Thực trạng và khuynh hướng sử dụng nguồn nước ăn uống / sinh hoạt và nhà tiêu hộ gia đình tại CHILILAB, huyện Chí Linh, Hải Dương, 2004 - 2010
Thực trạng và khuynh hướng sử dụng nguồn nước ăn uống/sinh hoạt và nhà tiêu hộ gia đình tại CHILILAB, huyện Chí Linh, Hải Dương, 2004-2010
Hệ thống giám sát Dân số - Dịch tễ học tại huyện thị xã Chí Linh, gọi tắt là CHILILAB, được Trường Đại học Y tế Công cộng xây dựng từ năm 2003 và đã tiến hành điều tra qua 4 vòng cơ bản vào các năm 2004, 2006, 2008 và 2010. Bài báo này phân tích các số liệu về sử dụng các nguồn nước và các loại nhà tiêu hộ gia đình (HGĐ) tại hệ thống CHILILAB để tìm hiểu thực trạng và khuynh hướng sử dụng các nguồn nước và nhà tiêu của các HGĐ tại địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguồn nước chính mà người dân tại CHILILAB sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt là nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi và nước mưa. Các loại nhà tiêu phổ biến được sử dụng ở CHILILAB là nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước, nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu một ngăn. Một số rất ít hộ gia đình sử dụng hố xí cầu hoặc không có nhà tiêu. Tỉ lệ các HGĐ sử dụng nước máy tăng gần gấp 3 lần (từ 12,9% lên 36,2%) trong giai đoạn từ 2004 đến 2010; trong khi tỉ lệ các HGĐ sử dụng nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước cũng tăng gần gấp 2 lần ở giai đoạn 2010 (60,2%) so với giai đoạn năm 2004 (33,1%). Các HGĐ giàu và khá ở CHILILAB có khuynh hướng chiếm ưu thế trong những HGĐ sử dụng các nguồn nước được coi là đảm bảo hơn cũng như sở hữu và sử dụng các loại nhà tiêu được coi là hợp vệ sinh hơn. Những HGĐ ở thành thị cũng có tỉ lệ tiếp cận với nguồn nước máy và nước giếng khoan, nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước cao hơn. Tuy nhiên, bộ số liệu CHILILAB không thu thập số liệu về thực trạng xây dựng, sử dụng, bảo quản nguồn nước cũng như nhà tiêu nên bài báo không phân tích được thực trạng vệ sinh về nguồn nước cũng như nhà tiêu mà các HGĐ đang sử dụng
File đính kèm:
thuc_trang_va_khuynh_huong_su_dung_nguon_nuoc_an_uong_sinh_h.pdf
Nội dung text: Thực trạng và khuynh hướng sử dụng nguồn nước ăn uống / sinh hoạt và nhà tiêu hộ gia đình tại CHILILAB, huyện Chí Linh, Hải Dương, 2004 - 2010
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Thực trạng và khuynh hướng sử dụng nguồn nước ăn uống/sinh hoạt và nhà tiêu hộ gia đình tại CHILILAB, huyện Chí Linh, Hải Dương, 2004-2010 Lê Thị Thanh Hương (*), Trần Khánh Long (*), Trần Thị Tuyết Hạnh (*) Hệ thống giám sát Dân số - Dịch tễ học tại huyện thị xã Chí Linh, gọi tắt là CHILILAB, được Trường Đại học Y tế Công cộng xây dựng từ năm 2003 và đã tiến hành điều tra qua 4 vòng cơ bản vào các năm 2004, 2006, 2008 và 2010. Bài báo này phân tích các số liệu về sử dụng các nguồn nước và các loại nhà tiêu hộ gia đình (HGĐ) tại hệ thống CHILILAB để tìm hiểu thực trạng và khuynh hướng sử dụng các nguồn nước và nhà tiêu của các HGĐ tại địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguồn nước chính mà người dân tại CHILILAB sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt là nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi và nước mưa. Các loại nhà tiêu phổ biến được sử dụng ở CHILILAB là nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước, nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu một ngăn. Một số rất ít hộ gia đình sử dụng hố xí cầu hoặc không có nhà tiêu. Tỉ lệ các HGĐ sử dụng nước máy tăng gần gấp 3 lần (từ 12,9% lên 36,2%) trong giai đoạn từ 2004 đến 2010; trong khi tỉ lệ các HGĐ sử dụng nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước cũng tăng gần gấp 2 lần ở giai đoạn 2010 (60,2%) so với giai đoạn năm 2004 (33,1%). Các HGĐ giàu và khá ở CHILILAB có khuynh hướng chiếm ưu thế trong những HGĐ sử dụng các nguồn nước được coi là đảm bảo hơn cũng như sở hữu và sử dụng các loại nhà tiêu được coi là hợp vệ sinh hơn. Những HGĐ ở thành thị cũng có tỉ lệ tiếp cận với nguồn nước máy và nước giếng khoan, nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước cao hơn. Tuy nhiên, bộ số liệu CHILILAB không thu thập số liệu về thực trạng xây dựng, sử dụng, bảo quản nguồn nước cũng như nhà tiêu nên bài báo không phân tích được thực trạng vệ sinh về nguồn nước cũng như nhà tiêu mà các HGĐ đang sử dụng. Từ khóa: nước ăn uống, nước sinh hoạt, nhà tiêu, CHILILAB. Status and trend on household use of drinking water and latrines in CHILILAB, Chi Linh District, Hai Duong province, 2004-2010 Le Thi Thanh Huong (*), Tran Khanh Long (*), Tran Thi Tuyet Hanh (*) The Demographic - Epidemiology Surveillance System in Chi Linh District (CHILILAB) was established in 2003 by the Hanoi School of Public Health. CHILILAB conducted its first baseline survey in 2004 and a similar survey was repeated every two years (2006, 2008, and 2010). This article analyses data on water sources and types of latrines used by households in Chi Linh District to understand the situation and the trend on household use of water sources and types of latrines. The results show that there are four types of main drinking water sources used by the households there, Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 19
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | namely tap water, drilled well-water, deep well-water and rain-water. The main types of latrines commonly used by households in CHILILAB are septic tank/semi-septic tank/pour flush, two- compartment, and single-vault. There is a small number of households using bucket latrine or without latrine. The proportion of households having access to tap water increased by approximately 3 times between 2004 and 2010 (12.9% to 36.2%, respectively). Similarly, the proportion of households having septic tank/semi-septic tank/pour flush latrines also increased statistically from 33.1% in 2004 to 60.2% in 2010. There is a statistical correlation between the social-economic status of households and the residence of households (urban, rural) with the drinking water sources used and access to improved latrines. Households with better economic status and living in urban areas have better drinking water sources (tap water) and latrines (septic tank/semi-septic tank/pour flush). However, data on the use, storage of water and the toilet was not collected and therefore analysis of the hygienic situation of households' water source and latrines is not available in this article. Key words: drinking water, latrine, CHILILAB Tác giả: (*) - Ths. Lê Thị Thanh Hương, Phó trưởng Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y tế Công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội. Email: lth@hsph.edu.vn - Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh, Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y tế Công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội. Email: tth2@hsph.edu.vn - CN. Trần Khánh Long, Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y tế Công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội. Email: tkl@hsph.edu.vn 1. Đặt vấn đề - Mô tả một số yếu tố liên quan tới thực trạng Hệ thống Giám sát Dân số - Dịch tễ học tại thị xã sử dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và nhà tiêu Chí Linh (CHILILAB) do Trường Đại học Y tế Công của các HGĐ tại cộng đồng dân cư Chí Linh giai cộng xây dựng từ đầu năm 2003 và bắt đầu thực hiện đoạn 2004 - 2010. vòng thu thập số liệu cơ bản đầu tiên tại 7 xã/thị trấn vào tháng 7 năm 2004 (CHILILAB là thành viên của 2. Phương pháp nghiên cứu Mạng lưới các cơ sở thực địa quốc tế INDEPTH). Sử dụng số liệu thứ cấp được trích xuất từ kết Dân số được bao phủ trong hệ thống gồm hơn 61.000 quả của 4 vòng điều tra cơ bản của CHILILAB dân cư trú trong 16.923 HGĐ (năm 2004) và tới năm trong các năm 2004, 2006, 2008 và 2010 để phân 2010, số dân cư trú và số HGĐ đã tăng lên khá đáng tích kết quả nghiên cứu. Đây là hệ thống thu thập kể, lần lượt là hơn 69.000 người và 19.371 HGĐ. số liệu dọc theo thời gian, thu thập số liệu 2 Sau mỗi 2 năm, hệ thống lại tiến hành thu thập năm/lần. Các số liệu được sử dụng để phân tích các số liệu cơ bản gồm: điều tra thông tin về nhân trong bài báo này gồm: khẩu học, thực trạng nhà ở, tài sản lâu bền của hộ - Các thông tin chung về HGĐ: tình trạng kinh gia đình, sử dụng nguồn nước ăn uống và nhà tiêu tế hộ gia đình, địa bàn cư trú (nông thôn, thành thị); v.v. Bài báo này sử dụng số liệu nền của 4 vòng - Các thông tin về thực trạng sử dụng các nguồn điều tra của CHILILAB trong khoảng thời gian từ nước khác nhau của các HGĐ; năm 2004 đến năm 2010 với các mục tiêu: - Các thông tin về thực trạng sử dụng các loại - Mô tả thực trạng và khuynh hướng sử dụng nhà tiêu của các HGĐ. nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của các HGĐ tại Tình trạng kinh tế của các HGĐ tại CHILILAB cộng đồng dân cư Chí Linh giai đoạn 2004 - 2010; được tính toán dựa trên các vật dụng lâu bền, điều - Mô tả thực trạng và khuynh hướng sử dụng nhà kiện nhà ở, điều kiện sinh hoạt của các HGĐ. Các tiêu của các HGĐ tại cộng đồng dân cư Chí Linh yếu tố này được ước lượng dựa trên phương pháp giai đoạn 2004 - 2010; phân tích nhân tố (Factor Analysis) trong đó các 20 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | nhân tố quyết định để phân loại mức sống HGĐ được nhẹ theo từng năm, với 13,4% năm 2004 và 17,7% xác định thông qua kỹ thuật PCA (Principle năm 2010. Số HGĐ sống tại khu vực thành thị và Component Analysis). Sau khi tính toán và ước nông thôn không chênh lệch nhau nhiều. Tỉ lệ HGĐ lượng được các nhân tố, chỉ số mức sống của HGĐ sống tại thành thị chiếm khoảng gần 54% trong cả được tính toán và chuẩn hóa theo các số liệu được 4 đợt điều tra. thu thập. Chỉ số mức sống được phân theo quintile (5 nhóm cân bằng, 20% trong một nhóm) nhằm mục 3.2. Thực trạng và khuynh hướng sử dụng nguồn tiêu phân chia mức sống thành 5 mức độ: nghèo, cận nước ăn uống và sinh hoạt của các HGĐ nghèo, trung bình, khá và giàu. Bài báo sử dụng các Các nguồn nước chính mà các HGĐ ở phân tích thống kê mô tả và phân tích gồm kiểm định CHILILAB sử dụng cho mục đích ăn uống và sinh khi bình phương (Chi square), kiểm định Post-hoc. hoạt gồm nước máy, nước giếng khoan, nước giếng Hạn chế của số liệu: khơi, nước mưa. Ngoài ra, còn một tỉ lệ rất nhỏ các Bộ số liệu khá đồ sộ với cỡ mẫu lớn, khá phong HGĐ vẫn phải sử dụng nước hồ ao, nước sông suối phú về các thông tin khác nhau và liên tục theo 4 cho mục đích ăn uống và sinh hoạt. vòng điều tra từ năm 2004 đến 2010, tuy nhiên CHILILAB không thu thập thông tin về thực trạng vệ sinh trong xây dựng, sử dụng và bảo quản các loại nguồn nước và nhà tiêu. Do vậy chưa đánh giá được tình trạng vệ sinh của các loại hình nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và nhà tiêu của các HGĐ tại CHILILAB. 3. Kết quả Biểu đồ 1. Thực trạng và khuynh hướng sử dụng 3.1.Thông tin chung về cộng đồng dân cư nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của các tại CHILILAB HGĐ tại CHILILAB, 2004 - 2010. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2010, số dân cư trú trong diện nghiên cứu của CHILILAB dao Biểu đồ 1 thể hiện tình trạng và khuynh hướng động từ xấp xỉ 61.000 người đến 69.000 người, nhìn sử dụng 4 nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của các chung số dân cư trú tăng dần theo năm. Số HGĐ tại HGĐ tại địa bàn CHILILAB trong 4 đợt điều tra cơ CHILILAB cũng tăng dần, từ 16.923 hộ năm 2004 bản từ 2004 đến 2010. Kết quả ở Biểu đồ 1 cho thấy tới 19.371 hộ năm 2010. Phân bố giới tính của người trong năm 2004, có tới gần một nửa số HGĐ ở dân trong cộng đồng khá đều, tỉ lệ nam - nữ xấp xỉ CHILILAB (48,5%) sử dụng nước giếng khơi là 1:1. Dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh (99,6%), nguồn nước chính cho mục đích ăn uống và sinh còn lại là các dân tộc khác như Sán Dìu, Tày, Hoa hoạt của gia đình. Tỉ lệ sử dụng nước giếng khoan 99,8% người dân không theo tôn giáo nào, số còn và nước máy là nguồn nước chính cho mục đích này lại theo đạo Thiên chúa giáo. thấp hơn, lần lượt là 34,1% và 12,9%. Tuy nhiên, Nghề nghiệp của người dân tại CHILILAB được sau 4 đợt điều tra, tỉ lệ các HGĐ sử dụng nước máy tính toán dựa trên nhóm người có độ tuổi từ 15 đến làm nguồn nước chính cho mục đích ăn uống và sinh 60, trong đó khoảng hơn 1/5 dân số làm nghề nông, hoạt đã tăng một cách đáng kể, gần gấp 3 lần tuy nhiên đáng chú ý là tỉ lệ làm nông giảm dần đều (12,9% năm 2004, tăng lên 36,2% năm 2010) theo năm, với tỉ lệ làm ruộng giảm từ 26,2% năm (χ2=3578,81; p<0,0001). Song song với việc tăng 2004 xuống 22,7% năm 2010. Tỉ lệ người dân trong số HGĐ sử dụng nước máy, tỉ lệ HGĐ sử dụng nhóm tuổi này là cán bộ, viên chức nhà nước cũng nguồn nước giếng khơi là nguồn nước chính cho ăn tăng nhẹ trong khoảng thời gian 2004 - 2010, với uống và sinh hoạt cũng giảm đi một cách đáng kể 7,2% năm 2004 và 9,8% năm 2010. Tỷ lệ công nhân và có ý nghĩa thống kê, từ 48,5% năm 2004 xuống cũng tăng khá đều đặn trong khoảng 2004 - 2010, 21,7% năm 2010 (χ2=3519,06; p<0,0001). với tỉ lệ 8,5% năm 2004 và 13,5% năm 2010. Tỉ lệ Ngoài 4 nguồn nước chính nêu trên, các HGĐ tại người dân tham gia các công việc buôn bán hơi tăng CHILILAB còn sử dụng một số nguồn nước khác cho Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 21
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | ăn uống và sinh hoạt như nước hồ ao (với tỉ lệ rất nhỏ xu thế tăng của loại hình nhà tiêu này, nhà tiêu hai là 0,1% năm 2004 và 0,6% năm 2010), nước sông ngăn và một ngăn được sử dụng bởi các HGĐ tại Chí suối (0,7% năm 2004, 0,8% năm 2006 và 0,7% năm Linh cũng giảm đi đáng kể. Tỉ lệ các HGĐ sử dụng 2008 và đến 2010 không có HGĐ nào tại Chí Linh nhà tiêu hai ngăn giảm một cách có ý nghĩa thống sử dụng nguồn nước này cho ăn uống và sinh hoạt). kê từ 36,2% ở giai đoạn thu thập số liệu đầu tiên xuống 17,8% ở giai đoạn 2010 (χ2=538,75; 3.3.Thực trạng và khuynh hướng sử dụng p<0,0001). Tỉ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu một ngăn nhà tiêu của cộng đồng dân cư CHILILAB cũng giảm có ý nghĩa thống kê từ 25,6% ở đầu giai Trong số các loại nhà tiêu được sử dụng, nhà đoạn thu thập số liệu (2004) xuống còn 16,1% vào tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước và nhà tiêu đợt thu thập số liệu lần 4 (năm 2010) (χ2=1712,66; hai ngăn được coi là nhà tiêu hợp vệ sinh nếu xây p<0,0001). Tuy nhiên, tỉ lệ đi nhờ nhà tiêu của các dựng, sử dụng và bảo quản đúng cách. Tại cộng HGĐ có xu hướng tăng một cách có ý nghĩa thống đồng dân cư CHILILAB, các loại hình nhà tiêu kê trong giai đoạn 2004 - 2006 (từ 3,3% đến 5,9%) chính được các HGĐ sử dụng gồm 3 loại là nhà tiêu với χ2=143,67; p<0,0001. Từ năm 2008 đến 2010, tỉ tự hoại/bán tự hoại/ thấm dội nước, nhà tiêu hai lệ này giảm nhẹ xuống, lần lượt là 5,4% và 5,3% ngăn và nhà tiêu một ngăn. nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Biểu đồ 2 thể hiện thực trạng và khuynh hướng 3.4. Mô tả một số yếu tố liên quan tới việc sử sử dụng các loại hình nhà tiêu khác nhau của cộng dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và nhà tiêu hộ gia đình Một số yếu tố cơ bản về HGĐ được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa việc sử dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và sử dụng nhà tiêu của người dân ở Chí Linh như tình trạng kinh tế HGĐ (nghèo, cận nghèo, trung bình, khá, giàu) và địa bàn cư trú của gia đình (nông thôn, thành thị). Một số yếu tố cá nhân như tuổi, giới, dân tộc, tình trạng hôn nhân không được sử dụng để phân tích vì Biểu đồ 2. Thực trạng và khuynh hướng sử dụng nguồn nước và nhà vệ sinh là nguồn sử dụng chung các loại nhà tiêu của các HGĐ tại của cả gia đình. CHILILAB, 2004-2010. 3.4.1. Một số yếu tố liên quan tới việc sử dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các HGĐ tại địa bàn CHILILAB đồng dân cư CHILILAB trong 4 giai đoạn điều tra cơ bản từ 2004 đến 2010. Ngoài 3 loại hình nhà tiêu 3.4.1.1. Mối liên quan giữa việc sử dụng nguồn chính được các HGĐ sử dụng là nhà tiêu tự hoại/bán nước ăn uống, sinh hoạt của các HGĐ tại địa bàn tự hoại/thấm dội nước, nhà tiêu hai ngăn và nhà CHILILAB và tình trạng kinh tế của các HGĐ tiêu một ngăn, Biểu đồ 2 còn thể hiện tình trạng Biểu đồ 3 thể hiện sự phân bố việc sử dụng các không có nhà tiêu bằng việc phải đi nhờ hàng xóm nguồn nước khác nhau của các HGĐ tại CHILILAB của các HGĐ. Ngoài ra, các HGĐ còn sử dụng các theo 5 mức phân loại về tình trạng kinh tế HGĐ. Kết loại nhà tiêu không hợp vệ sinh như hố xí cầu, hoặc quả Biểu đồ 3 cho thấy trong cả 4 đợt điều tra, có sự áp dụng các biện pháp đi tiêu mất vệ sinh như đi khác biệt rõ ràng về nguồn nước sử dụng với tình chung với gia súc, đi ra sông hoặc đi ra vườn, nhưng trạng kinh tế HGĐ. Nguồn nước máy được các HGĐ với tỉ lệ rất nhỏ. có mức kinh tế khá và giàu sử dụng nhiều nhất; trong Kết quả ở Biểu đồ 2 cho thấy tỉ lệ các HGĐ sử khi đó, các HGĐ cận nghèo và nghèo lại sử dụng dụng loại hình nhà tiêu hiện đại là tự hoại/bán tự nguồn nước giếng khơi và nước mưa cao hơn cả hoại/ thấm dội nước tăng rất nhanh qua 4 vòng điều (p<0,0001). Cụ thể, trong năm 2004, trong số các tra, với khoảng 1/3 HGĐ có loại hình nhà tiêu này HGĐ sử dụng nguồn nước máy, có tới 41,9% là các năm 2004 nhưng đến 2010, con số này đã là 60,2% hộ giàu và 24,7% là các hộ khá. Trong khi đó, có tới các HGĐ (χ2=2946,16; p<0,0001). Song song với 29,4% các hộ nghèo và 25,9% các hộ cận nghèo sử 22 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | giếng khoan. Ngược lại, số HGĐ ở nông thôn chiếm 58,7% tổng số hộ sử dụng nước giếng khơi và chiếm 79,1% tổng số hộ sử dụng nước mưa (χ2=1860,26; p<0,0001). Trong năm 2010, mô hình tương tự cũng xảy ra, có 76,3% số HGĐ sử dụng nước máy sống ở thành thị, Biểu đồ 3. Phân bố sử dụng các nguồn nước của các HGĐ tại 72,2% số hộ dùng nước giếng khơi CHILILAB theo tình trạng kinh tế, 2004-2010. và 87,7% số hộ dùng nước mưa sống ở nông thôn (χ2=2957, p<0,0001). dụng nguồn nước giếng khơi (χ2=3501,79; p<0,0001). 3.4.2. Một số yếu tố liên quan tới việc sử dụng Các mô hình tương tự cũng được ghi nhận trong các các loại nhà tiêu của các HGĐ năm 2006, 2008 và 2010. Trong năm 2010, trong tổng số các HGĐ sử dụng nước máy, có tới 44,7% là 3.4.2.1. Mối liên quan giữa việc sử dụng các loại nhà tiêu và tình trạng kinh tế của các HGĐ các hộ giàu và 20,1% là các hộ khá; trong khi đó, nguồn nước giếng khơi có 46,4% hộ nghèo và 31,8% Biểu đồ 5 mô tả phân bố sử dụng loại nhà tiêu hộ cận nghèo sử dụng (χ2=6984,81; p<0,0001). của các HGĐ tại CHILILAB phân theo 5 nhóm tình trạng kinh tế của HGĐ. Cũng tương tự như với 3.4.1.2. Mối liên quan giữa việc sử dụng nguồn nguồn nước, kết quả Biểu đồ 5 cho thấy trong cả 4 nước ăn uống và sinh hoạt và địa bàn cư trú của các giai đoạn điều tra, nhóm HGĐ giàu có tỉ lệ sở hữu HGĐ tại CHILILAB các loại nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước Biểu đồ 4 thể hiện sự phân bố sử dụng các cao nhất và sử dụng các loại hình nhà tiêu khác như nguồn nước của HGĐ tại CHILILAB theo địa bàn hai ngăn, một ngăn, hố xí cầu thấp nhất. Trong khi cư trú ở thành thị và nông thôn trong 4 đợt điều tra đó, tỉ lệ nhóm nghèo và cận nghèo sử dụng các loại cơ bản, từ năm 2004 đến 2010. Kết quả từ Biểu đồ nhà tiêu khác như hai ngăn, một ngăn, hố xí cầu cao 4 cho thấy trong cả 4 đợt điều tra từ năm 2004 đến hơn cả. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 2010, các HGĐ ở thành thị có khuynh hướng sử p<0,0001. Cụ thể, trong năm 2004, có tới 54,6% số dụng nước máy và nước giếng khoan cao hơn hẳn hộ sử dụng nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội so với các HGĐ ở nông thôn, trong khi đó, các HGĐ nước là nhóm hộ giàu, 30,4% là những hộ có kinh ở nông thôn lại có xu hướng sử dụng nước giếng tế khá. Ngược lại, trong số những gia đình sử dụng khơi và nước mưa cao hơn so với các hộ sống ở khu nhà tiêu hai ngăn, tỉ lệ nhóm hộ nghèo và cận nghèo vực thành thị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê lần lượt là 23,0% và 26,6%. Đối với những gia đình với p<0,001. Cụ thể, trong năm 2004, trong số các sử dụng nhà tiêu một ngăn (là loại nhà tiêu không HGĐ dùng nước máy, có tới 82,9% là các hộ sống hợp vệ sinh), tỉ lệ nhóm hộ nghèo và cận nghèo ở thành thị. Cũng trong năm này, số hộ dùng nước tương đương nhau (lần lượt là 29,0% và 29,8%). giếng khoan có địa chỉ ở khu vực thành thị chiếm Đặc biệt, trong năm 2004, vẫn còn một số HGĐ sử tới 63,5% trong tổng số các hộ có sử dụng nước dụng hố xí cầu - loại nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh. Trong số các HGĐ sử dụng hố xí cầu, chủ yếu là các gia đình nghèo (32,6%), cận nghèo (32,6%), trung bình (18,2%). Sự khác biệt về loại hình sử dụng nhà tiêu và tình trạng kinh tế của HGĐ ở Chí Linh trong năm 2004 có ý nghĩa thống kê, với χ2=9533,84; p<0,0001. Trong đợt điều tra cuối (2010), các Biểu đồ 4. Phân bố sử dụng các nguồn nước của HGĐ tại HGĐ ở mức kinh tế thấp hơn (khá, CHILILAB theo địa bàn cư trú, 2004 - 2010 trung bình) có khuynh hướng sử Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 23
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | dụng cao hơn hẳn so với các HGĐ ở nông thôn (χ2=4937,52; p<0,0001). 4. Bàn luận 4.1.Thực trạng và khuynh hướng sử dụng các nguồn nước của các HGĐ Trong số các nguồn nước mà người dân sử dụng cho ăn uống và Biểu đồ 5. Phân bố sử dụng loại nhà tiêu của các HGĐ tại sinh hoạt, nguồn nước máy được CHILILAB theo tình trạng kinh tế, 2004-2010. cho là đảm bảo vệ sinh hơn cả. Các nguồn nước giếng khơi, nước giếng dụng nhà tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước khoan và nước mưa về mặt bản chất cũng có thể coi nhiều hơn. Cụ thể, trong tổng số các HGĐ sử dụng là nước sạch. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh của các nhà tiêu tự hoại/bán tự hoại/thấm dội nước, số hộ nguồn nước còn phụ thuộc rất lớn vào cách thức xử giàu chiếm 34,9%, số hộ khá chiếm 29,8%, tiếp đó lý, bảo quản/ chứa đựng và sử dụng nguồn nước của là các hộ trung bình (24,4%), hộ cận nghèo (10,0%) từng HGĐ cũng như tình trạng đường ống dẫn nước và nghèo (1,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống và bơm nước (đối với nước máy). χ2 kê với =13557,39; p<0,0001. Tuy nhiên, ở những Kết quả nghiên cứu từ Biểu đồ 1 cho thấy tỉ lệ HGĐ sử dụng các loại hình nhà tiêu khác như hai các HGĐ ở CHILILAB được tiếp cận và sử dụng các ngăn, một ngăn, hố xí cầu , tỉ lệ các HGĐ nghèo và nguồn nước được coi là vệ sinh khá cao trong cả 4 cận nghèo chiếm ưu thế. đợt điều tra. Tỉ lệ tiếp cận và sử dụng nước máy tăng 3.4.2.2. Mối quan hệ giữa việc sử dụng các loại khá rõ rệt một cách có ý nghĩa thống kê theo từng nhà tiêu và địa bàn cư trú của các HGĐ tại đợt điều tra, lần lượt trong các năm 2004, 2006, 2008 CHILILAB, 2004-2010 và 2010 là 12,9%, 17,0%, 30,7% và 36,2%, chứng tỏ Biểu đồ 6 mô tả thực trạng phân bố việc sử dụng tỉ lệ người dân ở CHILILAB được tiếp cận với nguồn các loại nhà tiêu khác nhau theo địa bàn cư trú của nước sạch ngày một tăng. So sánh với kết quả sử HGĐ (thành thị, nông thôn). Kết quả từ Biểu đồ 6 dụng nước máy trong toàn quốc, trong năm 2004, tỉ cho thấy trong số các HGĐ sử dụng các loại hình nhà lệ HGĐ ở CHILILAB sử dụng nước máy thấp hơn so tiêu tự hoại/ bán tự hoại/ thấm dội nước, tỉ lệ các với tỉ lệ toàn quốc năm 2004 (15,3%) và năm 2006 HGĐ ở thành thị chiếm ưu thế. Trong khi đó, với các (20,6%), tuy nhiên, từ năm 2008, tỉ lệ HGĐ loại hình nhà tiêu một ngăn, hai ngăn, các HGĐ ở CHILILAB sử dụng nước máy cao hơn hẳn (tỉ lệ nông thôn lại có tỉ lệ sử dụng cao hơn hẳn so với các toàn quốc trong năm 2008 là 23,3%). Nếu so sánh HGĐ ở thành thị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống với tỉ lệ chung của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ kê (p<0,0001). Điều đáng ngạc nhiên là đối với loại HGĐ ở CHILILAB sử dụng nước máy trong năm hình hố xí cầu, các HGĐ ở thành thị lại có tỉ lệ sử 2004 và năm 2006 cũng thấp hơn tỉ lệ chung của cả vùng (17,5% và 22,1%), nhưng lại cao hơn nhiều so với tỉ lệ chung của vùng ở thời điểm năm 2008 (23,4%). Điều này có thể lý giải một phần là trong năm 2008 tại huyện Chí Linh có một số nhà máy cấp nước quy mô nhỏ được đưa vào sử dụng tại địa bàn các thị trấn Sao Đỏ và Phả Lại, các xã Văn An và Tân Dân. Tỉ lệ các HGĐ ở CHILILAB sử Biểu đồ 6. Phân bố sử dụng loại nhà tiêu của các HGĐ tại Chililab dụng nguồn nước giếng khoan cũng theo địa bàn cư trú, 2004 - 2010 cao hơn so với kết quả chung của 24 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | toàn quốc trong báo cáo về Kết quả khảo sát mức HGĐ ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh sống HGĐ năm 2008 của Tổng cục Thống kê [3]. [2] và tới năm 2010, tỉ lệ HGĐ ở nông thôn Việt Nam Nếu so sánh với tỉ lệ các HGĐ ở nông thôn Việt có nhà tiêu hợp vệ sinh là 55% [1]. Nam về thực trạng sử dụng các loại hình nguồn nước 4.3. Một số yếu tố liên quan tới sử dụng khác nhau trong báo cáo của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (2007), tỉ lệ HGĐ ở CHILILAB sử dụng nguồn nước và nhà tiêu của các HGĐ nước máy, nước giếng khoan và giếng khơi cao hơn Kết quả phân tích bộ số liệu ở CHILILAB cho so với tỉ lệ chung của các HGĐ ở nông thôn Việt thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình Nam ở cùng thời điểm năm 2006 [2]. trạng kinh tế và địa bàn cư trú của HGĐ với việc sử Tuy nhiên, do bộ số liệu không có những thông dụng nguồn nước và nhà tiêu. Những HGĐ có mức tin về tình trạng bảo quản/ chứa đựng, xử lý và sử kinh tế khá hơn có khả năng tiếp cận cao hơn với dụng từng nguồn nước của các HGĐ nên không thể các nguồn nước được coi là sạch hơn cũng như đưa ra kết luận về nguồn nước mà các HGĐ sử dụng những kiểu nhà tiêu sạch hơn. Tương tự, những có được coi là hợp vệ sinh hay không. HGĐ sống ở khu vực thành thị cũng có tỉ lệ sở hữu những nguồn nước sạch hơn và những kiểu nhà tiêu 4.2.Thực trạng và khuynh hướng sử dụng sạch hơn so với những HGĐ sống ở vùng nông thôn. các loại nhà tiêu của các HGĐ Trong số các loại hình nhà tiêu được các HGĐ 5. Khuyến nghị sử dụng, nhà tiêu tự hoại/bán tự hoại/thấm dội nước Mặc dù bộ số liệu điều tra của CHILILAB khá và nhà tiêu hai ngăn được coi là nhà tiêu hợp vệ sinh đồ sộ và chứa nhiều thông tin phong phú, song các nếu được xây dựng, sử dụng và bảo quản đúng cách. thông tin về điều kiện nước sạch và tình trạng nhà Tại CHILILAB, các số liệu được thu thập mới chỉ vệ sinh chỉ mới chú trọng tới tên các loại nguồn dừng ở mức độ mô tả các loại hình nhà tiêu mà các nước cũng như tên các loại nhà tiêu mà người dân HGĐ sử dụng nên không có những phân tích về tình sử dụng, chưa có các số liệu quan sát về thực tế sử trạng sử dụng, bảo quản các loại nhà tiêu của các dụng, bảo quản các loại nguồn nước và nhà tiêu HGĐ, do vậy cũng không đánh giá được tình trạng này. Để có thể có những phân tích sâu hơn và đưa vệ sinh của các loại nhà tiêu. ra được những kết luận cụ thể hơn về tình trạng vệ Nhìn chung, trong thời gian từ 2004 - 2010, tỉ lệ sinh của nguồn nước và nhà tiêu của các HGĐ ở các HGĐ sử dụng các loại nhà tiêu tự hoại/bán tự CHILILAB, nhóm tác giả đề xuất CHILILAB cần hoại/thấm dội nước ở CHILILAB tăng đáng kể và có có một nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về lĩnh vực ý nghĩa thống kê (Biểu đồ 2). So sánh với tỉ lệ chung nước sạch và nhà tiêu HGĐ và những ảnh hưởng tới của toàn quốc, tỉ lệ các HGĐ ở CHILILAB sử dụng sức khỏe người dân để có những định hướng nghiên các loại hình nhà tiêu tự hoại, bán tự hoại và thấm cứu và can thiệp kịp thời. dội nước cao hơn trong các năm 2004, 2006, 2008. Tuy nhiên, tại cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê, Lời cảm ơn các loại nhà tiêu tự hoại và bán tự hoại được xếp vào một nhóm, nhà tiêu thấm dội nước lại được xếp vào Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chính quyền một nhóm khác [3]. Đáng tiếc là do không phân tích và nhân dân thị xã Chí Linh, Văn phòng thực địa được số liệu về tình trạng vệ sinh của các loại nhà CHILILAB cùng đội ngũ điều tra viên, giám sát tiêu nên không thể so sánh với kết quả điều tra của viên, nhập liệu viên đã tham gia, thu thập, cung cấp Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2007), với tỉ lệ 18% số liệu và hỗ trợ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo 2. Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2007). Tóm tắt điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn 1. Cục Quản lý Môi trường Y tế (2010). Báo cáo thực hiện Việt Nam. "Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010. 3. Tổng cục Thống kê (2009). Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008. Nhà xuất bản Thống kê, 2009. Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 25