Vận hành sử dụng và đặc điểm vệ sinh nước thải hầm biogas hộ gia đình tại một số xã của tỉnh Hà Nam năm 2014

Vận hành sử dụng hầm biogas phù hợp giúp tăng hiệu quả xử lý chất thải của hầm biogas và đảm bảo vệ sinh nước thải của hầm biogas. Nghiên cứu vận hành sử dụng hầm biogas tại 451 hộ gia đỉnh ở 3 xã thuộc tỉnh Hà Nam năm 2014. Nội dung nghiên cứu gồm phỏng vấn người dân về vận hành sử dụng hầm biogas hộ gia đình và lấy mẫu nước thải tại bể áp của hầm biogas để xét nghiệm một số chỉ số vệ sinh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng phân lợn, phân gia cầm và phân người nạp cho hầm biogas tương ứng là 90,2%, 29,7% và 80,3%. Nước thải hầm biogas chảy trục tiếp ra cống rãnh chung và ao hồ lần lượt là 66,5% và 12,9%. Các chỉ số vi sinh và hóa học trong chất thải có giảm sau khi xử lý bằng hầm biogas. Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải hầm biogas phát hiện có Salmonella, Giardia, Cryptosporidium vẫn từ 34,7 – 56,0%. Nồng độ E. coli trong nước thải bể áp của hầm biogas vẫn vượt mức khuyến nghị của WHO về nước E. coli trong thải chăn nuôi sử dụng trong nông nghiệp. Người dân có sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với nước thải hầm biogas nhưng còn thiếu đồng bộ

pdf 6 trang Bích Huyền 31/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Vận hành sử dụng và đặc điểm vệ sinh nước thải hầm biogas hộ gia đình tại một số xã của tỉnh Hà Nam năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfvan_hanh_su_dung_va_dac_diem_ve_sinh_nuoc_thai_ham_biogas_ho.pdf

Nội dung text: Vận hành sử dụng và đặc điểm vệ sinh nước thải hầm biogas hộ gia đình tại một số xã của tỉnh Hà Nam năm 2014

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Vận hành sử dụng và đặc điểm vệ sinh nước thải hầm biogas hộ gia đình tại một số xã của tỉnh Hà Nam năm 2014 Lưu Quốc Toản1,2, Nguyễn Việt Hùng2,3, Nguyễn Mai Hương2, Lê Thị Thu2, Phạm Đức Phúc2 Tóm tắt: Vận hành sử dụng hầm biogas phù hợp giúp tăng hiệu quả xử lý chất thải của hầm biogas và đảm bảo vệ sinh nước thải của hầm biogas. Nghiên cứu vận hành sử dụng hầm biogas tại 451 hộ gia đỉnh ở 3 xã thuộc tỉnh Hà Nam năm 2014. Nội dung nghiên cứu gồm phỏng vấn người dân về vận hành sử dụng hầm biogas hộ gia đình và lấy mẫu nước thải tại bể áp của hầm biogas để xét nghiệm một số chỉ số vệ sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng phân lợn, phân gia cầm và phân người nạp cho hầm biogas tương ứng là 90,2%, 29,7% và 80,3%. Nước thải hầm biogas chảy trục tiếp ra cống rãnh chung và ao hồ lần lượt là 66,5% và 12,9%. Các chỉ số vi sinh và hóa học trong chất thải có giảm sau khi xử lý bằng hầm biogas. Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải hầm biogas phát hiện có Salmonella, Giardia, Cryptosporidium vẫn từ 34,7 – 56,0%. Nồng độ E. coli trong nước thải bể áp của hầm biogas vẫn vượt mức khuyến nghị của WHO về nước E. coli trong thải chăn nuôi sử dụng trong nông nghiệp. Người dân có sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với nước thải hầm biogas nhưng còn thiếu đồng bộ. Từ khóa: biogas, nước thải, Hà Nam Operating and sanitation charateristics of household biogas in some communes of the Ha Nam province in 2014 Luu Quoc Toan1,2, Nguyen Viet Hung2,3, Nguyen Mai Huong2, Thi Thu Thu2, Pham Duc Phuc2 Abstract: Research the operation of biogas plant in 451 households in three communes of Hanam province in 2014. Field survey had interviewed farmers about the operation using household biogas 84 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 8844 44/7/2016/7/2016 99:42:09:42:09 PPMM
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | plant. Biogas wastewater samples were collected in tank pressure of biogas plant to test the hygiene indicators. The study results showed that the proportion of households, that use pig manure, poultry manure and human excrement for biogas loaded were 90.2%, 29.7% and 80.3%, respectively. Biogas waste water was discharged into drains directly and commune lakes shared that were 66.5% and 12.9%, respectively. The chemical and microbiological index of wastes was reduced by biogas treatment. However, the rate of biogas sewage had detected Salmonella, Giardia, and Cryptosporidium that was from 34.7 to 56.0%. E. coli concentration in the biogas wastewater of tank pressure has exceeded the WHO recommendation that are applied for animal wastewater using in agriculture. The people have used protection when exposed to sewage of biogas plant. However, protection using are not comprehensive. Key words: biogas, wastewater, Hanam Tác giả: 1. Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Trường Đại học Y tế Công cộng 2. Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Trường Đại học Y tế Công cộng 3. Viện Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) 1. Đặt vấn đề thải và phụ phẩm sau xử lý của hầm biogas còn chứa nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe do quá Tại Việt Nam, hầm biogas được nghiên cứu và trình vận hành hầm biogas chưa phù hợp. Một số phát triển mạnh từ những năm 1990. Cả nước hiện có nghiên cứu cho thấy, nồng độ E. coli, Salmonella 8,5 triệu hộ chăn nuôi, lượng chất thải chăn nuôi cần trong nước thải sau xử lý bằng hầm biogas chỉ giảm xử lý hàng năm khoảng 85 triệu tấn phân/năm và được 1 – 2 log10 [11]. 37 triệu tấn nước thải/năm [4]. Quá trình vận hành hầm biogas đúng quy trình và phù hợp sẽ giúp loại Hà Nam là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng bỏ phần lớn các tác nhân có hại trong chất thải chăn sông Hồng với ngành chăn nuôi phát triển bền vững nuôi, tạo ra khí gas và các phụ phẩm có thể tái sử và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Song song dụng trong canh tác nông nghiệp và chăn nuôi, giảm với sự phát triển về chăn nuôi, tỉnh Hà Nam cũng đã ô nhiễm môi trường [8], [5]. Nạp chất thải hàng ngày chú trọng tới công tác xử lý chất thải chăn nuôi và lựa là một trong 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất chọn giải pháp tăng cường sử dụng hầm biogas. Tuy hoạt động của hầm biogas. nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá việc vận hành sử dụng hầm biogas cũng như đặc điểm vệ sinh Ngoài cung cấp khí đốt, nước thải của hầm của nước thải hầm biogas quy mô nông hộ tại địa bàn biogas là nguồn phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng tỉnh Hà Nam. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện cho canh tác nông nghiệp. Khoảng 40,3% hộ gia nhằm mục tiêu: Mô tả hoạt động vận hành sử dụng đình có sử dụng phụ phẩm sau hầm biogas làm phân hầm biogas và vệ sinh nước thải hầm biogas hộ gia bón trồng lúa, hoa màu, rau [6]. Tuy nhiên, nước đình tại một số xã của tỉnh Hà Nam năm 2014. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 85 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 8855 44/7/2016/7/2016 99:42:09:42:09 PPMM
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 2. Phương pháp nghiên cứu diện hộ gia đình để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Người được chọn thỏa mãn tiêu chí: 18 - 60 tuổi, trực 2.1. Đối tượng nghiên cứu tiếp tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và đồng ý tham gia nghiên cứu. Hộ gia đình có sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Chọn mẫu nước thải tại bể áp của hầm biogas: Người dân sống tại hộ gia đình được chọn vào nghiên cứu. Sử dụng phương pháp chọn mẫu chủ đích. Dựa trên danh sách hộ gia đình được chọn, lựa chọn chủ Mẫu nước thải tại bể áp từ hầm biogas hộ gia đình. đích mỗi xã 5 hộ gia đình để lấy mẫu nước thải tại bể áp. Các hộ gia đình được chọn cần đảm bảo nắp 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu bể áp của hầm biogas có thể dễ dàng mở ra được. Mẫu nước thải bể áp hầm biogas tại các hộ gia đình Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Kim Bảng được lấy lặp lại 5 lần (bao gồm cả 1 lần lấy thử), (xã Hoàng Tây và xã Lê Hồ) và huyện Duy Tiên (xã mỗi lần lấy chính cách nhau 3 tháng. Tổng số 75 Chuyên Ngoại), tỉnh Hà Nam. mẫu nước thải bể áp đã được thu thập. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1-12/2014. 2.5. Các nhóm biến số nghiên cứu chính 2.3. Thiết kế nghiên cứu Thông tin chung về hầm biogas hộ gia đình. Các thông tin về vận hành hầm biogas trong xử Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả lý chất thải chăn nuôi tại hộ gia đình. Chất lượng vệ sinh nước thải tại bể áp của hầm 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu biogas hộ gia đình bao gồm: Các chỉ số vi sinh (E. coli, Salmonella, Giardia Chọn hầm biogas hộ gia đình, sử dụng công thức và Cryptosporidium) tính cỡ mẫu ước lượng cho 1 tỷ lệ: Các chỉ số hóa học (BOD5, COD) 2 p q 2.6. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu n Z 1 / 2 d 2 Thực trạng sử dụng hầm biogas trong xử lý chất Trong đó: thải chăn nuôi tại hộ gia đình được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. n cỡ mẫu; Z 1 - /2 =1,96 p: tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng phân lợn/gia cầm/phân Mẫu nước thải tại bể áp hầm biogas được thu người nạp vào hầm biogas, để cỡ mẫu lớn nhất lấy p=0,5 thập và gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm các q= 1-p =0,5; d= 0,05 (sai số cho phép) chỉ số theo yêu cầu. Các mẫu xét nghiệm được phân tích tại các phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh dịch Cỡ mẫu tính được là 385 hộ, lấy thêm 10% mẫu dự tễ Trung ương, Viện Thú y, Trường Đại học Y tế phòng. Tổng cỡ mẫu tính được xấp xỉ 450 hộ gia đình. Công cộng. Tại thời điểm nghiên cứu, theo thống kê của Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata, UBND xã Hoàng Tây, Lê Hồ và Chuyên Ngoại số Excel và phân tích bằng SPSS. hộ gia đình có hầm biogas là 988 hộ gia đình. Dựa trên danh sách đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn hộ 3. Kết quả nghiên cứu gia đình bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu là 2. Số hộ gia đình thực tế chọn Nghiên cứu khảo sát 451 hộ gia đình có sử dụng được là 451 hộ gia đình có sử dụng hầm biogas trong biogas nhằm mô tả các thông tin chung về hầm xử lý chất thải chăn nuôi. biogas hộ gia đình như thời gian sử dụng, vật liệu xây và kích thước bể. Tại mỗi hộ được chọn, lựa chọn một người đại 86 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 8866 44/7/2016/7/2016 99:42:09:42:09 PPMM
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bảng 1. Đặc điểm của hàm biogas hộ gia đình Đặc điểm Trung bình Min-Max Số năm được đưa vào sử dụng (năm) 5,2 ± 3,5 0,2 – 28,0 Thể tích bể phân giải (m3) 11,3 ± 3,1 3,0 – 22,0 Thể tích bể áp (m3) 2,6 ± 1,4 0 – 10,0 Đặc điểm N% Có xây dựng bể lắng sau bể áp 136 30,1 Gạch và xi măng 391 86,7 Vật liệu xây dựng Nhựa composite 60 13,3 Biểu đồ 1. Sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với Kết quả nghiên cứu cho thấy, 86,7% hầm biogas nước thải hầm biogas trên địa bàn nghiên cứu được xây dựng bằng gạch và xi măng, các hầm composite có tỷ lệ thấp hơn Sử dụng bảo hộ trong các hoạt động vận hành (13,3%). Tỷ lệ hầm biogas có xây dựng thêm bể hầm biogas cũng được đánh giá trong nghiên cứu. lắng sau bể điều áp chiếm 30,1%. Thời gian sử Theo đó, người dân khi tham gia các hoạt động có dụng trung bình của các hầm biogas trong nghiên tiếp xúc với nước thải biogas đã có sử dụng các cứu khoảng 5,2 năm. Kích thước trung bình bể phân hình thức bảo hộ như đeo khẩu trang, đi găng tay, giải và bể áp hầm biogas lần lượt là 11,3 m3 và 2,9 đi ủng và rửa tay bằng xà phòng ở các mức độ khác m3 (Bảng 1). nhau. Tuy nhiên, vẫn còn 40% người dân không bao giờ đi găng tay, 27,5% không bao giờ đi ủng, Bảng 2. Hoạt động vận hành hầm biogas trong xử lý 26,8% không bao giờ đeo khẩu trang và 13,3% chất thải chăn nuôi không bao giờ rửa tay bằng xà phòng khi vận hành hầm biogas (Biểu đồ 1). Hoạt động N % Hầm biogas được sửa chữa, thông tắc 114 25,3 Bảng 3. Kết quả xét nghiệm vi sinh vật trong nước Có nạp phân lợn cho hầm biogas 407 90,2 thải hầm biogas Có nạp phân gia cầm cho hầm biogas 134 29,7 Dương tính Nồng độ QCVN 01-79: 2011 Có nạp phân người cho hầm biogas 362 80,3 Tác nhân trung bình (Coliform/ 100 ml) n% Nước thải bể áp bị tràn ra khỏi các bể chứa 62 13,7 E. coli (*) 75 100 14665 ± 34854 5000 Nước thải từ bể áp chảy trực tiếp ra cống rãnh 300 66,5 chung Salmonella(*) 42 56,0 6,0 ± 21,8 - Nước thải bể áp chảy trực tiếp vào hệ thống ao/hồ 58 12,9 Giardia(**) 33 44,0 9,4 ± 23,0 - Trong quá trình sử dụng, 25,3% các hầm biogas Cryptosporidium(**) 26 34,7 9,2 ± 25,7 - hộ gia đình đã từng được sửa chữa như thông tắc hoặc (*) CFU/ ml; (**) bào nang/100 ml nạo hút. Khảo sát nguồn chất thải nạp vào bể áp hầm biogas hàng ngày cho thấy 90,2% có sử dụng phân lợn, 29,7% có sử dụng phân gia súc và 80,3% có sử dụng phân người. Một tỷ lệ nhỏ hầm biogas (13,7%) Xét nghiệm 75 mẫu nước thải lấy tại bể áp đã từng bị tràn nước thải ra khỏi các bể chứa. Về của các hầm biogas hộ gia đình, kết quả cho thấy đường đi của nước thải, khoảng 2/3 (66,5%) số hầm tỷ lệ mẫu nước thải bể áp hầm biogas phát hiện có biogas thải nước thải bể áp trực tiếp vào hệ thống Salmonella, Giardia, Cryptosporidium lần lượt là cống rãnh chung của xóm và 12,9 % xả nước thải từ 56%, 44%, 34,7%. Mẫu nước thải bể áp hầm biogas bể áp trực tiếp vào hệ thống ao hồ của gia đình, hàng phát hiện có E. coli là 100% với nồng độ trung bình xóm hoặc ao hồ chung của địa phương (Bảng 2). là 14665 ± 34854 CFU/ml (Bảng 3). Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 87 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 8877 44/7/2016/7/2016 99:42:09:42:09 PPMM
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bảng 4. Kết quả xét nghiệm COD và BOD5 trong là 56%, 44% và 34,7%. Nồng độ Salmonella trong nước thải hầm biogas nước thải bể áp được xác định là 6 CFU/ml. Kết Nồng độ trung bình QCVN 01-79: 2011 quả này có tỷ lệ mẫu nước thải biogas dương tính Chỉ số N (mg/L) (mg/L) với Salmonella cao hơn kết quả nghiên cứu của Lưu Quỳnh Hương (32,6%) nhưng nồng độ Salmonella COD 75 373,8 ± 238,1 100 trong mẫu nước thải lại thấp hơn (102-103 CFU/25 BOD5 75 254,6 ± 174,6 50 g) [11]. E. coli là một vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh quan trọng đối với đánh giá chất lượng nước và môi Kết quả xét nghiệm 75 mẫu nước thải bể áp trường. Trong nghiên cứu này, nồng độ E. coli trung hầm biogas về nhu cầu oxy sinh học (BOD5) và nhu bình của các mẫu nước thải biogas là 14665 CFU/ cầu oxy hóa học (COD) cho thấy, chỉ số COD và ml. Kết quả này cao hơn khuyến nghị của WHO về BOD5 trung bình trong nước thải lần lượt là 373,8 nồng độ E. coli trong nước thải sử dụng trong nông mg/L và 254,6 mg/L (Bảng 4). nghiệp (103 – 105 CFU/100 ml) [13]. Kết quả nồng độ E. coli trong nước thải biogas trong nghiên cứu 4. Bàn luận này cũng cao hơn QCVN 01-79:2011 về nước thải chăn nuôi (5000 CFU/100 ml) [1]. Quá trình lên men yếm khí trong bể phân giải hầm biogas sẽ làm giảm một số chỉ số hóa lý của chất Vận hành hầm biogas là rất quan trọng để thải như BOD5, COD. Trong nghiên cứu này, chỉ số đảm bảo hiệu quả xử lý chất thải, trong đó có hoạt COD, BOD5 trung bình trong nước thải sau khi xử lý động nạp chất thải hàng ngày cho hầm biogas hộ bằng biogas là 373,8 mg/L, 254,6 mg/L. Kết quả này gia đình. Tính chất của chất thải là một trong sáu thấp hơn nghiên cứu của Lansing và cộng sự (2008), yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động của hầm chỉ số COD được xác định là 472 mg/L [12]; và thấp biogas [8]. Khảo sát từ nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn (2008) tại gia đình có sử dụng phân lợn nạp cho hầm biogas các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở Hải Dương, Hưng rất phổ biến (90,2%), tỷ lệ sử dụng phân gia cầm Yên, Bắc Ninh với chỉ số COD được xác định là 552,7 thấp hơn (29,7%). Kết quả này cũng phù hợp với mg/L, 445,8 mg/L và 424,9 mg/L [9]. Nhưng kết quả kết quả khảo sát của Chương trình khí sinh học cho BOD5 trong nghiên cứu này (254,6 mg/L) cao hơn kết ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2010 và 2013, tỷ lệ quả BOD5 trong nghiên cứu của Vũ Đình Tôn (169,5 sử dụng phân lợn để nạp cho hầm biogas là 97,7% mg/L, 116,1 mg?l, 207,8 mg/L) [9]. Mặc dù vậy, chỉ và 98% [2] [3]. Theo khảo sát thực tế cho thấy, một số COD, BOD5 của nước thải hầm biogas tại địa bàn trong những lý do dẫn tới tỷ lệ sử dụng phân gia cầm nghiên cứu vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về nước thải chăn thấp là do phân gia cầm có lẫn nhiều lông, thành nuôi theo QCVN 01-79: 2011 [1]. Mặt khác, so sánh phần khó phân hủy và không tốt cho hầm biogas. kết quả chỉ số COD, BOD5 trong nghiên cứu này với Ngoài phân lợn và phân gia cầm, phân người cũng các nghiên cứu khác chỉ mang tính tương đối vì trong là nguồn chất thải nạp cho hầm biogas. Tỷ lệ hộ gia nghiên cứu này các mẫu nước thải bể áp chỉ là sản đình có nạp phân người cho hầm biogas là 80,3%. phẩm đầu ra. Chỉ số COD, BOD5 và các chỉ số khác Điều này chỉ ra rằng, có 80,3% hộ gia đình có kết của nước thải hầm biogas phụ thuộc rất nhiều vào chất nối nhà vệ sinh của người với hầm biogas. Tỷ lệ thải đầu vào. Đây là một điểm hạn chế của nghiên cứu. này cao hơn một chút so với kết quả khảo sát của Chương trình Khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Các chỉ số vi sinh như coliforms, E. coli và Việt Nam năm 2010 (65,3%) [2]. Salmonella cũng được giảm thiểu đáng kể dưới quá trình phân hủy rác thải của hầm biogas [10]. Theo Tương tự như các hoạt động lao động sản xuất Nguyễn Thị Hồng và cộng sự (2012), xử lý chất thải khác, sử dụng bảo hộ như ủng, găng tay, khẩu trang chăn nuôi bằng hầm biogas làm giảm 50% lượng và rửa tay bằng xà phòng là cần thiết để giảm thiểu Fecal coliform trong chất thải [6]. Tuy nhiên, do các nguy cơ sức khỏe liên quan đến sử dụng và vận nhiều lý do khác nhau, đa phần chất lượng nước thải hành hầm biogas hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu sau xử lý của hầm biogas tại Việt Nam còn chứa cho thấy, người dân tham gia nghiên cứu đã thực nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe. Trong nghiên hiện sử dụng bảo hộ khi dọn vệ sinh cũng như sử cứu này, tỷ lệ mẫu nước thải tại bể áp dương tính với dụng nước thải hầm biogas trong canh tác nông Salmonella, Giardia và Cryptosporidium tương ứng nghiệp tương đối tốt. Tỷ lệ người dân luôn luôn rửa 88 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 8888 44/7/2016/7/2016 99:42:09:42:09 PPMM
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | tay bằng xà phòng sau khi dọn vệ sinh hầm biogas Xử lý chất thải bằng hầm biogas đã giảm đáng hoặc sử dụng nước thải biogas tưới cây/hoa màu là kể các vi sinh vật và một số chỉ số hóa học trong khá cao (56,3%). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chất thải. Tuy nhiên, quá trình xử lý này chưa triệt dân không bao giờ đi găng tay khi làm các việc liên để, các tác nhân gây bệnh như Salmonella, Giardia, quan đến biogas như mô tả ở trên (40%), tiềm ẩn Cryptosporidium vẫn hiện diện trong nước thải hầm các nguy cơ sức khỏe khi thực trạng ô nhiễm vi sinh biogas với tỷ lệ cao (34,7-56,0%). vật trong nước thải biogas là khá cao như kết quả trong nghiên cứu này. Sử dụng nước thải hầm biogas trong canh tác và sản xuất nông nghiệp là rất phổ biến và mang lại Tóm lại, nguồn phân nạp hàng ngày cho hàm nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vệ sinh của nước thải sau biogas hộ gia đình chủ yếu là phân lợn. Có một tỷ xử lý bằng hầm biogas còn tiềm ẩn nhiều tác nhân lệ rất cao (80,3%) hầm biogas có kết nối với nhà gây bệnh. Do vậy, cần tăng cường khuyến nghị vệ sinh của hộ gia đình nên phân người cũng là một người dân có các biện pháp xử lý thêm nước thải nguồn chất thải đáng kể nạp cho các hầm biogs. sau hầm biogas trước khi sử dụng như xây thêm các bể lắng sau bể áp. Sử dụng găng tay, ủng, khẩu trang khi dọn vệ sinh hoặc các hoạt động sản xuất liên quan đến hầm Tăng cường khuyến nghị người dân thực hiện biogas đã được chú trọng nhưng chưa đồng bộ. Tỷ lệ tốt các biện pháp bảo hộ như đi ủng, găng tay, khẩu người dân không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với trang và rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với nước thải biogas còn cao (40%). nước thải biogas. Tài liệu tham khảo trường chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội, truy cập ngày 2-9-2015, tại trang web Tiếng Việt mard.gov.vn/Site/vi-VN/76/tapchi/69/106/5580/Default.aspx. 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), QCVN01- 9. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy (2008), 79/2011: Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - Quy trình kiểm “Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể biogas củ a một tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y, chủ biên. số trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp 2. Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam chí Khoa học và Phát triển. 6(6), tr. 556-561. (2011), Khảo sát người sử dụng khí sinh học 2010-2011. Tiếng Anh 3. Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 10. Elisabeth Bagge, Leena Sahlstr#m and Ann Albihn (2014), Khảo sát người sử dụng khí sinh học năm 2013. (2005), “The effect of hygienic treatment o n the microbial 4. Hoàng Kim Giao (2011), Công nghệ khí sinh học quy mô flora of biowaste at biogas plants”, Water Research. 39(20), hộ gia đình, Hà Nội. p. 4879-4886. 5. Hoàng Kim Giao (2010), Sổ tay hướng dẫn khí sinh học, 5. 11. Luu Quynh Huong et al., (2014), “Survival of Salmonella spp. and fecal indicator bacteria in Vietnamese biogas 6. Lưu Hữu Mãnh (2009), “Đánh giá sự ô nhiễm môi trường digesters receiving pig slurry”, International Journal of nước mặt và hiệu quả của các phương pháp xử lý chất thải chăn Hygiene and Environm ental Health. 217(7), p. 785-795. nuôi heo ở qui mô nông hộ”, Tạp chí Khoa học 12, tr. 33-41. 12. Stephanie Lansing, Raúl Botero Botero and Jay F. Martin 7. Nguyễn Thị Hồng và Phạm Khắc Liệu (2012), “Đánh giá (2008), “Waste treatment and biogas quality in small-scale hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas quy agricultural digesters” , Bioresource Technology. 99(13), p. mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Đại 5881-5890. học Huế. 73(4), tr. 83-91. 13. WHO (2006), Volume II: Wastewater use in agriculture. 8. Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam (2013), Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về thể chế, chính sách trong quản lý môi Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 89 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 8899 44/7/2016/7/2016 99:42:09:42:09 PPMM