Thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone trước và sau khi lồng ghép với phòng khám và điều trị ARV tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015

Đo lường và so sánh thời gian chờ và sử dụng dịch vụ tại phòng khám Methadone của bệnh nhân trong giai đoạn trước và sau khi lồng ghép hoạt động với phòng khám và điều trị ARV. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang và sử dụng kỹ thuật quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại phòng khám Methadone Quận 6 và Bình Thạnh trong hai giai đoạn nghiên cứu: Giai đoạn trước lồng ghép (trước tháng 9/2013) và giai đoạn sau khi đã lồng ghép hoạt động của phòng khám Methadone và phòng khám điều trị ARV (sau tháng 6/2014). Tổng số bệnh nhân được quan sát trong giai đoạn trước lồng ghép là 160 và giai đoạn sau lồng ghép là 163. Kết quả: Thời gian chờ và sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone có tăng lên.

Thời gian sử dụng dịch vụ tăng nhiều nhất là ở nhóm bệnh nhân dò liều (từ 2 phút 40 giây trong giai đoạn 1 lên 10 phút/bệnh nhân trong giai đoạn 2). Tuy nhiên, thời gian chờ của bệnh nhân khởi liều ở giai đoạn sau lồng ghép giảm đi 50% so với giai đoạn chưa lồng ghép. Kết luận: Việc thay đổi mô hình phòng khám không làm ảnh hưởng nhiều tới thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone. Cần có sự kiểm tra, xem xét lại việc thực hiện quy trình theo dõi phản ứng thuốc đối với những bệnh nhân khởi liều.

Thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone trước và sau khi lồng ghép với phòng khám và điều trị ARV tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015

pdf 6 trang Bích Huyền 01/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone trước và sau khi lồng ghép với phòng khám và điều trị ARV tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfthoi_gian_su_dung_dich_vu_cua_benh_nhan_tai_phong_kham_metha.pdf

Nội dung text: Thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone trước và sau khi lồng ghép với phòng khám và điều trị ARV tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone trước và sau khi lồng ghép với phòng khám và điều trị ARV tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015 Nguyễn Thị Thúy Ngà1, Đinh Quốc Thông1, Lê Thị Ngọc Diệp1, Mai Thị Hoài Sơn1, Phạm Đức Trọng2, Tiêu Thị Thu Vân1 Mục tiêu: Đo lường và so sánh thời gian chờ và sử dụng dịch vụ tại phòng khám Methadone của bệnh nhân trong giai đoạn trước và sau khi lồng ghép hoạt động với phòng khám và điều trị ARV. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang và sử dụng kỹ thuật quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại phòng khám Methadone Quận 6 và Bình Thạnh trong hai giai đoạn nghiên cứu: giai đoạn trước lồng ghép (trước tháng 9/2013) và giai đoạn sau khi đã lồng ghép hoạt động của phòng khám Methadone và phòng khám điều trị ARV (sau tháng 6/2014). Tổng số bệnh nhân được quan sát trong giai đoạn trước lồng ghép là 160 và giai đoạn sau lồng ghép là 163. Kết quả: Thời gian chờ và sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone có tăng lên. Thời gian sử dụng dịch vụ tăng nhiều nhất là ở nhóm bệnh nhân dò liều (từ 2 phút 40 giây trong giai đoạn 1 lên 10 phút/bệnh nhân trong giai đoạn 2). Tuy nhiên, thời gian chờ của bệnh nhân khởi liều ở giai đoạn sau lồng ghép giảm đi 50% so với giai đoạn chưa lồng ghép. Kết luận: Việc thay đổi mô hình phòng khám không làm ảnh hưởng nhiều tới thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone. Cần có sự kiểm tra, xem xét lại việc thực hiện quy trình theo dõi phản ứng thuốc đối với những bệnh nhân khởi liều. Từ khóa: Methadone, lồng ghép, HIV/AIDS, thời gian sử dụng dịch vụ, TP.HCM. Time spent by patients in using services at Methadone clinic before and after the clinic being integration into ARV outpatient clinic in Ho Chi Minh City, 2013 – 2015 Nguyen Thi Thuy Nga1, Dinh Quoc Thong1, Le Thi Ngoc Diep1, Mai Thi Hoai Son1, Pham Duc Trong2, Tieu Thi Thu Van1 Aims: To measure the time spent by patients for waiting and receiving services at Methadone clinic before and after the clinic integration into ARV outpatient clinic. Methods: A cross–sectional study 26 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2015, Số 38 Ngày nhận bài: 14.10.2015 Ngày phản biện: 02.11.2015 Ngày chỉnh sửa: 25.12.2015 Ngày được chấp nhận đăng: 30.12.2015
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | design and direct observation of patients visiting Methadone clinics in district 6 and Binh Thanh district during two phases: phase 1 – before integration (from September, 2013 backwards) and phase 2 – after integration (from October, 2014 onwards). The total number of observed patients was 160 before integration and 163 after integration. Results: In general, compared between two phases, the time spent by all patients in receiving services and waiting at Methadone clinics has increased slightly. There was particularly dramatic rise in the Induction phase patient group (from 2 minutes 40 seconds in phase 1 to 10 minutes per patient in phase 2). However, the waiting time in the Initiation dosing patient group has dropped by almost 50% compared to phase 1. Conclusions: The shift to integrated clinic model does not really affect the time spent by the patient in receiving services at Methadone clinics. There should be close supervision and review of drug reaction monitoring procedure for patients with Initiation dosing. Key words: Methadone, integration, HIV/AIDS, receiving services time, HCMC. Tác giả: 1. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM 2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM 1. Đặt vấn đề chăm sóc điều trị ARV và Methadone tại các phòng khám ở Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng tuyến Dịch HIV tại Việt Nam vẫn trong giai đoạn tập quận hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau cả về trung ở nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là trong nhóm cơ sở vật chất, kinh phí và nhân sự chương trình, nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nam quan bởi vì tất cả các kinh phí hoạt động và nguồn nhân hệ tình dục đồng giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế sự của hai chương trình này được tài trợ và hỗ trợ về tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam tính kỹ thuật từ các nguồn tài trợ quốc tế khác nhau. đến tháng 6/2015, tổng số trường hợp nhiễm HIV Tuy nhiên, kinh phí tài trợ từ các tổ chức quốc tế hiện đang còn sống của cả nước là 197.335 người, đã và đang bị cắt giảm nhanh và cắt hoàn toàn đến số chuyển sang giai đoạn AIDS là 48.720 người, tử cuối năm 2018. Do đó, lồng ghép hoạt động phòng vong là 52.325 người[2]. khám chăm sóc điều trị ARV và Methadone là một Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là nơi có số trong những giải pháp cần thiết để tinh gọn bộ máy lượng người nhiễm HIV lớn nhất cả nước. Tỉ lệ hiện nhân sự, giảm chi phí và đảm bảo tính bền vững của nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn duy trì ở chương trình khi không còn tài trợ. mức cao, khoảng 29.3% trong năm 2012 [7] và năm Mục tiêu của bài báo này là mô tả và so sánh 2014 tỉ lệ này giảm xuống còn 16.7% [9]. thời gian chờ và nhận dịch vụ tại phòng khám của Tính đến cuối năm 2011, TP.HCM có 19,483 bệnh nhân đến nhận dịch vụ điều trị Methadone bệnh nhân đang được điều trị ARV, chiếm 1/3 tổng số tại hai phòng khám trên để qua đó có những cải bệnh nhân được điều trị trên cả nước [5] . Đến tháng thiện về mô hình phù hợp với tình hình thực tế tại 6/2015, tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV TP.HCM. là 25.271 người [10]. Chương trình Methadone triển khai tại TP.HCM từ năm 2008, tính đến tháng 8/2015, 2. Phương pháp nghiên cứu chương trình đã triển khai được 13 phòng khám tại 13/24 quận, điều trị cho 2.571 bệnh nhân [6, 11]. 2.1. Bối cảnh nghiên cứu Trước tháng 9/2013, hoạt động chương trình Nghiên cứu này được thực hiện tại 2 phòng khám Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2015, Số 38 27
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | lồng ghép hoạt động chăm sóc điều trị ARV và nhân mới khởi liều2; 10 bệnh nhân trong giai đoạn dò Methadone tại Quận 6 và Bình Thạnh tại TP.HCM. liều3; 140 bệnh nhân đang trong giai đoạn duy trì ). Đây là 2 quận có số lượng bệnh nhân nhận dịch vụ Tổng số mẫu được thu thập trong giai đoạn 2 là 163 chăm sóc điều trị ARV và Methadone khá cao. Tính bệnh nhân (trong đó 08 bệnh nhân mới khởi liều, 15 đến cuối năm 2013, Phòng khám của Quận 6 cung bệnh nhân dò liều và 140 bệnh nhân duy trì4). cấp dịch vụ chăm sóc điều trị ARV cho khoảng 1133 bệnh nhân và 296 bệnh nhân nhận dịch vụ điều trị 2.4. Thu thập dữ liệu nghiện thay thế bằng Methadone. Tương tự vậy, tại Quan sát thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh Bình Thạnh, số lượng người được điều trị ARV là nhân: 1.686 bệnh nhân và 245 bệnh nhân Methadone [8]. Trước khi triển khai lồng ghép, hoạt động chương - Thời gian quan sát bệnh nhân (BN) đến nhận trình chăm sóc điều trị ARV và Methadone là hai dịch vụ tại phòng khám được tính từ khi bệnh nhân phòng khám hoàn toàn độc lập với nhau cả về hoạt đến phòng khám, thời gian bắt đầu nhận dịch vụ động chương trình, kinh phí và nhân sự. Nguồn kinh đến khi bệnh nhân ra về, bên cạnh đó cũng ghi nhận phí tài trợ cho hai chương trình hoạt động tại Quận 6 cả thời gian chờ đợi của khách hàng trước khi bắt là từ hai nguồn khác nhau (MDM1, FHI 360), trong đầu nhận mỗi dịch vụ tại phòng khám. khi đó ở Bình Thạnh, hoạt động của hai phòng khám - Khi BN đến phòng khám, nhân viên Phòng Methadone và ARV đều nhận được sự hỗ trợ kinh hành chính hỗ trợ phân loại BN và giới thiệu họ phí từ duy nhất một nhà tài trợ (FHI 360). Từ tháng tham gia vào nghiên cứu (ví dụ: ai là BN Methadone 10/2013 trở đi, Quận 6 và Bình Thạnh tiến hành lồng đang dò liều, BN ổn định liều và BN mới). Quan sát ghép hai phòng khám OPC và Methadone thành một. viên xin phép BN được đi theo họ đến nhận dịch vụ Nghiên cứu được thực hiện thành hai giai đoạn ở những phòng dịch vụ khác nhau tại phòng khám. trước lồng ghép (trước tháng 9/2013) và sau tháng Mục đích của việc đi theo này là nhằm mục đích đo 6/2014 để so sánh hiệu năng làm việc của nhân viên thời gian nhận dịch vụ của BN tại mỗi phòng, thời ở 2 mô hình trước và sau khi tiến hành lồng ghép gian di chuyển, thời gian chờ cho đến khi bệnh nhân phòng khám. rời khỏi phòng khám. Thời gian quan sát BN kéo dài trong vài ngày để đảm bảo lấy đủ số lượng mẫu 2.2. Thiết kế nghiên cứu BN theo từng loại đã quy định theo mẫu nghiên cứu. Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang hai giai - Số lượng BN đến nhận dịch vụ tại phòng khám đoạn bằng phương pháp quan sát trực tiếp thời giữa các ngày trong tuần là như nhau, do đó, nhóm gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng nghiên cứu chọn ngày để quan sát thời gian làm khám Methadone Quận 6 và Quận Bình Thạnh tại việc và thời gian nhận dịch vụ của BN tại phòng TP.HCM trong thời gian triển khai nghiên cứu. khám Methadone. Riêng đối với nhóm BN mới khởi liều, cần theo lịch của phòng khám, ngày nào có BN 2.3. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tới quan sát. Nghiên cứu được triển khai ở hai giai đoạn trước 2.5. Phân tích và quản lý dữ liệu lồng ghép (trước tháng 9/2013) và sau khi lồng ghép với phòng khám chăm sóc và điều trị ARV (OPC) (sau Dữ liệu sau khi thu thập được nhập trên phần tháng 6/2014). Theo kế hoạch, số mẫu nghiên cứu của mềm Excel và chuyển sang phần mềm ACCESS – hai giai đoạn là như nhau, tuy nhiên trong thực tế số đã được thiết kế sẵn dành cho nghiên cứu này để mẫu thu thập được là: giai đoạn 1 là 160 bệnh nhân phân tích mô tả, tính toán thời gian chờ và nhận dịch được lựa chọn tham gia nghiên cứu (trong đó 10 bệnh vụ của từng loại bệnh nhân. 1. MDM: Tổ chức Medecins Du Monde/Thầy thuốc thế giới 2. Bệnh nhân khởi liều: BN lần đầu tiên được uống thuốc Methadone 3. Bệnh nhân dò liều: BN trong giai đoạn đầu điều trị, được khám bệnh và điều chỉnh liều cho phù hợp với thể trạng và độ dung nạp của cơ thể người bệnh. 4. Bệnh nhân duy trì: BN đã qua giai đoạn dò liều và ngày nào cũng đến uống 1 liều Methadone duy nhất trong một thời gian dài. 28 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2015, Số 38
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3. Kết quả khác biệt về thời gian chờ của BN duy trì giữa hai giai đoạn trước và sau lồng ghép. 3.1. Thời gian chờ để nhận dịch vụ Như vậy, khi xem xét kết quả quan sát giữa hai Kết quả phân tích cho thấy thời gian chờ để giai đoạn trước và sau lồng ghép cho thấy: Đối với nhận dịch vụ tại phòng khám Methadone của BN là BN khởi liều: có sự khác nhau về thời gian chờ đợi khác nhau giữa các loại BN, cụ thể như sau: để nhận dịch vụ. Cụ thể, thời gian chờ đợi trung bình của một BN trong giai đoạn hai là 1 giờ 25 phút 52 - BN khởi liều: Vì là BN mới khởi liều giây, trong khi giai đoạn 1 là 3 giờ 01 phút 37 giây. Methadone lần đầu tiên nên thời gian chờ đợi của Tương tự như vậy, đối với hai nhóm BN còn lại là BN cũng lâu hơn so với những BN khác. Sau khi BN dò liều và BN duy trì, thời gian chờ đợi cũng uống thuốc BN phải ngồi lại để bác sĩ hoặc tư vấn tăng hơn so với giai đoạn 1. viên theo dõi xem BN có bị phản ứng thuốc hay không, nếu không có vấn đề gì phát sinh, BN có thể được ra về. Theo kết quả quan sát cho thấy: Trong giai đoạn 1 – chưa lồng ghép, trung bình mỗi BN khởi liều sẽ phải chờ trung bình là 3 giờ 01 phút 37 giây (2:29:44 – 3:49:13). Trong giai đoạn 2, thời gian chờ đợi trung bình của BN khởi liều là 1 giờ 25 phút 52 giây. - BN dò liều: Thời gian chờ đợi để được nhận dịch vụ tại phòng khám Methadone của BN dò liều được tính từ khi BN đến phòng khám nhận dịch vụ tại các phòng chức năng cho đến khi BN ra khỏi phòng khám. Thời gian chờ của BN dò liều trong giai đoạn 1 trung bình là 0 giờ 00 phút 36 giây (0:00:18 – 1:01:31), và kết quả quan sát trong giai đoạn 2 là 0 giờ 04 phút 28 giây (0:03:11 – 0:12:01). - BN duy trì: Thời gian chờ của BN duy trì được tính tương tự như BN dò liều, thời gian chờ trung bình của BN duy trì trong giai đoạn 1 là 0 giờ 00 phút 39 giây (0:00:17 – 0:04:42), và giai đoạn 2 là Biểu đồ 1: Thời gian chờ để nhận dịch vụ tại 0 giờ 04 phút 04 giây (0:03:00 – 0:09:23). phòng khám Methadone của bệnh nhân khởi liều, bệnh nhân dò liều và bệnh nhân duy trì. Bảng 1. Thời gian chờ để nhận dịch vụ của BN 3.2. Thời gian nhận dịch vụ Methadone - BN khởi liều: Kết quả phân tích cho thấy, BN khởi liều lần đầu tiên đến phòng khám thường được Thời gian chờ của BN Loại BN Giai đoạn N (giờ: phút: giây) nhận nhiều dịch vụ nhất, hầu như tất cả các dịch vụ (đến phòng Hành chánh để làm thủ tục, đi xét Trung bình Thấp nhất Cao nhất nghiệm nước tiểu – nếu kết quả dương tính với ma Trước LG 10 3:01:37 2:29:44 3:49:13 BN khởi liều túy thì sẽ được bác sĩ khám và cho uống thuốc, qua Sau LG 8 1:25:52 0:20:15 2:34:41 phòng dược uống thuốc và ngồi chờ, sau đó quay Trước LG 10 0:00:36 0:00:18 0:01:31 lại phòng bác sĩ để kiểm tra lần cuối và ra về). BN dò liều Sau LG 15 0:04:28 0:03:11 0:12:01 Thời gian nhận dịch vụ của BN khởi liều trung bình Trước LG 140 0:00:39 0:00:17 0:04:42 trong giai đoạn 1 là 0 giờ 29 phút 32 giây (0:17:08 BN duy trì Sau LG 140 0:04:04 0:03:00 0:09:23 – 0:38:55), và giai đoạn 2 là 0 giờ 33 phút 36 giây (0:20:23 – 1:15:53). Kết quả kiểm định test-t của nhóm BN duy trì - BN dò liều: Thời gian nhận dịch vụ tại phòng cho thấy P = 0,001 < 0,05, do đó kết luận rằng có sự khám Methadone của BN dò liều trong giai đoạn Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2015, Số 38 29
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1 trung bình là 0 giờ 02 phút 40 giây (0:00:46 – 0:9:25), và kết quả quan sát trong giai đoạn 2 là 0 giờ 10 phút 00 giây (0:00:43 – 0:47:17). - BN duy trì: Thời gian nhận dịch vụ tại phòng khám Methadone của BN duy trì trung bình trong giai đoạn 1 là 0 giờ 01 phút 23 giây (0:00:14 – 0:14:18), và giai đoạn 2 là 0 giờ 00 phút 03 giây (0:00:03 – 1:00:38). và giai đoạn 2 là 0 giờ 02 phút 04 giây (0:00:03 – 1:00:38). Bảng 2. Thời gian nhận dịch vụ tại phòng khám của BN Methadone Giai đoạn N Thời gian nhận DV Loại BN Thấp Trung bình nhất Cao nhất Trước LG 10 0:29:32 0:17:08 0:38:55 BN khởi liều Sau LG 8 0:33:36 0:20:23 1:15:53 Trước LG 10 0:02:40 0:00:46 0:09:25 Biểu đồ 2. Thời gian nhận dịch vụ tại phòng khám BN dò Methadone của bệnh nhân khởi liều, bệnh liều Sau LG 15 0:10:00 0:00:43 0:47:17 nhân dò liều và bệnh nhân duy trì. Trước LG 140 0:01:23 0:00:14 0:14:18 BN duy trì Sau LG 140 0:02:04 0:00:03 1:00:38 Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác Kết quả kiểm định test -t của nhóm BN duy trì nhau về thời gian chờ và nhận dịch vụ tại phòng cho thấy P = 0,18 >0.05, do đó không có sự khác khám giữa hai nhóm bệnh nhân duy trì và bệnh biệt giữa thời gian nhận dịch vụ của BN trong giai nhân dò: đoạn trước và sau lồng ghép. Thời gian chờ trung bình của bệnh nhân khởi Tóm lại, khi so sánh giữa hai giai đoạn trước liều sau khi uống liều Methadone đầu tiên lại giảm và sau lồng ghép với phòng khám OPC, có sự khác xuống từ 03 giờ 01 phút 37 giây/bệnh nhân trong nhau về thời gian sử dụng dịch vụ tại phòng khám giai đoạn trước lồng ghép xuống còn 01 giờ 25 phút/ của BN dò liều và BN duy trì. Và thời gian sử dụng bệnh nhân trong giai đoạn sau lồng ghép. Với thời dịch vụ của từng loại BN là hoàn toàn khác nhau gian chờ giảm xuống như vậy được cho là không (chi tiết trong biểu đồ 2). đáp ứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc theo dõi điều trị trong khoảng 3 – 4 giờ đầu sau khi bệnh nhân uống liều Methadone đầu tiên để kiểm tra 4. Bàn luận phản ứng thuốc và các dấu hiệu hội chứng cai [3]. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mặt hạn chương trình điều trị nghiện thay thế các chất dạng chế trong quá trình quan sát, có thể quan sát viên đã thuốc phiện bằng Methadone [2, 3, 4, 13,14]. Trong không thể ghi nhận hết được việc trong quá trình lưu nghiên cứu này chỉ tập trung đến việc so sánh thời lại phòng khám để bác sĩ theo dõi phản ứng thuốc, gian sử dụng dịch vụ tại phòng khám Methadone bệnh nhân thường không ngồi ổn định một chỗ mà thi của bệnh nhân. Mô hình lồng ghép phòng khám thoảng chạy loanh quanh làm việc cá nhân. hoặc lồng ghép các hoạt động của phòng khám Thời gian nhận dịch vụ của BN về cơ bản là khác chăm sóc điều trị ARV và điều trị Methadone là mô nhau, tùy thuộc họ là BN mới, BN đang trong quá hình khá mới tại Việt Nam trong vài năm gần đây. trình dò liều hay duy trì. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm Do đó, kết quả nghiên cứu này được cho là mở đầu BN này, thời gian nhận dịch vụ cũng rất khác nhau, cho các nghiên cứu lượng giá mô hình lồng ghép lâu hay mau tùy thuộc vào các vấn đề mà BN đó hoạt động chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam. đang gặp phải. Đặc biệt là đối với những BN cần tư 30 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2015, Số 38
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | vấn các vấn đề tâm lý, lâm sàng hoặc cần lấy máu mô hình phòng khám từ độc lập sang mô hình lồng xét nghiệm hay test nước tiểu, thời gian sử dụng dịch ghép. Tuy nhiên, cần kiểm tra và xem xét lại quy vụ của những người này sẽ lâu hơn những BN khác. trình theo dõi phản ứng thuốc đối với những bệnh nhân uống liều Methadone đầu tiên tại phòng khám Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian để đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Chính sử dụng dịch vụ của bệnh nhân Methadone tại phủ về hướng dẫn điều trị Methadone tại Việt Nam phòng khám không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi nói chung. Tài liệu tham khảo 8. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM (2014) “Báo cáo hoạt động chương trình Methadone tại TP.Hồ Chí Minh năm Tài liệu tiếng Việt 2013”. 1. Bộ Y tế (2010) “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các 9. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM (2015) “Báo cáo kết chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone”. web page: quả giám sát trọng điểm HIV kết hợp hành vi tại TP.Hồ Chí Minh năm 2014”. Bo-Y-te/1E96D12F742142438E77A90A8331D5AD/, 10. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM (2015) “Báo cáo 2. Bộ Y tế (2015) “Báo cáo công tác phòng, chống HIV/ chương trình Chăm sóc điều trị tính đến tháng 12 năm 2014”. AIDS đến tháng 6/2015”. Web page, 11. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM (2015) “Báo cáo 4. Hoàng Đình Cảnh, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Văn hoạt động chương trình Methadone tại TP.Hồ Chí Minh năm Hưng (2013) “Bước đầu đánh giá hiệu quả mô hình thí 2014”. điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Tp.HCM và Hải Phòng (2009 - 2011)”. Tạp chí Y học Thực Hành Tài liệu tiếng Anh 876, số 7/2013, 102-107. 12. Emran, Mohammad Razzaghi (2005) “Effectiveness of Methadone maintenance program in reducing illicit drug 5. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM (2012) “Báo cáo use and HIV related high-risk behavior: A multi-center tổng kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2011 và study.”. phương hướng hoạt động năm 2012”. Ủy ban phòng chống MMT%20Pilot%20report%20for%20UNODC%20final%20 AIDS TP.HCM, %28March%202005%29.pdf, 3. FHI Viet Nam (2009) “Đánh giá bước đầu triển khai thí 13. H. Reddon, M. J. Milloy, A. Simo, J. Montaner, E. Wood, điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc T. Kerr (2014) “Methadone Maintenance Therapy Decreases Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí the Rate of Antiretroviral Therapy Discontinuation Among Minh”. HIV-Positive Illicit Drug Users”. AIDS Behav, 18 (4), 740-6. 6. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM (2012) “Báo cáo 14. M. Connock, A. Juarez-Garcia, S. Jowett, E. Frew, Z. Liu, hoạt động chương chính Methadone tại TP.HCM năm 2011”. R. J. Taylor, A. Fry-Smith, E. Day, N. Lintzeris, T. Roberts, (Methadone) A. Burls, R. S. Taylor (2007) “Methadone and buprenorphine 7. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM (2013) “Báo cáo kết for the management of opioid dependence: a systematic quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi tại TP.Hồ review and economic evaluation”. Health Technol Assess, Chí Minh năm 2012”. 11 (9), 1-171, iii-iv. Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2015, Số 38 31