẩn yếm khí không có 2 enzim này nên nếu có oxy, lập tức H2O2 được tạo thành và giết chết chúng. + VSV tuỳ tiện:
  2. d. Tia bức xạ - Các tia sáng có bước sóng <10000 A0, khi VSV hấp phụ sẽ gây những biến đổi hoá học làm tổn thương VSV - Đó là . ánh sáng mặt trời, . Tia tử ngoại (UV= Utralviolet) . Tia phóng xạ . Tia X. - Năng lượng của tia tỷ lệ nghịch với chiều dài bước sóng nên tia có bước sóng càng ngắn thì tác dụng càng mạnh.
  3. +ánh sáng mặt trời: - Đa số các VSV sinh trưởng không cần ánh sáng và bị ánh sáng mặt trời ức chế hoặc tiêu diệt Trừ nhóm VSV có sắc tố quang hợp Ví dụ: Vi khuẩn Azotobacter chrococcus - Cơ chế của ánh sáng mặt trời : . Trực tiếp phá huỷ tế bào . Hoặc gián tiếp tạo ra peroxit ( H202) trong môi trường có tác dụng diệt khuẩn - Trong ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại có tác dụng mạnh nhất - Ưng dụng: Sử dụng ánh sáng mặt trời để làm khô, tiêu độc vật dụng nguyên liệu bằng cách phơi nắng.
  4. +Tia tử ngoại (UV - utralviolet): - Có bước sóng 1000 - 3000 A0, diệt khuẩn mạnh ở 2600 A0 - Tác dụng của tia là gây kìm hãm sự sinh trưởng, đột biến gen đối với VSV. - Cơ chế: . Tia tử ngoại gây quang oxy hoá trong NSC . Tác động đến axit nucleic, nucleoproteit, gây chuyển hoá các bazơ pyrimidin tạo ra hydrat pyrimidin hoặc dime - pyrimidin do đó gây đột biến hoặc giết chết tế bào. - Lực đâm xuyên của tia tử ngoại kém, chỉ xuyên qua được lớp nước trong hoặc thuỷ tinh mỏng nên được sử dụng: . Khử trùng không khí phòng mổ, buồng cấy VSV . Khử trùng nước uống . Điều trị lao da.
  5. + Tia X, tia phóng xạ (tia g): - Là các tia có bước sóng ngắn, W lớn . Tia X: 0,06 - 136 A0, Tia g: 0,006 - 1,6 A0 - Tác dụng của tia: . Trực tiếp phá huỷ các thành phần của tế bào: ADN, protein - . Gián tiếp tạo ra các gốc oxy hoá mạnh: H202, 0 - Lực đâm xuyên của các tia này cao, nên được sử dụng: . Khử trùng nguyên liệu ( độ dày 20 - 30 cm) . Gây đột biến tế bào
  6. e. áp lực: + áp suất thẩm thấu: - Màng NSC là màng bán thấm. Nồng độ các chất hoà tan trong môi trường VSV tồn tại quyết định áp suất thẩm thấu - VSV: . Muốn giữ nguyên được hình dạng, kích thước: Pmt = Ptb .Nếu Pmt > Ptb Tế bào VSV bị teo NSC TĐC bị ảnh hưởng . Nếu Pmt < Ptb NSC bị chương TĐC bị ảnh hưởng - ứng dụng: Dùng muối,đường trong bảo quản, chế biến thực phẩm Ví dụ: Bảo quản thịt dùng muối 30 %, cá 20 % . ảnh hưởng của NaCl: Bình thường VSV thích ứng ở nồng độ muối < 2 % Nồng độ muối 3 - 5 % VSV chậm phát triển Nồng độ muối 10 - 12 % VSV ngừng hoạt động Khi nồng độ muối cao VSV bị teo NSC Tuy nhiên vẫn có VSV thích ứng ở nồng độ muối, đường cao: VSV ở biển, mỏ muối
  7. + áp lực thuỷ tĩnh: - áp lực thuỷ tĩnh cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sống của VSV - áp lực thuỷ tĩnh có thể làm chậm, giảm vận động, yếu độc lực nhưng không làm chết VSV - Tuy nhiên nhiều loại VSV chịu được áp lực cao Ví dụ: VSV sống ở đáy biển, mỏ dầu.
  8. 2. ảnh hưởng của các yếu tố hoá học: a. Độ pH: - Là chỉ số ion H+ - Một thay đổi nhỏ về nồng độ H+ TĐC ảnh hưởng Cơ chế: . pH cần cho hoạt động của nhiều enzym . pH ảnh hưởng độ hoà tan của một số muối:K,Na . pH thay đổi ảnh hưởng đến điện tích màng NSC, tính thấm của màng > ảnh hưởng đến vận chuyển các chất qua màng tế bào trong quá trình TĐC - Mỗi loại VSV có một giới hạn pH sinh trưởng: + + + pH cực tiểu pH thích pH cực đại hợp
  9. - Mỗi nhóm VSV có giới hạn pH sinh trưởng khác nhau. Nhìn chung: pH cực tiểu pH thích hợp pH cực đại . Vi khuẩn 4 6,8 - 7,2 10 . Nấm men 2 - 2,5 4 - 6 8 . Nấm mốc 1,5 - 2 4 - 6 8 - 10 - Mỗi loài VSV có giới hạn pH sinh trưởng khác nhau: .Vi sinh vật ưa pH trung tính: pH từ 5 7,5 8,5 . Vi sinh vật ưa pH kiềm : 6 8, 9,5 . Vi sinh vật chịu kiềm : pH tối thích > 9,5 Ví dụ: Vibrio cholera pH thích ứng = 9 . Vi sinh vật ưa axit nhẹ : 3 6,5 8,5 . Vi sinh vật ưa axit : 2 5 7 . Vi sinh vật chịu axit : 1 2 5
  10. ứng dụng: - Trong nuôi cấy VSV: . Cần tạo môi trường nuôi cấy ban đầu có pH thích hợp . Cần duy trì độ pH thích hợp của môi trường bằng cách bổ sung muối của axit yếu: carbonat, axetat - Trong chế biến, bảo quản thực phẩm sử dụng axít hữu cơ: axit axetic, axit lactic để hạn chế sự phá hoại của VSV gây thối (axit axetic 3%) - Trong nông nghiệp bón vôi cho đất chua là biện pháp điều chỉnh pH cho VSV đất hoạt động tốt
  11. b. ảnh hưởng của chất khử trùng tiêu độc + Khái niệm: . Là những chất hoá học gây hại cho VSV nhưng cũng gây hại cho động vật. + Căn cứ vào mức độ tác dụng của chúng với VSV mà tên gọi của các chất như sau: - Chất sát trùng hay chất tiêu độc: Chỉ các chất có tác dụng tiêu diệt được VSV nhưng không diệt được nha bào của chúng. - Chất ức chế: Là những chất chỉ làm ngừng quá trình sinh trưởng và phát triển của VSV, tế bào VSV không bị diệt mà ở trạng thái tiềm tàng. - Chất kháng khuẩn: Là những chất làm ngừng quá trình sinh trưởng và phát triển của VSV, nhưng tế bào VSV có thể bị tiêu diệt.
  12. + Chất diệt khuẩn: Là những chất có thể diệt được toàn bộ VSV, kể cả nha bào +Các chất khử trùng, tiêu độc: @ Axit: Tác dụng của axit đến VSV phụ thuộc vào nồng độ ion H+, thường các axit vô cơ có tác dụng mạnh hơn axit hữu cơ. @ Kiềm: Tác dụng sát trùng là do ion OH - nhưng yếu hơn H+. Các loại kiềm có độc với VSV là: KOH, NaOH, Ba(OH)2, NH4OH Độ độc của kiềm phụ thuộc vào sự phân ly ion OH-.
  13. @ Các chất oxy hoá: - Là chất tự nó cung cấp Oxy hoặc gây ra giải phóng oxy từ các hợp chất khác - Các chất oxy hoá dùng làm chất sát trùng như: . H2O2, KMnO4, Ca(OCl)2, .Cloramin . Dicloramin (CH3C6H4SO4NCl2). - Tác dụng của chất oxy hoá là sự oxy hoá mạnh của oxy mới giải phóng ra làm bất hoạt các enzym có chứa gốc - SH trong tế bào VSV ứng dụng: . Để sát trùng . KMnO4 phòng bệnh : liều 10 - 15 ppm(part per million) 1ppm = 1g /1m3 nước tắm cho cá 1 - 2 giờ/ 20 - 300C . H2O2 nồng độ 3 % dùng sát trùng các vết thương sâu
  14. @ Halogen và các hợp chất của nó + Clo (Cl2): Clo và hợp chất của nó có tác dụng khử trùng mạnh là do: - Clo và hợp chất của nó có sự hình thành axit pecloric (HOCl). . Axit này rất hoạt động, phân huỷ tiếp cho ra Oxy. . Oxy mới sinh ra có khả năng oxy hoá mạnh làm phá huỷ màng tế bào. Cl2 + H2O HOCl + HCl HOCl HCl + O - Clo còn thay thế Hydro trong nhóm amin của protein tạo thành cloramin cấu trúc protein thay đổi tế bào bị phá huỷ Cl2 + R2 = NH R2 = NCl + HCL
  15. - ứng dụng: . Khí Clo có nồng độ 1ppm (một phần triệu) có tác dụng khử trùng nước . . Cloramin là một chất hoạt động ôxy hoá mạnh dùng khử trùng nước, dụng cụ: R2=NCl + H2O R2=NH + HOCl 2HOCl 2HCl + O2 3 . Hypocloritcanxi( Clorua vôi ): Ca(OCl)2 dùng 30 - 50 g/1m dùng tiêu độc chuồng trại, các chất thải, nhà vệ sinh +Iod ( I2): - Iod có tác dụng diệt khuẩn mạnh - Iod là tác nhân oxy hoá mạnh. Phá huỷ TĐC, bất hoạt enzym - Iod hoà tan trong cồn và dung dịch KI, ứng dụng: . Iod được dùng pha với cồn thành nồng độ 3% - 5% để sát trùng da. . Hợp chất của iod như CHI3 (iodofor), HgI3, AgI3 có tác dụng diệt khuẩn mạnh.
  16. @ Kim loại nặng và các hợp chất của nó: - Đa số kim loại nặng và hợp chất của nó đều rất độc với VSV (do độ độc của ion kim loại ) - Độ độc kim loại theo thứ tự: Hg, Pb, Ag, Cu, As(Acsen). - Cơ chế: . Ion kim loại gây bất hoạt đối với enzym có nhóm -SH, pecmeaza, làm biến tính protein của VSV R - SH + X+ R - SX + H+ - ứng dụng: .HgCl2 : 0,02% đã tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn,1% có thể tiêu diệt được các nha bào. .AgNO3 : 2% có tác dụng diệt khuẩn. .CuSO4 : 0,001% ức chế được vi khuẩn và diệt được tảo .Hợp chất As hữu cơ như Neosalvacsan điều trị giang mai
  17. @ Phenol và các dẫn xuất của nó: - Phenol (C6H5OH) và dẫn xuất của nó là cresol, lysol có tính chất sát trùng mạnh - Cơ chế: do phá hoại tính thấm của màng NSC tế bào và làm biến tính protit. - ứng dụng: . Phenol : 0,5% dùng làm chất phòng thối cho huyết thanh động vật, 3- 5% làm chất tiêu độc . Cresol : Là dẫn xuất metyl của phenol, tính chất khử trùng cao gấp 3 lần phenol . Lysol : Là hợp chất của cresol với xà phòng kali, khử trùng cao hơn lysol. Dùng sát trùng tường nhà, nền chuồng
  18. @ Cồn (Alcohol) - Có tác dụng khử trùng mạnh -Cơ chế: . Hoà tan lipit màng tế bào và làm đông vón protein NSC -Tác dụng khử trùng của cồn liên quan tới trọng lượng phân tử và nồng độ . Tác dụng sát trùng : Metylic < Etylic < Butylic < Propyolic . Nồng độ có hiệu quả sát trùng cao của Etylic : 70 – 90 % Propyolic : 40 - 80% -ứng dụng: .Dùng cồn Etylic 70% để sát trùng da, 90% sát trùng dụng cụ mổ
  19. @ Formaldehyt (HCHO) - Là chất khí có tác dụng khử trùng mạnh, kích thích niêm mạc mạnh - Cơ chế: .Formaldehyt gắn với nhóm amin tự do của protein làm biến tính, đông vón protein, phá huỷ axit nucleic của VSV - Formaldehyt sử dụng ở dạng lỏng gọi là formol (formalin). Dung dịch này có thêm 10-15% metylic để ngăn sự trùng hợp của formaldehyt thành paraformaldehyl chất rắn. - ứng dụng: . Formol : . 1% - 5% để tiêu độc, sát trùng. . 10% khử khuẩn và ngâm xác chết . 4 %0 / 1 tháng để giảm độc tố của vi khuẩn uốn ván . Phun vào nước ao, bể 15 - 25 ppm. Tắm động vật thuỷ sản 200 - 250 ppm /30 - 60phút 3 . Dùng 35ml formol + 17,5g KMnO4/1m khử trùng không khí phòng mổ, máy ấp.
  20. @ CaO (vôi củ, vôi nung) - Vôi nung dạng cục màu trắng tro - Vôi nung khi bón xuống ao , trong nước oxy hoá thành Ca (OH)2, và toả nhiệt, sau chuyển thành CaCO3 - Để trong không khí hút ẩm chuyển thành Ca (OH)2 - Ca (OH)2 có tác dụng sát trùng, - CaCO3 làm xốp đáy ao, tạo độ thoáng khí, tăng phân giải chất hữu cơ của VSV, ổn định pH hơi kiềm thích hợp cho động vật thuỷ sản - ứng dụng: . Tiêu độc chuồng trại máng ăn: nước vôi bão hoà10 - 12% . Khử trùng đáy ao : CaO 1000Kg/ ha. . Khử trùng nước ao : CaO 15 - 20 g/ m3 nước
  21. C. Các chất hoá học trị liệu - Các chất hoá học trị liệu là những chất hoá học Có tác dụng độc đối với VSV nhưng hầu như không gây độc cho động vật. - Thành phần, cấu trúc biết rõ, có thể tổng hợp được bằng phương pháp hoá học - Đặc điểm của các chất này là có cấu trúc tương tự chất của tế bào VSV - Cơ chế: . Dựa trên cấu trúc tương tự với một chất nào đó cần thiết cho sinh trưởng, phát triển của VSV tạo: coenzim, protein, axit nucleic khi vào trong tế bào sẽ xảy ra sự cạnh tranh, chất hoá học trị liệu có hoạt tính cao nên đã tranh chỗ chất cần thiết của tế bào VK. . Kết quả là hình thành một hợp chất không cần thiết cho VSV các phản ứng sinh hoá không xảy ra được Gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển của VSV
  22. Các chất hoá học trị liệu chống vi khuẩn gồm: + Sunfamid: - Sunfamid là một nhóm chất có cấu trúc tương tự chất Para amino benzoic axit (PABA). - Trong tế bào vi khuẩn PABA là thành phần tham gia tổng hợp lên axit folic, tiền chất của coenzim xúc tác việc tổng hợp axit amin. - Do hoạt chất của sulfamid cao nên chiếm chỗ của PABA làm axit folic không được tạo thành, quá trình sinh tổng hợp protein không xảy ra, sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn bị ngừng.
  23. R1 SO NH H2N 2 H2N COOH Sulfamid PABA 2,4 x 6,9 A0 2,3 x 6,7 A0 Sulfamid là tên chung của một nhóm chất có cấu trúc tương tự. Tuỳ theo gốc R gắn vào gốc R1 ta được các sulfamid khác nhau:
  24. - Sulfamid tác dụng rõ lên . Cầu khuẩn : Streptococcus, song cầu khuẩn, tụ cầu . Trực khuẩn: bạch hầu, trực khuẩn đường ruột, . Không có tác dụng với vi khuẩn lao , virus - Khi sử dụng sulfamid trong điều trị cần chú ý: . Dùng sớm . Tránh dùng sulfamid với các thuốc kháng nó như thuốc tê nhóm novocain, enzim proteaza, thuốc có chứa S. . Uống nhiều nước và vitamin để chống lắng đọng ở thận. . Kết hợp với kháng sinh cho hiệu quả điều trị cao.
  25. +Isonicotinic hydrat(I.N.H) ,Rimifon: Là chất đối kháng với vitamin B6 (Pyridoxin). CH2OH O = C – NHNH2 HO CH2OH H3C N N Pyridoxin Rimifon
  26. - Vitamin B6 : . Là chất xúc tác trong phản ứng khử cacboxyl Và chuyển amin của một số axit amin trong tế bào vi khuẩn - Rimifon : . Có tác dụng kìm hãm cạnh tranh . Rimifon dùng trong điều trị bệnh lao
  27. + Para amino salixilic (P.A.S): .Là chất đối kháng với axit salixilic . Axit salixilic yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn lao .Dùng Para amino salixilic trong điều trị bệnh lao OH H2N OH COOH COOH Axit salixilic P.A. S
  28. d. Chất kháng sinh (Antibiotic) + Khái niệm: .Chất kháng sinh là những hợp chất hoá học được chiết ra từ sinh vật, ở nồng độ thấp cũng có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các VSV một cách chọn lọc. + Các loại kháng sinh: Căn cứ vào nguồn gốc: Kháng sinh có 3 nhóm chính: - Kháng sinh từ VSV: . Từ vi khuẩn: Bacitraxin do Bacillus licheniformi Polimixin do Bac. polymyxa Subtilin do Bacillus subtilis . Từ xạ khuẩn:Streptomycin do Actinomyces streptomycin Neomycin do Actinomyces fradiae Kanamycin do Actinomyces kanamycetius Tetracyclin do Actinomyces aureofaciens Erythromycin do Actinomyces erythreus - Nấm mốc: Penicillin do Penicillin notatum - Penicillin chrysogenum
  29. - Kháng sinh có nguồn gốc thực vật: Trong tự nhiên nhiều loại thực vật có chứa trong thân, lá, quả những chất có tính kháng sinh, gọi chung là Phytonxit Ví dụ: . Tỏi có : Alixin . Cà chua : Tomatin . Ơt : Capxein . Bồ công anh: Pamatin - Kháng sinh có nguồn gốc động vật: . Lyzozim . Emolin có từ tổ chức của một loài cá: 0,5 % phòng cúm
  30. + Cơ chế tác dụng: Các kháng sinh có thành phần hoá học rất khác nhau Vì vậy kháng sinh tác động lên vi khuẩn ở 3 hướng chủ yếu: - Làm ngừng tổng hợp màng tế bào hoặc phá huỷ màng tế bào, gây rối loạn chức năng của màng NSC, đặc biệt là chức năng thẩm thấu chọn lọc làm ngừng quá trình TĐC. .Thuộc hướng tác động này: Penicillin,Baxitraxin,Xefalosporin, Vancomycin. - Làm ngừng tổng hợp protein hoặc xúc tiến tổng hợp protein không có quan hệ đến tế bào VSV . . Thuộc hướng tác động này: Cloramphenicol, Kanamycin, Tetracyclin, Neomycin, Erythromycin. - Gây ức chế tổng hợp axit nucleic, ngăn cản sự sao chép ADN, ngăn cản sự tổng hợp ARN polymetaza. . Các kháng sinh này gồm có: Actinomycin, Novobioxin,Mitomixin
  31. + Tính kháng thuốc của vi sinh vật: . Sau khi sử dụng rộng rãi một loại kháng sinh nào đó trong một thời gian dài, . Có hiện tượng ngày càng nhiều loại vi khuẩn xuất hiện khả năng chống lại tác dụng trị liệu của loại kháng sinh đó. . Hiện tượng này gọi là tính kháng thuốc của VSV. * Cơ chế gây nên tính kháng thuốc: - Do những biến đổi ở bộ máy di truyền của VSV: Cấu trúc ADN nhân tế bào VSV có thể thay đổi do sự tác động của kháng sinh Làm xuất hiện chức năng khác thường của tế bào tạo nên tính kháng thuốc Vídụ: Staphylococcus aureus chủng gây bệnh có thể có enzym Penicilinaza.
  32. - Do xuất hiện yếu tố kháng thuốc (Plasmid Resistance): . Vi khuẩn là loài sinh vật đơn bào Hệ gen (ADN) của chúng chứa nhiều gen chịu trách nhiệm sinh tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau trong quá trình sống Tuy nhiên người ta tìm thấy nhiều gen quan trọng của vi khuẩn lại không nằm trong hệ gen của chúng mà định vị trên những phân tử ADN tách biệt nằm trong NSC tế bào, gọi là plasmid. . Ơ trong tế bào vi khuẩn người ta tìm thấy có nhiều loại Plasmid khác nhau trong đó có Plasmid R Plasmid R là loại Plasmid chứa 1 hay nhiều gen sản xuất ra các loại protein kháng lại kháng sinh và hoá dược . Plasmid là một ADN, nằm ngoài hệ gen của VSV, có khả năng tồn tại và nhân lên một cách độc lập, bền vững trong tế bào chủ Nhưng giữa Plasmid và hệ gen của tế bào VSV có sự tương tác cộng sinh chặt chẽ, chi phối lẫn nhau . ADN của Plasmid chiếm khoảng 0,004 – 0,008 % ADN của vi khuẩn ( E.coli)
  33. Các plasmid có khả năng lan truyền rất rộng trong quần thể vi khuẩn theo 2 cách: - Truyền dọc theo hệ phả tức là truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau như một đặc tính di truyền. - Truyền ngang tức là truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong cùng một thế hệ thậm chí trong cùng một quần thể vi khuẩn nhưng khác loài. Những vi khuẩn có chứa Plasmid R đều có khả năng kháng lại kháng sinh.
  34. Để đối phó với tính kháng thuốc của VSV có thể áp dụng các biện pháp sau: - Tìm kiếm loại kháng sinh mới Nghiên cứu sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh trong điều trị. - Làm thay đổi bản chất của các plasmid Hoặc ngăn ngừa sự tái sinh và sự truyền plasmid giữa các tế bào vi khuẩn. - Chỉ dùng kháng sinh trong điều trị bệnh truyền nhiễm - Chọn kháng sinh điều trị theo kết quả kháng sinh đồ Ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp có tác dụng đặc hiệu lên VSV gây bệnh. - Dùng đủ liều lượng và đủ liệu trình. - Thường xuyên giám sát sự kháng kháng sinh của VSV
  35. 3 . Anh hưởng của các yếu tố sinh vật học: . VSV không những chịu ảnh hưởng của yếu tố lý, hoá học mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh vật học . Các sinh vật ảnh hưởng đến hoạt động sống của VSV thông qua mối quan hệ phức tạp trong tự nhiên + Quan hệ cộng sinh: . Là mối quan hệ sống chung, 2 bên đều có lợi giữa 2 sinh vật khác nhau . Hoạt động sống của sinh vật này sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kia và ngược lại. . Đây là mối quan hệ khăng khít, khó tách rời. Ví dụ: Vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu Hệ VSV dạ cỏ và động vật nhai lại
  36. + Quan hệ tương hỗ: . Là mối quan hệ giữa 2 sinh vật sống cạnh nhau tác động hỗ trợ nhau trong quá trình sống. . Mối quan hệ này chỉ có 1 bên nhận,không có sự trả . Sản phẩm của hoạt động sống ở sinh vật này tạo điều kiện cần thiết cho sinh vật kia phát triển . Mối quan hệ này không ràng buộc chặt chẽ . Đây là mối quan hệ rất phổ biến trong giới sinh vật Ví dụ: Trong quá trình lên men rượu: Lúc đầu nấm men hoạt động lên men đường thành rượu Sau đó vi khuẩn Acetobacter axetic oxy hoá rượu thành axit axetic khi có oxy.
  37. + Quan hệ đối kháng: - Là mối quan hệ không có lợi - Là mối quan hệ chống đối, tiêu diệt, loại trừ lẫn nhau bằng nhiều phương thức giữa các sinh vật như: . Cạnh tranh chất dinh dưỡng . Đầu độc nhau bằng chất độc do chúng tiết ra, hay bằng sản phẩm của quá trình TĐC Ví dụ: . Nấm mốc P. notatum tiết kháng sinh Penicillin ức chế các VSV khác . Sự lên men của vi khuẩn Lactic > tạo ra axit Lactic pH môi trường giảm ức chế vi khuẩn gây thối
  38. + Quan hệ ký sinh: - Là mối quan hệ giữa 2 cá thể sinh vật mà một bên có lợi, bên kia bị hại - Sinh vật này sống nhờ hoàn toàn vào sinh vật kia. - Cơ thể bị ký sinh mất dinh dưỡng, ảnh hưởng sâu sắc, có thể bị chết Mối quan hệ này chủ yếu đem lại cho sinh vật bậc cao những tác hại to lớn Ví dụ: . VSV gây bệnh . Ký sinh trùng
  39. Tiêu độc, khử trùng, tiệt trùng 1. Tiêu độc: . Là biện pháp loại trừ, tiêu diệt mầm bệnh hoặc các VSV có hại ở bên ngoài cơ thể người, động vật như: môi trường, dụng cụ, phương tiện bị ô nhiễm Hoặc ngăn ngừa hoạt động phá huỷ của VSV trong chế biến và bảo quản thực phẩm 2. Khử trùng: . Là làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây nhiễm trùng . Là biện pháp loại trừ hoàn toàn VSV có trong môi trường nào đó, bằng cách tiêu diệt hoặc loại bỏ chúng Tiêu độc và khử trùng nhiều khi dùng với cùng 1 ý nghĩa
  40. + Phương pháp tiêu độc, khử trùng: Gồm 4 phương pháp * Phương pháp cơ giới: Bao gồm quét dọn, lau chùi, rửa, cạo, nạo, vét Nhằm mục đích: . Giảm số lượng VSV gây bệnh . Mất điều kiện thích hợp cho VSV gây bệnh tồn tại . Tăng hiệu quả của phương pháp tiêu độc khác
  41. * Phương pháp hoá học: Là biện pháp hay được sử dụng trong tiêu độc, khử trùng Có nhiều chất hoá học được sử dụng Nhưng tuỳ theo mục đích, đối tượng mà sử dụng các hoá chất sao cho phù hợp có hiệu quả Có thể dùng các chất sau: - Cồn Etylic 70 độ dùng sát trùng da trong phẫu thuật. - Clo và các hợp chất chứa Clo: khử trùng nước - Clorua vôi: (Ca(OCl)2 . Dùng dung dịch 10% tiêu độc chuồng trại, đất, phân, phương tiện vận chuyển, các chất lỏng bị ô nhiễm khác. - Cồn iod 1%-5% khử trùng da - Axit phenic 5% đun sôi để khử trùng dụng cụ y tế, thú y