Đánh giá nhanh các rào cản toàn hệ thống đối với tiêm chủng ở Việt Nam vào năm 2004

Đánh giá nhanh các rào cản toàn hệ thống đối với tiêm chủng ở Việt Nam vào năm 2004 nhằm xác định được các rào cản cũng như các thực hành tốt có tác động quan trọng đến chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và đưa ra các khuyến nghị về những can thiệp ưu tiên. Các tác giả đã nghiên cứu những tài liệu sẵn có thu thập được, phỏng vấn sâu 15 cán bộ ở tuyến trung ương và một số tổ chức quốc tế, phỏng vấn 80 cán bộ kết hợp với thảo luận nhóm ở liên tuyến tỉnh, huyện và xã theo tiếp cận và công cụ đánh giá quốc gia đã được sử dụng thí điểm ở Uganda và Zambia trong tháng 4 và tháng 5 năm 2004 và được vận dụng vào Việt Nam trong tháng 9 và tháng 10 cùng năm. Những rào cản toàn hệ thống nổi bật là sự thiếu hụt về ngân sách, về nhân lực, về dây chuyền lạnh, đặc biệt là ở các vùng hẻo lánh, miền núi, hải đảo...

Những thực hành tốt là xã hội hóa tiêm chủng, huy động cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về tiêm chủng và sản xuất được nhiều loại vacxin TCMR tại Việt Nam. Những can thiệp ưu tiên là: Tăng tỷ lệ ngân sách y tế trong ngân sách quốc gia, chú ý ngân sách cho TCMR, tìm nguồn viện trợ nước ngoài để triển khai tiêm chủng các vacxin mới được đưa vào chương trình TCMR, tăng cường chất lượng thu thập và sử dụng các dữ liệu, giảm bớt cho tuyến cơ sở số lượng các Báo cáo hàng tháng theo ngành dọc; xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ y tế ở cơ sở, chú ý cán bộ người dân tộc thiểu số.

pdf 6 trang Bích Huyền 01/04/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá nhanh các rào cản toàn hệ thống đối với tiêm chủng ở Việt Nam vào năm 2004", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nhanh_cac_rao_can_toan_he_thong_doi_voi_tiem_chung.pdf

Nội dung text: Đánh giá nhanh các rào cản toàn hệ thống đối với tiêm chủng ở Việt Nam vào năm 2004

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Đánh giá nhanh các rào cản toàn hệ thống đối với tiêm chủng ở Việt Nam vào năm 2004 Đặng Văn Khoát, Phạm Huy Tiến, Nguyễn Minh Tuấn và cs. Đánh giá nhanh các rào cản toàn hệ thống đối với tiêm chủng ở Việt Nam vào năm 2004 nhằm xác định được các rào cản cũng như các thực hành tốt có tác động quan trọng đến chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và đưa ra các khuyến nghị về những can thiệp ưu tiên. Các tác giả đã nghiên cứu những tài liệu sẵn có thu thập được, phỏng vấn sâu 15 cán bộ ở tuyến trung ương và một số tổ chức quốc tế, phỏng vấn 80 cán bộ kết hợp với thảo luận nhóm ở liên tuyến tỉnh, huyện và xã theo tiếp cận và công cụ đánh giá quốc gia đã được sử dụng thí điểm ở Uganda và Zambia trong tháng 4 và tháng 5 năm 2004 và được vận dụng vào Việt Nam trong tháng 9 và tháng 10 cùng năm. Những rào cản toàn hệ thống nổi bật là sự thiếu hụt về ngân sách, về nhân lực, về dây chuyền lạnh, đặc biệt là ở các vùng hẻo lánh, miền núi, hải đảo... Những thực hành tốt là xã hội hóa tiêm chủng, huy động cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về tiêm chủng và sản xuất được nhiều loại vacxin TCMR tại Việt Nam. Những can thiệp ưu tiên là: tăng tỷ lệ ngân sách y tế trong ngân sách quốc gia, chú ý ngân sách cho TCMR, tìm nguồn viện trợ nước ngoài để triển khai tiêm chủng các vacxin mới được đưa vào chương trình TCMR, tăng cường chất lượng thu thập và sử dụng các dữ liệu, giảm bớt cho tuyến cơ sở số lượng các báo cáo hàng tháng theo ngành dọc; xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ y tế ở cơ sở, chú ý cán bộ người dân tộc thiểu số. The rapid assessment of system-wide barriers to immunization in Viet Nam conducted in 2004 aims at identifying barriers and best practices that can impact on the EPI, and providing recommenda- tions on EPI prioritised interventions. The authors took the advantage of available EPI and health- related documents, carried out in-depth interviews with 15 officials at the central level and some international agencies; conducted individual interviews with 80 officials in combination with group discussions at provincial, district and commune levels. Application of the approach and tools for country assessment piloted in Uganda and Zambia in April and May 2004 was made in Viet Nam in September and October of the same year. Prominent system-wide barriers are insufficiencies in budget, manpower and cold chain, particularly for the remote, mountainous and island areas. Best practices are socialization of immunisation, community mobilization, people's awareness raising on EPI, and domestic production of vaccines. Prioritized interventions are as follows: increasing the health sector's proportion in the state budget with attention given particularly to budget allocation for EPI; seeking foreign aids in order to introduce successfully new EPI vaccines; improving qual- ity of data collection and use; reducing the number of monthly vertical reports submitted by the grass- roots level workers; developing policies for training, refresher training and employment for basic health workers, especially those who are from the ethnic minorities. 1. Đặt vấn đề diện rộng đối với tiêm chủng ở Việt Nam là một Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) phần quan trọng trong kế hoạch công tác của Liên ở Việt Nam đã không chế rất thành công các bệnh Minh toàn cầu về Vacxin và Tiêm chủng (GAVI) 2 có vacxin dự phòng. Bệnh bại liệt đã được thanh trong năm 2004-2005 . toán và bệnh uốn ván sơ sinh được loại trừ từ năm Đánh giá nhanh các rào cản toàn hệ thống đối 2000. Các bệnh khác trong CTTCMR đã giảm rõ với tiêm chủng ở Việt Nam vào năm 2004 nhằm rệt1. Việc đánh giá nhanh hệ thống rào cản trên mục tiêu (a) mô tả các đặc điểm về địa hình, dân 8 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3)
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | số, kinh tế, xã hội và y tế của Việt Nam có liên CTTCMR chỉ chọn có chủ đích 4 tỉnh nói trên trong quan đến ngành y tế nói chung và CTTCMR nói số các tỉnh ở phía Bắc. riêng; (b) xác định được các rào cản trên diện rộng 2.5. Phương pháp và quá trình đánh giá được có tác động quan trọng đến CTTCMR cũng như các nêu ra trong cuốn "Những nỗ lực để giải quyết các tiếp cận thành công và các thực hành tốt ở cả hai rào cản toàn hệ thống đối với tiêm chủng ở một số tuyến trung ương và địa phương và (c) đưa ra các quốc gia được chọn", do Trung tâm Phát triển Y tế khuyến nghị về những can thiệp ưu tiên, chuẩn bị và Xã hội ở Oslo, Na Uy, biên soạn vào tháng cho việc lập kế hoạch nhằm giảm bớt các rào cản 4.2004 và đã được áp dụng ở Zambia2. Các chuyên trọng điểm và lồng ghép các can thiệp ưu tiên này gia độc lập và lãnh đạo Chương trình Tiêm chủng vào các quá trình và kế hoạch tiêm chủng hiện Mở rộng Việt Nam đã thử nghiệm bộ câu hỏi và hành ở Việt Nam. hoàn chỉnh nó để người được phỏng vấn có thể trả lời dễ dàng hơn về các vấn đề được đặt ra. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.6. Nhóm đánh giá gồm có 3 chuyên gia độc 2.1. Nghiên cứu các tài liệu sẵn có thu thập lập của Việt Nam và TS. Ingvar Theo Olsen, được từ các thư viện, tủ sách và trên mạng internet chuyên gia quốc tế của WHO. có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, phần lớn là 2.7. Nhóm tham vấn do Bộ Y tế chủ trì, với sự các tài liệu đã xuất bản. tham gia của các thành viên của Bộ Kế hoạch và 2.2. Tiến hành phỏng vấn sâu 15 cán bộ lãnh Đầu tư, Bộ Tài chính, WHO và các thành viên khác đạo ở tuyến trung uơng và các tổ chức quốc tế là: của Uỷ ban điều phối liên ngành (ICC); đặc biệt là - Lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch và của Chủ nhiệm CTTCMR quốc gia, TS. Đỗ Sĩ Tài chính, Viện Dinh dưỡng, Cục Y tế Dự phòng Hiển. Nhóm tham vấn đã thông qua kế hoạch và Phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế. nghiên cứu trước khi triển khai và báo cáo kết quả - Lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Tài chính nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu trước khi gửi cho đối ngoại, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Lao động, các Bộ có liên quan, cho WHO và GAVI. Văn hóa và Xã hội của Bộ Tài chính. Thời gian nghiên cứu là từ tháng 8 đến tháng - Chuyên viên TCMR của Tổ chức Y tế thế giới 10 năm 2004. (WHO). 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Trưởng phòng và cán bộ dự án về Sức khoẻ và Dinh dưỡng của UNICEF. 3.1. Các đặc điểm địa hình, dân số, kinh tế, xã hội và y tế của Việt Nam có liên quan đến ngành y - Chuyên viên cao cấp của PATH/CVP, một tổ chức tế nói chung và chương trình TCMR nói riêng. phi chính phủ quốc tế. - Việt Nam là một nước có địa hình đa dạng và - Điêàu phối viên về Phát triển Con người của Ngân phức tạp: vùng núi, trung du, đồng bằng, vùng biển hàng Thế giới. và các đảo lớn nhỏ. Chương trình TCMR phải đối - Phó Đại diện của Cơ quan Hợp tác Quốc tế của đầu với thực tế khó khăn về địa hình ở các vùng Nhật Bản (JICA). Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và các vùng núi 2.3. Tiến hành phỏng vấn theo bảng hỏi cấu ở một số tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Ninh trúc tự điền ở 4 huyện và 8 xã bao gồm 80 cán bộ Thuận. Tỉ lệ % các đối tượng TCMR ở gần trạm y là lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân, ngành Y tế, một số tế xã còn thấp (bảng 1). Các vùng núi này còn là ngành và đoàn thể thành viên của Ban chỉ đạo địa bàn sinh sống của 54 dân tộc ít người của Việt CTTCMR ở các địa phương. Nam. Đặc điểm của vùng núi là phát triển kinh tế 2.4. Tổ chức thảo luận nhóm liên tuyến tỉnh, xã hội và văn hóa chưa theo kịp miền xuôi. huyện và xã ở các huyện thuộc 4 tỉnh được chọn là - Việt Nam là một trong những nước nghèo trên Na Rì, Bắc Kạn và Phổ Yên, Thái Nguyên (miền thế giới, lại trải qua 3 thập kỷ chiến tranh với những núi phía Bắc), Hoài Đức, Hà Tây và Vũ Thư, Thái hậu quả nặng nề đến tận nay như tai nạn về bom Bình (đồng bằng sông Hồng). Tuyến tỉnh sẽ xuống mìn và chất độc da cam. Ngân sách quốc gia hạn huyện và tuyến xã sẽ lên huyện để dự thảo luận hẹp nên không thể đáp ứng nhu cầu thực sự của nhóm. Do điều kiện kinh phí và thời gian nên ngành y tế trong đó có nhu cầu của tiêm chủng mở Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 9
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 5 Bảng 1. Tỉ lệ % các đối tượng của CTTCMR Bảng 3. Tỉ lệ tử vong trẻ em/1.000 trẻ em tiếp cận với các Trạm y tế xã 3 1995 2002 Khoảng cách từ nhà của đối Tỉ lệ % Tỉ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi 32 20 tượng Tỉ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi 44 23 TCMR đến trạm y tế xã Nguồn: series results asp Trong vòng 5 km 37.5% Bảng 4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em 20036 10 km 50.0% Theo cân nặng 28.4 15km 12.5% Theo chiều cao 32.0 3 Nguồn: WHO/UNICEF Joint report 2003 EPI National survey 2003 Cân nặng/Chiều cao 7.2 Nguồn:Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê y tế 2003: tr.75 rộng. Việt Nam có con người cần cù, sáng tạo nhưng thiếu các phương tiện cần thiết để bảo quản, dự trữ 3 và vận chuyển vacxin, thiếu kinh phí để triển khai Bảng 5. Tỉ lệ tiêm chủng mọi hoạt động liên quan đến tiêm chủng như tập 2002 2003 huấn, động viên và khuyến khích cán bộ tiêm Tỉ lệ % trẻ dưới 1 tuổi chủng, truyền thông đến các vùng xa, vùng sâu. tiêm chủng đầy đủ 89.7 92.3 - Thiếu hụt ngân sách cả ở trung ương và nhiều Tỉ lệ % phụ nữ có thai địa phương càng bộc lộ rõ ràng khi vài năm gần tiêm phòng UVSS đầy đủ 89.3 91.0 đây, Việt Nam bắt đầu đưa vào tiêm chủng nhiều Tỉ lệ % phụ nữ lứa tuổi 15-49 loại vacxin mới như viêm gan B, viêm não Nhật tiêm phòng UVSS đầy đủ 91.2 92.5 Bản cần thiết cho trẻ em. Tỉ lệ tiêm phòng Viêm gan B - Tuy là một nước nghèo nhưng Việt Nam vẫn đến mũi 3 78.0 đạt được nhiều thành tựu trên một số lĩnh vực y tế. Tỉ lệ uống Vitamin A vòng 2 99.3 Các chỉ số như tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên, tỷ lệ phụ thuộc, tuổi thọ trung bình đều có tiến bộ so Nguồn: WHO/UNICEF Joint report 2003. EPI National survey 2003 với các nước lân cận như Lào, Campuchia và Thái 7 Lan (Bảng 2). Bảng 6. Phòng chống sốt rét 1999 2003 Bảng 2. Một vài chỉ số của Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan 4 Số ca sốt rét điều trị 369.414 165.803 Trẻ dưới 15 tuổi bị sốt rét 45.979 14.543 Chỉ số Việt Nam Lào Campuchia Thái Lan Số phụ nữ có thai bị sốt rét 2.194 340 Tỉ lệ phát triển dân số 1.5 2.4 2.8 1.1 tự nhiên % Số tử vong do sốt rét 190 88 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê y tế 2003: tr.110 Tỉ lệ phụ thuộc % 59 84 81 46 Tuổi thọ trung bình 69.6 55.1 54.6 69.3 Bảng 7. Số bác sĩ và số ca đỡ đẻ tốt 8 và 9 Nguồn: annex_I_en.xls 1. Số BS cho 10.000 dân năm 1995 4.3 - Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỉ lệ chết trẻ em năm 2003 5.8 dưới 5 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ nhỏ, tỉ lệ Nguồn Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê y tế 2003: tr.495 tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi, tỉ lệ phụ nữ 2. Đỡ đẻ có thai và phụ nữ tuổi 15 đến 49 được tiêm phòng Tỉ lệ ca đẻ do nữ hộ sinh được đào tạo 77.8% uốn ván đầy đủ, số bác sĩ cho 10.000 dân, kết quả Tỉ lệ ca đẻ ở cơ sở y tế 64.4% phòng chống sốt rét v.v.(các bảng 3, 4, 5, 6 và 7) Nguồn: Cải thiện tình trạng sức khoẻ và xoá đói giảm nghèo. là những minh chứng rõ rệt. Poverty TaskForce 7.2002 10 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3)
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Sự cam kết mạnh mẽ của các cấp chính quyền hiện nay theo Thông tư liên bộ số 51 là rất thấp. kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động Mức tiền chi cho các cơ sở để tiêm chủng đầy đủ Chương trình TCMR năm 1985 cùng với việc xã hội cho 1 trẻ trong một năm là 2.000 đồng (tương đương hóa có sự đóng góp của các ngành, các đoàn thể ở 0,13 USD), trong đó gồm cả phụ cấp cho nhân viên cơ sở đã giúp cho Việt Nam đạt được thành tựu khá tiêm chủng và mọi chi phí khác. ấn tượng trong chương trình TCMR. Việt Nam đã 3.2.2. Hệ thống dây chuyền lạnh và phương được công nhận là nước thanh toán bệnh bại liệt và tiện vận chuyển vacxin như tủ lạnh, tủ đá, phích loại trừ bệïnh uốn ván sơ sinh vào năm 2000. vacxin và bình tích lạnh đã qua trên 10 năm sử dụng bị hỏng chưa được thay thế kịp thời để đảm bảo 3.2. Những rào cản toàn hệ thống nổi bật chất lượng vacxin. Theo ước tính, tỷ lệ dụng cụ dây 3.2.1. Tổng ngân sách nhà nước và ngân sách chuyền lạnh cần thay thế hàng năm là khoảng địa phương ở nhiều tỉnh hạn hep là rào cản quan 10%-20% trong một số năm. trọng nhất đối với CTTCMR. Tỷ lệ ngân sách nhà - Nói chung, ở tuyến xã không có tủ lạnh để nước và ngân sách của nhiều tỉnh ở Việt Nam cấp bảo quản vacxin, ngoại trừ 4.000 xã miền núi cho ngành y tế tương đối thấp hơn so với một số vùng sâu vùng xa mới nhận được tủ lạnh do Chính ngành khác. Tình hình trên dẫn đến kết quả là ngân phủ Luxembourg viện trợ. Thiếu tủ lạnh nên trước sách của ngành dành cho chương trình tiêm chủng buổi tiêm chủng, cán bộ y tế xã phải lên huyện mở rộng cũng thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Theo lĩnh vacxin bảo quản trong các phích vacxin. Điều trang web của WHO 2003, GDP trên đầu người là này làm cho CBYT ở xã phải mất thời gian và có 419 USD năm 2001. Ngân sách dành cho CTTCMR thể làm giảm hiệu lực của vacxin và tăng lãng phí là 61,2 tỷ đồng năm 1999 đã tăng lên 100 triệu vacxin. 2 đồng vào năm 2004 nhưng vẫn không đủ. Theo tài 3.2.3. Chưa đảm bảo nhân lực và cơ sở vật chất liệu của Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ y tế về Ngân cho tuyến thôn bản, đặc biệt là ở các vùng hẻo sách y tế và của CTTCMR về ngân sách TCMR2, tỉ lánh, miền núi, hải đảo; những nơi có nhiều rào cản lệ Ngân sách TCMR so với Ngân sách y tế chưa về địa lý, thời tiết, ngôn ngữ. Dân chúng sống ở đây được 1% (0.93% năm 2001 và 0.78% năm 2004). và dân chúng thuộc nhóm thu nhập thấp có tỷ lệ - Thu chi ngân sách chung của một số tỉnh, bao phủ tiêm chủng thấp hơn nơi khác, điều đó biểu huyện nghèo thường không cân đối, thu thấp hơn hiện phần nào sự không công bằng về thành quả chi nhiều, do đó Uỷ ban Nhân dân các địa phương tiêm chủng. không thể cấp ngân sách bổ sung cho ngành y tế - Chưa đủ cán bộ để quản lý được các nhóm di trong đó có TCMR. dân. Những người lao đông từ nông thôn ra, dân - Việc giải ngân của Bộ Tài chính và Kho bạc chài, trẻ lang thang, thường bị bỏ sót qua các cuộc Nhà nước cho các Bộ, ngành và cho các tỉnh đã có điều tra, không được đăng ký, quản lý, dẫn đếân tiến bộ nhưng quá trình giải ngân của địa phương thiếu hiểu biết, ít tiếp cận được với Chăm sóc sức thường chậm. Nhìn chung từ tháng 1 đến tháng 5 khoẻ ban đầu và Tiêm chủng mở rộng. dương lịch, các hoạt động thực hiện kế hoạch - Thiếu cán bộ y tế thôn bản ở miền núi. Cán thường chậm lại vì chưa có kinh phí. Ví dụ: Ở Thái bộ y tế thôn bản được coi như tình nguyện viên Bình, lương của cán bộ y tế xã do Ngân sách của và chỉ được lĩnh 40.000 đồng 1 tháng (tương địa phương nên các tháng đầu năm thường không đương 2,6 USD). thể cấp kịp thời do chưa có thu vào. - Các Trạm y tế xã ở những vùng hẻo lánh miền - Các nhà tài trợ có xu hướng giảm bớt sự đóng núi gặp khó khăn trong việc giữ cán bộ vì họ góp do thấy độ bao phủ của TCMR đã khá cao và thường muốn trở về quê nhà hoặc chuyển đến do quan tâm đến những ưu tiên mới như SARS, những nơi khác thuận lợi hơn để làm những công HIV/AIDS. Các thành viên trong Uỷ ban điều phối tác khác hấp dẫn hơn. Còn ở những nơi do ngân liên ngành (ICC) về TCMR có mối liên hệ tốt, sách địa phương trả lương, các bác sĩ công tác ở đó nhưng ít tham dự họp bàn và phối hợp các nỗ lực cũng muốn tìm một công việc khác ít gặp khó khăn hành động. hơn. Do đó nẩy sinh nhu cầu phải định kỳ huấn - Định mức chi phí cho thực hiện tiêm chủng luyện và huấn luyện lại cán bộ cơ sở. Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 11
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3.2.4. Thiếu hệ thống máy vi tính ở tuyến tỉnh tốt này với các mức độ và kinh nghiệm khác nhau. và huyện là một khó khăn cho hoạt động kiểm tra 3.3.3. Hầu hết các trạm y tế xã và nhân viên y và thông tin trong TCMR nhưng quan trọng hơn là tế xã với nhiệt tình và lòng tận tâm trong 20 năm trình độ tin học hiện nay của cán bộ y tế địa phương qua (1985-2004) là một thuận lợi cho Chương trình ở các tỉnh được nghiên cứu còn rất thấp. TCMR. Mặc dù thù lao còn thấp, cán bộ y tế xã đã 3.2.5. Hiện nay Bảo hiểm y tế mới chỉ bao quát có nhiều cố gắng trong những năm gần đây. lĩnh vực điều trị. Khả năng tham gia vào lĩnh vực 3.3.4. Nhiều vacxin có chất lượng đã được sản dự phòng của Bảo hiểm y tế nên được nghiên cứu xuất tại Việt Nam như vacxin BCG, vacxin bại liệt, khai thác trong thời gian tới. vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván v.v... Chưa có chủ trương thu một phần phí dịch vụ cho chương trình tiêm chủng trên cơ sở tiếp tục 4. Kết luận nâng cao nhận thức của người dân và của các bà 4.1. Các thực hành tốt cần phát huy là sự cam mẹ ở những vùng mà kinh tế phát triển tốt hơn. Vì kết chính trị từ trung ương đến địa phương, sự quan người giàu chi trả cho dịch vụ của họ, hy vọng tiền tâm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền; khả năng thu được có thể dùng để chi bù cho người nghèo. xã hội hóa và huy động cộng đồng; mạng lưới y tế cơ sở khá rộng khắp và khả năng sản xuất trong 3.3. Những thực hành tốt nước các vacxin TCMR. 3.3.1.Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong 4.2. Các rào cản trên diện rộng, nghĩa là các rào vài thập kỷ qua ở Việt Nam là ổn định và kinh tế cản không những tác động đến CTTCMR mà còn xã hội tiếp tục phát triển khá nhanh. Bảng 8 dưới tác động đến nhiều chương trình và hoạt động y tế đây cho thấy tỉ lệ các hộ nghèo ở cả 4 tỉnh và cả khác cần khắc phục là thiếu các nguồn lực, đặc biệt nước năm 2003 đã giảm rõ rệt so với năm 2001. là thiếu ngân sách dành cho ngành y tế và cho TCMR, trang thiết bị bảo quản và vận chuyển vacxin, hệ thống quản lý thông tin. Bảng 8. Thống kê về kết quả xoá đói giảm nghèo10 4.3. Các can thiệp ưu tiên nên là: Tỉ lệ % số hộ nghèo so với tổng số hộ; theo tiêu chuẩn phân - Nhà nước nên tăng tỷ lệ ngân sách y tế trong Năm loại của Việt Nam ngân sách quốc gia. Bộ Y tế tập trung hơn ngân Bắc Cạn Thái Nguyên Hà Tây Thái Bình Cả nước sách cho y tế dự phòng và tiêm chủng mở rộng; 2001 30.9 14.5 9.1 10.1 14.5 các địa phương tìm và tận dụng nguồn lực của 2002 26.6 12.8 7.4 8.5 11.6 mình. Các cấp chính quyền địa phương cần giải 2003 21.6 10.5 8.5 7.8 9.5 ngân kịp thời. Tỉ lệ% giảm 8.3 4.0 0.6 2.3 5.0 thêm số hộ nghèo năm 2003 - Bộ Y tế và Uỷ ban điều phối liên ngành ICC so với 2001 tích cực thông báo và tìm nguồn viện trợ cho Nguồn: Bộ LĐTBXH, 2003. trang thiết bị và hệ thống dây chuyền lạnh. Đề Thống kê về xoá đói giảm nghèo thời kỳ 1998-2000 và 2001-2003. nghị GAVI hỗ trợ cả các chi phí triển khai tiêm chủng các vacxin mới được đưa vào chương trình 3.3.2. Xã hội hóa tiêm chủng, huy động cộng tiêm chủng. đồng với sự tham gia của các ngành, các đoàn thể đã góp phần quyết định vào việc hoàn thành các - Trợ giúp phần mềm cho chương trình TCMR, kết quả như hơn nửa triệu người dân tham gia khi tăng cường chất lượng các dữ liệu và sử dụng các có chiến dịch tiêm chủng, cộng đồng góp các dữ liệu ở các tuyến. Giảm bớt cho tuyến y tế cơ sở phương tiện vận chuyển vacxin như ô tô, xe máy và nội dung các báo cáo hàng tháng theo ngành dọc. có nơi góp một phần kinh phí tổ chức bữa ăn trưa - Xây dựng và bổ sung chính sách đào tạo, bồi cho cán bộ tiêm chủng. Nhận thức của người dân dưỡng và sử dụng cán bộ y tế ở cơ sở; chú ý cán về tiêm chủng đã được nâng cao. Các cuộc thảo bộ người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu luận nhóm ở cả 4 huyện đều khẳng định thực hành vùng xa. 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3)
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tác giả: 6.Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê y tế 2003: tr.75 BS. Đặng Văn Khoát, Giám đốc Trung tâm Huy động 7. Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê y tế 2003: Cộng đồng VN phòng chống HIV/AIDS. tr.110 Email: vicomc@hn.vnn.vn 8. Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê Y tế 2003: tr.495 Tài liệu tham khảo chính 9. Cải thiện tình trạng sức khoẻ và xoá đói giảm nghèo. 1. Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch Poverty Task Force 7.2002 tễ TW. Kế hoạch tài chính bền vững cho tiêm chủng mở 10. Bộ LĐTBXH . Thống kê về xoá đói giảm nghèo thời kỳ rộng. Hà Nội. 2003: 34 1998-2000 và 2001-2003. Hà Nội. 2003 2. Center for Health and Social Development (HeSo). Oslo, Norway. Efforts to address system-wide barriers to immu- 11. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê. Báo cáo kết quả điều nization in selected countries. 2004: 8-18 tra y tế quốc gia 2001-2002. Hà Nội. 2003: 38 - 41 3. WHO/UNICEF Joint report 2003. EPI National survey 12. MOH. Health Policies and Guidelines. Hanoi. 2002 2003 13. Bộ Y tế. Tài khoản y tế quốc gia. Nhà xuất bản Thống 4. annex_I_en.xls kê. Hà Nội. 2004 5. series results asp 14. Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê Y tế 2002 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 13