Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế của người dân xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014

Nhằm giúp các nhà quản lý có căn cứ khoa học xây dựng và kiện toàn mạng lưới khám chữa bệnh (KCB), nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tuyến cơ sở, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, định lượng kết hợp định tính với mục tiêu (1) Mô tả thực trạng mắc bệnh và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại Trạm Y tế (TYT); (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại TYT xã Dương Liễu, Huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014.

Đối tượng nghiên cứu gồm 406 hộ gia đình, 295 người ốm/ bệnh trong 4 tuần trước điều tra, Trạm trưởng TYT xã, 01 Lãnh đạo ủy ban nhân dân xã và 10 người dân bị ốm/ bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 tuần trước điều tra, tại xã có 53,2% hộ gia đình có người ốm/bệnh, số người ốm/bệnh có tỷ lệ 17,9% phần lớn là trẻ em, phụ nữ và người già. Triệu chứng/bệnh chiếm tỷ lệ cao là bệnh viêm đường hô hấp trên (35,9%), bệnh về mắt (20,3%), đau xương khớp, đau đầu, đau lưng. Có 98% người ốm/bệnh đã điều trị khi bị ốm trong lần gần nhất. Một số lượng lớn người dân tự mua thuốc điều trị (29,5%), mời cán bộ y tế về nhà KCB (24,4%) hoặc đi KCB tuyến trên (29,8%), trong khi tỉ lệ người ốm đến KCB tại TYT rất thấp (11,9%). Lý do người ốm không đến KCB tại TYT bởi vì thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, không tin tưởng trình độ của cán bộ y tế. Tỷ lệ người ốm/bệnh có thẻ BHYT và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT là 37%. Nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng cách từ nhà đến TYT của người ốm có liên quan có ý nghĩa thống kê đến việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. Người dân làm nghề buôn bán, nội trợ, làm ruộng có xu hướng đến TYT để KCB nhiều hơn 3,83 lần so với các đối tượng khác (KTC 95%: 1,05-9,50); Người có trình độ học vấn hết trung học phổ thông đã lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn so với các đối tượng khác 3,48 lần (KTC 95%: 1,04-3,99). Người dân sống gần TYT với khoảng cách dưới 5 km có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn 2,84 lần người dân sống xa TYT từ 5 km trở lên (KTC 95%: 1,07- 9,50)

pdf 7 trang Bích Huyền 31/03/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế của người dân xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_viec_su_dung_dich.pdf

Nội dung text: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế của người dân xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế của người dân xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014 Nguyễn Thị Hoài Thu1, Bùi Thị Mỹ Anh1, Hoàng Thanh Nga2 Nhằm giúp các nhà quản lý có căn cứ khoa học xây dựng và kiện toàn mạng lưới khám chữa bệnh (KCB), nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tuyến cơ sở, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, định lượng kết hợp định tính với mục tiêu (1) Mô tả thực trạng mắc bệnh và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại Trạm Y tế (TYT); (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại TYT xã Dương Liễu, Huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014. Đối tượng nghiên cứu gồm 406 hộ gia đình, 295 người ốm/ bệnh trong 4 tuần trước điều tra, Trạm trưởng TYT xã, 01 Lãnh đạo ủy ban nhân dân xã và 10 người dân bị ốm/ bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 tuần trước điều tra, tại xã có 53,2% hộ gia đình có người ốm/bệnh, số người ốm/bệnh có tỷ lệ 17,9% phần lớn là trẻ em, phụ nữ và người già. Triệu chứng/bệnh chiếm tỷ lệ cao là bệnh viêm đường hô hấp trên (35,9%), bệnh về mắt (20,3%), đau xương khớp, đau đầu, đau lưng. Có 98% người ốm/bệnh đã điều trị khi bị ốm trong lần gần nhất. Một số lượng lớn người dân tự mua thuốc điều trị (29,5%), mời cán bộ y tế về nhà KCB (24,4%) hoặc đi KCB tuyến trên (29,8%), trong khi tỉ lệ người ốm đến KCB tại TYT rất thấp (11,9%). Lý do người ốm không đến KCB tại TYT bởi vì thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, không tin tưởng trình độ của cán bộ y tế. Tỷ lệ người ốm/bệnh có thẻ BHYT và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT là 37%. Nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng cách từ nhà đến TYT của người ốm có liên quan có ý nghĩa thống kê đến việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. Người dân làm nghề buôn bán, nội trợ, làm ruộng có xu hướng đến TYT để KCB nhiều hơn 3,83 lần so với các đối tượng khác (KTC 95%: 1,05-9,50); Người có trình độ học vấn hết trung học phổ thông đã lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn so với các đối tượng khác 3,48 lần (KTC 95%: 1,04-3,99). Người dân sống gần TYT với khoảng cách dưới 5 km có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn 2,84 lần người dân sống xa TYT từ 5 km trở lên (KTC 95%: 1,07- 9,50). Từ khóa: Sử dụng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, trạm y tế. Residents’ utilization of healthcare services at commune health center and related factors, Duong Lieu commune, Hoai Duc district, Ha Noi, 2014 Nguyen Thi Hoai Thu1, Bui Thi My Anh1, Hoang Thanh Nga2 A cross-sectional study was conducted with a combination of quantitative and qualitative methods and aimed to assess the utilization of healthcare services and its associated factors among people in Duong Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 145 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 114545 44/7/2016/7/2016 99:42:14:42:14 PPMM
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Lieu commune, Hoai Duc district, Ha Noi, Vietnam. A total of 406 households and 295 residents with illness/sickness during the last 4 weeks, head of CHC, 1 leader of local peoples’ committee, and 10 ill/ sick residents were recruited in this study. The results showed that during 4 weeks prior to the survey, 53.2% of households had members with sickness/illness, and 17.9% of those were children, women and the elderly. Symptoms/sickness accounted for different proportions of local residents were upper respiratory infections (35.9%), diseases of the eyes (20.3%) and NCDs. About 98% of ill/sick people received treatment for their sickness/illness in their most recent episodes, including self-medication (29.5%), being visited by healthcare workers at home (24.4%), or seeking healthcare services at higher level health facilities (29.8%), and only 11.9% of sick people used healthcare services at the commune health center (CHC). The reasons for seeking healthcare services at CHC were as follows: being close to home (57.1%), mild condition of illness (28.6%), less waiting time (25.7%), good attitude of health staff (20%), affordable price of healthcare services (17.1%). The reasons for not seeking healthcare services were as follows: lack of drugs and equipment at CHC, no trust in qualifications of health staff. Ill/sick people using healthcare insurance card at CHC accounted for 37%. The study also revealed that the utilization of healthcare services was in a statistically significant association with occupation, education level, and distance from home to CHC. People who worked as tradespeople, housewives or farmers were 3.83 times more likely to use health services at CHC than others (OR=3.83, 95% CI: 1.05-9.50). People who had high-school education were 3.48 times more likely to use health services at CHC, compared to other groups (OR=3.48, 95% CI: 1.04- 3.99). People who do not live not far from CHC (<5km) tended to use health services at CHC more than those who had >5km distance from home to CHC (OR=2.84, 95% CI: 1.07 – 9.50). Keywords: Healthcare service utilization, healthcare services, commune health center Tác giả: 1. Trường Đại học Y tế Công cộng 2. Bộ Y tế 1. Đặt vấn đề xã là 24,6% [1], [2]. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là nền Chuẩn quốc gia về y tế xã quy định bình quân số tảng triết lý và chính sách y tế của tổ chức Y tế thế lượt người KCB tại các trạm y tế đạt 0,6 lần/người/ giới (TCYTTG), nhằm xây dựng một hệ thống y tế năm. Tuy nhiên tại TYT xã Dương Liễu, bình quân phù hợp, đáp ứng tình hình mới với sự thay đổi nhanh lượt khám bệnh của người dân huyện Hoài Đức tại chóng về mô hình bệnh tật, về dân số học và về kinh TYT xã khoảng 3.600 lượt người/năm, trung bình tế- xã hội. Việc sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến y tế 300 lượt người KCB/ tháng, một ngày 10-12 người cơ sở trong thời gian gần đây tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ đến KCB, bình quân số lượt người KCB tại trạm y tế người sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tăng từ 11,9% đạt 0,27 lần/người/ năm. Đặc biệt, lượt KCB BHYT/ (2004) lên 17,6% (2010), KCB nội trú tăng tương ứng năm của người dân rất thấp 132 lượt người/ năm, mỗi từ 35,4% lên 38,2%. Số lượt người bệnh nội trú tăng tháng trung bình có từ 10 – 12 người sử dụng thẻ 1,5 lần và số lượt người bệnh ngoại trú tăng 3 lần sau BHYT đến trạm y tế khám chữa bệnh. Số người có 10 năm. Bên cạnh đó, có 85% TYT xã có hoạt động thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế năm KCB bằng y dược học cổ truyền, tỷ lệ KCB bằng y 2013 là 791 người, không bao gồm đối tượng học dược học cổ truyền so với tổng KCB chung của tuyến sinh, sinh viên tham gia BHYT [3]. 146 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 114646 44/7/2016/7/2016 99:42:14:42:14 PPMM
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Để tìm hiểu về tình hình sử dụng dịch vụ KCB 2 – Tình trạng mắc bệnh và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại TYT xã Dương Liễu huyện Hoài tại TYT). Đối với người không có năng lực giao tiếp, Đức, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng người ốm nặng, trẻ em dưới 18 tuổi sẽ được phỏng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vấn thông qua người quyết định chính/ người chăm vụ khám, chữa bệnh của người dân xã Dương Liễu, sóc chính trong gia đình. huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014”, với mục tiêu (1) Mô tả thực trạng mắc bệnh và sử dụng dịch vụ Cấu phần định tính: KCB của người dân tại TYT; (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ KCB của Đối tượng nghiên cứu định tính gồm trạm trưởng người dân tại TYT xã Dương Liễu, Huyện Hoài TYT xã, 01 lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã và 10 Đức, Hà Nội năm 2014. người dân (trong đó 5 người bị ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra có sử dụng dịch vụ KCB ở TYT xã 2. Phương pháp nghiên cứu và 5 người bị ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra không sử dụng dịch vụ KCB ở TYT), được lựa chọn Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích và được ngang, định lượng kết hợp định tính. Nghiên cứu được phỏng vấn sâu bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc nhằm tiến hành từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 7 năm tìm hiểu về thực trạng cung cấp dịch vụ KCB, lý do 2014 tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. sử dụng dịch vụ KCB của người bệnh tại TYT xã; quan điểm của người bệnh về chất lượng dịch vụ Cấu phần định lượng: Đối tượng nghiên cứu KCB tại TYT xã. gồm chủ hộ và các cá nhân bị ốm/bệnh trong từng hộ gia đình (HGĐ). Tổng số 406 HGĐ được lựa Khái niệm ốm/ bệnh trong nghiên cứu này là chọn vào nghiên cứu theo công thức mẫu như sau: tình trạng sức khỏe bất thường từ 1 ngày trở lên chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng, tình trạng này 2 do người dân tự nhận thức báo cáo hoặc do xác định n Z 1 / 2 p 1 p của nhân viên y tế. d 2 Trong đó: Số liệu định lượng sau khi thu thập, được nhập n: Số hộ gia đình tối thiểu cần điều tra bằng phần mềm Epidata 3.1 và được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, ta có Z1- /2 = 1,96 phương pháp thống kê mô tả và phân tích suy luận, : Mức ý nghĩa thống kê, chọn á = 0,05 với tỷ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95% để xác p: Tỷ lệ hộ gia đình có người ốm/bệnh trong vòng 4 tuần định các yếu tố liên quan tới việc sử dụng dịch vụ trước điều tra, p = 53,9% [8]. KCB của người dân. Số liệu định tính sau khi thu d: Khoảng sai lệch chấp nhận được d= 0,05 thập được kiểm tra, gỡ băng, mã hóa các thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu, sau đó phân Thay vào công thức ta có số HGĐ tối thiểu cần tích theo chủ đề nhằm bổ sung và giải thích thêm điều tra là 382 HGĐ. Dự phòng 6% HGĐ đi vắng cho thông tin định lượng. hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu và làm tròn số thì cỡ mẫu là 406 HGĐ. Nghiên cứu này đã được thông qua Hội đồng Đạo đức nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công Phương pháp thu thập thông tin định lượng: 406 cộng theo Quyết định số 247/2014/YTCC-HD3 HGĐ được chọn vào nghiên cứu theo phương pháp (ngày 1/7/2014). chọn ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách 3228 HGĐ tại xã Dương Liễu, với khoảng cách mẫu k=8. 3. Kết quả Sau đó, phỏng vấn trực tiếp người đại diện HGĐ theo bộ câu hỏi có cấu trúc (Phiếu số 1 - Các thông tin 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu chung về HGĐ và tình trạng ốm/bệnh của các thành viên trong HGĐ). Tiếp theo, với mỗi cá nhân người Nghiên cứu đã tiếp cận và phỏng vấn được 406 ốm trong HGĐ trong 4 tuần trước điều tra được phỏng HGĐ với 1.641 người trên tổng số 3.228 HGĐ thuộc vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi có cấu trúc (Phiếu số xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Số người Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 147 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 114747 44/7/2016/7/2016 99:42:14:42:14 PPMM
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | trung bình trong mỗi hộ gia đình điều tra là 4,1 người, 3.2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ KCB của người tương đương với tỷ lệ chung của toàn xã. Trong 406 dân tại xã Dương Liễu HGĐ được nghiên cứu số HGĐ thuộc diện nghèo/cận Trong tổng số 295 người ốm/ bệnh trong 4 tuần nghèo chiếm tỷ lệ 20,2%. Phần lớn khoảng cách từ trước điều tra, người dân chủ yếu tự mua thuốc nhà người dân đến trạm y tế xã là dưới 5 km (83,7%), điều trị (29,5%) với lý do chính là bệnh nhẹ. Hình khoảng cách từ 5 km trở lên (16,3%). Trong 1.641 thức mời thầy thuốc, cán bộ y tế về nhà khám chữa đối tượng nghiên cứu (ĐTNC), nam giới chiếm tỷ lệ bệnh khi bị ốm/ bệnh là một hình thức KCB khá 49%, thấp hơn nữ giới (51%); nhóm tuổi từ 18 đến 59 phổ biến của người dân (24,4%), người dân đến tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (64,7%), sau đó là nhóm khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực, từ 6 đến 17 tuổi (13,7%), nhóm 60 tuổi trở lên (12%) bệnh viện huyện 17,6%, bệnh viện tuyến trên (tỉnh, và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm dưới 6 tuổi (9,6%). trung ương) 12,2%, đến khám chữa bệnh tại TYT xã 11,9%. Ngoài ra có 6 người không chữa bệnh với Nhóm trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao lý do không có tiền KCB và bệnh nhẹ, tự khỏi nên nhất (34,8%), nhóm trình độ tiểu học chiếm 23,3% không đi KCB hay không áp dụng bất cứ hình thức và nhóm trung học phổ thông là 21,3%. Tỷ lệ người chữa trị nào chiếm tỷ lệ 2%. (Bảng 1). dân làm nghề nông có tỷ lệ cao nhất (33,2%), nhóm đối tượng buôn bán, nội trợ chiếm 26,2%; tỷ lệ Bảng 1. Cách xử trí đầu tiên trong lần ốm/ bệnh gần nhóm học sinh, sinh viên là 19,9%. Tỷ lệ có BHYT nhất của người dân tại xã Dương Liễu của người dân chiếm 52,8%, trong đó BHYT bắt buộc chiếm 17,3%, BHYT tự nguyện chiếm 35,3%. Cách xử trí của người dân khi ốm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Không chữa gì 6 2,0 3.2. Thực trạng mắc bệnh và sử dụng dịch Tự mua thuốc về điều trị 87 29,5 vụ KCB của người dân tại xã Dương Liễu Mời thầy thuốc, cán bộ y tế (CBYT) về nhà KCB 72 24,4 KCB tại thầy thuốc tư nhân 7 2,4 3.2.1. Thực trạng mắc bệnh của người dân tại xã Dương Liễu KCB tại TYT xã 35 11,9 KCB tại phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện 52 17,6 huyện Trong 295 người ốm, tỷ lệ ốm cao nhất là nhóm người dân từ 18 đến 59 tuổi (51,5%), sau đó là nhóm KCB tại bệnh viện tuyến trên (tỉnh, trung ương) 36 12,2 trên 60 tuổi (22,1%) và trẻ em dưới 6 tuổi (19,3%), Tổng 295 100 thấp nhất là nhóm tuổi từ 6 đến 17 (7,1%). Trong tổng số người ốm/ bệnh thì số lượt người ốm do cảm cúm, ho sốt, tai mũi họng, răng hàm mặt chiếm tỷ lệ Lý do người dân lựa chọn KCB tại TYT xã trong cao nhất (35,9%), sau đó là bệnh mắt chiếm 20,3%, lần ốm gần đây được đề cập nhiều nhất là việc đi đau xương khớp, đau đầu, đau lưng chiếm 12,2%, đến TYT xã thuận tiện, gần nhà (57,1%), đến KCB các bệnh mạn tính 10,5%, bệnh về da 8,5%, và các tại TYT là do bệnh nhẹ (28,6%), thời gian chờ đợi bệnh khác (Biểu đồ 1). tại TYT ít (25,7%). Bên cạnh đó, lý do lựa chọn còn bao gồm: thái độ của CBYT tốt (20%), giá dịch vụ phù hợp (17,1%), hoặc đến TYT để sau đó xin chuyển tuyến trên vì bệnh nặng (14,3%). Kết quả phỏng vấn sâu cũng củng cố cho các kết quả định lượng. “Trạm Y tế gần đây, tôi cũng quen vào rồi, các chị ý rất nhiệt tình, trạm vắng lắm nên không mất thời gian đợi. Mình biết gì mà tự mua thuốc. Tôi có thẻ BHYT mà, cháu ốm hoặc nhà có người ốm tôi cứ đưa sang trạm cho an toàn, nếu nặng thì tôi qua xin giấy chuyển viện” (PVS NDCO8). Ngoài ra, do điều kiện kinh tế nâng cao, giao Biểu đồ 1. Một số triệu chứng/bệnh thường gặp của thông thuận lợi, người dân có nhiều điều kiện lựa người dân tại xã Dương Liễu năm 2014 chọn dịch vụ KCB tại các cơ sở y tế tuyến trên (tỉnh, 148 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 114848 44/7/2016/7/2016 99:42:15:42:15 PPMM
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | trung ương) chiếm 12,2%. Kết quả phỏng vấn sâu Bảng 2. Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan tới cũng góp phần bổ sung và giải thích cho thực trạng việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT của này. “Vì dịch vụ y tế tư nhân phát triển, xã mình gần người dân tuyến trung ương, bây giờ nhu cầu của người dân lớn Sử dụng dịch vụ KCB tại TYT xã OR và điều kiện của người dân tốt hơn trước, thuận lợi Các yếu tố KTC 95% về giao thông và tài chính thậm chí là họ ra cả tuyến Có n (%) Không n (%) trung ương luôn” (PVS CBTYT). Tuổi Lý do dẫn đến việc không chọn KCB tại TYT Dưới 60 26 (11,3) 204 (88,7) 0,79 bao gồm: bệnh nhẹ (51,5%), TYT thiếu thuốc, thiếu Trên 60 9 (13,8) 56 (86,2) (0,78÷3,55) trang thiết bị (30,9%) và dân không tin tưởng trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại trạm (30,9%). Giới tính “Uống thuốc có khỏi được đâu, tôi ra trạm làm gì Nam 14 (10,2) 124 (89,8) 0,73 cho mất thời gian” (PVSKO4) Nữ 21 (13,4) 136 (86,6) (0,32÷ 2,45) Nghề nghiệp Bất cập hiện nay trong công tác KCB tại TYT cũng được cán bộ y tế chỉ ra như danh mục thuốc Làm ruộng, buôn bán 29 (16,7) 145 (83,3) 3,83 BHYT chưa đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu KCB HSSV, CBCC, 6 (4,9) 115 (95,1) (1,05÷9,50) và điều trị tại TYT. “Danh mục thuốc tuyến xã hạn Trình độ học vấn chế lắm, người ta không tín nhiệm chất lượng thuốc Học hết THPT 32 (14,1) 196 (85,9) 3,48 tại trạm, không tin tưởng thuốc bảo hiểm, đằng nào Từ trung cấp trở lên 3 (4,5) 64 (95,5) (1,04÷3,99) người ta mất tiền, họ tiện đâu mua đấy. Thuốc bảo Điều kiện kinh tế 20 (12,6) 139 (87,4) hiểm ở đây thông thường đủ, ngoài danh mục thuốc Nghèo/cận nghèo 1,16 15 (11,1) 121 (88,9) BHYT thì TYT mua thuốc dự trữ rồi KCB cho nhân Không nghèo (0,90÷ 4,02) dân, bán thuốc phục vụ nhân dân theo hình thức tự Khoảng cách đến TYT nguyện mua” (PVS CBTYT). Dưới 5 km 28 (15,6) 152 (84,4) 2,84 Để nâng cao chất lượng KCB tại TYT xã lãnh Từ 5 km trở lên 7 (6,1) 108 (93,9) (1,07÷ 9,50) đạo địa phương đề xuất tăng cường cử cán bộ chuyên Mức độ bệnh môn tuyến trên về KCB tại TYT xã. “ nên luân Nhẹ 24 (12,2) 172 (87,8) 1,11 phiên, điều động cán bộ tuyến trên về KCB một vài Vừa và nặng 11 (11,1) 88 (88,9) (0,37÷2,45) ngày tại TYT, vận chuyển trang thiết bị máy móc di Thẻ BHYT động về đến TYT thì người dân nhiệt tình đến ngay, Có 21 (37) 36 (63) 9,33 các cán bộ y tế xã cũng học hỏi được nhiều. Cách đây 1 năm chúng tôi có mời các bác sỹ bệnh viện Không 14 (5,9) 224 (94,1) (1,11÷9,52) tuyến trung ương về khám sức khỏe cho người dân thì Nghề nghiệp: Kết quả cho thấy có sự khác biệt người dân đến khám rất đông” (PVS CBUBND xã). có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ người dân chọn cơ sở y tế để tới KCB. Người dân làm nghề buôn bán, nội Phương pháp điều trị tây y chiếm tỷ lệ lớn (66,1%), trợ, làm ruộng có xu hướng đến TYT để KCB nhiều tỷ lệ người dân điều trị bằng phương pháp đông tây y hơn 3,83 lần so với các đối tượng khác (OR=3,83, kết hợp chiếm 12,9%, điều trị bằng đông y 9,8%, biện KTC 95%: 1,05-9,50). pháp xoa bóp bấm huyệt, nằm giường mát xa chiếm tỷ lệ 9,2%. Kết quả định tính cũng chỉ ra người dân Trình độ học vấn: Có 14,1% người có trình độ tại xã Dương Liễu có xu hướng sử dụng phương pháp học vấn hết trung học phổ thông đã lựa chọn sử điều trị tây y khi bị ốm/bệnh và phương pháp xoa bóp dụng dịch vụ KCB tại TYT xã và có 4,5% người có bấm huyệt khi thấy đau nhức xương khớp, mỏi vai gáy. trình độ từ trung cấp trở lên lựa chọn như vậy; trong “Thuốc tây y mới khỏi được, đi mua thì hỏi người bán khi đó 95,5% người ốm/ người có trình độ từ trung thuốc. Tôi bị huyết áp cao thì hết thuốc lại ra mua, trạm cấp trở lên đã lựa chọn KCB ở nơi khác chủ yếu y tế làm gì có thuốc đấy” (PVS NDKO3). là bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám khu vực, bệnh viện tuyến trên, sự khác biệt này có ý nghĩa 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng thống kê (OR=3,48, KTC 95%: 1,04-3,99). dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã của người dân Khoảng cách từ nhà đến TYT: Những người dân sống gần TYT với khoảng cách dưới 5km có xu hướng Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 149 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 114949 44/7/2016/7/2016 99:42:15:42:15 PPMM
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn 2,84 lần khỏe, sử dụng thuốc an toàn hợp lý chưa cao. người dân sống xa TYT từ 5 km trở lên (OR=2,84; Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan KTC 95%: 1,07- 9,50). giữa nghề nghiệp (OR=3,83; KTC 95%: 1,05-9,50) Không tìm thấy mối liên quan giữa mức độ bệnh và trình độ học vấn (OR=3,48; KTC 95%: 1,04- của người ốm/ bệnh, và tình trạng có thẻ BHYT với 3,99) của người ốm/ người quyết định đến việc sử việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. dụng dịch vụ KCB tại TYT. Người dân làm nghề buôn bán, nội trợ, làm ruộng có xu hướng chọn TYT 4. Bàn luận xã để KCB (16,7%) nhiều hơn, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức thường lựa chọn đến các dịch vụ Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ người dân bị y tế khác (95,1%). Đa số người ốm có trình độ từ ốm trong thời gian 4 tuần trước thời điểm điều tra trung cấp trở lên đã lựa chọn KCB ở các cơ sở y tế là 17,9%, cao hơn so với nghiên cứu ở huyện Như tuyến trên (bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2010; nghiên cứu của khu vực), trong khi tỉ lệ này ở người ốm có trình độ Nguyễn Đình Dự tại Hà Giang với tỷ lệ người dân học vấn hết trung học phổ thông là 85,9%. So sánh ốm/ bệnh trong 4 tuần trước điều tra lần lượt là với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan năm 9,4%; 7,6% [4], [5]. Tỷ lệ này tương đương kết quả 2013 [10] không có mối liên quan giữa nghề nghiệp nghiên cứu của Lê Phương Tuấn tại Huyện Thanh và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. Trong khi đó, kết Trì, Hà Nội năm 2006 (17,9%) [7], và thấp hơn trong quả nghiên cứu tại Chí Linh, Hải Dương [8] chỉ ra nghiên cứu của Trương Thị Cúc tại tỉnh Vĩnh Phúc mối liên quan giữa trình độ học vấn cụ thể là việc tự năm 2009 là 39,3% [6] do nghiên cứu của Trương đi mua thuốc về điều trị, KCB nội trú và ngoại trú Thị Cúc chọn mẫu toàn bộ người dân tham gia bảo (p<0,05), những người có trình độ học vấn cao thì hiểm y tế tự nguyện nên tỷ lệ ốm của người dân tỷ lệ tự điều trị bằng cách đi mua thuốc thấp và có cao hơn và họ ốm nên họ chủ động mua thẻ BHYT xu hướng KCB ngoại trú ở các cơ sở y tế công lập nhiều hơn. Tỷ lệ HGĐ có người ốm/bệnh trong vòng nhiều hơn các cơ sở y tế tư nhân. 4 tuần trước điều tra trong nghiên cứu này (53,2%) tương đương với tỷ lệ HGĐ có người ốm/bệnh trong Có mối liên quan giữa khoảng cách từ nhà nghiên cứu tại Chí Linh, Hải Dương là 53,9%, trong đến TYT đến việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT đó khoảng 30% hộ có hơn 1 người ốm [8]. (OR=2,84; KTC 95% 1,07-9,50). Những người dân sống gần TYT với khoảng cách dưới 5km có xu Cách xử trí của người dân khi ốm: Kết quả hướng sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn 2,84 nghiên cứu cho thấy, đại đa số người ốm có quan tâm lần người dân sống xa TYT từ 5 km trở lên, kết quả đến việc chữa trị khi ốm trong 4 tuần qua chiếm tỷ này khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị lệ 98% trong tổng số 295 người ốm, cho thấy người Loan tại năm 2013 [10]. Kết hợp với kết quả nghiên dân cũng ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, cứu định tính cho thấy sự thuận tiện, khoảng cách khám chữa bệnh để được cán bộ y tế chẩn đoán và tới TYT là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn kê đơn phù hợp. Tỷ lệ người dân không có bất cứ sử dụng dịch vụ KCB tại trạm y tế. hành vi tìm kiếm dịch vụ nào khi ốm bệnh là 2% cao hơn so với nghiên cứu tại Chí Linh, Hải Dương Trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy (0,7%) [8]. Chỉ có 11,9% người dân bị ốm đến KCB mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới của người ốm, tại TYT, thấp hơn kết quả Trương Thị Cúc (69,0%), kinh tế hộ gia đình, mức độ bệnh của người ốm/ của Đỗ Văn Dung ở Ninh Bình (46%) và nghiên bệnh, có thẻ BHYT với việc sử dụng dịch vụ KCB cứu tại Chí Linh, Hải Dương (16,9%). Điều này có của người dân tại TYT. thể lý giải là xã Dương Liễu khá gần với bệnh viện Hạn chế của nghiên cứu: Đây là một nghiên huyện và phòng khám đa khoa khu vực nên người cứu cắt ngang nên các số liệu thu được chỉ phản dân có xu hướng tới đó khám. Bên cạnh đó, tỉ lệ ánh kết quả tại thời điểm điều tra. Do hạn chế về người dân lựa chọn dịch vụ y tế tại phòng khám đa thời gian và nguồn lực, nghiên cứu chưa đề cập khoa khu vực, bệnh viện huyện 17,6%, bệnh viện tới các vấn đề KCB tại nhà, chăm sóc sức khỏe tuyến trên (tỉnh, trung ương) 12,2% khá cao chứng sinh sản cho người dân của nhân viên y tế xã, chưa tỏ họ chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ y đánh giá ảnh hưởng của nhiệm vụ khác Nghiên tế tại TYT. Hơn nữa, tỉ lệ khá lớn người dân tự mua cứu chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng sử dụng dịch thuốc điều trị tại hiệu thuốc không theo đơn (29,5%) vụ KCB của người ốm/bệnh trong hộ gia đình tại cho thấy nhận thức của người dân về chăm sóc sức 150 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 115050 44/7/2016/7/2016 99:42:15:42:15 PPMM
  7. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | một xã thuộc một huyện của thành phố Hà Nội do nhà đến TYT của người ốm có liên quan có ý nghĩa đó không mang tính đại diện cho quần thể người thống kê đến việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. ốm của toàn huyện Hoài Đức. Người dân làm nghề buôn bán, nội trợ, làm ruộng 5. Kết luận và khuyến nghị có xu hướng đến TYT để KCB nhiều hơn 3,83 lần so với các đối tượng khác (KTC 95%: 1,05-9,50); Có 98% người ốm/bệnh đã điều trị trong lần ốm Người có trình độ học vấn hết trung học phổ thông gần nhất. Các triệu chứng/bệnh chủ yếu mà người đã lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều dân mắc phải là cảm cúm, ho sốt, tai mũi họng, hơn so với các đối tượng khác 3,48 lần (KTC 95%: răng hàm mặt chiếm tỷ lệ cao nhất (35,9%), bệnh 1,04-3,99). Người dân sống gần TYT với khoảng cách mắt (20,3%), đau xương khớp, đau đầu, đau lưng dưới 5 km có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB tại TYT (12,2%), các bệnh mạn tính (10,5%), bệnh về da nhiều hơn 2,84 lần người dân sống xa TYT từ 5 km trở (8,5%), và các bệnh khác. lên (KTC 95%: 1,07- 9,50). Cách thức xử trí khi bị ốm của người dân chủ yếu Từ những kết quả trên, nghiên cứu đề xuất các là tự điều trị bằng thuốc (29,5%), mời cán bộ y tế về khuyến nghị: (1) Đổi mới chính sách BHYT về nhà KCB (24,4%) hoặc đi KCB ở tuyến trên, người thuốc BHYT, cải thiện thủ tục thanh toán chi phí ốm lựa chọn đến KCB tại TYT thấp (11,9%). Lý do BHYT tại tuyến xã để tạo điều kiện thuận lợi cho chính người ốm không lựa chọn KCB tại TYT là bệnh người dân đến khám; (2) Bổ sung các trang thiết bị nhẹ (51,5%), TYT xã thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị và thuốc chủ yếu cho TYT, góp phần nâng cao uy (30,9%), không tin tưởng trình độ của CBYT (30,9%), tín của TYT như một cơ sở khám chữa bệnh ban bệnh nặng, chữa không khỏi (16,6%). đầu; (3) Tăng cường nhân lực hỗ trợ và tập huấn nâng cao chuyên môn cán bộ TYT xã để tạo niềm Nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng cách từ tin của người dân về chất lượng dịch vụ tại TYT. Tài liệu tham khảo trạm y tế thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường 1. Bộ Y tế (2012). Niên giám thống kê y tế năm 2010. NXB Đại học Y tế công cộng. Y học, Hà Nội. 7. Lê Phương Tuấn (2006). Thực trạng cung cấp dịch vụ 2. Bộ Y tế (2013). Báo cáo tổng quan ngành y tế (JAHR). khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan đến sử dụng [Internet]. 10/11/2015 [trích dẫn ngày 10/11/2015] Lấy từ: dịch vụ của người dân TYT xã huyện Thanh Trì, Hà Nội năm URL: 2006. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Final_VN.pdf tế công cộng. 3. Phòng Kế hoạch nghiệp vụ y, Trung tâm Y tế huyện Hoài 8. Lê Bảo Châu, Trần Hữu Bích, Bùi Ngọc Linh, Hoàng Thế Đức (2013). Báo cáo Kết quả công tác 9 tháng đầu năm Kỷ và Nguyễn Phương Thùy (2012). “Sử dụng dịch vụ khám 2013- Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp 3 tháng cuối chữa bệnh của người dân tại 7 xã phường Thị xã Chí Linh, năm 2013. Hải Dương năm 2011: Thực trạng và một số đề xuất”. Tạp 4. Nguyễn Đình Dự (2007). Mô tả sự tiếp cận và sử dụng chí Y tế công cộng, 24 (24): 36-42. dịch vụ y tế của người dân huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 9. Đỗ Văn Dung, Phạm Thị Thanh Phượng, Nguyễn Thi năm 2007. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Thịnh (2014). Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế thôn bản tại Y tế công cộng. Huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình năm 2014. Kỷ yếu Hội 5. Trần Đăng Khoa (2014). Thực trạng và kết quả một số nghị khoa học Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình năm 2014; giải pháp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa Ninh Bình, Việt Nam. bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuyên, tỉnh Thanh Hóa 10. Nguyễn Thị Loan (2013). Thực trạng và một số yếu tố năm 2009- 2011. Luận văn Tiến sỹ Y tế công cộng, Trường liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các trạm Đại học Y tế công cộng. y tế phường thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2013. 6. Trương Thị Cúc (2009). Thực trạng và một số yếu tố liên Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế quan đến sử dụng thẻ BHYT tự nguyện của người dân tại công cộng. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 151 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 115151 44/7/2016/7/2016 99:42:15:42:15 PPMM