Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận

Để duy trì đủ nguồn nhân lực và đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân tại địa phương cần thiết phải nâng cao sự hài lòng đối với công việc. Nghiên cứu thực hiện trên 255 nhân viên đang làm việc tại các Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận với mục tiêu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế. Người tham gia nghiên cứu tự điền vào phiếu điều tra, khuyết danh, số liệu được nhập với phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các TTYTDP tuyến huyện hầu hết đều thiếu hụt nguồn nhân lực.

Tỷ lệ nhân viên hài lòng đối với từng yếu tố đạt thấp: Cơ sở vật chất 6,7%; Lương và phúc lợi 17,6%; Quan hệ với lãnh đạo 27,5%; Môi trường tương tác với cơ quan 32,5%; Học tập, phát triển và khẳng định 36,9%; Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc 47,5%. Sự hài lòng chung đối với công việc có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nơi công tác, nhóm loại công việc và 7 yếu tố về sự hài lòng đối với công việc.

Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận

pdf 6 trang Bích Huyền 01/04/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nguon_nhan_luc_va_su_hai_long_doi_voi_cong_viec_c.pdf

Nội dung text: Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận Phạm Trí Dũng (*), Đặng Thị Như Hằng (**), Nguyễn Trí (***) và cộng sự Để duy trì đủ nguồn nhân lực và đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân tại địa phương cần thiết phải nâng cao sự hài lòng đối với công việc. Nghiên cứu thực hiện trên 255 nhân viên đang làm việc tại các Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tuyến huyện, tỉnh Bình Thuận với mục tiêu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế. Người tham gia nghiên cứu tự điền vào phiếu điều tra, khuyết danh, số liệu được nhập với phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các TTYTDP tuyến huyện hầu hết đều thiếu hụt nguồn nhân lực. Tỷ lệ nhân viên hài lòng đối với từng yếu tố đạt thấp: Cơ sở vật chất 6,7%; Lương và phúc lợi 17,6%; Quan hệ với lãnh đạo 27,5%; Môi trường tương tác với cơ quan 32,5%; Học tập, phát triển và khẳng định 36,9%; Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc 47,5%. Sự hài lòng chung đối với công việc có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nơi công tác, nhóm loại công việc và 7 yếu tố về sự hài lòng đối với công việc. Từ khóa: Hài lòng đối với công việc, nhân viên y tế. Current status of human resource in health and job satisfaction of health workers at district preventive health centers, Binh Thuan province Pham Tri Dung (*), Dang Thi Nhu Hang (**), Nguyen Tri (***), et.al To maintain sufficient human resources and ensure the provision of quality health services for local people, it is necessary to improve the job satisfaction of health workers. This study was conducted with 255 employees working at district preventive health centers, Binh Thuan province with the aim to assess the current status of health human resource and job satisfaction of health workers at district preventive health centers. Participants filled in the self-administered and anonymous questionnaires 4 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16)
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | while data was entered with Epi Data 3.1 and processed by SPSS version 16.0 software packages. Study findings are as follows: critical shortage of health human resources in most district preventive health centers and a low proportion of health workers with job satisfaction for each factor: Physical facilities (6,7%); Salaries and benefits (17,6%); relationship with leaders (27,5%); interaction environment within the setting (32,5%); learning and career development (36,9%); knowledge, skills and work performance (47,5%). Difference in general satisfaction of health workers with the job is statistically significant between the work place, types of work and seven factors of job satisfaction (p = 0,001). Key words: Job satisfaction, health worker Tác giả: (*) PGS.TS. Phạm Trí Dũng: Trường Đại học Y tế công cộng. Địa chỉ: 138 Giảng Võ - Hà Nội. Email: ptd1@hsph.edu.vn (**) Ths. Đặng Thị Như Hằng: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa chỉ: 19 Phạm Ngọc Thạch - Thị xã Bà Rịa - Tỉnh Bà Rịa - Thành phố Vũng Tàu. Email: dangthinhuhang@yahoo.com (***) Ths. Nguyễn Trí: Trường Trung cấp Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa chỉ: 278 Lê Lợi - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Email: nguyentribrvt@yahoo.com (****) Và các cộng sự: BS. CK1.Nguyễn Quốc Việt, Ths. Nguyễn Thị Xuân Mai, KS. La Thị Mỹ Linh - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Thuận. Địa chỉ: Lê Duẩn - Phan Thiết - Bình Thuận. 1. Đặt vấn đề huyện sẽ đảm bảo cho các hoạt động phòng chống Theo ước tính của WHO, nguồn nhân lực y tế dịch bệnh và những dịch vụ y tế có chất lượng đáp trên toàn thế giới đang thiếu hụt nghiêm trọng [9]. ứng nhu cầu của người dân. Mục tiêu của nghiên Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sự hài cứu này nhằm đánh giá tình hình nguồn nhân lực và lòng đối với công việc của nhân viên y tế sẽ đảm sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại bảo duy trì đủ nguồn nhân lực và nâng cao chất các TTYTDP tuyến huyện và tìm hiểu các yếu tố lượng các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế [7], [8]. Ở liên quan. Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế cơ sở và trong 2. Phương pháp nghiên cứu lĩnh vực điều trị, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào 2.1. Thiết kế nghiên cứu và mẫu nghiên cứu về sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại các TTYTDP tuyến huyện. Đây là một lĩnh vực Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nhân viên y tế theo rất quan trọng trong việc phòng bệnh, nâng cao sức định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (2006) khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người dân. Hiện nay [9]: Những người cung cấp dịch vụ y tế và những cán bộ lĩnh vực lực y tế dự phòng là thiếu nhiều người quản lý và nhân viên khác, đối tượng loại trừ nhất. Cả nước hiện chỉ có 29.301 cán bộ y tế dự là các giám đốc trung tâm y tế tuyến huyện vì đây phòng, trong khi nhu cầu tối thiểu cần 45.260 người, là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm tất thiếu 15.979 người [1]. Sự đầu tư phát triển cho cả các hoạt động tại đơn vị. Nghiên cứu đã được tiến nguồn nhân lực này và làm tăng sự hài lòng đối với hành từ tháng 3 đến tháng 9/2009. Mẫu nghiên cứu công việc cho nhân viên y tế tại các TTYTDP tuyến thực hiện trên toàn bộ nhân viên y tế tại 10 TTYTDP Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 5
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | tuyến huyện, thực tế điều tra được với 255 nhân viên được xem là yếu tố kết quả về sự hài lòng đối với y tế đạt tỷ lệ 79,7%. Số liệu được thu thập bằng bộ công việc của nhân viên y tế. Biến này được sử câu hỏi tự điền khuyết danh. Người tham gia nghiên dụng để tìm hiểu các mối liên quan về sự hài lòng cứu tự trả lời các câu hỏi theo từng khoa phòng. Để đối với công việc của nhân viên y tế với các biến hiểu rõ những quan niệm về sự hài lòng đối với công xã hội, nhân khẩu, nghề nghiệp và các yếu tố về sự việc của nhân viên y tế và tại sao nhân viên y tế lại hài lòng về công việc. Tỷ suất chênh (OR) và hài lòng với yếu tố này hay yếu tố khác, chúng tôi khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) được sử dụng để đã tiến hành nghiên cứu định tính sau khi đã tiến tìm mối liên quan giữa sự hài lòng chung đối với hành nghiên cứu định lượng qua 2 cuộc thảo luận công việc của nhân viên y tế với các yếu tố. nhóm giữa Lãnh đạo TTYTDP tỉnh và Lãnh đạo các Số liệu được nhập và xử lý với phần mềm Epi TTYTDP huyện; và 7-10 nhân viên y tế ngẫu nhiên Data 3.1 và SPSS (Statistical Package for Social đại diện cho các TTYTDP huyện. Sciences) phiên bản 16.0. 2.2. Biến số nghiên cứu 3. Kết quả nghiên cứu Ngoài những biến số về xã hội, nhân khẩu và nghề nghiệp, chúng tôi sử dụng bộ công cụ gồm 41 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế tiểu mục: Mối quan hệ với lãnh đạo (8 tiểu mục); Theo định mức biên chế của Sở Nội vụ tỉnh Mối quan hệ với đồng nghiệp (6 tiểu mục); Lương Bình Thuận [5], các TTYTDP tuyến huyện chỉ mới và phúc lợi (6 tiểu mục); Học tập, phát triển và đạt 62,9 - 92,9% chỉ tiêu số biên chế quy định, thiếu khẳng định (7 tiểu mục); Môi trường tương tác của 74 biên chế. cơ quan (8 tiểu mục); Kiến thức, kỹ năng và kết quả Theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- công việc (4 tiểu mục) và Cơ sở vật chất (2 tiểu BYT-BNV [2], cơ cấu nhân viên y tế các bộ phận mục). Bộ công cụ này đã được đánh giá độ tin cậy chưa hợp lý. Tỷ lệ nhân viên bộ phận xét nghiệm trong nghiên cứu của Lê Thanh Nhuận về sự hài rất thấp. Tỷ lệ nhân viên bộ phận quản lý, hành lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại huyện chính chiếm tỷ lệ cao hơn so với chỉ tiêu quy định, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và được thử nghiệm có 02 huyện tăng hơn gấp đôi so với qui định. Theo trước khi tiến hành điều tra thu thập số liệu. cơ cấu chuyên môn, tỷ lệ bác sĩ phải trên 20% 2.3. Phân tích số liệu nhưng chỉ có 02 huyện là đạt chỉ tiêu. Đối với tỷ lệ Thang điểm Likert (1: Rất không hài lòng, 2: kỹ thuật viên xét nghiệm phải trên 10% nhưng chỉ Không hài lòng, 03: Bình thường, 04: Hài lòng, 05: có 01 huyện là đạt chỉ tiêu. Rất hài lòng) đã được mã hóa thành 2 nhóm: nhóm 3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu chưa hài lòng với điểm từ 1 - 3 điểm và nhóm hài lòng với điểm từ 4 - 5 điểm, đối với từng tiểu mục, Nam giới chiếm 34,5% và nữ giới 65,5%; tuổi từ đó tính tỷ lệ hài lòng đối với công việc theo từng 19 đến 57. Trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống tiểu mục. Điểm chuẩn hóa đại diện cho từng yếu tố 83,1% và từ cao đẳng, đại học trở lên 16,9%; trình được tính bằng tổng điểm của từng tiểu mục trong độ trung cấp Y Dược trở xuống 66,7%; cử nhân, yếu tố đó nhân với hệ số tải nhân tố của tiểu mục dược sỹ, bác sỹ 16,5%. Người thu nhập chính của tương ứng. Mức điểm hài lòng của từng yếu tố được gia đình chiếm 72,5%. Thu nhập trung bình/ tháng tính bằng tổng điểm của 4 (mức tối thiểu xác định cho thấy: người có thu nhập trên 2.000.000 VNĐ sự hài lòng) nhân với hệ số tải nhân tố của các tiểu chiếm tỷ lệ cao nhất 50,6%, từ 1.000.000 - mục trong yếu tố đó. Sự hài lòng đối với công việc 2.000.000 VNĐ là 35,7%; dưới 1.000.000 VNĐ là theo từng yếu tố được mã hóa thành 2 nhóm: nhóm thấp nhất 13,7%. Tỷ lệ nhân viên y tế làm công tác chưa hài lòng (< mức điểm chuẩn) và nhóm hài lòng chuyên môn chiếm tỷ lệ là 76,5% và cán bộ quản (≥ mức điểm chuẩn của yếu tố đó). Điểm hài lòng lý và nhân viên khác là 23,5%. trung bình của từng thành tố được xác định từ điểm các tiểu mục của nó. Điểm hài lòng trung bình được 3.3. Sự hài lòng đối với công việc của nhân mã hóa thành 2 nhóm: nhóm hài lòng với điểm ≥ 4 viên y tế và nhóm chưa hài lòng với điểm < 4 điểm. Tiểu mục Điểm trung bình hài lòng của nhân viên y tế đối "Hài lòng đối với công việc của bản thân nói chung" với từng yếu tố đều thấp hơn mức điểm hài lòng với 6 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16)
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bảng 1. Sự hài lòng của nhân viên y tế đối với các yếu tố đó. Tỷ lệ nhân viên y tế hài lòng với từng yếu yếu tố tố: thấp nhất là yếu tố cơ sở vật chất 6,7%; yếu tố lương và phúc lợi 17,6%; yếu tố mối quan hệ với lãnh đạo 27,5% và cao nhất là yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp 51,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ hài lòng chung đối với công việc đạt cao 63,5%. 3.4. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế Bảng 2 cho thấy không có mối liên quan với các yếu tố: giới, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, nhóm trình độ học vấn, nhóm trình độ chuyên môn, người thu nhập chính, nhóm thu nhập trung bình/ tháng, nhóm thời gian công tác, nhóm chức vụ quản lý, thời Bảng 2. Mối liên quan giữa sự hài lòng chung đối gian làm việc trong ngày và loại lao động (p > 0,05). với công việc và các yếu tố xã hội, nhân Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hài lòng khẩu và nghề nghiệp đối với công việc giữa các nơi công tác và các nhóm loại công việc. Bảng 3. Mối liên quan giữa sự hài lòng chung đối với công việc và các yếu tố về sự hài lòng đối với công việc Bảng 3 cho thấy sự hài lòng chung đối với công việc có mối liên quan với cả 7 yếu tố về sự hài lòng đối với công việc (p < 0,05). Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 7
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 4. Bàn luận triển nguồn nhân lực của đơn vị mình. Do đó, để tạo Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình được sự hài lòng của nhân viên y tế, lãnh đạo cần hài lòng của nhân viên y tế đối với từng yếu tố đều phải cải thiện, xây dựng những tiêu chuẩn, quy trình thấp hơn mức điểm hài lòng với yếu tố đó. Nhân làm việc phù hợp với từng nhân viên và hoạt động viên y tế chưa hài lòng với cả 7 yếu tố. Nghiên cứu chung của cơ quan. Bên cạnh đó phải thật sự gần gũi của tác giả Lê Thanh Nhuận cũng cho thấy nhân và sống chân tình với nhân viên. viên y tế cũng chưa hài lòng với cả 7 yếu tố trên, Đối với yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp tỉ đạt từ 32,4% đến 67,6%, tỷ lệ nhân viên y tế hài lệ nhóm hài lòng gấp 7,46 lần so với nhóm chưa hài lòng chung đối với công việc 71,1%[3]. Kết quả lòng. So với nghiên cứu của Lê Thanh Nhuận, tỷ lệ nêu lên vấn đề cần phải lý giải là: tại sao nhân viên này gấp 8,3 lần [3]. Mối quan hệ với đồng nghiệp y tế không hài lòng khi phân tích qua 7 yếu tố mà sẽ giúp đỡ nhân viên rất nhiều trong công việc cũng tỷ lệ hài lòng chung với công việc tương đối cao như trong cuộc sống. Nếu quan hệ với đồng nghiệp 63,5%? Khi xem xét một vấn đề nào đó, về mặt tốt đẹp, nhân viên y tế sẽ toàn tâm, toàn ý, giúp đỡ tổng thể con người thường nhận xét tích cực hơn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung. Để có nhưng khi đi vào chi tiết, thường phản ánh vấn đề được mối quan hệ tốt đẹp đó, hãy ủng hộ, động viên, một cách đúng cảm nhận của bản thân hơn với kỳ giúp đỡ họ vào những lúc cần thiết. Xây dựng và giữ vọng các tồn tại sẽ được cải thiện. Đây là một vấn mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp cho đề mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm trong việc tạo nhân viên trong đơn vị cùng tiến bộ trong công việc. sự hài lòng của nhân viên đối với mình và cần đánh Đối với yếu tố lương và phúc lợi, tỷ lệ hài lòng giá sự hài lòng theo từng khía cạnh. chung đối với công việc trong nhóm hài lòng gấp Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hài 5,77 lần so với nhóm chưa hài lòng. Điều này cho lòng chung đối với công việc giữa các nơi công tác thấy: yếu tố lương và phúc lợi cũng rất quan trọng và nhóm loại công việc. Nghiên cứu của tác giả Lê cho sự hài lòng chung đối với công việc. "Sau khi Thanh Nhuận thì cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa chia tách bệnh viện và TTYTDP huyện, cán bộ đa thống kê đối với công việc giữa các nhóm tuổi[3]. số là những người lương đã vượt khung, do đó phúc Nghiên cứu của tác giả Trần Quỵ ở các bệnh viện lợi và các khoản chi phí điều hành khác bị giảm" huyện, tỉnh và trung ương ở 12 tỉnh, thành phố trên (Nhân viên nữ, 42 tuổi). "Lương hệ dự phòng quá toàn quốc, cũng cho rằng sự hài lòng nghề nghiệp thấp, các ưu đãi của ngành chưa thỏa đáng, Quy của điều dưỡng cũng có mối liên quan với nhóm chế nên thoáng về các nguồn thu dịch vụ ví dụ nên tuổi, nơi làm việc và trình độ chuyên môn[5]. tạo điều kiện cho TTYTDP tuyến huyện được khám Qua phân tích cho thấy sự hài lòng chung đối sức khỏe" (Lãnh đạo nam, 45 tuổi). "Tăng hỗ trợ với công việc có mối liên quan với cả 7 yếu tố về cho bác sỹ để tăng tính hấp dẫn nhằm duy trì họ làm sự hài lòng đối với công việc (p < 0,05). Những việc lâu dài " (Lãnh đạo nữ, 37 tuổi). nhân viên hài lòng với yếu tố mối quan hệ với lãnh Đối với yếu tố học tập, phát triển và khẳng định, đạo có tỷ lệ hài lòng chung đối với công việc gấp tỉ lệ nhân viên hài lòng gấp 10,3 lần so với nhóm 7,82 lần so với nhóm chưa hài lòng. So với nghiên chưa hài lòng. So với nghiên cứu của Lê Thanh cứu của Lê Thanh Nhuận con số này gấp gần Nhuận, tỷ lệ này là 21,6 lần[3]. Học tập và đào tạo 20,9[3]. Qua đó có thể cho thấy lãnh đạo các nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là nhu cầu thực TTYTDP huyện chưa thật sự chia sẻ, lắng nghe, cởi tế của mỗi nhân viên y tế. Vì vậy, chúng ta cần tạo mở, hỗ trợ và hướng dẫn nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện, cơ hội cho nhân viên của mình được học quyền lợi với nhân viên của mình. Từ đó có thể dẫn tập và phát triển. đến việc xử lý vi phạm kỷ luật chưa thấu tình đạt lý Những nhân viên hài lòng với yếu tố môi trường làm nhân viên chưa hài lòng. Vai trò và nhiệm vụ tương tác của cơ quan có tỷ lệ hài lòng chung với của lãnh đạo trong các cơ sở y tế là rất quan trọng. công việc cao gấp 29,27 lần so với nhóm chưa hài Nó đòi hỏi một nghệ thuật quản lý mềm dẻo, tác lòng với yếu tố này. So với nghiên cứu của Lê động tổng hợp từ nhiều biện pháp, nhiều phía. Thanh Nhuận, tỷ lệ này gấp 10,5 lần[3]. Yếu tố môi Người lãnh đạo biết quan hệ tốt với nhân viên, biết trường tương tác của cơ quan mô tả thái độ, cách lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ lúc khó khăn sẽ làm tăng thức của nhân viên trong công việc mình đang làm, sự hài lòng và tạo được niềm tin giúp duy trì và phát mối quan hệ trong nhóm, đoàn thể. Qua kết quả cho 8 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16)
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | thấy, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng viên; cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân đối với công việc cũng như kết quả hoạt động của viên; tăng chế độ, tiền lương; tạo cơ hội cho nhân đơn vị. viên học tập, phát triển và tạo sự công bằng giữa các Tỷ lệ hài lòng chung với công việc trong nhóm ngành trong đơn vị. nhân viên hài lòng đối với yếu tố cơ sở vật chất gấp 4,67 lần so với trong nhóm chưa hài lòng. So với Chúng tôi khuyến nghị: nghiên cứu của Lê Thanh Nhuận, tỷ lệ này còn cao Đối với các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến hơn nghiên cứu của chúng tôi, gấp 7,3 lần [3]. huyện: " TTYTDP huyện vừa chia tách, tất cả mọi thứ dành hết cho bệnh viện huyện, Trung tâm chỉ dùng - Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện, Sở Y cơ sở tạm bợ trang thiết bị thì rất thiếu " (3 Lãnh tế tỉnh Bình Thuận để có chính sách thu hút cán bộ y tế đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ đạo nam, 50 tuổi; 47 tuổi; 45 tuổi). "Cơ sở vật chất hiện có để giải quyết vấn đề thiếu hụt và bất hợp lý không đáp ứng được nhu cầu làm việc của nhân về cơ cấu cán bộ y tế. viên, ở nhờ, tạm bợ" (Nhân viên nữ, 45 tuổi). - Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định Theo nghiên cứu của S.Bodur về sự hài lòng của 43/2006/NĐ-CP để tăng thu nhập cho nhân viên. tất cả các nhân viên chăm sóc sức khỏe tại 21 Trung tâm y tế của thành phố Konya, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết - Xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế tỷ lệ hài lòng thấp: 60%. Nguyên nhân là vì điều về quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân kiện làm việc, sự phân công công việc, chế độ, tiền viên với nhân viên và đào tạo, phát triển nguồn nhân lương và cơ hội học tập, phát triển [6]. lực phù hợp hoàn cảnh của đơn vị và đặc điểm nguồn nhân lực hiện có một cách rõ ràng và minh bạch. Qua kết quả nghiên cứu mối liên quan giữa sự hài lòng chung với công việc và các yếu tố về sự hài Đối với Sở Y tế: lòng cho thấy những nhà quản lý cần phải quan tâm - Nghiên cứu những chính sách phù hợp về đào đến chi tiết từng yếu tố, bởi sự hài lòng của nhân tạo, thu hút và duy trì nguồn nhân lực y tế nói chung viên y tế đối với công việc là tổng hòa của các yếu và nhân lực y tế dư phòng nói riêng. Nghiên cứu và tố. Như vậy để tăng sự hài lòng đối với công việc xây dựng các công cụ quản lý nguồn nhân lực phù cần phải nâng cao điều kiện làm việc cho nhân hợp để có thể áp dụng cho các đơn vị y tế. Tài liệu tham khảo: 5. Trần Quỵ và cộng sự (2005), "Sự hài lòng nghề nghiệp của Tiếng Việt điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan", Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hà 1. Bộ Y tế (2008), "Báo cáo Hội thảo đào tạo cán bộ y tế dự Nội, tr. 32-42. phòng diễn ra tại Hà Nội ngày 27/3/2008". 2. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), "Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05 tháng 06 năm 2007 của Tiếng Anh liên Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, về hướng dẫn định mức biên chế 6. Bodur. S. (2002), "Job satisfaction of health care staff sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước". employed at health centres in Turkey", Selcuk University. 3. Lê Thanh Nhuận (2008), "Thực trạng nguồn nhân lực và 7.Bonnie Sibbald (2002), "National survey of job sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế cơ sở huyện satisfaction and retirement intentions among general Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2008", Luận văn Tốt practitioners in England", British Medical Journal. nghiệp Thạc Sĩ Y tế Công Cộng khóa 10, Đại học Y tế Công cộng. 8. Kate Anne Walker & Marie Pirotta (2007), "What keeps Melbourne GPs satisfied in their jobs?", Australian Family 4. Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận (2008), "Công văn số Physician, 36(10), pp. 877-880. 1726/SNV-TC ngày 31/12/2008 của Sở Nội vụ về việc chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp và chỉ tiêu hợp đồng 9. W.H.O (2006), "The world health report 2006: working theo nghị định 68/CP năm 2009". together for health". Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 9