Thực trạng đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế xã/phường, thành phố Hải Dương năm 2015

Tiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế có ý nghĩa lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tại Việt Nam, chương trình đã được triển khai từ 30 năm nay và đạt được nhiều thành tựu.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã xảy ra một số tai biến do tiêm chủng gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng cần được đặc biệt quan tâm.

Nghiên cứu “Mô tả thực trạng đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế xã/phường, TP. Hải Dương năm 2015” được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng và đưa ra các khuyến nghị phù hợp để tăng cường công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, áp dụng kỹ thuật quan sát bằng bảng kiểm và hồi cứu số liệu. Kết quả cho thấy: 66,7% trạm y tế tại TP. Hải Dương làm tốt công tác điều hành; 76,2% đảm bảo điều kiện kỹ thuật và 90,5% làm tốt khâu lập kế hoạch cho buổi tiêm chủng. Tăng cường giám sát công tác tiêm chủng cũng như có kế hoạch cải tạo cơ sở vật chất cho các trạm y tế cần được chú trọng để cải thiện công tác này

pdf 6 trang Bích Huyền 31/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế xã/phường, thành phố Hải Dương năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_dam_bao_an_toan_tiem_chung_tai_cac_tram_y_te_xaph.pdf

Nội dung text: Thực trạng đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế xã/phường, thành phố Hải Dương năm 2015

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Thực trạng đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế xã/phường, thành phố Hải Dương năm 2015 Phạm Phương Liên1, Ngô Thị Nhung2 Tóm tắt: Tiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế có ý nghĩa lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tại Việt Nam, chương trình đã được triển khai từ 30 năm nay và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã xảy ra một số tai biến do tiêm chủng gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng cần được đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu “Mô tả thực trạng đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế xã/phường, TP. Hải Dương năm 2015” được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng và đưa ra các khuyến nghị phù hợp để tăng cường công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, áp dụng kỹ thuật quan sát bằng bảng kiểm và hồi cứu số liệu. Kết quả cho thấy: 66,7% trạm y tế tại TP. Hải Dương làm tốt công tác điều hành; 76,2% đảm bảo điều kiện kỹ thuật và 90,5% làm tốt khâu lập kế hoạch cho buổi tiêm chủng. Tăng cường giám sát công tác tiêm chủng cũng như có kế hoạch cải tạo cơ sở vật chất cho các trạm y tế cần được chú trọng để cải thiện công tác này. Từ khóa: Tiêm chủng, An toàn tiêm chủng, Trạm y tế, Hải Dương. Status of immunization safety at the commune health centers, Hai Duong City in 2015 Pham Phuong Lien1, Ngo Thi Nhung2 Summary: Expanded vaccination is a significant medical program for health care of children. In Vietnam, the program has been implemented since 30 years ago and achieved many accomplishments. Recently, some vaccination complications occured and caused serious consequences, however. Therefore, the assurance of safe vaccination should be particularly concerned. The study “Description the situation of immunization safety at the Commune Health Centers (CHCs), Hai Duong City in 2015” was undertaken to provide evidences and make appropriate recommendations to improve the safety of vaccination. This is a cross-sectional study, observation checklists were used and retrospective data was collected. Results: 66,7% CHCs organised well, 76,2% ensured technical conditions and 90,5% were done well planning the vaccination sessions. Hai Duong City Health Center should strengthen supervision as well as has a renovated infrastructure plan for CHCs to improve this shortcoming. Keywords: Vaccination, Immunization, Safety Immunization, Commune Health Center, Hai Duong. 132 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 113232 44/7/2016/7/2016 99:42:13:42:13 PPMM
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tác giả: 1. Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế, Trường Đại học Y tế công cộng Email: ppl1@hsph.edu.vn 2. Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương 1. Đặt vấn đề Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương. Do có dân số đông nên Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong các số trẻ trong diện tiêm chủng luôn cao nhất so với các chương trình y tế có qui mô lớn và tầm ảnh hưởng vào quận huyện trong toàn tỉnh. Với sự nỗ lực của các ban bậc nhất trên thế giới. Hiện nay, đã có hơn 190 nước ngành có liên quan, hoạt động TCMR tại thành phố triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng và 85% (TP.) Hải Dương đã được triển khai khá thuận lợi và đi trẻ em đã được tiêm chủng các bệnh lao, bại liệt, vào nề nếp. Tuy nhiên, kết quả giám sát định kỳ cho bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi [8]. Tại Việt Nam, thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong công tác đảm từ năm 1985, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế (TYT) xã, được triển khai trên qui mô toàn quốc và được coi là phường [7]. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi một chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Sau 30 năm tiến hành đề tài với mục tiêu “Mô tả thực trạng đảm triển khai, chương trình đã thu được nhiều thành tựu bảo an toàn tiêm chủng tại các trạm y tế xã/phường, đáng kể. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em dưới 1 TP. Hải Dương năm 2015”. Kết quả nghiên cứu sẽ tuổi luôn đạt trên 90%. Số trẻ mắc và tử vong do các cung cấp bằng chứng và đưa ra các khuyến nghị phù bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh đã giảm hợp nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn tiêm từ hàng chục đến hàng trăm lần [5]. Tuy nhiên, trong chủng trên địa bàn thành phố Hải Dương. những năm gần đây, vấn đề tai biến sau tiêm chủng là một thách thức lớn đối với chương trình TCMR. 2. Phương pháp nghiên cứu Một số tai biến đã gây ra các hậu quả nghiêm trọng 2.1. Đối tượng, thời gian và phương pháp làm giảm niềm tin của người dân đối với công tác nghiên cứu tiêm chủng. Vì vậy, việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đang gặp khó khăn tại một số địa phương Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ 21 trạm y tế [1]. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành các xã/phường thuộc thành phố Hải Dương qui định, chính sách chỉ đạo các ban ngành liên quan từ trung ương đến địa phương thực hiện các Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1-6/2015 biện pháp tăng cường công tác an toàn tiêm chủng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Ngày 21/8/2013, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3029/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch “Tăng Phương pháp thu thập số liệu: Quan sát bằng cường công tác an toàn tiêm chủng”. Đây là một kế bảng kiểm và hồi cứu số liệu thứ cấp (các báo cáo hoạch tổng thể bao gồm các hoạt động thanh kiểm về công tác tiêm chủng của các TYT và trung tâm tra, đảm bảo chất lượng vắc xin, tập huấn an toàn y tế năm 2014) tiêm chủng cho cán bộ y tế và tuân thủ các qui trình Một số chỉ số nghiên cứu chính: trước, trong và sau tiêm chủng [2]. Các địa phương trên toàn quốc đã tích cực triển khai quyết định của Tỷ lệ các TYT có đầy đủ điều kiện cơ sở vật Bộ Y tế nhằm chấn chỉnh toàn diện công tác tiêm chất, nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác chủng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số tiêm chủng. địa phương đã gặp các khó khăn và còn một số vấn Tỷ lệ các TYT thực hiện tốt việc xây dựng kế đề tồn tại nhất định. hoạch tiêm chủng. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 133 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 113333 44/7/2016/7/2016 99:42:13:42:13 PPMM
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tỷ lệ các TYT thực hiện tốt việc bảo quản vắc xin. 3. Kết quả nghiên cứu Tỷ lệ các TYT thực hiện tốt việc quản lý, điều hành buổi tiêm chủng. Thông tin chung vế các trạm y tế xã/phường tại thành phố Hải Dương: Trên địa bàn thành phố Hải Tiêu chuẩn đánh giá: Dương có 21 TYT xã/phường. Trong đó 19/21 TYT Các tiêu chí đánh giá an toàn tiêm chủng được trên địa bàn thành phố Hải Dương đã đạt chuẩn y xây dựng dựa trên quyết định số 3029/QĐ-BYT [2] tế quốc gia giai đoạn 1 (chiếm 90,5%). 17/21 TYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 21/8/2013 và có bác sỹ. Về diện tích, 17/21 trạm y tế đảm bảo quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 qui trên 500m2, như vậy còn 4 TYT có diện tích hẹp định về việc “Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng” (<500m ). Do ở khu vực thành thị nên số dân của [3]. Các tiêu chí cụ thể như sau: các xã/phường khá cao (11 xã/phường có số dân trên 10.000). Vì vậy có tới 18 trong tổng số 21 xã phường Lập kế hoạch buổi tiêm chủng: xây dựng kế có số trẻ trong diện tiêm chủng trên 50 trẻ/tháng; hoạch cụ thể chi tiết bao gồm: lập danh sách trẻ; dự trong đó có 5 phường có số trẻ trong diện tiêm chủng trù vắc xin và vật tư tiêu hao phù hợp; phân công trên 100 trẻ/tháng. nhiệm vụ cụ thể. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của 21 TYT theo 2.2. Điều kiện điểm tiêm chủng 4 nhóm tiêu chí: lập kế hoạch tiêm chủng, điều kiện điểm tiêm chủng, kết thúc buổi tiêm chủng và quản Cơ sở vật chất: đảm bảo đủ 3 khu vực: “khám lý điều hành buổi tiêm chủng, chúng tôi thu được và tư vấn”; “khu vực tiêm”; “khu vực theo dõi sau kết quả như sau: tiêm” có diện tích từ mức tối thiểu (theo qui định) trở lên; đảm bảo điều kiện vệ sinh; thoáng gió; đủ Bảng 1. Kết quả tổng hợp chung về công tác đảm ánh sáng bảo tiêm chủng của các TYT Nhân lực: Mỗi buổi tiêm chủng được bố trí tối Đạt thiểu 2 nhân viên có trình độ từ y sỹ trở lên và có TT Nội dung hoạt động n (trạm) Tỷ lệ (%) giấy chứng nhận tập huấn về thực hành tiêm chủng. 1 Lập kế hoạch buổi tiêm chủng 19 90,5 Tài liệu chuyên môn: Có đủ tài liệu hướng dẫn về 2 Điều kiện điểm tiêm chủng 16 76,2 sử dụng vắc xin, áp phích, tờ rơi hướng dẫn các bước thực hiện, lịch tiêm, phác đồ chống sốc 3 Kết thúc buổi tiêm chủng 21 100 Trang thiết bị, vật tư tiêu hao: cần có đủ phích 4 Điều hành buổi tiêm chủng 14 66,7 đựng vắc xin; nhiệt kế theo dõi nhiệt độ; bơm kim tiêm; bông, cồn, hộp chống sốc, hộp an toàn đựng Kết quả bảng 1 cho thấy 19/21 (90,5%) TYT đã bơm kim tiêm sau sử dụng; nhiệt kế đo thân nhiệt, thực hiện tốt việc lập kế hoạch tiêm chủng và 21/21 ống nghe TYT thực hiện tốt các hoạt động kết thúc buổi tiêm chủng. Tuy nhiên, chỉ có 16/21 (76,2%) trạm y tế Sắp xếp bàn tiêm chủng hợp lý, thuận tiện cho đảm bảo đầy đủ các điều kiện điểm tiêm chủng như cán bộ y tế thao tác khi tiêm bố trí đủ nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất theo Bảo quản vắc xin đúng qui định: đảm bảo nhiệt qui định để tổ chức buổi tiêm chủng an toàn. Riêng độ; sắp xếp vắc xin đúng qui định công tác quản lý, điều hành buổi tiêm chủng chỉ có 66,7% các TYT thực hiện đầy đủ. Kết thúc buổi tiêm chủng: Hủy bỏ bơm kim tiêm; xử lý vắc xin đã pha hồi chỉnh, ghi chép, lưu Phân tích chi tiết tiêu chí 2 cho thấy tất cả các TYT trữ tài liệu đúng qui định của thành phố Hải Dương đã chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, tài liệu chuyên môn theo qui định để đảm bảo Quản lý, điều hành buổi tiêm chủng: có cán bộ công tác tiêm chủng an toàn. Tuy nhiên việc tuân thủ giám sát; điều phối tốt các hoạt động tránh ùn tắc đầy đủ các tiêu chí về bảo quản vắc xin chỉ quan sát trong buổi tiêm, thực hiện tuần tự, đầy đủ các bước thấy ở 80,0% TYT; 76,2% các TYT đạt tiêu chuẩn về trong qui trình tiêm chủng cơ sở vật chất - trang thiết bị và chỉ có 71,4% thực hiện tốt việc sắp xếp bàn tiêm chủng hợp lý (bảng 2): 134 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 113434 44/7/2016/7/2016 99:42:13:42:13 PPMM
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bảng 2. Đánh giá điều kiện điểm tiêm chủng tại các 5 Có nhiệt kế, ống nghe 21 100 TYT xã/phường 6 Có xà phòng rửa tay 16 76,2 Đạt TT Nội dung 7 Có hộp chống sốc đủ cơ số thuốc, 21 100 n (trạm) Tỷ lệ (%) còn hạn sử dụng 1 Cơ sở vật chất 16 76,2 8 Đủ sổ/phiếu tiêm chủng cá nhân 21 100 2 Nhân lực 21 100 cho trẻ em 3 Tài liệu chuyên môn 21 100 9 Sổ theo dõi, quản lý đối tượng 21 100 tiêm chủng tại TYT 4 Trang thiết bị 16 76,2 5 Sắp xếp bàn tiêm chủng khoa học 15 71,4 6 Bảo quản vắc xin 17 80,9 Kết quả quan sát cho thấy tất cả các trạm y tế đã Kết quả đánh giá chi tiết các tiểu tiêu chí của được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cơ bản phục các nội dung cơ sở vật chất; sắp xếp bàn tiêm chủng vụ công tác tiêm chủng như: bơm kim tiêm, bông và bảo quản vắc xin được trình bày trong các bảng khô, hộp chống sốc, nhiệt kế, ống nghe. Riêng xà 3, 4, 5 sau đây: phòng rửa tay, vào thời điểm quan sát, có 16 trạm y tế chuẩn bị đủ (76,2%), vẫn còn 5 trạm y tế chưa Bảng 3. Đánh giá cơ sở vật chất của các TYT chuẩn bị xà phòng rửa tay trong buổi tiêm chủng. Đạt TT Cơ sở vật chất Bảng 5. Đánh giá cách sắp xếp bàn tiêm chủng hợp lý n (Trạm) Tỷ lệ (%) 1 Điểm tiêm chủng đảm bảo vệ Đạt sinh; bố trí theo quy trình một 21 100 TT Cách sắp xếp bàn tiêm chủng chiều; có biển chỉ dẫn quy trình. n (trạm) Tỷ lệ (%) 2 Khu vực tư vấn và khám sàng 1 Sắp xếp dụng cụ trên bàn tiêm 15 71,4 2 19 90,5 lọc có diện tích tối thiểu 8m chủng thuận tiện cho CBYT 3 Khu vực tiêm chủng có diện 16 76,2 thao tác tích tối thiểu 8m2 4 Khu vực theo dõi và xử trí phản 2 Có đầy đủ các dụng cụ trên bàn 21 100 ứng sau tiêm chủng diện tích tối 16 76,2 tiêm chủng thiểu 15m2 3 Hộp an toàn, túi/hộp đựng vỏ lọ 19 90,5 vắc xin, thùng đựng rác đặt phía dưới bàn Số liệu trên bảng 3 cho thấy không phải 100% trạm y tế đảm bảo diện tích tối thiểu cho các khu vực Bảng 5 cho thấy tất cả các trạm y tế đã chuẩn khám sàng lọc, khu vực tiêm chủng và khu vực theo bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết tại bàn tiêm. Tuy dõi xử trí sau tiêm. Cụ thể, có 19/21 TYT có diện tích nhiên, việc sắp xếp dụng cụ đảm bảo tiêu chí thuận khu vực tư vấn và khám sàng lọc đạt yêu cầu, tức là tiện cho cán bộ y tế thao tác chỉ được quan sát thấy vẫn còn 2 TYT chưa đảm bảo diện tích tối thiểu của ở 15/21 đơn vị (71,4%). Đồng thời, có 19/21 trạm y khu vực này là 8m2. Bên cạnh đó chỉ có 16/21 trạm tế đặt hộp an toàn và thùng đựng rác đúng nơi qui y tế có khu vực theo dõi và xử trí sau tiêm chủng đạt định (90,5%), vẫn còn 2 trạm y tế chưa thực hiện tốt mức tối thiểu theo qui định, chiếm 76,2%. tiêu chí này. Bảng 4. Đánh giá trang thiết bị, dụng cụ tiêm chủng Kết quả quan sát về kỹ thuật bảo quản vắc xin tại TYT xã/phường cho thấy tất cả các trạm y tế đã có phích đựng vắc xin Đạt được theo dõi nhiệt độ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. TT Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị n (trạm) Tỷ lệ (%) Tuy nhiên có 4/21 TYT chưa sắp xếp vắc xin đã pha hồi chỉnh trong phích đúng qui định (chiếm 19,0%). 1 Đủ bơm kim tiêm 21 100 2 Bông khô, ga trải bàn 21 100 4. Bàn luận 3 Đủ hộp an toàn 21 100 Toàn bộ 21 trạm y tế đã được Sở Y tế tỉnh Hải 4 Đủ ghế ngồi cho nhân viên và 21 100 Dương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức bà mẹ buổi tiêm chủng [7]. Tuy nhiên, khi phân tích dựa Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 135 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 113535 44/7/2016/7/2016 99:42:13:42:13 PPMM
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | trên các tiêu chí theo qui định của Bộ Y tế, vẫn còn Mặc dù các TYT đã chuẩn bị đầy đủ các trang một số điểm tồn tại trong công tác đảm bảo tiêm thiết bị, vật tư và dụng cụ tiêm chủng, tuy nhiên chủng tại các trạm y tế như: mới có 66,7% trạm y tế cách sắp xếp bàn tiêm chủng tại một số đơn vị chưa tại TP. Hải Dương làm tốt công tác điều hành, 76,2% thực sự hợp lý Nghiên cứu đã chỉ ra có 15/21 TYT đảm bảo điều kiện kỹ thuật và 90,5% làm tốt khâu thực hiện tốt tiêu chí này. Kết quả nghiên cứu của lập kế hoạch cho buổi tiêm chủng. chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Nhàn và Hà Văn Nguyên 4.1. Thực trạng cơ sở vật chất tại trạm y tế tại Bắc Giang năm 2013 (10/12 trạm y tế chưa biết xã/phường cách sắp xếp bàn tiêm chủng hợp lý) [6]. Tiêu chí này không khó để cải thiện nhưng đòi hỏi tính cẩn Theo quy định, cơ sở vật chất tại điểm tiêm chủng thận và tự giác của các cán bộ y tế. Có thể các cán cố định phải có khu vực chờ, bố trí đủ chỗ ngồi cho ít bộ y tế chưa thực sự nhận thức được ý nghĩa của nhất 50 đối tượng trong một buổi tiêm chủng, bảo đảm việc sắp xếp bàn tiêm chủng khoa học, thuận tiện che được mưa, nắng và thông thoáng. Diện tích tối trong việc giảm thiểu các tai biến rủi ro cho trẻ nên thiểu tại các khu vực thực hiện tư vấn, khám phân loại còn có tâm lý chủ quan, thiếu cẩn thận. Vì vậy, các là 8m2, khu vực tiêm là 8m2, khu vực theo dõi và xử đơn vị này cần được cán bộ giám sát của trung tâm lý phản ứng sau tiêm là 15m2. Các khu vực trên phải y tế nhắc nhở và nghiêm túc thực hiện theo qui định. đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều [3]. Nghiên cứu này đã 4.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại các trạm chỉ ra, có 16/21 trạm y tế đạt tiêu chuẩn về diện tích, y tế xã/phường vẫn còn 5 đơn vị có diện tích phòng tiêm và theo dõi sau tiêm chưa đạt mức tối thiểu theo qui định. Việc Theo quy định về tiêm chủng, nguồn nhân lực ban hành các quy chuẩn để tăng cường chất lượng và chuyên môn cần phải bố trí đủ, có bác sỹ hoặc y sỹ đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn đã được ban khám phân loại cho trẻ trước khi trẻ được tiêm. Trên giám đốc Trung tâm Y tế thành phố chỉ đạo sát sao. thực tế, toàn bộ 21TYT xã/phường đã được bố trí Tuy nhiên, việc sửa chữa cơ sở hạ tầng đòi hỏi sự đầu đầy đủ nhân lực về số lượng và đảm bảo chất lượng tư về nguồn lực và sự kết hợp của các ban ngành tại chuyên môn trong buổi tiêm chủng. Tuy nhiên, tại địa phương, nên trung tâm y tế chưa chủ động khắc một số trạm y tế chưa có bác sỹ, trung tâm đã điều phục được tình trạng này. Mặc dù vậy, các cán bộ y tế động một số bác sỹ xuống hỗ trợ việc khám phân loại tại trạm đã rất cố gắng trong việc sắp xếp, điều hành trước khi tiêm cho trẻ. Đây chỉ là giải pháp tình thế, hợp lý, đảm bảo che nắng, che mưa và vệ sinh sạch sẽ về lâu dài, ban giám đốc trung tâm cần có kế hoạch tại khu vực tiêm chủng. đào tạo nguồn nhân lực kế cận đảm bảo bao phủ bác sỹ tại tất cả các trạm y tế trên địa bàn thành phố. 4.2. Thực trạng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị phục vụ tiêm chủng 4.4. Thực trạng thực hiện các công việc khi kết thúc buổi tiêm chủng Các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho tiêm chủng như phích đựng vắc xin, bơm kim tiêm, bông cồn, Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tất hộp an toàn, hộp chống sốc, sổ tiêm chủng của trẻ, sổ cả các trạm y tế trên địa bàn thành phố Hải Dương theo dõi quản lý chương trình đều được các trạm y tế đã thực hiện tốt, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về chuẩn bị, sắp xếp đầy đủ tại buổi tiêm chủng theo quy chuyên môn, kỹ thuật của các bước sau tiêm chủng định. Việc còn 5/21 trạm thiếu xà phòng rửa tay được như: bảo quản vắc xin và dung môi chưa pha hồi các cán bộ y tế giải thích là do chưa kịp bổ sung. Đây chỉnh; hủy bỏ vắc xin đã pha hồi chỉnh đúng quy là thiếu sót chuyên môn cần được nghiêm túc rút kinh định, đậy nắp bơm kim tiêm trước khi bỏ vào hộp nghiệm và hạn chế bằng cách tăng cường công tác an toàn, ghi đầy đủ thông tin của trẻ vào sổ/phiếu giám sát của TTYT thành phố. Ngoài ra, cần thường tiêm chủng Qua trao đổi, một số trạm trưởng trạm xuyên tuyên truyền để các cán bộ y tế hiểu được ý y tế cho biết, các cán bộ tham gia công tác tiêm nghĩa quan trọng của việc tuân thủ quy trình vệ sinh chủng đã được tập huấn và hiểu rõ qui trình. Đồng bàn tay trong phòng tránh lây nhiễm chéo cho các đối thời, các cán bộ nhìn chung có ý thức tốt trong việc tượng được tiêm và tăng cường ý thức trách nhiệm của tuân thủ qui trình. So với kết quả của một nghiên cán bộ y tế đối với việc vệ sinh tay đúng qui định. cứu khác được thực hiện tại Huế năm 2013, kết quả 136 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 113636 44/7/2016/7/2016 99:42:13:42:13 PPMM
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | nghiên cứu của chúng tôi khá khả quan khi tại Huế lưu ý là do ý thức của người dân chưa tốt, không còn nhiều trạm y tế còn chưa thực hiện tốt các thao nhường nhịn lẫn nhau. Một số trạm trưởng TYT tác ở giai đoạn này, đặc biệt là thao tác đậy nắp chia sẻ, đôi khi áp lực từ phía gia đình trẻ gây ức bơm kim tiêm sau khi sử dụng [4]. chế cho cán bộ y tế, thao tác cũng mất tự tin. Trạm trưởng nhắc nhiều cũng ngại vì còn nể nang người 4.5. Thực trạng công tác quản lý, điều hành nhà, hàng xóm. Từ ý kiến trên cho thấy vai trò của trong buổi tiêm chủng trạm trưởng là rất quan trọng, bên cạnh công tác chuyên môn, các trạm trưởng cũng cần quan tâm Nhìn chung, nhờ có sự chuẩn bị tốt về nhân đến công tác quản lý, điều hành. lực, trang thiết bị và ý thức tuân thủ qui trình nên công tác tổ chức tiêm chủng tại các trạm y tế diễn Khảo sát công tác tiêm chủng cho trẻ em năm ra khá thuận lợi và suôn sẻ. Tuy nhiên, trong thực 2015 tại các TYT xã, phường của TP. Hải Dương tế không tránh khỏi có những lúc ùn tắc do số năm 2015 cho thấy không phải tất cả 100% TYT lượng trẻ đến khá đông tại một thời điểm gây ra được đánh giá thực hiện tốt công tác đảm bảo tiêm quang cảnh tương đối lộn xộn tại các điểm tiêm chủng. Điều hành, lập kế hoạch và đảm bảo cơ sở chủng. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị có vật chất cho buổi tiêm chủng là những tiêu chí mà cơ sở hạ tầng chật hẹp, các khoa phòng chưa đảm một số TYT cần phải phấn đấu hoàn thiện trong bảo diện tích tối thiểu theo quy định. Đồng thời, thời gian tới đây. Trung tâm Y tế Thành phố cần do trạm trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch cải tạo cơ sở vật chất cho các khám phân loại và tư vấn trong buổi tiêm chủng trạm y tế chưa đảm bảo qui định. Ngoài ra TTYT nên không có thời gian điều hành chung. Ngoài ra, thành phố cần tăng cường công tác giám sát, tại một số đơn vị, trạm trưởng mới được bổ nhiệm hướng dẫn các trạm y tế, đặc biệt là việc sắp xếp nên kinh nghiệm quản lý, điều hành còn hạn chế. bàn tiêm chủng và quản lý, điều hành công tác Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng cần tiêm chủng. Tài liệu tham khảo 5. Đức Trung (2013). Thành công của Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Tác động lớn đến kinh tế-xã hội, truy cập Tiếng Việt ngày 26/2/2015, tại trang web 1. Báo Nhân dân (2014). Tiêm chủng mở rộng và những vn/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-quoc-gia/639/Thanh- thách thức mới, truy cập ngày 23/1/2015, tại trang web cong-cua-Chuong-trinh-Tiem-chung-mo-rong-Tac-dong- lon-den-kinh-te-xa-hoi. mo-rong-quoc-gia/2440/Tiem-chung-mo-rong-va-nhung- 6. Trần Thị Thanh Nhàn, Hà Văn Nguyên (2013). “Đánh thu-thach-moi.vhtm. giá thay đổi kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng của 2. Bộ Y tế (2013). Quyết định số 3029/QĐ -BYT về việc phê nhân viên y tế tại các xã của tỉnh Bắc Giang thông qua giám duyệt “Kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng”. sát hỗ trợ”, Báo cáo khoa học - Trung tâm Y tế Bắc Giang. 3. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16 7. Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương (2014). Báo cáo kết tháng 5 năm 2014 về việc ban hành “Hướng dẫn tổ chức quả tiêm chủng mở rộng năm 2014. buổi tiêm chủng”. 4. Đặng Thị Diệu Thúy và các cộng sự (2013). “Đánh giá Tiếng Anh thực trạng an toàn tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã, phường tỉnh thừa thiên Huế 8. WHO (2012). Global Vaccine Action Plan 2011-2020. năm 2013”. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 137 YYTCCTCC ssoo ddacbietacbiet TT33 - rruot.indduot.indd 113737 44/7/2016/7/2016 99:42:14:42:14 PPMM