Ứng dụng minivis trong điều trị chỉnh hình răng hàm mặt

Gần đây, minivis đã được phát triển và sử dụng khá hiệu quả trong chỉnh hình răng mặt, tuy nhiên các nghiên cứu về ứng dụng minivis vẫn còn chưa đầy đủ. Nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình và đánh giá hiệu quả sử dụng minivis trong điều trị chỉnh hình răng mặt. Cỡ mẫu của nghiên cứu là 56 bệnh nhân (gồm 25 nam và 31 nữ) được điều trị chỉnh hình răng mặt bằng khí cụ cố định có sử dụng minivis.

Tiến hành lấy dấu và đổ mẫu nghiên cứu hai hàm răng, chụp phim đo sọ mặt và phim toàn cảnh trước và sau điều trị. Minivis được sử dụng cho các mục đích di chuyển răng khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể, vị trí cấy minivis căn cứ theo yêu cầu và các yếu tố thực tế của bệnh nhân. Sau điều trị, chỉ số PAR (4,5 điểm) cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với trước điều trị (điểm chỉ số PAR là 30,7). Việc điều trị chỉnh nha bằng khí cụ chỉnh nha cố định có sử dụng minivis đã đưa sai khớp cắn loại I, II và III về gần với khớp cắn tốt. Phân tích trên phim cho thấy độ nghiêng răng cửa đã giảm đáng kể sau khi kết thúc điều trị. Như vậy, việc sử dụng minivis đã được áp dụng thành công trong các trường hợp lâm sàng, minivis có hiệu quả tốt để neo chặn trong điều trị chỉnh hình răng mặt

pdf 6 trang Bích Huyền 01/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng minivis trong điều trị chỉnh hình răng hàm mặt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_minivis_trong_dieu_tri_chinh_hinh_rang_ham_mat.pdf

Nội dung text: Ứng dụng minivis trong điều trị chỉnh hình răng hàm mặt

  1. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ỨNG DỤNG MINIVIS TRONG ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG HÀM MẶT Hoàng Việt Hải1, Phùng Thị Huyền2 1Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Gần đây, minivis đã được phát triển và sử dụng khá hiệu quả trong chỉnh hình răng mặt, tuy nhiên các nghiên cứu về ứng dụng minivis vẫn còn chưa đầy đủ. Nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình và đánh giá hiệu quả sử dụng minivis trong điều trị chỉnh hình răng mặt. Cỡ mẫu của nghiên cứu là 56 bệnh nhân (gồm 25 nam và 31 nữ) được điều trị chỉnh hình răng mặt bằng khí cụ cố định có sử dụng minivis. Tiến hành lấy dấu và đổ mẫu nghiên cứu hai hàm răng, chụp phim đo sọ mặt và phim toàn cảnh trước và sau điều trị. Minivis được sử dụng cho các mục đích di chuyển răng khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể, vị trí cấy minivis căn cứ theo yêu cầu và các yếu tố thực tế của bệnh nhân. Sau điều trị, chỉ số PAR (4,5 điểm) cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với trước điều trị (điểm chỉ số PAR là 30,7). Việc điều trị chỉnh nha bằng khí cụ chỉnh nha cố định có sử dụng minivis đã đưa sai khớp cắn loại I, II và III về gần với khớp cắn tốt. Phân tích trên phim cho thấy độ nghiêng răng cửa đã giảm đáng kể sau khi kết thúc điều trị. Như vậy, việc sử dụng minivis đã được áp dụng thành công trong các trường hợp lâm sàng, minivis có hiệu quả tốt để neo chặn trong điều trị chỉnh hình răng mặt. Từ khóa: Chỉnh hình răng mặt, minivis, neo chặn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với nhiều loại phương tiện và dụng Lệch lạc răng không chỉ ảnh hưởng đến cụ khác, minivis đã góp phần nâng cao hiệu thẩm mĩ mà còn làm giảm chức năng của hàm quả điều trị chỉnh nha. Neo chặn là yếu tố cơ răng và tạo điều kiện cho một số bệnh răng sinh học quan trọng của quá trình điều trị miệng phát sinh. Theo một nghiên cứu của chỉnh nha, kiểm soát neo chặn là yếu tố quan Hoàng Việt Hải và Đỗ Quang Trung năm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. 2011, tỉ lệ lệch lạc răng ở người Việt Nam ở Các giải pháp neo chặn truyền thống như neo lứa tuổi 18 - 25 là 89,63% [1]. Trên Thế giới, chặn ngoài miệng bằng khí cụ Headgear hoặc lệch lạc răng cũng chiếm một tỉ lệ khá cao sử dụng chun liên hàm trong miệng thường trong cộng đồng [2; 3]. Mục tiêu của điều trị gặp khó khăn vì đòi hỏi phải có sự hợp tác chỉnh nha cho các trường hợp lệch lạc răng cao của bệnh nhân. Để điều trị đạt được kết là đạt được khớp cắn chức năng hài hoà, quả tối ưu và giảm thiểu sự phụ thuộc vào ý thẩm mĩ và ổn định. Trong điều trị chỉnh nha, thức của bệnh nhân, neo chặn tối đa bằng việc neo chặn bằng minivis giúp rút ngắn thời minivis đã được ứng dụng trong chỉnh hình gian điều trị và kết quả điều trị sẽ ổn định răng mặt [6; 7]. Minivis có nhiều ưu điểm nổi hơn [4; 5]. bật như cung cấp neo chặn xương tốt, kĩ thuật cấy đơn giản hơn so với các phương tiện neo chặn xương khác như miniplate. Gần đây, Địa chỉ liên hệ: Hoàng Việt Hải, Viện Đào tạo Răng Hàm minivis đã được ứng dụng trong nhiều trường Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội Email: hoanghairhm@gmail.com hợp điều trị chỉnh nha khác nhau [8]. Ngày nhận: 05/11/2015 Để đánh giá hiệu quả thực sự của minivis Ngày được chấp thuận: 26/02/2016 và góp phần hoàn thiện quy trình áp dụng TCNCYH 99 (1) - 2016 89
  2. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC minivis trong điều trị chỉnh hình răng mặt, Lập kế hoạch điều trị và tiến hình điều trị nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Xây chỉnh hình răng mặt có sử dụng minivis. dựng quy trình và đánh giá hiệu quả sử dụng Đánh giá kết quả điều trị: Sau khi tháo khí minivis trong điều trị chỉnh hình răng mặt. cụ chỉnh hình răng mặt và minivis, tiến hành II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP lấy khuôn hai hàm răng bằng alginate và đổ NGHIÊN CỨU mẫu bằng thạch cao nha khoa chuyên dụng, chụp phim, phân tích phim, phân tích mẫu 1. Đối tượng thạch cao hai hàm răng, đánh giá chỉ số PAR. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân có Chỉ số PAR (Peer Assessment Rating lệch lạc khớp cắn, được điều trị chỉnh hình Index) gồm năm thành phần: răng mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thành phần Hệ số Tiêu chuẩn lựa chọn Vùng răng trước hàm trên và hàm 1 Các bệnh nhân được điều trị chỉnh hình dưới răng mặt có sử dụng minivis neo chặn được Khớp cắn vùng răng sau bên phải 1 lựa chọn theo những tiêu chuẩn sau: và bên trái - Lệch lạc răng loại Angle I, Angle II hoặc Độ cắn chìa 6 Angle III. Độ cắn sâu 2 - Không có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình. - Chưa từng được điều trị chỉnh hình răng mặt. Đường giữa 4 Tiêu chuẩn loại trừ 3. Đạo đức nghiên cứu - Bệnh nhân có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. - Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng Bệnh nhân được giải thích mục đích nghiên hàm mặt. cứu, quyền lợi cho người tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân có răng phục hình. Nghiên cứu chỉ tiến hành khi bệnh nhân hoàn - Bệnh nhân không hợp tác. toàn tự nguyện, thông tin thu thập chỉ phục vụ 2. Phương pháp mục đích nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thử III. KẾT QUẢ nghiệm lâm sàng không đối chứng (thiết kế nghiên cứu “trước - sau”) với cỡ mẫu là 56 Đa số bệnh nhân có lứa tuổi nằm trong bệnh nhân. khoảng 18 - 25 tuổi. Trong nhóm đối tượng Nghiên cứu gồm các giai đoạn nghiên cứu, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 15 Hoàn thành thủ tục hành chính và khám tuổi và bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 28 tuổi. lâm sàng cho các đối tượng nghiên cứu. Bệnh nhân nữ (31 người, chiếm 55,36%) Lấy khuôn, đổ mẫu, chụp phim panorama nhiều hơn bệnh nhân nam (25 người, chiếm và cephalometrics, phân tích mẫu và phim. 44,64%) (bảng 1). 90 TCNCYH 99 (1) - 2016
  3. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới Tuổi Nam Nữ Tổng < 18 tuổi 1 2 3 18 - 25 tuổi 24 27 51 > 25 tuổi 0 2 2 Tổng 25 31 56 Bảng 2. Tỷ lệ các loại sai khớp cắn theo phân loại Angle trước điều trị Sai khớp cắn I Sai khớp cắn II Sai khớp cắn III Giới Tổng n % n % n % Nam 16 64,0 6 24,0 3 12,0 25 Nữ 18 58,1 8 25,8 5 16,1 31 Tổng 34 60,7 14 25,0 8 14,3 56 Khớp cắn sai loại I chiếm đa số trong nhóm đối tượng nghiên cứu (60,7%), tiếp theo là sai khớp cắn loại II (25%). Sai khớp cắn loại III chiếm tỉ lệ ít nhất với 14,3%. Sự phân bố loại sai khớp cắn tương đối đồng đều nhau giữa hai giới nam và nữ, p > 0,05. Bảng 3. Chỉ số PAR trước và sau điều trị Chưa tính hệ số Đã tính hệ số Thành phần Trước điều trị Sau điều trị Trước điều trị Sau điều trị Vùng răng trước hàm trên 6,8 0,9 6,8 0,9 Vùng răng trước hàm dưới 3,6 0,1 3,6 0,1 Vùng răng sau 4,0 1,1 4,0 1,1 Độ cắn chìa 1,9 0,2 11,4 1,2 Độ cắn trùm 1,2 0,4 2,4 0,8 Đường giữa 0,6 0,1 2,4 0,4 Điểm chỉ số PAR 18,1 2,8 30,6 4,5 Trong các thành phần của chỉ số PAR, vùng răng trước hàm trên có giá trị lớn nhất trước khi nhân hệ số (6,8), độ cắn chìa có giá trị lớn nhất sau khi nhân hệ số (1,9 x 6 = 11,4). Chỉ số PAR của nhóm đối tượng nghiên cứu trước khi can thiệp điều trị là 18,1 (chưa tính hệ số) và 30,6 (đã tính hệ số). Chỉ số PAR sau điều trị thấp, chưa nhân hệ số là 2,8 và sau khi nhân hệ số là 4,5. TCNCYH 99 (1) - 2016 91
  4. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 4. Chỉ số trên phim cephalometric trước và sau điều trị Chỉ số Trước điều trị Sau điều trị p U1 - SN(0) 115,2 ± 5,7 98,7± 6,4 0,00 U1 - NA(0) 32,8 ± 4,8 20,5 ± 5,2 0,00 L1 - Mp(0) 102,9 ± 6,3 93,4 ± 6,1 0,00 L1 - NB(0) 37,7 ± 5,6 27,4 ± 5,8 0,00 U1 - L1 (mm) 103,5 ± 7,9 127,2 ± 8,7 0,00 U1 - NA (mm) 8,9 ± 2,5 4,2 ± 1,8 0,00 L1 - NB (mm) 10,2 ± 3,1 5,8 ± 2,2 0,00 Chỉ số U1 - SN và U1 - NA giảm đáng kể cho thấy trục răng cửa trên đã được dựng thẳng nhiều. Chỉ số L1 - Mp và L1 - NB giảm đáng kể cho thấy trục răng cửa dưới đã được dựng thẳng nhiều. Góc liên răng cửa (U1 - L1) tăng lên chứng tỏ độ vẩu răng đã được giảm đáng kể. IV. BÀN LUẬN loại 1 là 16,68% và tiểu loại 2 là 2,71%) và loại Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh III là 9,34% [2]. Atashi (2006) nghiên cứu ở nhân có lệch lạc khớp cắn không có chỉ định Iran đã kết luận rằng tỉ lệ sai khớp cắn loại I là phẫu thuật, lứa tuổi từ 15 đến 28 tuổi, trong 57%; loại II là 21,9% và loại III là 17,1% [3]. đó đa số bệnh nhân nằm trong nhóm lứa tuổi Mức độ lệch lạc khớp cắn trước điều trị 18 - 25. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu của các bệnh nhân trong nghiên cứu khá cao của chúng tôi có 25 bệnh nhân nam và 31 so với bình thường, với điểm số PAR là 30,6. bệnh nhân nữ. Lý do chủ yếu để bệnh nhân Trong đó, mức độ lệch lạc đáng kể là ở vùng đến khám và điều trị là thẩm mỹ. Kết quả răng trước hàm trên (điểm số PAR là 6,8) và nghiên cứu cho thấy trong nhóm bệnh nhân độ cắn chìa (điểm PAR là 11,4). Chỉ số PAR điều trị chỉnh nha, đa số có sai khớp cắn thuộc được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới như là loại Angle I (60,29%), tiếp theo là sai khớp phương tiện để đánh giá quá trình điều trị cắn loại II (25%) và sai khớp cắn loại III chiếm chỉnh hình răng mặt. Chỉ số này cung cấp tỉ lệ thấp nhất (14,71%). Kết quả này phù hợp những thông tin có giá trị trước và sau khi kết với nhận xét của Birkerland (1997) [9]. Sự thúc điều trị [9]. phân bố của các loại lệch lạc khớp cắn trong Sau khi thăm khám bệnh nhân và phân nghiên cứu này cũng tương tự nhiều nghiên tích các tư liệu để chẩn đoán, bệnh nhân cứu trên thế giới: sai khớp cắn loại I chiếm tỉ được lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng lệ cao nhất, tiếp theo là loại II và loại III chiếm mặt có sử dụng minivis để neo chặn. Việc tỉ lệ thấp nhất. Altemus (1959) trong nghiên chẩn đoán và điều trị chỉnh hình răng mặt cứu của mình đã kết luận rằng, tỉ lệ các loại được thực hiện một cách tỉ mỉ và toàn diện. khớp cắn như sau: khớp cắn sai loại I chiếm Việc lựa chọn sử dụng minivis trong nghiên 50,07%; loại II chiếm 19,39% (trong đó tiểu cứu này được quyết định tùy theo yêu cầu của 92 TCNCYH 99 (1) - 2016
  5. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, trong nhân có những thay đổi tốt về khớp cắn nhờ nghiên cứu này các minivis được dùng làm điều trị. Những trường hợp không có thay đổi neo chặn cho việc di chuyển răng trong chỉnh có lợi khi được điều trị chỉnh nha là những nha theo các chỉ định cụ thể trong từng trường trường hợp có sai khớp cắn nhẹ, sai khớp cắn hợp [10]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến có răng mọc kẹt ở vùng răng bên. Đặc tính hành cắm minivis theo quy trình chung như này lại có hệ số bằng không trong chỉ số PAR sau: Chụp phim X-quang (phim cận chóp hoặc nên không ghi nhận được tiến triển sau khi toàn cảnh) kiểm tra để xác định vị trí cắm; Gây điều trị. Như vậy, chỉ số PAR không phải luôn tê tại chỗ và bộc lộ vị trí cắm minivis; Bơm rửa luôn có thể đánh giá chính xác kết quả của bằng dung dịch NaCl 0,9%; Khoan hướng dẫn quá trình điều trị chỉnh nha. Birkeland và cộng và đặt vít vào; Khâu đóng đường rạch vùng sự (1997) cũng đã có những nhận xét tương cắm minivis (nếu có rạch bộc lộ vị trí cắm tự [9]. Theo bảng 4, các răng cửa hàm trên và minivis) và chụp phim kiểm tra; Tác dụng lực hàm dưới của nhóm bệnh nhân sai khớp cắn chỉnh hình có neo chặn minivis. loại I có nhổ răng có sự cải thiện đáng kể về Thời điểm và vị trí cắm minivis chỉnh hình độ nghiêng và vị trí, các răng này không răng mặt tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh những được dựng thẳng mà còn được di nhân cụ thể. Việc xác định vị trí cụ thể để cắm chuyển ra sau khá nhiều. Các chỉ số U1 - SN minivis căn cứ vào yêu cầu neo chặn để tạo ra và U1 - NA trước và sau điều trị chứng tỏ trục kiểu di chuyển răng cần thiết, đồng thời căn răng cửa trên đã được dựng thẳng nhiều. cứ vào khoảng cách giữa các chân răng và Tương tự, các chỉ số L1 - Mp và L1- NB cho mốc giải phẫu trên phim X quang [4]. Sau khi thấy trục răng cửa dưới đã được dựng thẳng bắt đầu điều trị, bệnh nhân được hẹn đến nhiều. Góc liên răng cửa (U1 - L1) tăng lên khám và điều trị định kỳ 4 - 6 tuần/lần theo chứng tỏ độ vẩu răng đã được giảm đáng kể phác đồ điều trị. Trong các lần hẹn, tiến hành sau khi kết thúc điều trị chỉnh hình răng mặt. tác động hàm, kiểm tra lực tác dụng, đánh giá V. KẾT LUẬN mức độ di chuyển răng cũng như tình trạng của minivis. Mức độ lệch lạc khớp cắn trước điều trị Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân được của các bệnh nhân trong nghiên cứu khá cao. chụp phim và lấy dấu, đổ mẫu thạch cao hai Kết quả điều trị chỉnh hình răng mặt có sử hàm răng để phân tích và đánh giá kết quả dụng minivis tốt, với chỉ số PAR sau điều trị điều trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử cho thấy có sự cải thiện đáng kể. Các răng dụng chỉ số PAR để đánh giá kết quả điều trị cửa có sự cải thiện nhiều về độ nghiêng và vị chỉnh nha. Trong nghiên cứu này, chỉ số PAR trí, độ vẩu răng đã được giảm đáng kể sau khi trung bình trước điều trị là 30,6 (sau khi đã kết thúc điều trị chỉnh hình răng mặt. nhân hệ số), chỉ số này khá cao cho thấy mức Lời cảm ơn độ lệch lạc răng của bệnh nhân trước điều trị là khá cao. Sau điều trị, chỉ số PAR đã giảm Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Khoa đáng kể còn 4,5. Điều này chứng tỏ qui trình Răng Hàm Mặt và Đơn vị Nghiên cứu khoa điều trị chỉnh hình răng mặt có sử dụng học - Hợp tác quốc tế, bệnh viện Đại học Y Hà minivis đã có kết quả tốt. Đánh giá kết quả Nội đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực điều trị theo chỉ số PAR cho thấy đa số bệnh hiện đề tài này. TCNCYH 99 (1) - 2016 93
  6. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Wiechmann D., Meyer U., Buchter A. (2007). Success rate of mini and micro- 1. Hoàng Việt Hải, Đỗ Quang Trung implants used for orthodontic anchorage: a (2011). Mối liên quan giữa độ nghiêng trục prospective clinical study. Clin Oral Implants thân răng nanh với các loại khớp cắn. Tạp chí Res, 18, 263 – 267. , 95 - 99. nghiên cứu y học, 75 (4) 7. Bechtold T.E., Kim J.W (2013). Distali- 2. Altemus L.A. (1959). Frequency of the zation pattern of the maxillary arch depending incidence of malocclusion in American Negro on the number of orthodontic miniscrews, An- children aged twelve to sixteen. Angle Orthod, gle Orthod, 83(2), 266 – 273. 29 (4), 189 - 200. 8. Kuroda S., Sugawara Y., Deguchi T. 3. Atashi M.H.A (2007). Prevalence of (2007). Clinical use of miniscrew implants as Malocclusion in 13-15 Year-old Adolescents in orthodontic anchorage: Success rates and Tabriz. Journal of Dental Research, Dental postoperative discomfort. Am J Orthod Dento- Clinics, Dental Prospects, 1(1), 13 - 18. facial Orthop, 131, 9 - 15. 4. Paik C.H., Par I.K., Woo Y.J (2009). 9. Birkeland K., Furevik J., Bee O.E. Orthodontic Miniscrew Implant Clinical appli- (1997). Evaluation of treatment and post- cation, Mosby Elsevier Limited, 1st edition. treatment changes by the PAR Index. Eur J 5. Papadopoulos M.A, Tarawneh F Orthod, 19, 279 - 288. (2007). The use of miniscrew implants for 10. Berens A., Wiechmann D. (2006). temporary skeletal anchorage in orthodontics: Mini- and micro-screws for temporary skeletal a comprehensive review. Oral Surg Oral Med anchorage in orthodontic. J Orofac Orthop, 67, Oral Pathol Oral Radiol Endod, 103(5), 6 - 15. 450 – 458. Summary MINISCREWS FOR SKELETAL ANCHORAGE IN ORTHODONTIC THERAPY Miniscrews has been developed and effectively used as orthodontic anchorage, but current studies of its usage are insufficient. The aim of this study was to evaluate the efficiency of the miniscrews in orthodontics and to provide a useful guideline for the clinician. The sample consisted of 56 (25 male, 31 female) orthodontically treated cases completed using fixed appliances and miniscrews. Cephalometric, panoramic radiographs and study casts were obtained before and after treatment. Miniscrews were inserted for various types of tooth movements and the site of insertion was chosen individually depending on a number of factors. The results showed that post-treatment PAR Index scores 4.5 showed a significant improvement when compared with pre-treatment (PAR scores 30.7). Orthodontic treatment using fixed appliances and miniscrews changed Angle Class I, II and III malocclusion to near ideal occlusion (PAR scores 4.5). Cephalometric analysis showed that Incisor inclinations were significantly decreased after treatment. Miniscrews were successfully used in the clinical situations, and the miniscrews have shown an excellent efficiency as a dental anchorage in orthodontics. Key words: orthodontics, miniscrews, anchorage 94 TCNCYH 99 (1) - 2016