Giáo trình Động vật có xương sống (Phần 2)

Chương 7
Trên lớp Bốn chân (Tetrapoda)
Lớp Ếch nhái hay Lưỡng cư (Amphibia)
Trên lớp bốn chân gồm những động vật có xương sống chuyển đời sống lên cạn, trong môi trường
không khí. Trong đó một số có đời sống hoàn toàn trên cạn, hay còn có một số giai đoạn trong đời sống
còn gắn chặt với môi trường nước. Một số nhóm quay lại môi trường nước những vẫn giữ sự hô hấp oxi
trong khí quyển.
Việc chuyển từ môi trường nước lên cạn là một sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hoá
củađộng vật có xương sống. Chiếm lĩnh môi trường cạn, động vật có xương sống có một vùng rộng lớn
để khai thác thức ăn và các đìều kiện sống khác . Tuy nhiên, đây là một bước chuyển vô cùng khó khăn
vì các điều kiện vật lý trên đất liền khác với nước: không khí không đủ sức nâng con vật như ở trong
nước, lượng oxi trong không khí nhiều hơn trong nước nhưng không thể hô hấp bằng mang mà phải hô
hấp bằng một cơ quan khác. Nhiệt độ ở đất liền giao động nhiều hơn, không khí và nước có độ khúc xạ
và dẫn truyền âm thanh khác nhau...
Động vật có xương sống ở cạn khắc phục sức hút của trọng lực nhờ những biến đổi hình thái kèm
theo sự gia tăng chung mức độ biến dưỡng của cơ thể. Sự di chuyển trên cạn được thực hiện nhờ xuất
hiện kiểu chi năm ngón, hoạt động nhờ hệ cơ. Cường độ hô hấp gia tăng, trao đổi khí và môi trường
xảy ra ở phổi. Giai đoạn ấu trùng của ếch nhái hô hấp bằng mang. Ở bò sát, chim và thú, khe mang chỉ
tồn tại ở giai đoạn phôi. Hai vòng tuần hoàn: tuần hoàn phổi và tuần hoàn cơ thể. Kích thước tương đối
của não bộ gia tăng và phân hoá các phần. Cơ quan cảm giác thích nghi với hoạt động trong môi trường
không khí. Khoang mũi có phần khứu giác và phần hô hấp riêng, xuất hiện xoang tai giữa, có mi mắt,
điều tiết bằng cách thay đổi đường kính nhân mắt. Cơ quan đường bên chỉ có ở giai đoạn ấu trùng và
một số ếch nhái trưởng thành.
Những thay đổi đó không thể thực hiện ngay mà được giải quyết dần dần trong từng nhóm động
vật có xương sống. Theo một số tác giả thì cá dạng vây thịt (cá vây tay, cá phổi) không phải là nhóm
động vật có xương sống đầu tiên thực hiện bước chuyển này. Phổi của chúng như ta đã biết mới chỉ là
sự thích nghi với môi trường nước tù hãm và nhiệt độ khô hạn. Vây chẵn có thuỳ thịt có lẽ giúp chúng
di chuyển từ nơi khô ráo, bùn lầy đến nơi có điều kiện thuận lợi hơn. Chỉ có ếch nhái mới bắt đầu đời
sống chuyển lên cạn. Nhưng chính thức ở trên cạn phải kể đến bò sát và đỉnh cao là chim và thú sau
này.
Trên lớp bốn chân có bốn lớp: Ếch nhái hay Lưỡng thê, Bò sát, Chim và Thú. Ba lớp sau gọi là
Động vật có màng ối (Amniota). Đó là nhóm có các màng phôi gọi là màng ối chứa dịch ối bảo cho
phôi phát triển giống như trong môi trường nước. Chim và thú có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường gọi là động vật đẳng nhiệt (máu nóng). Ếch nhái, bò sát
và các nhóm khác có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường gọi là động vật biến nhiệt
(máu lạnh). 

pdf 96 trang thiennv 11/11/2022 7540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Động vật có xương sống (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dong_vat_co_xuong_song_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Động vật có xương sống (Phần 2)

  1. Bằng Pro Hình 7.9 Hệ bài tiết và sinh dục ếch (Đào Văn Tiến, 1977) A. Ếch đực: 1.Tinh hoàn 2.Thể mở 3.Thận 4. Ống dẫn niệu 5.Túi tinh 6.Huyệt 7.Bóng đái 8.Tĩnh mạch chủ sau 9. Ống dẫn tinh 10.Tuyến trên thận B. Ếch cái: 1.Phễu ống dẫn trứng 2. Ống dẫn trứng 3.Tử cung 4.Huyệt 5.Bóng đái 6.Buồng trứng phải 7.Thận 8.Thể mở 9.Hệ sinh dục Cá thể đực có một đôi tinh hoàn. Sản phẩm sinh dục đổ chung với ống dẫn niệu. Cá thể cái có buồng trứng, ống dẫn trứng. Lỗ sinh dục, lỗ bài tiết và lỗ hậu môn đều đổ vào huyệt. Thụ tinh ngoài, phát triển phôi và hậu phôi xảy ra trong nước. Trứng thụ tinh phân cắt hoàn toàn và gần đều. Phôi vị hóa tiến hành bằng cách lõm vào và lan phủ. Miệng phôi bị nút noãn hoàn bịt kín. Sự phát triển hậu phôi có biến thái và xảy ra qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn mang ngoài: có mang ngoài để hô hấp, có cơ quan đường bên, tim chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất. - Giai đoạn mang trong: mang ngoài tiêu biến, mang trong với lỗ thở xuất hiện. Miệng có mỏ sừng và răng. - Giai đoạn cải biến các cơ quan: xuất hiện chân và phổi, đuôi và mang tiêu biến. Sự biến thái của ếch nhái cho thấy việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn có nhiều đặc điểm liên quan với cá trong quá trình tiến hoá. III. Phân loại Trang 124
  2. Bằng Pro Hiện nay chỉ có 3 bộ 1. Bộ Ếch nhái có đuôi (Caudata hay Urodela): Cấu tạo cơ thể còn mang nhiều tính chất nguyên thuỷ. Thân dài, có đuôi, hai chân trước và sau dài bằng nhau, đốt sống hai mặt lõm hoặc lõm sau, xương tay trụ không gắn với xương tay quay, cũng như xương chày không gắn với xương mác. Đôi khi hai tâm nhĩ độc lập nhờ có vách ngăn hoàn toàn. Có mang ngoài. Nhiều loài thụ tinh trong, noãn thai sinh hoặc ấu trùng sinh. Hịên nay có khoảng 280 loài, sống ở vùng ôn đới Bắc bán cầu như kỳ giông, sa giông, siren, cá cóc, Ở nước ta có cá cóc Tam Đảo và cá cóc Mẫu Sơn sống ở vùng núi phía bắc là những loài quý hiếm. (H 7.10) 2. Bộ Ếch nhái không chân (Apoda): Cơ thể hình giun, không có chân, da có những vảy nhỏ nằm trong lớp bì, đốt sống hai mặt lõm, vách ngăn tâm nhĩ chưa hoàn toàn. Hiện nay có khoảng 60 loài sống trong đất vùng nhiệt đới. Nước ta có ếch giun (Ichthyophis bannanicus) cũng là một trong những loài động vật quý hiếm. 3. Bộ Ếch nhái không đuôi (Anura): Đây là bộ tiến hoá nhất. Cơ thể ngắn, không có đuôi, chi sau dài hơn chi trước, xương tay trụ gắn liền với xương tay quay, xương chày gắn liền với xương mác, trưởng thành không có mang, đa số có đốt sống lõm trước. Hiện nay có khoảng 2100 loài, ở nước ta có khoảng 162 loài (Nguyễn Văn Sáng và CS,2005). Việc phân chia các phân bộ dựa vào kiểu lõm của đốt sống. Đáng chú ý là các phân bộ sau: (H 7.11) - Phân bộ Lõm sau (Ophisthocoela): đốt sống lõm sau. Nước ta có một loài là cóc tía (Bombina maxima). - Phân bộ Á lõm trước (Procoela): đốt sống lõm trước. Nước ta có cóc nhà (Bufo melannostictas), nhái bén (Hyla chinensis). - Phân bộ Lõm khác (Diplasiocoela): Đốt sống lõm trước, chỉ có một đốt hai mặt lõm. Các loài thường gặp là ếch đồng, nhái, chẫu chàng Trang 125
  3. Bằng Pro Trang 126
  4. Bằng Pro IV. Nguồn gốc tiến hoá Cách đây khoảng 300 trăm triệu năm vào kỷ Devon, khí hậu trên trái đất có những mùa khô hạn theo chu kỳ. Thực vật thuỷ sinh ven bờ bị chết gây tình trạng thối rữa làm môi trường nước trở nên nghèo oxy. Trong tình hình đó nhiều loài cá bị tiêu diệt, chỉ có một số cá xuất hiện phổi để hô hấp khí trời và vây chẵn có thuỳ thịt để di chuyển trên cạn mới tồn tại được. Đó là các loài cá vây tay, cá phổi. Từ các nhóm cá này, một nhóm cá vây tay cổ cho ra các loài ếch nhái đầu tiên là Ichthyostegalia. Chúng có đặc điểm là có giáp xương đầu nên còn được gọi là Ếch nhái giáp đầu (Stegocephalia), sọ có lồi cầu chẩm, có xương bàn đạp và một số đặc điểm của cá như vây đuôi với các tia vây, có xương nắp mang. Trang 127
  5. Bằng Pro Cuối kỷ Devon, ếch nhái giáp đầu chia làm hai phân lớp: -Phân lớp đốt sống mỏng (Lepospondyli): kích thước cơ thể nhỏ nhưng chuyên hoá với đời sống ở nước, nhiều dạng không có chân. Vì vậy người ta cho chúng là nguồn gốc của Bộ Không chân và Có đuôi. -Phân lớp đốt sống dầy (Apsidospondyli): chia làm hai trên bộ là Trên bộ Răng rối (Labyrinthodontia) và Trên bộ Ếch nhảy (Salientia). Trên bộ Êch nhảy gồm Bộ Không đuôi nguyên thuỷ (Proanura) ở kỷ Cacbon và bộ Eoanura ở kỷ Tam điệp được xem là nguồn gốc của ếch nhái Không đuôi ngày nay. Trên bộ Răng rối có quan hệ với bò sát nguyên thuỷ được xem là nguồn gốc của bò sát ngày nay. Hình 7.12 Nguồn gốc tiến hoá của ếch nhái V. Sinh thái học 1. Đìều kiện sống: Ếch nhái là những loài động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Đời sống của ếch nhái do đó lệ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yếu tố môi trừơng khác. Nhiệt độ thích hợp của các loài ếch nhái thay đổi tuỳ theo nhóm. Đối với các loài ếch nhái có đuôi, ranh giới nhiệt độ của chúng là từ 2-30oC, còn ở ếch nhái không đuôi là từ 3-37,5oC. Nhiệt độ cơ thể của ếch nhái thường thấp hơn nhiệt độ môi trường từ 2-3oC. Tuy nhiên, có những loài sống được ở nhiệt độ thấp đến 0 hoặc 1oC như Hydromantes platycephalus thậm chí có thể sống trong nước đóng băng với nhiệt độ -6oC (Hyla crucifer, Rana sylvatica). Ranh giới nhiệt độ cao ếch nhái chịu dựng được là khoảng 40oC. Trang 128
  6. Bằng Pro Đời sống của các loài ếch nhái còn lệ thuộc chặt chẽ vào độ ẩm môi trường. Da của ếch nhái là cơ quan hô hấp vô cùng quan trọng. Da trần và ẩm, thuận lợi cho sự khuếch tán khí và độ ẩm của da giảm cùng với độ ẩm ở ngoài. Da khô nhanh, ếch nhái chết khi lượng nước mất 15% so với trọng lượng cơ thể, da khô chậm lượng nước mất 75% chúng mới chết. Những loài sống ở cạn (cóc) có thể mất từ 40-50% lượng nước, các loài ở nước (ếch) cơ thể mất 30% lượng nước so với trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy đô ẩm cuả môi trường rất quan trọng đối với đời sống của ếch nhái. Độ ẩm cao là điều kiện sống tốt của chúng. Vì có đời sống lệ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ và độ ẩm nên ếch nhái không phân bố các vùng sa mạc khô cằn và vùng địa cực, trong khi chúng rất phong phú và đa dạng ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm. Ếch nhái sống chủ yếu ở các vực nước ngọt. Môi trường nước có hàm lượng muối từ 1-1,5% sẽ gây khó khăn cho việc điều hoà áp suất thẩm thấu của cơ thể. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số loài sống ở nước lợ. Ngoài ra nồng độ oxi và độ pH cũng ảnh hưởng đến đời sống ếch nhái. Khi nồng độ oxi giảm, lượng huyết cầu tố trong máu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các loài ếch nhái có thể hoạt động ở môi trường có độ pH = 3,8. 2. Các nhóm ếch nhái về mặt sinh thái học: Ếch nhái thường sống ở những nơi ẩm ướt hay các vực nước ngọt. Một số sống trên cạn hoặc trên cây. Tuy nhiên, dù sống ở đâu thì cũng quay về môi trường nước để sinh sản. Căn cứ vào nơi ở chúng ta có thể phân ếch nhái thành 3 nhóm sinh thái: -Nhóm sống trong nước: chủ yếu là các loài ếch nhái có đuôi và một số không đuôi. Các loài có đuôi sống gắn với môi trường nước có thân dài, đuôi dài dẹp, chi nhỏ (cá cóc tam đảo, Parameso, Triton). Những loài sống ở suối nước chảy chi có vuốt giúp cho con vật bám vào giá thể (cá cóc vuốt Onychodactylus). Các loài không đuôi sống ở nước có màng da nối các ngón chân sau (ngoé, chẫu ). Một số loài túi kêu con đực có tác dụng như chiếc phao bơi (cóc nước), một số loài sống ở suối có đĩa bám ở đầu ngón chân (ếch ang, ếch sần ). -Nhóm sống nửa nước nửa cạn: chiếm số lượng lớn các loài không đuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ thời gian sống dưới nước so với trên cạn thay đổi tuỳ loài. Có những loài sống nhiều trong nước, có những loài chỉ sinh đẻ trong các vực nước, lại có những loài sống trên cây bên bờ các vực nước. -Nhóm sống trên cạn: đáng chú ý là các loài đẻ trứng thai như kỳ giông đen châu Âu (Salamandra atira), cóc đẻ con (Nectophrynoides) hay ếch nhái không chân thụ tinh trong. Phần lớn các loài có khả năng đào đất. Chúng dùng chi sau đạp lần lượt và dúi phần sau thân trong đất. Những loài này có chân sau ngắn, khoẻ, da đầu có một phần hoá xương bảo vệ đầu khỏi bị chấn thương do đất. Các loài không chân đào đất có thân hình rắn, một số giác quan không phát triển. Trang 129
  7. Bằng Pro Trong số các loài sống trên cạn phải kể đến những loài sống trên cây. Các Họ Ếch cây (Rhacophoridae) và Nhái bén (Hylidae) có tới 90% loài ở cây. Các loài ở cây đều có cấu tạo thích hợp cho sự leo trèo như ngón chân có đĩa bám, có tuyến tiết chất dính hay các ngón chân có màng da để chúng có thể nhảy chuyền từ cây này sang cây khác. 3.Vận chuyển: Khả năng vận chuyển của ếch nhái có liên quan với môi trường sống. Chúng có khả năng bơi trong môi trường nước nhờ cử động của thân và đuôi (cá cóc tam đảo, siren ) hoặc nhờ các chi sau dài và có màng bơi (ếch, nhái ) Nhảy là hình thức vận chuyển chủ yếu của những loài không đuôi thực hiện do sự duỗi thẳng đột ngột của chi sau. Chi trước làm vai trò đệm khi con vật rơi xuống đất. Một số loài có khả năng nhảy rất tốt, chẳng hạn như nhái bầu vân ở ta có bước nhảy gấp 80 lần chiều dài cơ thể (xa 120cm và cao 50cm), ngoé nhảy xa 60cm và cao 20cm, cóc nhà nhảy xa 30-40cm và cao 15cm Một số loài có thể nhảy lia thia trên mặt nước như ếch đồng Một số loài khác có thể chạy hoặc bò nhưng rất chậm. Một số loài có cách chuyển vận phổ biến là trèo trên cây, bám trên lá như nhái bén, ếch cây, ếch núi nhờ đầu ngón chân có các giác bám lớn, đôi khi da tiết ra chất dính để bám chặt vào giá thể. 4.Hoạt động ngày đêm và mùa: Do đặc điểm cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý của ếch nhái còn kém tiến hoá nên không những chúng bị hạn chế về vùng phân bố mà còn bị chi phối về hoạt động ngày đêm và hoạt động theo mùa. Nhiều yếu tố chi phối hoạt động ngày đêm và mùa của ếch nhái nhưng chủ yếu là nhiệt độvà độ ẩm. Phần lớn chúng hoạt động về đêm khi có độ ẩm và nhiệt độ thuận lợi. Về mùa hè, cá cóc tam đảo hoạt động chủ yếu từ 9-10 giờ đến 15-16 giờ. Cóc, ngoé, nhái đi kiếm ăn từ lúc mặt trời lặn đến lúc nửa đêm. Trong vùng rừng nhiệt đới nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi , ếch nhái hoạt động suốt ngày và quanh năm. Những ngày có mưa rào hoặc sau cơn mưa, một số ếch nhái kiếm ăn ban ngày. Ếch nhái còn có hiện tượng ngủ hè ( nấp nơi trú ẩn, ngừng hoạt động và nhịn ăn) khi có nhiệt độ cao và khí hậu khô ráo. Khi trời trở rét, nhiệt độ xuống thấp ếch nhái có hiện tượng trú đông. Lúc đó chúng chui vào các hang hốc tự nhiên để ẩn náu, ngừng hoạt động và nhịn ăn, chỉ ra ngoài kiếm ăn vào những ngày nắng ẩm. Ở các vùng ôn đới, mùa đông rất lạnh và kéo dài, ếch nhái có hiện tượng ngủ đông. Khi ngủ, trao đổi chất của con vật giảm tối thiểu, tính cảm ứng và dẫn truyền thần kinh, sự bài tiết của thận cũng yếu đi rõ rệt. 5.Thức ăn: Thời gian kiếm ăn trong ngày của ếch nhái ngắn nên chúng thường ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Đó là các loài động vật. Chỉ có nòng nọc mới ăn thực vật và các chất bã động vật. Thức ăn chủ yếu của ếch nhái thường là côn trùng, nhện, cua, ốc, cá con Cũng có trường hợp ăn cả nòng nọc của mình. Trang 130
  8. Bằng Pro Thành phần thức ăn thay đổi tuỳ theo theo nơi ở. Các loài sống ở rừng núi ăn ít loài thức ăn hơn các loài ở đồng bằng. Kích thước loại thức ăn thay đổi theo kích thước cơ thể. Các loài có kích thước lớn, miệng rộng ăn thức ăn lớn hơn các loài có kích thước nhỏ, miệng hẹp. Số loài có chế độ ăn chuyên không nhiều. Ếch rắn chuyên ăn giun đất, cóc rừng chuyên ăn kiến, ếch gai chuyên ăn các loài ếch nhái khác. Một số loài có thức ăn thay đổi theo mùa. Cóc nước về mùa xuân thường ăn các loài côn trùng cánh cứng, cánh nửa ở nước, ấu trùng bướm. Mùa hè chúng ăn cánh cứng, kiến, nhện, đôi khi cả trứng ếch nhái. Ếch nhái thường ngồi yên một chỗ để rình và bắt mồi động. Chúng dùng lưỡi và hàm để giữ mồi. Nuốt mồi nhờ cầu mắt và thềm miệng. Ngoài ra khi phát hiện mồi có thể sử dụng khứu giác (ếch nhái có đuôi) hoặc xúc giác (ếch nhái không đuôi có vuốt). 6. Sinh sản : Sự sai khác đực cái được phân biệt nhờ các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Thông thường có thể cá thể đực nhỏ hơn cá thể cái. Một đặc điểm nổi bật để phân biệt đực cái ở hầu hết ếch nhái không đuôi là con đực có hai túi kêu nằm sau cằm. Túi kêu có chức năng như một thùng cộng hưởng để khuếch tán âm thanh phát ra khi đi qua thanh quản. Một số đặc điểm phân biệt đực cái chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản như màu sắc cơ thể, hoa văn, mào lưng và đuôi hoặc chai tay. Ếch lông Châu Phi (Asrylosternus robustus) có hai nếp da mỏng có nhiều mao mạch có thể làm nhiệm vụ hô hấp nằm hai bên sườn và đùi. Ngoài ra, ở một số loài cá thể đực có màng nhĩ to, có răng trên hàm dưới phát triển, xương trụ tai mọc chìa ra ngoài hoặc có hai u lồi trên vùng đỉnh sọ. Sự giao phối của ếch nhái tiến hành trong nước, thời gian giao phối thay đổi tuỳ theo loài, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Khi giao phối cá thể đực ôm lấy cá thể cái để phóng tinh trùng lên trứng. Đa số các loài có hiện tượng giao hoan sinh dục diễn ra trước khi giao phối. Ếch nhái có đuôi nguyên thuỷ và đa số không đuôi thụ tinh ngoài. Ếch nhái không chân và đa số có đuôi thụ tinh trong. Ở những loài này chúng có bộ phận giao phối do thành xoang huyệt có cơ co rút lồi ra bên ngoài. Số lượng trứng thay đổi tuỳ theo loài. Nói chung những loài có cỡ nhỏ đẻ trứng nhỏ hơn các loài có cở lớn. Ếch đồng, chẫu đẻ hơn 3000 trứng, ngoé 2500 trứng, ếch cua 2570 trứng, cóc nước 150-600 trứng, nhái bầu vân 100-500 trứng. Loài nhái nhỏ ở Cuba (Smintillus limbatus) chỉ đẻ có 1 trứng. Kích thước trứng thay đổi từ 0,8-1,7mm. Một số loài có cỡ lớn trứng có thể lớn từ 5-6mm. Đa số trứng khi đẻ ra dính nhau thành đám, thành khối trơn hoặc thành dải. Chung quanh trứng có lớp màng keo bảo vệ trứng khỏi các tác động cơ học đồng thời được xem như một bộ phận hấp thu nhiệt. Trứng dính thành đám giúp chúng nổi được trong môi trường nước đồng thời tránh được sự tấn công của kẻ thù. Nơi đẻ trứng thay đổi tuỳ theo loài. Đa số đẻ trong nước. Tuy nhiên, có loài đẻ trong đám rêu ở thân cây (cóc góc mắt), trên lá cây (nhái bám lớn). Nhái bám nhỏ làm tổ bằng bọt chất nhày trong hốc cây. Các loài ở cạn đẻ con trong đất. Cũng có trường hợp con đực mang trứng cho con cái (cóc mang Trang 131
  9. Bằng Pro trứng) hoặc có trường hợp mang trứng trong túi kêu cho đến khi phát triển thành nòng nọc (nhái mũi Chilê). Số lứa đẻ trong năm thay đổi tuỳ vùng. Ếch nhái vùng ôn đới chỉ đẻ một lứa trong năm, ngược lại ở vùng nhiệt đới cỏ thể 2-3 lứa. Đa số loài ếch nhái đẻ vào mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu. Hiện tượng chăm sóc trứng cũng rất đa dạng. Ếch rắn lấy thân quấn quanh đám trứng để cho trứng khỏi bị khô. Cá cóc núi đực nằm gần đám trứng đề phòng cá dữ. Nòng nọc ếch độc nằm trên lưng con đực. Có loài mang trứng trên lưng (nhái lưng nam Mỹ) hoặc đặt trứng trong một cái túi do nếp da lưng tạo thành (nhái túi) VI. Tầm quan trọng về kinh tế Ếch nhái là một nhóm động vật có số lượng không nhiều nhưng do đặc điểm môi trường sống và đặc điểm dinh dưỡng nên chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Ếch nhái ăn chủ yếu các loài côn trùng đồng thời bản thân chúng là thức ăn của nhiều loài khác nên chúng trở thành một mắc xích trong chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn. Đa số các loài ếch nhái có ích cho nông nghiệp. Chúng ăn nhiều loài côn trùng có hại cho cây trồng, lại hoạt động kiếm ăn vào ban đêm khi mà các loài động vật ăn côn trùng khác không hoạt động. Một số loài ăn các loài động vật như ốc, côn trùng, mang các mầm bệnh ký sinh truyền cho con người. Nhiều loài ếch nhái có giá trị thực phẩm như ếch đồng, ếch ang, cá cóc, Các loài ếch, nhái đã trở thành những món đặc sản. Nhựa cóc là một chất độc nên một số nơi dùng làm chất độc để săn thú. Thịt cóc là thuốc trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em. Nhiều loài ếch, cóc, cá cóc được dùng làm các thí nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy. Chương 8 Động vật có màng ối (Amniota) Lớp bò sát (Reptilia) Trong hệ thống phân loại động vật có xương sống thì cá và ếch nhi được xếp vào Nhũng Động vật không màng ối (Anamnia) còn ba lớp còn lại là bò sát, chim và thú được xếp vào Những Động vật có màng ối (Amniota). Trang 132
  10. Bằng Pro Động vật c mng ối l những động vật c xương sống chnh thức ở cạn. Thụ tinh trong. Trứng pht triển trn cạn. Một số c đời sống ở nước thứ sinh (ra, c sấu, ) quay về đẻ trứng trn cạn hoặc non thai sinh . Pht triển khng qua biến thi. Động vật c mng ối v khng mng ối khc nhau ở cấu tạo trứng, pht triển phi v nhiều đặc điểm cấu trc của c thể tưởng thnh. Trứng của động vật khng mng ối được bao quanh bởi lớp mng keo bảo đảm cho trứng nổi trong nước v hấp thu nhiệt tốt. Khối lượng non hon tương đối t, nước xm nhập qua lớp vỏ trứng cần cho sự pht triển. Trứng của động vật c mng ối c khối lượng non hong nhiều cung cấp năng lượng cho phi. Chất albumin nhiều trong trứng bảo đảm đủ lượng nước cho phi pht triển. Lớp vỏ dai hoặc vỏ đ vi của trứng giữ cho hnh dạng của trứng khng đổi, trnh sự mất nước v cc tc động cơ học của mi trường. Trứng của động vật c mng ối nhiều non hong nn phn cắt khng hon ton tạo nn phi hnh đĩa. Trong qu trnh pht triển phi c tạo thnh cc mng ngoi phi. Đ l mng ối, mng nhung v ti niệu. Cc mng ny được hnh thnh trong giai đoạn đầu của pht triển phi đảm bảo cho trứng pht triển tốt trn cạn. Mng ối chứa dịch ối c tc dụng bảo vệ cho phi khỏi bị kh, giảm nhẹ cc tc động cơ học v tạo điều kịn cho phi pht triển giống như trong mi trường nước. Ti niệu c nhiều mao mạch gip cho sự trao đổi kh của phi v chứa cc sản phẩm bi tiết của phi. Mng nhung ngoi cng bảo vệ cho trứng v tham gia vo việc hnh thnh nhau thai ở th. I. Đặc điểm chung B st l lớp động vật c xương sống ở cạn chnh thức nn chng c những đặc điểm thch nghi r rệt với mi trường ny. Tuy nhin, mức độ hon chỉnh của cc hệ cơ quan chưa cao, do đ khả năng biến dưỡng cn thấp v đời sống cn nhiều lệ thuộc với mi trường Ngoi sự xuất hiện của mng ối, chng cn c những đặc điểm chung như sau: 1. Da kh, t tuyến, c vảy sừng chống lại sự mất nước. 2. Phần cổ của cột sống có hai đốt nhưng chỉ khớp với hộp sọ bằng một lồi cầu chẩm gip đầu cử động linh hoạt hơn. đai vai v đai hng khớp với cột sống, chn khng nằm cng một mặt phẳng với cơ thể nn cơ thể được nng ln khỏi mặt đất. 3. No bộ phn ho phức tạp hơn ếch nhi. No bộ c vỏ chất xm lm thnh vm no mới. 4. H hấp bằng phổi. Động tc h hấp thực hiện bằng lồng ngực do cc xương sườn tạo nn. 5. Tim c 2 tm nhĩ, 1 tm thất. Tm thất c vch ngăn nhưng chưa hon ton (trừ c sấu). Hệ động mạch c sự phn ho phức tạp. 6. Thận sau. Trang 133
  11. Bằng Pro Tuy vậy, b st vẫn cn một số hạn chế khc về cấu tạo cơ thể l mu nui cơ thể vẫn l mu pha, thn nhiệt khng ổn định. II. Hnh dạng và cấu tạo cơ thể 1. Hnh dạng C 3 dạng: dạng thằn lằn, dạng rắn v dạng ra c mai cứng lm thnh bộ gip bao bọc cơ thể. 2. Vỏ da - Biểu b c tầng sừng dy. Tầng sừng c thể bong ra theo chu kỳ hng năm gọi l hiện tượng lột xc. - B tương đối pht triển, c nhiều tế bo sắc tố tạo nn mu sắc bảo đảm chức năng tự vệ, sinh sản v điều ho thn nhiệt. Vảy của thằn lằn v rắn l sản phẩm của biểu b. Đa số b st khng c tuyến da trừ một số nhm như tuyến xạ ở c sấu, tuyến đi ở thằn lằn. 3. Bộ xương 3.1. Cột sống Ngoi bốn phần như ếch nhi cn c thm phần thắt lưng. Trong từng phần cũng c một số biến đổi quan trọng: phần cổ c hai đốt sống l đốt chống v đốt trục. Đốt chống khớp với lồi cầu chẩm của hộp sọ ở pha trước v với mấu hnh răng của đốt trục ở pha sau. Nhờ vậy m đầu cử động linh hoạt hơn. Phần ngực v thắt lưng c cc xương sườn gắn với xương mỏ c lm thnh lồng ngực tham gia vo động tc h hấp. Phần hng c hai mấu ngang pht triển mạnh tạo điểm tựa vững chắc cho đai hng. Cc đốt sống đui c vng sụn giữa đốt l nơi c thể tự đứt v ti sinh đui mới. 3.2. Xương sọ Đặc điểm xương sọ của b st l nền sọ rộng v hộp sọ cao nn thể tch tăng, cc xương ho xương nhiều nn vững chắc hơn. Trọng lượng hộp sọ nhẹ nhờ hnh thnh cc hố thi dương. Ngoi ra cấu tạo của xương sọ cn c sự thch nghi với việc bắt mồi lớn v c thể vừa ngoạm mồi vừa h hấp. Trang 134
  12. Bằng Pro Hnh 8.2 Cc kiểu hố thi dương (Beaumont A. v Cassier P., 1972) C. Xương vung F. Xương trn J. Xương g m L. Xương trước ổ mắt M. Xương hm N. Xương mũi P. Xương đỉnh Pm. Xương tiền hm P.O. Xương sau ổ mắt Q.J. Xương vung g m S. Xương vảy (Lỗ mũi ngoi v ổ mắt mu đen. Hố thi dương trn gạch cho v hố thi dương dưới gạch ca r) Trang 135