Thực hành và một số yếu tố liên quan tới giám sát dịch dựa vào cộng đồng của cộng tác viên y tế và thú y tại 24 xã dự án của tỉnh Hưng Yên năm 2012
Thực hành và một số yếu tố liên quan tới giám sát dịch dựa vào cộng đồng của cộng tác viên y tế và thú y tại 24 xã dự án của tỉnh Hưng Yên năm 2012
Nghiên cứu được thực hiện trên 250 cộng tác viên (CTV) y tế và thú y tham gia mô hình giám sát dịch dựa vào cộng đồng do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAD) tài trợ. Phương pháp định lượng kết hợp với định tính được sử dụng để tìm hiểu việc thực hành giám sát dịch của CTV và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trung bình số hộ gia đình (HGĐ) được các CTV thăm hàng tháng là khoảng 31 hộ; các CTV nắm bắt tình hình dịch bệnh từ nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng chủ yếu qua 3 nguồn chính đó là: Thăm HGĐ (trên 96%), thông báo bởi người dân (trên 94%) và từ tin đồn ở cộng đồng (trên 82%). Tỷ lệ Báo cáo sớm của CTV y tế cao hơn so với CTV thú y (98,0% so với 83,3%). Tỷ lệ CTV y tế và thú y có thực hành đạt về CBS lần lượt chiếm 79,7% và 72,6% . Các yếu tố liên quan đến thực hành CBS của CTV được chia thành 3 nhóm yếu tố: Yếu tố cá nhân (Nhận thức về vai trò giám sát dịch, kiêm nhiệm công việc tại địa phương, thu nhập của cộng tác viên);
Yếu tố dịch bệnh (Sự phù hợp và mức độ trầm trọng của các bệnh cần Báo cáo); Yếu tố môi trường hỗ trợ (Chứng chỉ công nhận là CTV dự án; Sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng; sự phản hồi thông tin và hỗ trợ của tuyến trên; sự hỗ trợ của dự án). Khuyến nghị: Cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch duy trì và mở rộng mạng lưới CTV; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ ngân sách cho hoạt động giám sát dịch, trong đó có phụ cấp hàng tháng cho mạng lưới CTV thú y
File đính kèm:
thuc_hanh_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_toi_giam_sat_dich_dua_v.pdf
Nội dung text: Thực hành và một số yếu tố liên quan tới giám sát dịch dựa vào cộng đồng của cộng tác viên y tế và thú y tại 24 xã dự án của tỉnh Hưng Yên năm 2012
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Thực hành và một số yếu tố liên quan tới giám sát dịch dựa vào cộng đồng của cộng tác viên y tế và thú y tại 24 xã dự án của tỉnh Hưng Yên năm 2012 Hoàng Văn Thắng (*), Phạm Trí Dũng (**) Nghiên cứu được thực hiện trên 250 cộng tác viên (CTV) y tế và thú y tham gia mô hình giám sát dịch dựa vào cộng đồng do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAD) tài trợ. Phương pháp định lượng kết hợp với định tính được sử dụng để tìm hiểu việc thực hành giám sát dịch của CTV và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trung bình số hộ gia đình (HGĐ) được các CTV thăm hàng tháng là khoảng 31 hộ; các CTV nắm bắt tình hình dịch bệnh từ nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng chủ yếu qua 3 nguồn chính đó là: thăm HGĐ (trên 96%), thông báo bởi người dân (trên 94%) và từ tin đồn ở cộng đồng (trên 82%). Tỷ lệ báo cáo sớm của CTV y tế cao hơn so với CTV thú y (98,0% so với 83,3%). Tỷ lệ CTV y tế và thú y có thực hành đạt về CBS lần lượt chiếm 79,7% và 72,6% . Các yếu tố liên quan đến thực hành CBS của CTV được chia thành 3 nhóm yếu tố: Yếu tố cá nhân (Nhận thức về vai trò giám sát dịch, kiêm nhiệm công việc tại địa phương, thu nhập của cộng tác viên); Yếu tố dịch bệnh (Sự phù hợp và mức độ trầm trọng của các bệnh cần báo cáo); Yếu tố môi trường hỗ trợ (Chứng chỉ công nhận là CTV dự án; Sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng; sự phản hồi thông tin và hỗ trợ của tuyến trên; sự hỗ trợ của dự án). Khuyến nghị: Cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch duy trì và mở rộng mạng lưới CTV; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ ngân sách cho hoạt động giám sát dịch, trong đó có phụ cấp hàng tháng cho mạng lưới CTV thú y. Từ khóa: Cộng tác viên, bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh, giám sát dịch dựa vào cộng đồng. Health and veterinary collaborators' practice on community based surveillance and related factors in 24 project communes in Hung Yen province in 2012 Hoang Van Thang (*), Pham Tri Dung (**) This study was conducted on 250 health and veterinary collaborators participating in Community Based Surveillance (CBS) model sponsored by USAID. Quantitative methods in combination with Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 35
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | qualitative methods were used to explore practice on CBS and related factors. The study shows that an average of 31 households was visited by collaborators.They collected epidemic information through different sources, mainly through home visits (>96%), report from local people (>94%) and rumors from the community. The rate of early reporting by health collaborators was higher than that by veterinary collaborators (98.0% vs 83.3%). Health collaborators and veterinary collaborators with adequate practice of CBS accounted for 79.7% and 72.6%, respectively. Factors related to the practice of CBS by collaborators were divided into 3 categories: individual factors (awareness of their role in epidemic surveillance; being in charge of more than one task in local areas; income); epidemic factors (suitability and severity of diseases which need reporting); supportive factors (certificates for collaborators; trust and support from the local community; feedback and support from higher level and project support). Recommendations: A plan should be made for replication and sustainability of collaborators network. It is necessary to propose Hung Yen Provincial People's Committee to extract budgets for epidemic surveillance, including monthly stipend for veterinary collaborators. Key words: collaborators, communicable disease, epidemic, community based surveillance. Tác giả: (*) CN. Hoàng Văn Thắng - Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phòng chống chấn thương (CCHIP). Email: hoangthang87@gmail.com (**) PGS.TS. Phạm Trí Dũng - Trưởng bộ môn Quản lý Dược - Trường Đại học Y tế Công cộng. Email: ptd1@hsph.edu.vn 1. Đặt vấn đề gây dịch ở người và động vật đã được thiết lập và Trong những năm gần đây, các chỉ số y tế của hoạt động thường xuyên ở Việt Nam [3], [5]. Tuy Việt Nam đã được cải thiện một cách căn bản, mặc nhiên, khâu giám sát, phát hiện và báo cáo dịch dù Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề y tế bệnh từ cộng đồng (người dân, nhân viên y tế và thú tương đối mới, trong đó có Cúm gia cầm vẫn còn là y tuyến thôn/ấp/ bản, hiệu thuốc ) hiện vẫn đang là mối đe dọa nghiệm trọng đối với nền y tế công cộng khâu yếu [3], [4]. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều của đất nước. Các bệnh như tả và sốt Dengue/ sốt dấu hiệu bệnh dịch cần được giám sát, khai báo đã xuất huyết Dengue vẫn đang xuất hiện và ảnh bị bỏ sót hoặc thông tin chưa chính xác đã gây rất hưởng tới sức khỏe của người dân [2], [3]. Song nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát bệnh. song với đó, các bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi cũng Thực tế này đặt ra yêu cầu xây dựng một hệ đang có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp gây thống/mô hình giám sát bệnh truyền nhiễm dựa vào thiệt hại lớn về kinh tế của quốc gia [1]. Tất cả đều cộng đồng (Community Based Surveillance- CBS) là những thách thức đối với ngành Y tế và Thú y của [4], [9],[10]. đất nước. Những thách thức này đòi hỏi phải có một Dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch hệ thống với những chiến lược tốt hơn, sự cộng tác (APII) bắt đầu triển khai mô hình CBS từ năm 2010 chặt chẽ hơn để đối phó với các bệnh truyền nhiễm tại 5 tỉnh của Việt Nam, trong đó có tỉnh Hưng Yên. ở người và vật nuôi một cách có hiệu quả [3]. Trong Bước đầu mô hình chỉ tập trung đối với bệnh Cúm đó, khâu giám sát thường xuyên và báo cáo các gia cầm. Trong giai đoạn từ 10/2010 tới 10/2011, bệnh truyền nhiễm được coi là yếu tố then chốt mô hình CBS được mở rộng để giám sát thêm một trong công tác phòng và chống các bệnh này. Trên số bệnh ở người và ở vật nuôi nhằm tạo sự kết nối thực tế, hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm chặt chẽ với hệ thống giám sát và cảnh báo sớm của 36 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | quốc gia. Trong mô hình CBS này, các CTV y tế và và có hệ thống bởi các thành viên trong cộng đồng. thú y đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và báo cáo nhanh các trường hợp nghi ngờ 3. Kết quả nghiên cứu dịch lên tuyến trên giúp cho công tác phòng chống dịch được kịp thời và hiệu quả [4]; [9]. Để cung cấp 3.1. Thực hành giám sát dịch thêm các thông tin cho việc triển khai mô hình CBS CTV phụ trách trung bình 342 HGĐ trong 1 một cách hiệu quả và bền vững, chúng tôi tiến hành thôn, ít nhất là 100 hộ và nhiều nhất là 1500 hộ. nghiên cứu trên nhóm CTV tại 24 xã dự án của tỉnh Trung bình hàng tháng, các CTV đi thăm khoảng 31 Hưng Yên với mục tiêu "Tìm hiểu thực hành và một HGĐ. Các CTV phụ trách các thôn lớn cho biết họ số yếu tố liên quan tới giám sát dịch dựa vào cộng thường sắp xếp để thăm luân phiên các HGĐ tại địa đồng của cộng tác viên y tế và thú y". bàn họ phụ trách. Khi thăm HGĐ các CTV được yêu cầu thực hiện 5 hoạt động để giám sát tình hình dịch 2. Phương pháp nghiên cứu bệnh ở người và ở vật nuôi bao gồm: quan sát đàn vật nuôi, chuồng trại; tư vấn về cách phòng dịch; 2.1. Đối tượng nghiên cứu tìm hiểu các trường hợp ốm/chết ở người hoặc vật - Đối tượng nghiên cứu chính: 250 CTV y tế nuôi; điền vào mẫu báo cáo giám sát. Phần lớn các (142 người) và thú y (108 người) tham gia mô hình CTV đã thực hiện được từ 4-5 hoạt động yêu cầu CBS tại 24 xã dự án thuộc 5 huyện của tỉnh Hưng (80%). Yên. " Mình không chỉ hỏi không đâu, mà phải vào + Các tiêu chí lựa chọn: (i) Các đối tượng có tên chuồng gà, chuồng vịt của người ta để xem người ta trong quyết định của Ủy ban nhân dân xã về việc có đảm bảo vệ sinh chuồng trại hay không nữa " - công nhận mạng lưới CTV của dự án; (ii) hiện vẫn TLN CTV thú y huyện Phủ Cừ đang tham gia vào các hoạt động của dự án; (iii) Qua biểu đồ 1 cho thấy các CTV thu thập thông đồng ý tham gia vào nghiên cứu. tin dịch bệnh từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ - Các đối tượng nghiên cứu khác: Đại diện yếu là thông qua thăm HGĐ (trên 96%), được HGĐ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP), Trạm thú y thông báo (trên 94%) và từ các tin đồn cộng đồng huyện; Trưởng Trạm y tế (TYT) và Ban thú y (trên 82%). Các thông tin định tính cũng cho kết quả (BTY) xã; đại diện các HGĐ tại địa bàn dự án. khá tương đồng. " Họ có đi nhiều tới các HGĐ trong thôn. Có 2.2. Phương pháp nghiên cứu khi vào thăm nhà người này người kia nhưng có khi - Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang có chỉ hỏi han dọc đường " - TLN HGD xã Hồng Tiến phân tích, kết hợp định lượng và định tính. " Các thông tin ví dụ như là một buổi sáng ra - Thời gian nghiên cứu: tiến hành từ 06/2011- chợ mua thức ăn chẳng hạn, có người bảo là ở nhà 09/2011. ông kia là không may có con gà hay là con vịt nó bị - Phương pháp định lượng: Chọn mẫu toàn bộ làm sao đấy là mình cũng chạy đến hỏi thăm xem là CTV theo các tiêu chí lựa chọn. vịt gà như thế nào. "- TLN CTV thú y huyện Tiên - Phương pháp định tính: thực hiện phỏng vấn Lữ. sâu và thảo luận nhóm + Phỏng vấn sâu (PVS): 4 cuộc, đối tượng PVS là các cán bộ phụ trách giám sát và tổng hợp báo cáo hoạt động CBS của TTYTDP và TTY huyện. + Thảo luận nhóm (TLN): 8 cuộc, đối tượng TLN là các trưởng TYT và BTY xã, CTV y tế và thú y; đại điện các hộ chăn nuôi lớn, vừa và nhỏ. - Khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: - Giám sát dịch dựa vào cộng đồng là thu thập, báo cáo thông tin về dịch bệnh và các sự kiện liên quan đến sức khỏe của cộng đồng một cách liên tục Biều đồ 1. Các nguồn thông tin thu thập Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 37
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Hình thức báo cáo qua điện thoại chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 97,2%, tiếp đến là báo cáo bằng mẫu báo cáo của dự án chiếm 86%. Tỷ lệ các CTV y tế nộp mẫu báo cáo cao hơn 10% so với các CTV thú y. Báo cáo trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp hơn so với hai hình thức báo còn lại với 64,86%. Ghi nhận qua TLN cũng cho thấy có kết quả tương tự về hình thức báo cáo của CTV. Báo cáo nhanh bằng điện thoại được CTV sử dụng phổ biến vì các lý do "thông tin Biểu đồ 3. Các hoạt động thực hiện hàng tháng kịp thời", "đỡ mất công đi lại" và "nhanh". " Bây giờ thì cứ phát hiện trường hợp nghi cầu phải báo cáo tình hình dịch bệnh tại thôn mà họ ngờ dịch nào là báo ngay thôi, mạng lưới làm việc phụ trách, đồng thời gửi mẫu báo cáo để xã tổng bây giờ cũng tiện lắm vừa báo qua điện thoại, vừa hợp. Qua phân tích cho thấy tỷ lệ CTV nộp báo cáo qua gặp trực tiếp luôn "- TLN CTV thú y huyện tháng theo mẫu của dự án là 83,8% ở các CTV y tế Tiên Lữ. và 79,4% ở các CTV thú y. Đa số CTV và cán bộ y tế, thú y xã cho rằng việc tổ chức họp giao ban mạng lưới hàng tháng như vậy là rất cần thiết, vừa để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các CTV trong việc giám sát dịch đồng thời cũng hỗ trợ chuyên môn cho CTV để cải thiện việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ dịch tại cộng đồng. Biểu đồ 2. Hình thức báo cáo Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ dịch tại địa bàn phụ trách, các CTV được yêu cầu phải báo cáo ngay lập tức cho cán bộ chuyên trách tại xã. Tỷ lệ báo cáo sớm (ngay lập tức) của CTV y tế cao hơn nhiều so với CTV thú y (98,0% so với 83,3%). Đáng Biểu đồ 4. Thực hành chung của đối tượng về giám chú ý là có tới 12,7% CTV thú y chờ tới cuối tháng sát dịch dựa vào cộng đồng mới báo cáo qua cuộc họp giao ban. Kết quả thảo luận nhóm cũng cho biết phần lớn các CTV cho rằng việc báo cáo sớm các trượng hợp nghi ngờ dịch Thực hành chung được tổng hợp từ các hoạt là rất cần thiết. động của CTV bao gồm: thăm và thực hiện các hoạt động yêu cầu khi thăm HGĐ, thu thập thông tin tình " Khi có trường hợp nghi ngờ dịch là tôi phải dịch dịch bệnh, họp giao ban, báo cáo tình hình dịch báo xã ngay bằng điện thoại cho nhanh, chứ để lâu bệnh và tham gia công tác phòng dịch tại địa quên rồi có chuyện gì xảy ra mình lại phải chịu trách phương. Thực hành chung được chia làm 2 mức độ nhiệm thì phiền lắm "- TLN CTV thú y huyện Phủ để đánh giá hoạt động của CTV khi tham gia mô Cừ. hình CBS. Tỷ lệ CTV có thực hành đạt chiếm " đầu tiên là phải báo cáo bằng điện thoại trước 76,80%. Tỷ lệ này ở CTV y tế cao hơn 5% so với cho kịp ứng phó sau đó thì mình mới làm báo cáo rồi các CTV thú y. gửi sau "- TLN CTV y tế huyện Tiên Lữ. Qua biểu đồ 3 cho thấy tỷ lệ các CTV tham gia 3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành họp giao ban chiếm tỷ lệ khá cao (99,3% ở CTV y CBS của CTV tế và 98% đối với CTV thú y). Các CTV được yêu Dựa trên các thông tin thu được từ TLN và PVS, 38 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | chúng tôi tổng hợp được một số yếu tố liên quan đến công việc liên quan tới thăm HGĐ tại thôn/ấp mà thực hành CBS của CTV qua sơ đồ dưới đây: họ phụ trách nên khi có dự án họ chỉ việc lồng ghép thêm các công việc dự án giao nên cũng không gây trở ngại hay thêm gánh nặng công việc cho họ. " Chúng tôi ở đây là đều kiêm nhiệm chứ nếu bảo là độc làm cộng tác viên thú y là không có đâu vì kinh phí thấp quá mà lại mất nhiều thời gian " - TLN CTV thú y huyện Tiên Lữ " Đi làm phải kết hợp chứ không lấy đâu ra thời Sơ đồ 1. Các yếu tố liên quan đến thực hành giám gian, như đi thăm hộ vừa nhắc nhở lịch tiêm chủng sát dịch của CTV vừa hỏi thăm tình hình bệnh tật luôn "- TLN CTV y tế huyện Kim Động. Thu nhập của CTV 3.3.1. Yếu tố cá nhân Ghi nhận qua các cuộc TLN cho thấy, có sự Nhận thức về vai trò giám sát dịch khác biệt về yếu tố thu nhập ở các CTV y tế và thú Theo kết quả phân tích định lượng, các CTV có y, mặc dù kết quả phân tích định lượng đã chỉ ra kiến thức đạt sẽ có thực hành đạt cao hơn so với các rằng thu nhập bình quân hàng tháng ở cả 2 đối tượng CTV có kiến thức không đạt (cụ thể là 1,6 lần ở này ít có sự chênh lệch (khoảng 46% có thu nhập CTV y tế và 1,4 lần ở CTV thú y). Tổng hợp các dưới 500.000 đ/1 tháng). Tuy nhiên, các CTV y tế thông tin định tính cũng cho thấy, có tới 2/3 CTV mà đa phần là các y tế thôn được nhận lương từ tham gia TLN có thể nêu rõ được các công việc họ ngành y tế là 240.000 đồng/tháng (0,3 lương cơ bản) thực hiện khi tham gia vào mạng lưới CTV của dự còn các CTV thú y thì không có chế độ này. Điều án, từ việc thu thập thông tin như thế nào, báo cáo này lý giải một phần cho kết quả phân tích định cho ai, cách thức báo cáo cho tới việc ghi chép và lượng, tỷ lệ CTV y tế có thực hành đạt là 79,7% cao xử trí khi phát hiện dịch bệnh nghi ngờ tại địa bàn hơn 7% so với các CTV thú y. Kết quả định tính họ phụ trách. cũng cho thấy có các ý kiến tương đồng liên quan " Từ khi tham gia cái dự án này thì cái vai trò đến khía cạnh này. trách nhiệm của mình quan trọng hơn vì mình phải " Thú y chúng tôi thì khổ hơn cái anh y tế, y tế thường xuyên đến thăm hộ gia đình thì mình mới phát thôn có lương nên việc điều động tham gia giám sát hiện được dịch bệnh, mới thu thập được thông tin để các bệnh dịch do dự án yêu cầu nó dễ hơn. Còn báo cáo "- TLN CTV y tế huyện Phủ Cừ chúng tôi lắm lúc biết CTV làm chưa tốt cũng chỉ " Cộng tác viên chúng tôi là có cái vai trò rất dám nhắc nhở thôi, sợ họ tự ái bỏ luôn thì lại mệt lớn. Tại vì chúng tôi là những người sát dân nhất, cho mình "- TLN trưởng BTY các xã thuộc huyện cho nên là rất quan trọng trong việc báo cáo dịch Tiên Lữ bệnh lên trên, trên mới nắm bắt được kịp thời để vây " Cộng tác viên thú y ở dưới cơ sở là bây giờ và phòng chống " - TLN cộng tác viên thú y huyện chưa có một đồng phụ cấp nào cả. Thế nên là nếu như Tiên Lữ nhà nước có phụ cấp thì cái tinh thần trách nhiệm thì Kiêm nhiệm thêm công việc tại địa phương chắc là nó sẽ cao hơn. Chứ còn bây giờ không còn cái phụ cấp này thì cũng khó khăn cho ban thú y ở dưới Đa phần các CTV trước khi tham gia dự án họ xã. Các hoạt động nó sẽ khó khăn và bị gián đoạn "- đều đảm trách các công việc cộng đồng tại địa TLN Trưởng BTY huyện Tiên Lữ. phương như y tế thôn, thú y viên, CTV dân số, dinh dưỡng, một số ít làm trưởng/phó thôn, cán bộ hội 3.3.2. Yếu tố dịch bệnh phụ nữ Qua TLN cũng cho thấy chính sự kiêm nhiệm này giúp cho việc thực hiện các hoạt động Sự phù hợp của các bệnh cần báo cáo giám sát dịch của CTV được đều đặn hơn, giảm bớt Các bệnh đang áp dụng trong mô hình giám sát gánh nặng công việc cho họ. Một số CTV giải thích dịch bệnh của dự án APII đều thuộc danh sách các rằng trước khi tham gia dự án, họ đã thực hiện các bệnh truyền nhiễm cần báo cáo của cả 2 ngành y tế Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 39
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | (Báo cáo 24 bệnh truyền nhiễm) và thú y (báo cáo nay người ta bị nhưng có khi tối người ta khỏi thì báo các bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi). Sự phù hợp của cáo làm gì..."- TLN CTV y tế huyện Phủ Cừ các bệnh cần báo cáo của dự án tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động giám sát dịch 3.3.3. Yếu tố môi trường hỗ trợ của các CTV tại địa phương. Đặc biệt một số CTV Chứng chỉ công nhận là CTV dự án đã tham dự các lớp tập huấn về các bệnh này do nhà Các CTV khi tham gia vào mạng lưới của dự án nước tổ chức nên họ có nhận thức khá rõ về "sự nguy được UBND xã cấp cho chứng chỉ công nhận là hiểm", "tính chất lây lan" của bệnh. Ngoài ra các CTV của mô hình giám sát dịch dựa vào cộng đồng. bệnh này cũng được thông tin rộng rãi qua các Việc công nhận chính thức này là một yếu tố thuận phương tiện thông tin đại chúng và được cộng đồng lợi giúp cho việc thực hiện các hoạt động giám sát quan tâm do chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe dịch của CTV tại địa phương được hiệu quả hơn. Họ của họ và gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ chăn cho rằng việc được công nhận là CTV của dự án rất nuôi. có ý nghĩa đối với họ, đặc biệt là các CTV thú y khi " Các bệnh này là các bệnh truyền nhiễm nguy mà mạng lưới thú y chưa được triển khai và hoạt hiểm ở gia cầm, gia súc, gây thiệt hại cho kinh tế động mạnh mẽ ở mức độ cộng đồng. Kết quả nghiên của các HGĐ nên chúng tôi rất quan tâm và thực cứu định tính cho thấy nhiều CTV bày tỏ niềm vui hiện giám sát nghiêm túc " - TLN CTV thú y khi được lựa chọn làm cộng tác viên, họ cảm thấy huyện Tiên Lữ có vai trò và trách nhiệm hơn trong việc thực hiện " Các y tế thôn cũng từng được học qua các hoạt động giám sát dịch. Không những thế khi được bệnh này rồi, giờ dự án lại tập trung vào thì tốt quá lựa chọn làm CTV và được thông báo rộng rãi tới còn gì "- TLN trưởng TYT các xã huyện Tiên Lữ. cộng đồng, người dân tin tưởng họ hơn và sẵn sàng cung cấp cho họ các thông tin dịch bệnh hoặc cần Mức độ trầm trọng của bệnh sự tư vấn trong việc phòng chống dịch. Mặc dù yếu tố này không được phân tích ở điều " Khi mà đã được công nhận là cộng tác viên tra định lượng, nhưng qua tổng hợp các thông tin của cái chương trình này thì chúng tôi càng thấy định tính cho thấy mức độ trầm trọng của bệnh có được hết cái trách nhiệm của mình. Một là đối với tác động tới việc các CTV có báo cáo hay không gia đình mình và hai là đối với cộng đồng mình thì báo cáo lên tuyến trên. Hầu hết đều cho rằng nếu càng phải cố gắng hơn để hoàn thành nhiệm vụ "- họ phát hiện những ca bệnh nặng thì sẽ báo cáo TLN CTV thú y huyện Phủ Cừ. sớm, ngay lập tức cho cán bộ y tế, thú y xã. Đối với " Theo tôi thì cái chứng chỉ này nó có ý nghĩa các trường hợp nhẹ, mặc dù vẫn nằm trong diện là ở một địa bàn mà mình chịu trách nhiệm đấy thì phải báo cáo nhưng một số CTV thường giữ lại để người dân tin tưởng mình hơn và người ta có thể chia điều trị và báo cáo sau, đặc biệt là các CTV thú y sẻ những cái mà khi họ đang gặp phải, mình sẽ thu những người hành nghề thú y tư nhân. thập được thông tin dễ hơn "- TLN CTV thú y " Thường là báo cáo những trường hợp những huyện Tiên Lữ đàn bị nặng, hoặc là những nơi bị nặng thì có thể báo cáo trước, còn nhẹ thì mình chữa cũng được mà " - Sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng TLN CTV thú y huyện Tiên Lữ. Mặc dù vẫn có một vài ý kiến của các HGĐ cho Trong 4 bệnh cần phải báo cáo ở người, các rằng trình độ phát hiện dịch bệnh của CTV còn yếu, CTV y tế cũng căn cứ vào mức độ trầm trọng của không bằng những hộ chăn nuôi lâu năm. Tuy bệnh để báo cáo, đặc biệt đối với hội chứng cúm nhiên, phần lớn người dân (9/12 người tham gia mùa. Do tính chất mắc thường xuyên của bệnh nên TLN) cho rằng các hoạt động của mạng lưới CTV họ chỉ báo các ca nặng, còn những trường hợp nhẹ là cần thiết, họ bày tỏ sự tin tưởng và ủng hộ công thì thường bỏ qua, hoặc nếu có báo thì chỉ báo với việc giám sát dịch bệnh của CTV. Điều này thể số lượng thấp. hiện qua việc sẵn sàng cung cấp thông tin dịch bệnh và tạo điều kiện cho CTV thăm HGĐ để kiểm tra " Mình chỉ báo cáo khoảng 30%, chỉ những sức khỏe cho người và đàn vật nuôi. Việc được trường hợp nặng thì mình mới báo cáo thôi, còn người dân tin tưởng và thông báo giúp cho các CTV những trường hợp cảm cúm bình thường, ví dụ hôm có thể nắm được các thông tin dịch bệnh tại địa bàn 40 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | họ phụ trách một cách tốt hơn. không hỗ trợ nữa thì việc giám sát dịch bệnh của " Theo tôi thì hoạt động của CTV là rất cần CTV sẽ như thế nào?". Phần lớn CTV cho rằng họ thiết. Vì là tất cả các chị em cộng tác viên thì trước vẫn sẽ tiếp tục công việc nhưng hiệu quả hoạt động hết được xã, được nhân dân tín nhiệm bầu làm, trách sẽ giảm. nhiệm cũng là vì cộng đồng. Tham gia giám sát các " Dự án rút đi thì báo cáo sẽ không đều, không hộ chăn nuôi mới có hiệu quả cao" - TLN HGĐ xã thường xuyên, thăm hộ ít hơn "- TLN CTV Thú y Yên Hòa huyện Tiên Lữ " Có khi trong thôn mình tham gia góp ý cho " Không còn tiền trách nhiệm nữa thì làm sao người ta thì người ta không nghe, nhưng có khi cộng người ta nhiệt tình được. Không có trợ cấp thì thích tác viên tham gia góp ý thì người ta lại nghe. Đấy, người ta làm, không thích thì người ta bỏ..."- TLN nó hay ở điều đó " - TLN HGĐ xã Yên Hòa TBTY huyện Kim Động. Sự phản hồi thông tin và hỗ trợ của 4. Bàn luận tuyến trên Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy các Qua phân tích định lượng cho thấy có tới 98% CTV y tế và thú y đã có những thực hành căn bản CTV y tế và 94,1% CTV thú y muốn nhận được sự về giám sát dịch dựa vào cộng đồng như thăm HGĐ, hỗ trợ chuyên môn của cán bộ xã, huyện. Điều này thu thập thông tin dịch bệnh tại địa bàn phụ trách, được thể hiện rõ hơn ở các thông tin định tính được báo cáo và họp giao ban mạng lưới hàng tháng. Đây thu thập từ các cuộc TLN. Phần lớn các CTV cho là những thực hành yêu cầu đối với mạng lưới CTV rằng sự phản hồi thông tin và hỗ trợ của các cán bộ của dự án trong việc giám sát dịch tại địa phương. tuyến trên là rất cần thiết, giúp họ nâng cao khả Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ các năng phát hiện các trường hợp nghi ngờ dịch bệnh CTV có thực hành chưa đạt (chiếm 23,2%), cụ thể tại địa phương. Các cán bộ tuyến trên có "trình độ là số lượng HGĐ được thăm trong tháng còn hạn cao hơn", "giảng giải dễ hiểu" và "thường xuyên chế, thụ động trong việc thu thập thông tin tại cộng tiếp xúc trong công việc" là các lý do mà CTV đưa đồng, báo cáo không thường xuyên hoặc không báo ra khi đề cập đến khía cạnh này. cáo bằng mẫu báo cáo của dự án. " cán bộ trạm xuống thứ nhất là để nắm bắt, thứ Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố hai nữa là để hướng dẫn cho cộng tác viên làm sao liên quan đến thực hành của CTV bao gồm các yếu mà bệnh này như thế này " - TLN CTV y tế huyện tố cá nhân, yếu tố về dịch bệnh và yếu tố về môi Tiên Lữ trường hỗ trợ. Trong các yếu tố cá nhân thì nhận " Có nhiều trường hợp mình không chắc chắn thức về vai trò giám sát dịch và thu nhập của CTV phải gọi điện hỏi hoặc nhờ trưởng BTY xuống xem đóng vai trò tương đối quan trọng. Những CTV có giúp, họ có trình độ hơn mình thì họ giảng giải mình thực hành đạt là những người có nhận thức tốt hơn mới có thể hiểu được "- TLN CTV thú y huyện về vai trò của họ trong việc giám sát dịch tại địa Tiên Lữ. phương [6]. Tuy nhiên vấn đề thu nhập/ mưu sinh khiến một số CTV ít dành thời gian cho việc tham Sự hỗ trợ của dự án gia hoạt động giám sát dịch đặc biệt vào những thời Kết quả phân tích định lượng đã chỉ ra mối liên điểm mùa cấy và gặt hái [6]. quan có ý nghĩa thống kê giữa sự hỗ trợ của dự án Sự phù hợp của các bệnh cần báo cáo của dự án với thực hành giám sát dịch bệnh của CTV. Cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt là, các CTV y tế được hỗ trợ có thực hành CBS đạt động giám sát dịch của các CTV. Nghiên cứu tại cao gấp 1,5 lần các CTV y tế không được hỗ trợ của Campuchia cũng cho thấy một trong các yếu tố dự án. Tỷ lệ này ở các CTV thú y là 1,8 lần. Qua thành công của mô hình giám sát dịch tại đây đó là thảo luận nhóm đối với các CTV y tế, thú y không các bệnh và triệu chứng cần báo cáo là những bệnh được hưởng phụ cấp 80.000 đồng của dự án, họ cho truyền nhiễm quan trọng được cộng đồng biết đến, rằng vấn đề kinh phí là một trong những vấn đề chúng có nguy cơ thành dịch và gây thiệt hại về sức khiến họ cảm thấy "không hào hứng", "không nhiệt khỏe, kinh tế và cuộc sống con người. Tuy nhiên, tình" trong việc giám sát và báo cáo các thông tin đối với 4 bệnh ở người mà mô hình CBS đang áp về tình hình dịch bệnh. Khi được hỏi "nếu dự án Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 41
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | dụng, hội chứng cúm thường được CTV y tế xếp vào khoản hỗ trợ cho CTV với định mức và hình thức nhóm xảy ra thường xuyên và mức độ nhẹ, do vậy khác nhau [6], [7], [8], có thể là tiền mặt hoặc là thẻ các trường hợp báo cáo nhanh đối với bệnh này là khám chữa bệnh ưu tiên tại các cơ sở y tế, hoặc được hầu như không có và tổng hợp số lượng ca mắc bệnh hỗ trợ xe đạp để làm phương tiện đi lại. Kết quả cũng được ghi nhận ít hơn trên thực tế mặc dù bệnh nghiên cứu này cho thấy việc hỗ trợ trợ cấp hàng này chiếm tỷ lệ trong báo cáo là cao nhất. Kết quả tháng để duy trì mạng lưới CTV là cần thiết, đặc này khá tương đồng với kết quả của nghiên cứu biệt đối với các CTV thú y vì họ hiện chưa có chế Oum Sophal [8] và Nguyễn Anh Dũng [7] về mô độ phụ cấp theo ngành như bên y tế. hình giám sát dịch dựa vào cộng đồng áp dụng cho 3 bệnh: Cúm gia cầm, cúm mùa và sốt xuất huyết. Chúng tôi khuyến nghị Phần lớn các CTV cho rằng sự phản hồi thông - Đối với dự án APII tin và hỗ trợ của tuyến trên là rất cần thiết, giúp họ nâng cao khả năng phát hiện các trường hợp nghi + Tổ chức hội thảo báo cáo kết quả đánh giá mô ngờ dịch bệnh tại địa phương. Hàng tháng, cán bộ hình giám sát dịch của dự án, đề xuất với UBND xã kiểm tra sổ ghi chép và chỉ ra các lỗi sai trong tỉnh Hưng Yên nghiên cứu việc lập ngân sách cho việc phát hiện và hướng dẫn lại CTV cách nhận việc hỗ trợ phụ cấp hàng tháng cho mạng lưới CTV, biết triệu chứng dịch bệnh, nhờ đó kỹ năng phát đặc biệt là các CTV thú y sau khi dự án rút đi. hiện của CTV ngày càng được cải thiện [6]. Đây - Đối với TTYTDP và Sở NN tỉnh Hưng Yên cũng là cách thức thực hiện được áp dụng ở nhiều + Phân công các cán bộ chuyên trách theo dõi, mô hình để nâng cao chất lượng hoạt động của giám sát và hỗ trợ các hoạt động giám sát dịch của mạng lưới CTV [7], [8], [9]. mạng lưới CTV tại địa bàn các xã dự án. Không chỉ riêng mô hình CBS mà dự án đang + Đề xuất với UBND tỉnh phân bổ ngân sách triển khai tại Hưng Yên, hầu hết các mô hình giám cho hoạt động giám sát dịch, trong đó có phụ cấp sát dịch dựa vào cộng đồng trên thế giới đều có một hàng tháng cho mạng lưới CTV thú y. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Tiếng Anh 1. Bộ NN & PTNT (2010), Tổng kết công tác phòng, chống 6. Nguyen Anh Dung và et all (2010), Surveillance of Avian dịch heo tai xanh, Hà Nội. Influenza, Influenza-Like Illness And Dengue 2. Bộ Y tế (2009), Cẩm nang phòng chống các bệnh truyền Fever/Dengue Hemorrhagic Fever in Viet Nam. nhiễm, NVB Văn Hóa, Hà Nội. 7. Oum Sophal và et all (2009), "Community-based 3. Bộ Y tế (2010), Kết quả xây dựng và áp dụng thí điểm mô surveillance: A plilot study from rural Cambodia", hình hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt bệnh Tropical Medicine and International Health. 10 (7), tr. cúm gia cầm ở người tại Việt Nam, Hà Nội. 689-697. 4. Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và phòng 8. Sam Bugri (2005), Review Report: Community- Based chống chấn thương (CCHIP) (2011), Báo cáo kết quả thực Surveillance in Ghana. hiện mô hình giám sát dịch dựa vào cộng đồng (CBS) giai 9. USAID (2010), Community Based Surveillance Mid-term đoạn từ 01/12/2010 đến 25/11/2011, Hà Nội. Review, Hanoi. 5. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (2008), Báo cáo kết quả 10. World Health Organization (2008), A Guide to điều tra đánh giá hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Establishing Event- based Surveillance, Geneva. 8 tỉnh dự án VAHIP, Hà Nội. 42 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)