Tài liệu dạy học môn Giáo dục thể chất (Trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng)

1. Vị trí, tính chất môn học
1.1. Vị trí
Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.  
1.2. Tính chất
Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
2. Mục tiêu môn học
Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:
2.1. Về kiến thức 
Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của luật môn thể dục thể thao được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.
2.2 Về kỹ năng 
Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học.
2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
3. Nội dung chính
Giáo trình bao gồm Bài mở đầu và 2 chương:
- Chương 1: Giáo dục thể chất chung bao gồm 2 bài: Thể dục cơ bản và Điền kinh.
- Chương 2: Chuyên đề thể dục thể thảo tự chọn, bao gồm 6 chuyên đề: Môn bơi lội; Môn cầu lông; Môn bóng chuyền; Môn bóng rổ; Môn bóng đá; Môn bóng bàn.
doc 132 trang Yến Nhi 05/04/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dạy học môn Giáo dục thể chất (Trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_day_hoc_mon_giao_duc_the_chat_trong_chuong_trinh_da.doc
  • pdf1_giao_duc_the_chat_cd_ok_7956 (1)_2374833.pdf

Nội dung text: Tài liệu dạy học môn Giáo dục thể chất (Trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng)

  1. Động tác 21: Chống hai tay, đẩy hai chân về sau thành chống sấp, thân thẳng. Động tác 22: Gập khuỷu tay, chống đẩy một lần. Động tác 23: Thực hiện giống động tác 22 (chống đẩy lần 2). Động tác 24: Thu chân về giống động tác 20. Động tác 25: Đứng thẳng dậy, hai tay lên cao chữ V, chân khép, lòng bàn tay hướng trong. Động tác 26: Gập thân hai tay hướng vào hai mũi chân, đầu gối thẳng. Động tác 27: Bước chân trái về trước 30o, khuỵu gối, hai tay lên cao chữ V lòng bàn tay hướng trong, đầu hơi ngửa. 10
  2. Động tác 28: Thu chân trái về, gập thân giống động tác 26. Động tác 29: Thực hiện giống động tác 27 nhưng bước chân phải. Động tác 30: Thực hiện giống động tác 28. Động tác 31: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay dang ngang lòng bàn tay úp, gập thân người song song mặt đất. Động tác 32: Thu chân trái về tư thế chuẩn bị. Kết thúc bài tập. 3. Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản là hệ thống các bài tập đa dạng, được lựa chọn và sử dụng theo các phương pháp khoa học nhằm phát triển hoàn thiện thể chất nâng cao năng lực vận động của con người. Những động tác có kết cấu từ nhiều loại hình vận động như nhảy múa, nửa nhào lộn, thăng bằng, quay chuyển tạo hình với các dụng cụ như: Gậy, dây, vòng, lụa, bóng, chùy. Trong bài này chỉ giới thiệu bài tập liên hoàn 32 động tác với gậy thể dục. 3.1. Tác dụng của thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản giúp phát triển thể lực chung, phát triển các tố chất vận động cần thiết, nâng cao sức khỏe, giáo dục khả năng diễn tả động tác. Phát triển cơ thể cân đối hài hòa cho người tập, tạo dáng đẹp người tập, góp phần nâng cao ý thức tập thể trong các hoạt động chung. 11
  3. 3.2. Các động tác kỹ thuật Bài tập liên hoàn 40 động tác với gậy thể dục2 Tư thế nghiêm: Người đứng ở tư thế nghiêm, tay phải cầm đầu gậy dọc theo thân người hướng lên trên. Tư thế nghỉ: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, tay phải cầm gậy mủi gậy hướng về mủi chân trái, tay trái để sau ngang thắc lưng. Tư thế chuẩn bị: Người đứng ở tư thế nghiêm, 2 tay duỗi thẳng cầm gậy phía trước thân người. Mu bàn tay hướng ra ngoài, ngón cái và 4 ngón còn lại nắm vòng theo gậy, mắt nhìn thẳng. Động tác 1: Từ tư thế chuẩn bị, hai tay đưa gậy ra phía trước ngang vai. Động tác 2: Gập khuỷu tay sát lườn, đưa gậy chạm xương đòn. 2 Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Thể dục cơ bản. Nhà xuất bản Thể dục thể thao năm 2005. 12
  4. Động tác 3: Chân trái bước lên trước rộng bằng vai, chân sau kiễng gót, đồng thời 2 tay duỗi thẳng đưa gậy lên cao, ưỡn căng thân. Mắt nhìn gậy. Động tác 4: Thu chân hạ gậy về giống động tác 1. Động tác 5: Đưa gậy sang trái ngang vai, tay trái thẳng, tay phải gập khuỷu tay ngang vai. Mắt nhìn gậy. Động tác 6: Đưa gậy về giống động tác 4. Động tác 7: Thực hiện giống động tác 5 nhưng đổi bên, đưa gậy sang phải. Động tác 8: Đưa gậy lên cao, 2 tay thẳng. 13
  5. Động tác 9: Chân trái đưa sang ngang, kiễng gót, nghiêng lườn sang trái đồng thời tay trái hạ gậy. Động tác 10: Thu chân trái về đồng thời đưa gậy cao ngang vai. Động tác 11: Thực hiện tương tự động tác 9, nhưng đổi bên, nghiêng lườn sang phải. Động tác 12: Thu chân phải, đồng thời đưa gậy về giống động tác 10. Động tác 13: Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, đồng thời đưa gậy lên cao thẳng tay, rồi gập thân, hạ gậy đặt sau gáy. Đầu ngửa, thân ưỡn căng. 14
  6. Động tác 14: Đứng dậy thu chân trái, đứa gậy về giống nhịp 12. Động tác 15: Thực hiện giống như động tác 13 nhưng đổi chân. Động tác 16: Đứng dậy thu chân phải hạ gậy về tư thế chuẩn bị. Động tác 17: Chân trái bước sang ngang, rộng bằng vai, đồng thời, 2 tay đưa gậy ra phía trước. Động tác 18: Vặn mình đưa gậy qua trái, tay trái thẳng, tay phải gập, gậy cao ngang vai và song song mặt đất. Động tác 19: Đưa gậy về giống động tác 17. 15
  7. Động tác 20: Thu chân trái hạ gậy về tư thế chuẩn bị. Động tác 21: Chân phải bước sang ngang, rộng bằng vai, đồng thời, 2 tay đưa gậy ra phía trước. Động tác 22: Vặn mình đưa gậy qua phải, tay phải thẳng, tay trái gập, gậy cao ngang vai và song song mặt đất. Động tác 23: Đưa gậy về giống động tác 17. Động tác 24: Thu chân phải hạ gậy về tư thế chuẩn bị. Động tác 25: Đá lăng chân trái sang ngang đổng thời 2 tay đưa gậy lên cao, ưỡn căng thân. 16
  8. Động tác 26: Hạ chân trái rộng hơn vai và khuỵu gối, đồng thời 2 tay đặt gậy sau gáy, thân người và chân phải thẳng. Động tác 27: Xoay mũi chân trái sang ngang, mở gối trái theo, đồng thời tay trái đưa gậy chếch thấp - ngang, tay phải chếch cao - ngang, thân người thẳng. Quay đầu sang trái, mắt nhìn gậy. Động tác 28: Thu chân trái và gậy về tư thế chuẩn bị. Động tác 29: Đá lăng chân phải sang ngang đổng thời 2 tay đưa gậy lên cao, ưỡn căng thân. Động tác 30: Hạ chân phải rộng hơn vai và khuỵu gối, đồng thời 2 tay đặt gậy sau gáy, thân người và chân phải thẳng. 17
  9. Động tác 31: Xoay mũi chân phải sang ngang, mở gối phải theo, đồng thời tay phải đưa gậy chếch thấp - ngang, tay trái chếch cao - ngang, thân người thẳng. Quay đầu sang phải, mắt nhìn gậy. Động tác 32: Thu chân trái và gậy về tư thế chuẩn bị. Động tác 33: Quay trái, chân trái bước lên rộng hơn vai, khuỵu gối, chân sau thẳng, đồng thời 2 tay đưa gậy ra trước. Động tác 34: Duỗi thẳng chân quay phải, đồng thời 2 tay đưa gậy lên cao, tay phải hạ gậy xuống ngang vai, tay trái gập trước ngực. Mắt nhìn gậy. Động tác 35: Hạ gậy từ ngang xuống, thu chân trái về tư thế chuẩn bị. Động tác 36: Quay phải, chân phải bước lên rộng hơn vai, khuỵu gối, chân sau thẳng, đồng thời 2 tay đưa gậy ra trước. 18
  10. Động tác 37: Duỗi thẳng chân quay trái, đồng thời 2 tay đưa gậy lên cao, tay trái hạ gậy xuống ngang vai, tay phải gập trước ngực. Mắt nhìn gậy. Động tác 38: Hạ gậy từ ngang xuống, thu chân phải về tư thế chuẩn bị. Động tác 39: Bước chân trái lên trước rộng bằng vai, chân phải kiễng gót, 2 tay đưa gậy lên cao. Căng thân, đầu ngửa, mắt nhìn gậy. Động tác 40: Thu chân trái về, tay phải cầm gậy dựng vuông góc với mặt đất và cao ngang vai, tay trái nắm gậy dưới tay phải, 2 tay thẳng. Trở về tư thế nghiêm và kết thúc bài tập. CÂU HỎI 1. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, kỹ thuật cơ bản của thể dục tay không liên hoàn và thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản. 19
  11. BÀI 2: ĐIỀN KINH Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và nhiều môn phối hợp khác. Điền kinh chủ yếu là môn thể thao cá nhân, với ngoại lệ là các cuộc đua tiếp sức và các cuộc thi mà kết hợp biểu diễn vận động viên như chạy băng đồng. Cơ sở của môn điền kinh chính là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người. 1. Chạy cự ly ngắn Chạy cự ly ngắn bao gồm các cự ly từ 20m – 400m, trong đó các cự ly 100m, 200m, 400m là các nội dung thi đấu chính thức trong các đại hội thể thao Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Trong bài này chỉ giới thiệu chạy cự ly 100m. 1.1. Tác dụng của chạy cự ly ngắn Ngoài việc giúp nâng cao thể lực chung, chạy cự ly ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo léo, khả năng phối hợp vận động mà đặc biệt là sức mạnh tốc độ, giúp cho cơ thể trở nên săn chắc phát triển cân đối toàn diện. 1.2. Các động tác kỹ thuật Chạy cự ly 100m được chia làm 04 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và chạy về đích. 1.2.1. Xuất phát - Giới hạn: Giai đoạn này bắt đầu từ khi người chạy vào bàn đạp đến khi chân rời khỏi bàn đạp. - Nhiệm vụ: Tận dụng mọi khả năng để xuất phát nhanh và đúng luật. Hình 1 - Bàn đạp luyện tập 20
  12. Hình 2 - Bàn đạp dùng trong thi đấu Trong chạy 100m, để xuất phát được nhanh, phải dùng kỹ thuật xuất phát thấp (kỹ thuật xuất phát thấp có từ năm 1887 với bàn đạp). Xuất phát thấp giúp ta tận dụng được lực đạp sau để cơ thể xuất phát nhanh (do góc đạp sau gần với góc di chuyển). Việc sử dụng bàn đạp giúp ta ổn định kỹ thuật và có điểm tựa vững vàng để đạp chân lao ra khi xuất phát. Thông thường có ba cách đóng bàn đạp. a) Kỹ thuật đóng bàn đạp - Cách đóng “phổ thông”: + Bàn đạp trước đặt cách đầu vạch xuất phát 1 - 1,5 độ dài bàn chân; + Bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài một cẳng chân, cách này phù hợp với những người mới tập chạy cự li ngắn. - Cách đóng cách “xa”: Còn gọi là cách “kéo dài”, hay “kéo giãn”. Các bàn đạp được đặt xa vạch xuất phát hơn. + Bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát gần 02 bàn chân; + Bàn đạp sau cách bàn đạp trước 01 bàn chân hoặc gần hơn. Cách này thường phù hợp với người cao, sức mạnh của chân và tay bình thường. Đóng bàn đạp theo cách này, cự li chạy dài hơn cự li thi đấu 02 bàn chân. - Cách đóng “gần”: Còn gọi là cách “dồn gần”. + Cả hai bàn đạp được đặt gần vạch xuất phát hơn - bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát có độ dài 1 bàn chân (hoặc ngắn hơn). + Bàn đạp sau đặt cách bàn đạp trước 1 đến 1,5 bàn chân. Bằng cách này, tận dụng được sức mạnh của 2 chân khi xuất phát nên xuất phát ra nhanh, nhưng thường phù hợp với những người thấp có chân tay khoẻ. Việc chân rời bàn đạp gần như đồng thời sẽ khó cho ta khi chuyển qua dùng sức đạp sau luân phiên từng chân (ở trình độ thấp, dễ xảy ra hiện tượng bị dừng, 02 chân cùng nhảy ra khỏi bàn đạp). 21
  13. Hình 3 - Ba cách đóng bàn đạp Dù theo cách nào, trục dọc của hai bàn đạp cũng phải song song trục dọc của đường chạy. Khoảng cách giữa hai bàn đạp theo chiều ngang thường là 10 - 15cm sao cho hoạt động của hai đùi không cản trở nhau (do hai bàn đạp gần nhau quá). Bàn đạp đặt trước dùng cho chân thuận (chân khoẻ hơn). Góc độ của mặt bàn đạp: Góc giữa mặt bàn đạp trước với mặt đường chạy phía sau là 45O – 50O; bàn đạp sau là 60O – 80O. Cần nắm quy luật bàn đạp càng xa vạch xuất phát, thể lực của người chạy càng kém thì góc độ càng giảm (nếu ngược lại, người chạy dễ xuất phát sớm và dễ phạm quy). b) Kỹ thuật xuất phát thấp Trong thi đấu, sau khi đóng bàn đạp và thử xuất phát, vận động viên về vị trí chuẩn bị đợi lệnh xuất phát. Có ba lệnh “Vào chỗ”, “Sẵn sàng”, “Lệnh xuất phát”, kỹ thuật theo mỗi lệnh như sau: - Sau lệnh “Vào chỗ” người chạy đi hoặc chạy nhẹ nhàng lên đứng trước bàn đạp của mình, ngồi xuống, chống hai tay xuống đường chạy (phía trước vạch xuất phát); lần lượt đặt chân thuận xuống bàn đạp trước, rồi chân kia vào bàn đạp sau - hai mũi bàn chân đều phải chạm mặt đường chạy để không phạm quy. Hai chân nên nhún trên bàn đạp để kiểm tra bàn đạp có vững vàng không nhằm có sự điều chỉnh kịp thời. Tiếp đó là hạ đầu gối chân phía sau xuống đường chạy, thu hai tay về sau vạch xuất phát, chống trên các ngón tay như đo gang. Khoảng cách giữa hai bàn tay rộng bằng vai. Kết thúc cơ thể ở tư thế quỳ trên gối chân phía sau (đùi chân đó vuông góc với mặt đường chạy), lưng thẳng tự nhiên, đầu cũng thẳng, mắt nhìn 22
  14. về phía trước vào một điểm trên đường chạy cách vạch xuất phát khoảng 03 – 05m; Trọng tâm cơ thể dồn lên hai tay, bàn chân trước và đầu gối chân sau. Ở tư thế đó, người chạy chú ý nghe lệnh tiếp. - Sau lệnh “Sẵn sàng”, người chạy từ từ chuyển người về trước, đồng thời cũng từ từ nâng mông lên cao hơn hai vai (từ 10cm trở lên tuỳ khả năng mỗi người). Gối chân sau rời mặt đường và tạo thành góc 115o – 138o trong khi góc này ở chân trước nhỏ hơn chỉ là 92o – 105o, hai cẳng chân gần như song song với nhau. Hai vai có thể nhô về trước vạch xuất phát từ 05 – 10cm tùy khả năng chịu đựng của hai tay. Cơ thể có 4 điểm chống trên mặt đường chạy là 02 bàn tay và 02 bàn chân. Giữ nguyên tư thế đó và lập tức lao ra khi nghe lệnh xuất phát. - Sau lệnh “Chạy” - hoặc tiếng súng lệnh: Xuất phát được bắt đầu bằng đạp mạnh 02 chân, 02 tay rời mặt đường chạy, đánh so le với chân (vừa để giữ thăng bằng, vừa để hỗ trợ lúc đạp sau của 02 chân). Chân sau không đạp hết, mà nhanh chóng đưa về trước để hoàn thành bước chạy thứ nhất. Chân trước phải đạp duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước để thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ 2. Khi đưa lăng, mũi bàn chân không chúc xuống để tránh bị vấp ngã. Hình 4 - Xuất phát thấp Hình 5 - Cách đặt tay trong xuất phát thấp 1.2.2. Chạy lao sau xuất phát - Giới hạn: Từ khi chân rời khỏi bàn đạp đến khi kỹ thuật chạy ổn định (khoảng 10 - 15m). - Nhiệm vụ: Phát huy tốc độ cao trong thời gian ngắn. Để đạt được thành tích trong chạy ngắn, điều rất quan trọng trong xuất phát là nhanh chóng đạt được tốc độ gần cực đại trong gian đoạn chạy lao. 23
  15. Bước đầu tiên được bắt đầu bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khỏi bàn đạp trước và việc nâng đùi đồng thời của chân kia lên. Và tích cực bằng việc hạ chân xuống dưới, thân người ở tư thế gấp sau mỗi bước chạy chuyển động về trước tăng lên và độ gấp của thân người giảm đi, thân trên được nâng lên dần dần và khi tốc độ đạt cực đại thì thân người ở tư thế bình thường và chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng. Hình 6 - Giai đoạn chạy lao sau xuất phát 1.2.3. Chạy giữa quãng - Giới hạn: Kết thúc giai đoạn chạy lao sau xuất phát đến khi cách đích 15 – 20m là giai đoạn chạy giữa quãng. - Nhiệm vụ: Duy trì tốc độ cao đã đạt được ở kết thúc chạy lao (mà không phải tiếp tục tăng tốc độ chạy). Trong giai đoạn này, kỹ thuật chạy khá ổn định. Từ chạy lao sau xuất phát chuyển sang chạy giữa quãng phải liên tục, tự nhiên không có những thay đổi đột ngột, trên toàn bộ cự li cần phải chạy thả lỏng không có những căng thẳng thừa. Bước chạy là khâu chủ yếu của kỹ thuật chạy trên đường bằng, gồm hai giai đoạn chống và chuyển. Trong giai đoạn chống người thực hiện đạp sau tạo điều kiện chuyển thân về trước. Giai đoạn chạy giữa quãng quyết định đến thành tích chạy. Giai đoạn chạy giữa quãng chiếm quãng đường dài nhất, kỹ thuật chạy giữa quãng ổn định nhất, cho phép người chạy phát huy tốt nhất tốc độ của mình để đạt thành tích cao. Hình 7 - Giai đoạn chạy giữa quãng 1.2.4. Về đích - Giới hạn: Cách đích từ 15 đến 20m. - Nhiệm vụ: Dồn hết sức còn lại nhanh chóng chạy về đích kết thúc cự li chạy. 24
  16. Tùy khả năng người chạy, khi cách đích khoảng 15 - 20m cần chuyển từ chạy giữa quãng sang rút về đích. Tập trung hết sức lực để tăng tốc độ, chủ yếu là tăng tần số bước. Cố tăng độ ngả người về trước để tận dụng hiệu quả đạp sau. Người chạy hoàn thành cự li 100m khi có một bộ phận thân trên (trừ đầu, tay) chạm vào mặt phẳng thẳng đứng, chứa vạch đích và dây đích. Bởi vậy, ở bước chạy cuối cùng, người chạy phải chủ động gập thân về trước để chạm ngực vào dây đích (hoặc mặt phẳng đích) - cách đánh đích bằng ngực. Cũng có thể kết hợp vừa gập thân về trước vừa xoay để một vai chạm đích - cách đánh đích bằng vai. Không “nhảy” về đích vì sẽ chậm - sau khi nhảy lên, cơ thể chuyển động (bay trên không) chỉ theo quán tính, nên tốc độ chậm dần đều. Sau khi về đích, nếu dừng đột ngột dễ bị “sốc trọng lực”, có thể gây ngất. Do vậy, cần phải chạy tiếp vài bước và chạy nhẹ nhàng theo quán tính, chú ý giữ thăng bằng để không ngã và không va chạm với người cùng về đích. Thực ra động tác đánh đích chỉ có ý nghĩa khi cần phân thứ hạng giữa những người có cùng thành tích. Bình thường chỉ là chạy qua đích để kết thúc cự li. Tuy nhiên, kỹ thuật chạm đích tốt giúp vận động viên chạm dây đích sớm hơn khi có hai hay nhiều đối thủ ngang nhau muốn tranh thứ hạng. Nếu không quen hoặc kỹ thuật chưa thuần thục thì nên chạy qua đích với tốc độ hết sức còn lại mà không nên nghĩ tới việc thực hiện kỹ thuật đánh đích. Hình 8 - Hình Giai đoạn về đích 1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly ngắn (Quyết định số 224/QĐ-UBTDTT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban thể dục thể thao về việc ban hành Luật điền kinh) 1.3.1. Xuất phát - Xuất phát và về đích của một cuộc thi phải được biểu thị bằng một vạch trắng rộng 5cm. Cự ly của cuộc thi phải được đo từ mép của vạch xuất phát phía xa đích tới mép của vạch đích phía gần tới xuất phát. - Trong tất cả các cuộc thi không chạy theo ô riêng, vạch xuất phát phải có hình vòng cung để cho tất cả các vận động viên khi xuất phát cách đích cùng một cự ly. 25
  17. - Tất cả các cuộc thi phải xuất phát theo tiếng nổ của súng phát lệnh hay thiết bị phát lệnh tương ứng sau khi trọng tài phát lệnh đã xác nhận là các vận động viên đã ổn định trong tư thế xuất phát đúng. - Sau lệnh "vào chỗ" các vận động viên phải tiến tới vạch xuất phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình, phía sau vạch xuất phát. Hai bàn tay và 1 đầu gối phải tiếp xúc với mặt đất và hai bàn chân phải tiếp xúc với bàn đạp xuất phát. - Khi ở tư thế vào chỗ, vận động viên không được chạm vào vạch xuất phát hoặc đất phía trước vạch xuất ít bằng chân hoặc tay của mình. - Khi có lệnh "sẵn sàng" các vận động viên phải lập tức nâng lên tới tư thế xuất phát cuối cùng của mình trong khi vẫn giữ sự tiếp xúc của hai tay với đất và sự tiếp xúc của 2 bàn chân với bàn đạp. - Khi thực hiện lệnh "vào chỗ" hoặc "sẵn sàng", tất cả các vận động viên phải lập tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng của họ. Việc chậm trễ tuân thủ lệnh này sau một thời giai thích hợp sẽ vi phạm lỗi xuất phát. Nếu một vận động viên sau lệnh "vào chỗ" gây trở ngại cho các vận động viên khác trong cuộc thi qua việc la hét, nói to có thể bị coi là một lỗi xuất phát. - Nếu một vận động viên sau khi đã ở tư thế xuất phát đầy đủ và cuối cùng của minh, bắt đầu có hành động xuất phát trước khi súng phát lệnh hoặc thiết bị phát lệnh nổ sẽ bị lỗi xuất phát. - Bất kỳ vận động viên nào phạm lỗi xuất phát sẽ bị cảnh cáo. Vận động viên chỉ được vi phạm lần đầu, từ lần vi phạm thứ hai bất kỳ vận động viên nào cũng bị loại. - Trọng tài phát lệnh hoặc bất kỳ trọng tài giám sát, khi thấy có phạm quy trong xuất phát, phải gọi các vận động viên lại bằng một phát súng. 1.3.2. Về đích - Các vận động viên sẽ được xếp theo thứ tự mà trong đó bất kỳ phần cơ thể của họ, trừ đầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chân đạt tới mặt phẳng thẳng đứng của gần của vạch đích như đã dược xác định ở trên. - Trong bất kỳ cuộc thi mà thành tích dựa trên cơ sở độ dài đã vượt qua được trong một thời gian cố định đúng 1 phút trước khi kết thúc cuộc thi trọng tài phát lệnh phải bắn súng để báo trước cho các vận động và trọng tài giám định là cuộc thi đã gần kết thúc. Trọng tài phát lệnh phải được tổ trưởng trọng tài bấm giờ chỉ dẫn và tại thời điểm chính xác sau xuất phát sẽ phát tín hiệu kết thúc cuộc thi bằng việc nổ súng một lần nữa. Tại thời điểm súng nổ để phát lệnh kết thúc cuộc thi, các trọng tài giám định được phân công sẽ đánh dấu chính xác điểm mà tại đó mỗi vận động viết chạm vào đường chạy trong thời gian cuối cùng trước khi hoặc đồng thời cùng với tiếng nổ của súng. Cự ly đạt được phải được đo tới mét gần nhất phía sau vạch đánh dấu này. Ít nhất một trọng tài giám định phải được phân công tới mỗi 26
  18. vận động viên trước khi bắt đầu cuộc thi để đánh dấu cự ly mà vận động viên đạt được. 2. Chạy cự ly trung bình Trong điền kinh các cự ly từ 500m – 2000m được gọi là cự ly trung bình, tuy có nhiều cự ly như vậy nhưng người ta chỉ chọn hai cự ly 800m (đối với nữ) và 1500m (đối với nam) để thi đấu chính thức trong Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu lớn. 2.1. Tác dụng của chạy cự ly trung bình Rèn luyện và phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian dài, giúp có sức khỏe tốt hơn. 2.2. Các động tác kỹ thuật Kỹ thuật cự ly trung bình chia thành 03 giai đoạn: Xuất phát và tăng tốc sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. Khác với chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình có độ dài bước nhỏ hơn, tư thế của thân trên thẳng hơn, chân lăng nâng gối thấp hơn, việc duỗi thẳng chân đạp sau không đột ngột, thở có nhịp điệu và sâu hơn. 2.2.1. Xuất phát và tăng tốc sau xuất phát Trong chạy cự ly trung bình thường dùng kỹ thuật xuất phát cao. Sau lệnh vào chỗ, người chạy tiến vào vị trí xuất phát, và đặt chân thuận (khoẻ) sát sau vạch xuất phát, chân kia ở phía sau bằng mũi bàn chân, cách chân trước 25 – 30cm. Thân trên hơi ngả về phí trước, hai chân khuỵu gối, trong tâm dồn vào chân thuận, hai tay co ở khuỷu tự nhiên và để so le với chân, tư thế lúc này cần ổn định. Sau đó tăng độ ngả thân trên về phía trước và khuỵu gối nhiều hơn nhưng vẫn phải đảm bảo không bị mất thăng bằng, mắt nhìn về phía trước. Khi có khẩu lệnh chạy (hoặc tiếng súng) thì lập tức xuất phát và tăng tốc độ. Độ ngả thân trên tùy thuộc vào tốc độ chạy. Khi đạt được tốc độ cũng là lúc chuyển sang chạy giữa quãng. Xuất phát nhanh trong chạy cự ly trung bình tuy không có nghĩa lắm với thành tích, nhưng cần phải xuất phát nhanh để chiếm vị trí thuận lợi khi chạy là cần thiết. Khi xuất phát ở đường vòng cũng như khi chạy ở đường vòng cần chạy sát mép trong của đường vòng. 2.2.2. Chạy giữa quãng Khi chạy giữa quãng thân người hơi ngã về trước không quá 4 – 5 độ hoặc giữ thẳng đứng. Ở tư thế như vậy độ dài bước được duy trì dễ dàng. Nếu như thân trên ngả nhiều sẽ gây khó khăn cho việc đưa chân về trước, làm giảm độ dài bước và ảnh hưởng đến tốc độ chạy. Tư thế của đầu cũng ảnh hưởng đến tư thế thân người, vì thế nên giữ đầu thẳng và mắt nhìn về phía trước để người chạy thoải mái hơn, không bị căng thẳng. 27