Nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang là cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa – kỹ thuật của vùng. Nhiệm vụ của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế kỹ thuật của vùng. Hàng năm trường đào tạo hàng trăm kỹ sư, cử nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cho các địa phương, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trường mới thành lập nên việc giáo dục thể chất còn hạn chế, vì thế việc rèn luyện, tăng cường thể chất cho sinh viên là một yêu cầu quan trọng. Qua sự kiểm tra, đánh giá sẽ tìm ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp, đồng thời qua bảng đánh giá thể chất sinh viên có thể đánh giá được quá trình giảng dạy của người thầy; nhờ đó chất lượng đào tạo sẽ được tăng lên. Cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang”.
pdf 12 trang Yến Nhi 06/04/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cai_tien_chuong_trinh_giang_day_mon_bong_chuyen_v.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Kiên Giang

  1. Từ bảng 2.2 có thể nhận thấy nội dung, cấu trúc chương trình môn bóng chuyền tự chọn đang được thực nghiệm tại trường như sau: + Phần lý thuyết: 12 tiết chiếm 13,33% tổng thời gian. Nội dung lý thuyết được giảng dạy lồng ghép trong giờ học thực hành bao gồm các nội dung: ảnh hưởng của môn bóng chuyền đến sự phát triển của con người, chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và điều trị, lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền, nguyên lý kỹ thuật môn bóng chuyền, luật và chiến thuật thi đấu bóng chuyền + Phần thực hành: 78 tiết chiếm 86.7% bao gồm các kỹ thuật cơ bản, các kỹ thuật nâng cao, phối hợp kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu tập và các bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, LVĐ phù hợp với lứa tuổi cùng với thời gian hoạt động linh hoạt thuận lợi, không ảnh hưởng đến giờ học các môn chuyên ngành sinh viên. Chương trình học môn bóng chuyền tự chọn được chúng tôi xây dựng với số tiết là 90, chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ 45 tiết, mỗi tuần tập 3 tiết, mỗi tiết 50 phút. Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm, Bảng phân phối chương trình giảng dạy, nội dung cụ thể cho từng buổi, từng tiết học và giáo án mẫu được trình bày tại phần phụ lục 2 của luận văn. Khi kiểm tra kết thúc học kỳ môn bóng chuyền gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành (kỹ thuật). trong đó: + Điểm lý thuyết: Học kì 1: Phần kiểm tra lý thuyết cho sinh viên làm tiểu luận ở nhà. Học kì 2: Phần kiểm tra lý thuyết cho sinh viên làm tiểu luận ở nhà. + Điểm thực hành (kỹ thuật). Như vậy điểm kết thúc mỗi học kì được tính như sau: Điểm học phần = (điểm LT + điểm TH)/2. 3. KẾT LUẬN Tổng số 95.51 % sinh viên Khoa Kinh (379 sinh viên được khảo sát) thực tế lựa chọn hình thức học chương trình môn học thể chất môn thể thao tự chọn 90 tiết để hoàn thành theo yêu cầu của Nhà trường. Điều này cũng hết sức phù hợp với xu hướng hiện nay trong các trường đại học, cao đẳng, môn điền kinh cơ bản ngày càng có ít sinh viên lựa chọn học tập, rèn luyện trong chương trình môn thể thao tự chọn Đề tài xây dựng cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên nam, nữ năm nhất khoa Kinh tế Trường Đại học Kiên Giang, với tổng thời gian là 90 tiết học. Để tiến hành cải tiên chương trình giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên trường Đại học Kiên Giang, đề tài lựa chọn các nội dung phỏng vấn qua 2 lần được đánh giá “dùng được” trung bình tỷ lệ (%) từ 75% trở lên. Kết quả tại bảng 3.7, đề tài đã lựa chọn được đầy đủ hệ thống nội dung giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn (là những nội dung có trên 75% số phiếu tán thành). 1197
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2 Iu.N.Klesep-A.G.Airianx (1997), Bóng chuyền, NXB TDTT, Hà Nội. 3 Huỳnh Trọng Khải - Đỗ Vĩnh (2010), “Giáo trình thống kê”, NXB TDTT. 4 Nguyễn Thành Lâm - Lâm Quang Thành (2005), “Đo lường thể thao”, trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh. 5 Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008), Giáo trình TDTT trường học, NXB TDTT, Hà Nội. 6 Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 7 Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Văn Hòa (2016), Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất tại Ttrường đại học Cần Thơ. NXB ĐHCT. 8 Tổng cục TDTT (1996), Chương trình môn học Bóng chuyền dành cho đại học chính qui chuyên ngành GDTC, NXB TDTT, Hà Nội. 9 Viện khoa học TDTT (2003), “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 16 đến 20 tuổi thời điểm 2001”, NXB TDTT, Hà Nội. 1198