Tài liệu tham khảo môn Bóng đá

− Môn bóng đá chủ yếu dùng đôi chân để điều khiển quả bóng. Nó là môn thể thao đối kháng trực tiếp giữa hai đội bóng thay phiên nhau tấn công và phòng thủ. Bóng đá là một trong những môn thể thao có ảnh hưởng lớn nhất và phát triển rộng rãi nhất trên thế giới. Có một số quốc gia coi bóng đá là môn thể số một của đất nước, như Hungari ( Châu Âu), Braxin, Achentina ( Nam Mỹ). Một số trận thi đấu bóng đá sôi nổi lôi cuốn mấy chục vạn khán giả trên sân ( sân khác…thủ đô Braxin có sức chứa 200.000 người) và hàng tỉ người theo dõi qua màn hình trên toàn thế giới,Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên thế giới có hơn 3 triệu người chơi bóng đá và hơn vài chục vạn người là cầu thủ chuyên nghiệp. 
− Tổ chức bóng đá thế giới, gọi tắt là FIFA ( Federetion of International Football Assstion), có gần 200 thành viên, là một tổ chức có nhiều thành viên, chỉ kém tổ chức Liên Hiệp Quốc mà thôi. Hầu như mọi quốc gia trên hành tinh đều có tổ chức liên đoàn bóng đá quốc gia. 
− Sở dĩ môn bóng đá có sức hấp dẫn và ma lực như vậy chủ yếu nhờ có mối quan hệ giữa đặc điểm và tác dụng của môn thể thao này.
pdf 21 trang Yến Nhi 06/04/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tham khảo môn Bóng đá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tham_khao_mon_bong_da.pdf

Nội dung text: Tài liệu tham khảo môn Bóng đá

  1.  Đá bóng chết bằng mu trong bàn chân − Đường chạy đà không thẳng như hai loại đá bóng trên mà chạy đà chếch. Hướng chạy đà và hướng đá bóng bay chếch 450 . Bước cuối cùng hơi rộng, chân trụ được đặt từ mép bàn chân một cách tích cực. Mũi bàn chân cùng hướng với hướng bóng bay và cách quả bóng một bên về phía sau độ 20-25cm, đầu gối khuỵu xuống. Đồng thời, việc đặt chân trụ, chân đá bóng đưa tự nhiên, ra phía sau và lấy khớp hông làm trụ, đùi kéo thẳng chân từ sau đánh về trước . Khi chân đá bóng vung tới một bên của chân trụ và chúng nằm trên một mặt phẳng thì cẳng chân đột xuất đá mạnh, các ngón chân và bàn chân bẻ ra ngoài, người nghiêng về phía chân trụ, dùng mu trong bàn chân tiếp xúc bóng. Sau khi tiếp xúc bóng theo quán tính, cơ thể bước tới trước theo đà bóng đi. − Khi sử dụng kỹ thuật đá bóng này, thân người nghiêng về phía chân trụ nên tạo ra phạm vi vung chân lớn ( phạm vi vung chân của đùi rộng hẹp do góc độ đánh chân). Chính vì thế động tác này được sử dụng rộng rãi để đá các loại bóng, dùng lực mạnh, bóng bay xa. Dùng chuyển bóng cự ly dài, sút cầu môn cự ly xa, dùng lật cánh f) Dùng mu trong bàn chân đá các loại bóng lăn tới. − Phán đoán tốc độ, hướng bóng lăn đến, nhanh chóng chọn vị trí thích hợp. Chọn vị trí đặt chân trục cần phán đoán tình hình của quả bóng lăn đến và dự định tốc độ vung chân nhằm đảm bảo khi chân và bóng tiếp xúc nhau phải đúng vị trí và yêu cầu đúng cách. g) Dùng mu trong bàn chân đá bóng nửa nẩy. − Phán đoán điểm rơi của quả bóng, kịp thời di động tìm vị trí thích hợp. Thời điểm tiếp xúc bóng là lúc bóng vừa nẩy khỏi mặt đất. Quy cách và yêu cầu động tác đá bóng nửa nẩy giống như khi đá bóng chết. Phương pháp dbonày được sử dụng đá theo hướng bóng bay tới nghiêng từ hai bên hoặc từ phía trước bay đến rơi xuống đất. h) Chuyển thân dùng mu trong bàn chân đá bóng . − Chạy đà cần lưu lý phải đảo số bước cuối cùng, xoay mũi chân trụ hướng về phía đá bóng đi ( nghiêng về phía trước so với bóng), bước cuối cùng của chân trụ cũng giống như đá bóng chết, mũi chân trụ hướng đúng về phía bóng đi, đầu gối hưoi khuỵu thấp xuống, thân người nghiêng về phía trước một bên với bóng. Đồng thời với việc đặt chân trụ, chân đá bóng lấy khớp hông làm trục đùi kéo cẳng chân từ phía sau đánh về trước, các bước tiến hành giống như đá bóng chết. i) Đá bóng trên không bằng mu trong ( bóng ở một bên, độ cao trung bình). − Căn cứ hướng bóng đến, tốc độ bay ma chọn điểm tiếp xúc bóng và di động chọn vị trí đứng thích hợp. Thân người nghiêng về hướng bóng đi. Chân trụ đặt nghiêng theo hướng bay đến, mũi chân hướng về phía đá bóng đi, thân người nghiêng về một bên của chân trụ, ngực hơi ưỡn. Sau khi đặt chân trụ, chân đá bóng do đùi kéo căng, chân đánh từ sau ra trước. Khi đùi đánh tới điểm tiếp xúc bóng và tạo thandh một đường thẳng, cẳng chân dùng lực đột xuất đánh đi. − Dùng mu trong bàn chân đá vào giữa của quả bóngm đồng thời thân người hơi chuyển về phía bóng bay đi, mắt mở quan sát bóng. Đá bóng xong, chân đá bóng theo quán tính tiếp tục đánh về phía trước nhằm nắm giữ thăng bằng cho cơ thể. j) Đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.
  2. − Là động tác đá bóng dùng bộ phận mu ngoài bàn chân từ ngón chân thứ ba, tư, năm để tiếp xúc bóng. − Yếu lĩnh động tác :so với kỹ thuật động tác đá bóng bằng mu giữa thì giống nhau ở giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và giai đoạn kết thúc đọng tác(giai đoạn 5). Còn giai đoạn 4 (tức giai đoạn tiếp xúc bóng thì có khác một tí), lúc chân đá bóng làm động tác bột phát đnáh ra trước thì mũi bàn chân bẻ vào trong cổ chân lên gân cứng, đầu gối hơi khuỵu, dùng mu ngoài bàn chân tiếp xúc bóng theo tính chất của từng loại bóng ( do mục đích người đá định ra). − Do tính linh hoạt của cổ chân lớn, hướng đánh chân thay đổi nhiều nên khi chạy đà cũng chạy ở tư thế bình thường, tính odi của quả bóng bay lớn. Trong thi đấu thường được sử dụng chuyền dài, chuyền vòng cung. k) Đá bóng chết bằng mu ngoài bàn chân. − So với động tác đá bóng bằng mu giữa bàn chân thì động tác đền bù bằng mu ngoài bàn chân có những điểm giống nhau, như phần chạy đà, vị trí đặt chân trụ và vung chân lăng. Dùng mu ngoài bàn chân tiếp xúc bóng, mũi chân bẻ vào trong, cổ chân cứng đưa gối lên; sau khi tiếp xúc bóng, thân người theo quán tính bước tới phía trước IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT GIỮ BÓNG. − Giữ bóng hay dừng bóng là hoạt động có ý thức, có mục đích của vận dụng các bộ phận của cơ thể một cách hợp lý để tiếp xúc bóng, nhằm làm giảm hoặc thay đổi lực chuyển động hay hướng đi của bóng, buộc quả bóng nằm trong tầm khống chế của mình trong quá trình thi đấu trên sân. − Theo đà phát triển không ngừng của môn bóng đá, trình độ kỹ thuật của vận động viên bóng đá cũng không ngừng được nâng cao, việc vận dụng kỹ thuật giữ bóng trong thi đấu mang tính đối kháng quyết liệt, với một tốc độ diễn biến khá nhanh, trong một không gian nhỏ hẹp ( phạm vi tranh giành từng pha bóng) và trong một khuôn khổ thời gian rất ngắn. Chính vì thế, khi tiến hành xử lý bóng đến, ngoài việc giữ bóng của đồng đội chuyền đến , còn lại là bóng đến từ đối phương nên cần phải tiếp tục điều chỉnh sao cho bóng ở trong tầm khống chế của mình. Điều này đòi hỏi các cầu thủ trên sân phải nắm chắc, vận dụng thật tốt kỹ thuật giữ bóng. 1) Phân tích kết cấu động tác kỹ thuật giữ bóng − Trong thi đấu bóng đá, luật quy định trừ thủ môn trong khu vực cấm ( khu 16m50) được sử dụng tay, ngoài ra đối với tất cả các cầu thủ trên sân, ở tất cả các vị trí nào cũng không được dùng tay hoặc cánh tay chạm bóng hay điều khiển bóng. Do các bộ phận khác nhau của cơ thể tiếp xúc bóng nên phương pháp các động tác giữ bóng cũng không giống nhau . − Kết cấu động tác giữ bóng thích hợp chủ yếu là phán đoán để di động và chọn kỹ thuật giữ bóng thích hợp. Phán đoán chủ yếu là hướng bóng bay, tốc độ bóng bay để làm thời điểm lực bay và thay đổi hướng bay của bóng.  Phương pháp di động và chọn hướng giữ bóng. − Về di động, không yêu cầu thật cụ thể nhưng phải kịp thời. Lúc đang chuẩn bị giữ bóng, cần phán đoán tốc độ, đường bay, đường vận hành của bóng như bóng lăn sệt, bóng thấp ( dưới đầu gối), bóng trung bindh ( trên đầu gối nhưng dưới ngực), bóng cao và kể cả bóng xoáy nữa để nhanh chóng
  3. di động, tìm vị trí đứng thích hợp nhất, thuận lợi nhất. Đồng thời, cần quan sát tình hình cụ thể của từng cục diện mà chọn lối giữ bóng đến sẽ như thế nào Có lúc phán đoán xong thì di chuyển , cũng có khi vừa phán đoán vừa di chuyển và vừa quyết định sử dụng khấu trừ động tác nào để giữ bóng .  Làm thay đổi lực vận hành ( lớn, nhỏ, hướng bay va điểm tác dụng). . Làm tăng lực hoạt động của bóng. − Đối với vận động viên giữ bóng, không phải tất cả các loại bóng bay đến đều có lực ( độ căng) mà có lúc nếu chỉ dựa vào lực vận hành của quả bóng thì không thể giữ bóng ở vị trí theo ý muốn được, mà phải tác động vào bóng một lực làm cho tốc độ của bóng sau khi giữ vẫn còn lớn như vậy ( lúc cho thêm lực). Ở đây tuy không đề cập đến nhân tố phương hướng. Bởi vì lực được tạo thành do tăng lực mà có, nên nhất thiết phải nghĩ đến độ lớn , nhỏ của góc phản xạ mới có thể quyết định được là nên tăng độ lớn của lực là bao nhiêu. . Làm giảm lực hoạt động của bóng. − Do lực vận hành của bóng trong không gian rất lớn, nếu hoàn toàn dựa vào phản xạ, cho dù phương hướng của phản xạ rất chuẩn xác, nhưng quả bóng phản xạ có lực rất lớn không thể yêu cầu bóng rơi tại địa điểm mình mong muốn, chính vì vậy cần phải giảm lực phản xạ - tức là làm hoãn sung. . Di động theo bóng . − Khi giữ bóng phải tính toán giữ được bóng rồi làm sao xử lý nó. Nhằm làm động tác giữ bóng và động tác xử lý bóng được liên tục không bị ngắt quãng, một vấn đề được đặt ra là khi giữ bóng đã có ý nghĩ sẽ xử lý bóng như thế nào rồi. Bởi vì thông thường sau khi giữ bóng xong, trọng tâm cơ thể thường di động về hướng bóng bay đi, nhưng cũng có tình huống nhằm tránh sự xô đẩy va chạm với đối phương nên có thể giữ bóng ở một bên cơ thể và xử lý bóng luôn. Sau khi giữ bóng xong, quan sát vị trí của người và bóng, nên di động tới trước theo bóng. V. ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU LĨNH CÁC ĐỘNG TÁC GIỮ BÓNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG. − Kỹ thuật động tác giữ bóng có rất nhiều loại , như : giữ bóng bằng lòng bàn chân (cung bàn chân), giữ bóng bằng mu giữa, mu ngoài bàn chân, bằng gan bàn chân ( phần dưới bàn chân, nơi chạm đất), giữ bóng bằng đùi, giữ bóng bằng bụng, bằng ngực, bằng đầu.  Kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân. − Đây là một loại kỹ thuật dùng lòng bàn chân tiếp xúc bóng. Ưu điểm của kỹ thuật giữ bóng này là diện tích tiếp xúc giữa chân và bóng lớn, động tác đơn giản, dễ làm dễ học. Trong thi đấu thường dùng kỹ thuật này để giữ các loại bóng lăn sệt, bóng cao trung bình, bóng nửa nẩy và bóng ở độ cao .  Giữ bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân. − Mũi chân trụ đối diện hướng bóng đến, đầu gối hơi khuỵu, một bên vai hướng về phía bóng đến, chân giữ bóng, bẻ mũi chân ra ngoài, mũi chân hơi vễnh lên, gan bàn chân nằm trên mặt phẳng
  4. của đất. Lòng bàn chân hướng về phía trước. Sau khi bóng và chân vừa chạm nhau thì nhanh chóng rút chân về phía sau ngay, giữ bóng dưới chân. − Nếu giữ một bên thân thì mũi chân trụ hơi nghiêng về phía giữ bóng, hướng của lòng bàn chân và bóng tiếp xúc ở một góc độ nhất định. Đồng thời, chân trụ nhấc gót chân lên, lấy mũi chân làm trụ, làm động tác chuyển động thích hợp chuyển thân. Nếu bóng đến với lực không lớn thì chân giơ cao ở mức độ cần thiết và lòng bàn chân và mặt đất tạo thành một góc độ tiếp xúc bóng nhẹ nhàng. Cũng có thể khi tiếp xúc bóng, dùng động tác cắt khiến cho lực tiến tới chuyển thành một bộ phận lực xoáy và giữ bóng cạnh chân.  Giữ bóng nửa nẩy bằng lòng bàn chân − Quan sát điểm rơi của bóng, nhanh chóng di động, chọn vị trí tương đối của chân trụ và điểm rơi của bóng hơi nghiêng một bên về phía trước của bóng. Đầu gối chân trụ hơi thấp, thân người sau khi giữ bóng xong hướng vận động hơi lệch so với bóng. Chân giữ bóng giơ lên, cẳng chân thả lỏng mũi chân bẻ cong lên, lòng bàn chân tiếp xúc bóng, bóng vận hành theo hướng hợp với mặt đất theo thành một góc nhỏ hơn 900. Khi quả bóng vừa rơi xuống đất rồi nẩy lên, đùi đánh theo hướng bóng, sau khi giữ xong sẽ vận động tiếp, bộ phận lòng bàn chân nhè nhẹ tiếp xúc phần giữa bóng. Sử dụng động tác giữ bóng này cũng có thể khi tiếp xúc bóng làm sản sinh ra lực xoáy khiến cho việc giữ bóng được tốt hơn. Nhưng cần lưu ý sự xoáy của bóng mà có động tác điều chỉnh.  Phán đoán tốc độ và không bằng lòng bàn chân. − Phán đoán tốc độ và hướng bóng bay đến mà kịp thời di động tìm vị trí thích hợp. Nếu bóng bay bình thường góc bay tương đối nhỏ thì nên căn cứ tình hình cụ thể trên sân mà chọn điểm rơi thích hợp. Chân giơ lên, hướng lòng bàn chân về hướng bóng bay đến để đón bóng, khi bóng chạm vào chân, lập tức kéo chân làm ra sau làm giảm lực, giữ bóng ở dưới chân. VI. KỸ THUẬT ĐÁNH ĐẦU. − Trong thi đấu bóng đá, các cầu thủ không những phải xử lý các loại bóng lăn dưới đất mang các hình thức và các tính chất khác nhau, mà còn phải xử lý các loại bóng bay trên không. Trong thi đấu, nhiều khi không thể dùng ngực và bộ phận dưới ngực để giữ bóng, cũng có khi do sự ràng buộc luật bóng đá nên không thể xử lý một số trường hợp nêu trên, mà chỉ có thể dùng đầu để xử lý bóng. Đầu là bộ phận cao nhất trên cơ thể người, tiết diện của trán tương đối rộng, chỉ cần nắm vững kỹ thuật đánh đầu thì bóng đánh đi sẽ có lực. Bóng đá hiện đại ngày nay, trong thi đấu việc tranh giành về không gian và thời gian rất quyết liệt. Việc sử dụng kỹ thuật đánh đầu, là một thủ đoạn quan trọng nhất trong việc tranh cướp bóng trên không. − Kỹ thuật đánh đầu được sử dụng không chỉ chuyền bóng, tranh cướp bóng trên không, sút cầu môn trên không, mà chỉ có thể sử dụng động tác đánh đầu mô phỏng động tác cá nhảy nhằm mở rộng phạm vi khống chế bóng của vận động viên. − Kỹ thuật đánh đầu là động tác vận động viên sử dụng trán đánh bóng đi đến mục tiêu đã định. 1) PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG TÁC ĐÁNH ĐẦU. − Kết cấu động tác của kỹ thuật đánh đầu bao gồm 4 bước sau : ➢ Bước 1 : di động tìm vị trí
  5. ➢ Bước 2 : hoạt động của cơ thể ➢ Bước 3 : đầu tiếp xúc với bóng ➢ Bước 4 : động tác kết thúc sau khi đầu tiếp xúc bóng. a) Di động tìm vị trí. − Bởi vì kỹ thuật đánh đầu là một loại kỹ thuật xử lý bóng ở trên không, do đó muốn sử dụng được tốt, điều trước tiên là phải phán đoán chính xác, tốc độ bay và hướng bay của quả bóng, sau đó chọn điểm tiếp xúc bóng, sau đó di động chiếm vị trí và nhảy lên đánh đầu, đồng thời cũng nên nghĩ đến khả năng của bản thân và tình hình diễn biến trên sân của hai đội. Chỉ khi nào lưu ý tới một số điều kiện khi chọn vị trí, mới có thể đảm bảo động tác đánh đầu chưa thực hiện tốt. b) Động tác của thân. − Hoạt động của thân trong kỹ thuật đánh đầu là sự kết hợp toàn bộ các bộ phận thân thể theo tuần tự từ trên xuống dưới. − Kỹ thuật đánh đầu cần phân ra : đứng tại chỗ đánh đầu chính diện, đứng tại chỗ đánh đầu bằng trán bên; chạy đà đánh đầu bằng trán giữa, chạy đà đánh đầu bằng trán bên, nhảy lên đánh đầu bằng trán giữa hoặc trán bên, đánh đầu kiểu cá nhảy. Tất cả đềi phải theo các nguyên lý được trình bày ở trên. Đây mới là nguồn gốc lực để đánh đầu, nhưng lực lớn hay nhỏ tác dụng vào bóng nhất thiết do sự dùng lực lớn hay nhỏ quyết định mà còn do vị trí tiếp xúc giữa đầu và bóng có chính xác hay không, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi lực bay đến của bóng căng hay không. Hướng đánh đầu không theo hướng phản xạ hay thẳng đứng mà phần nhiều phương hướng phản xạ thành một góc nhất định để đảm bảo cho quả bóng đánh đi đúng mục tiêu, nhất thiết phải nghĩ đến mối quan hệ giữa bóng bay đến và hướng bóng đánh đi. Trên quan điểm lực học mà xử lý tốt mối quan hệ này mới khiến sự hoạt động của thân phát huy hết tác dụng. c) Tiếp xúc giữa đầu và bóng. − Nhiệm vụ chủ yếu của khâu này là tính chính xác của đánh đầu. Nó có hai hàm ý : Một là sử dụng bộ phận nào đó của đầu để tiếp xúc bóng. Hai là dùng bộ phận nhất định nào đó của đầu để tiếp xúc với một bộ phận nhất định nào của bóng. − Trong thi đấu rất nhiều trường hợp không dễ đánh bóng đi, mà phải kết hợp với góc được tạo thành từ hướng bóng bay đến, và có như vậy mới đánh bóng đến mục tiêu dự định và ở cự ly nhất định, do đó chủ yếu vẫn là vấn đề dùng lực. Khi tiếp xúc bóng, nhất thiết sự đánh thân phải tạo ra một tốc độ và hướng phản xạ trước. Nhiều khi trong thi đấu, do tình hình mà không thể đảm bảo sự thống nhất giữa tốc độ được sản sinh ra do việc đánh thân và hướng phản xạ được tạo thành so sự tiếp xúc thì khiến cho hướng hợp lực ( hai tốc độ) của lực ( tốc độ) không hướng về muc tiêu dự định trước. − Thời gian đầu tiên tiếp xúc bóng phải tuân thủ nguyên tắc sau : khi đầu tiếp xúc bóng đó cũng là lúc động tác gập thân đạt tốc độ lớn nhất. 2) YẾU LĨNH VÀ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT ĐÁNH ĐẦU THƯỜNG DÙNG. − Kỹ thuật đánh đầu phân ra : đánh đầu chính diện bằng trán giữa và trán bên. a) Đánh đầu chính diện bằng trán giữa. Đây là một loại động tác kỹ thuật dùng toàn tiết diện trán giữa tiếp xúc bóng.
  6. i. Yếu lĩnh đánh đầu bằng trán giữa. − Thân người đứng đối diện với hướng bóng đến, mắt quan sát sự vận động của quả bóng, hai chân dạng ra hai bên hoặc trước sau, đầu gối hơi thấp xuống trọng tâm cơ thể rơi vào chân trụ, hai vai buông lỏng tự nhiên. Khi bóng đến gần thân người ngả người như cánh cung để tạo lực, hai chân dùng lực đạp đất, nhanh chóng gập người ra trước, hơi kéo cằm xuống, trong khoảnh khắc khi tiếp xúc bóng, cổ làm động tác đánh mạnh, dùng trán giữa đánh vào bóng thân trên theo đà mà đánh về trước. ii. Yếu lĩnh đánh đầu khi chạy. − Yếu lĩnh đánh đầu khi chạy là với động tác đứng tại chỗ đánh đầu hầu như không có gì thay đổi. Có khác là bước đầu tiên phải chạy tìm vị trí thích hợp. Sau khi đánh bóng bay đi, do chạy tốc độ hơi nhanh, nhằm đảm bảo độ thăng bằng nên người hơi rướn về phía trước. iii. Đứng tại chỗ nhảy lên đánh đầu. − Loại kỹ thuật động tác này thường được sử dụng chuyển bóng qua khỏi đầu hoặc sử dụng khi đối phương tấn công chuyền bóng cao qua đầu. Thường dùng hai chân dậm nhảy, khi gối hơi co, trngj tâm thẳng đứng, sau đó hai chân đạp đất nhảy lên, hai cánh tay dang ra đánh lên, khi thân người ở trên không thì ưỡn ngực, hai vai dang rộng ra tự nhiên, mắt luôn quan sát quả bóng đang bay đến, người ngả thành cánh cung, khi trái bóng di chuyển đến, lập tức hóp bụng, thân người đánh về phía trước, trước khi tiếp xúc bóng cổ gập mạnh, dùng trán giữa đánh vào quả, đồng thời hai chân đánh về trước, bóng bị đánh đi, hai đầu gối co lại rơi xuống đất. iv. Chạy, nhảy lên đánh đầu . − Chạy nhảy lên đánh đầu có thể cùng chân hoặc cả hai chân dậm nhảy, tùy theo góc độ của bóng mà chọn vị trí chạy nhanh đến điểm dậm nhảy, bước cuối trước khi nhảy lên hơi rộng một tí, chân dậm nhảy đạp đất nhảy lên, còn chân kia co gối đánh lên, khủy tay tự nhiên giơ lên. Các bước sau giống động tác đứng tại chỗ nhảy lên đánh đầu. v. Bắt chước cá nhảy đánh đầu. − Bóng bay thấp, lại xa cơ thể, nên không kịp di động để xử lý bóng, khi tìm cơ hội để cứu bóng (khi bị tấn công) hay sút cầu môn thì có thể sử dụng kỹ thuật đánh đầu này. 3) PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DẪN BÓNG. − Trong thi đấu bóng đá, để đạt được mục đích là sút cầu môn, trong phạm vi luật bóng đá chp phép, các vận động viên vận dụng tất cả các biện pháp có thể giành được quyền khống chế bóng. − Sau khi đã giành được quyền khống chế bóng, lại phải tiếp tục tìm mọi biện pháp khắc phục trở ngại do đối phương gây ra để ngăn cản việc khống chế bóng. Do đó, yêu cầu cá nhân khống chế bóng phải kịp thời tìm cơ hội để phối hợp tấn công hoặc đột phá chọc thủng tuyến phòng ngự của đối phương, tạo cơ hội để sút cầu môn. Trong hoàn cảnh như vậy, việc vận dụng kỹ thuật dẫn bóng là cần thiết. − Kỹ thuật dẫn bóng – theo nghĩa hẹp – là phương pháp dẫn bóng, tức là dùng một bộ phận nào đó của cơ thể để tiếp xúc bóng, khiến quả bóng chịu sự điều khiển của người dẫn bóng. Theo nghĩa rộng thì không phải chỉ bắt quả bóng phải chịu sự điều khiển của con người, mà còn để vượt qua sự
  7. cản phá của đối phương và cũng có nghĩa là vận dụng phương pháp dẫn bóng như thế nào đó nhằm đạt mục đích là vượt qua tuyến phòng thủ của đối phương. Ở đây còn bao hàm vận dụng các phương pháp dẫn bóng trong thực tiễn mà chúng tôi đề cập ở đây là theo nghĩa rộng của khái niệm này. a) Kết cấu kỹ thuật dẫn bóng và phân tích kỹ thuật cơ bản của kỹ thuật dẫn bóng. − Kỹ thuật dẫn bóng thông thường được chia ra làm 3 giai đoạn để tiến hành. ▪ Chọn phương pháp dẫn bóng và chuẩn bị. Giai đoạn này được thực hiện căn cứ trên tinh thần biến đổi nhanh chóng của trận đấu, tùy theo yêu cầu từng lúc mà phương pháp dẫn bóng có thể thay đổi. Do đó, giai đoạn này chỉ khi bắt đầu vận dụng kỹ thuật trong thực tiễn thì mới tiến hành. ▪ Tiếp xúc bóng trong quá trình chạy. − Đây là một khâu quan trọng trong kỹ thuật dẫn bóng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và yêu cầu cụ thể trong thi đấu đòi hỏi mà vận dụng những vị trí thích hợp nhất để tiếp xúc bóng và làm sai trái bóng luôn luôn nằm trong sự khống chế của vận động viên. Để đạt được mục đích này cần phải chú ý giấu ý đồ vượt qua đối phương, chú ý lực tác dụng vào quả bóng và hướng dẫn bóng đi. Nhìn chung tiếp xúc bóng bằng một số cách sau đây : đẩy, kéo, chặt, rê − Phương hướng dẫn bóng cũng phải tùy thuộc vào tình huống của trận đấu mà thay đổi. Nếu gặp đối phương chặn đầu ngăn lại thì lập tức dùng cơ thể đẩy đối phương ra xa bóng, dùng chân cách xa đối phương để dẫn bóng. Có như vậy mới bảo vệ được bóng không bị đối phương cướp đi. Trong quá trình dẫn bóng qua người, cần vận dụng lối dẫn bóng mà qua đó trọng tâm cơ thể bên có bóng nghiêng hẳn về đối phương để che bóng và sau đó tăng tốc vượt qua đối phương. Trong thực tế thi đấu có rất nhiều trường hợp diễn ra có tính đối kháng cao, do đó nhất thiết phải va chạm và dẫn bóng qua người. Nhưng nếu dẫn bóng để vượt qua đối phương đã sẵn sàng cản phá thì thật là khó khăn. Trong hoàn cảnh này, yêu cầu sử dụng nhiều loại dẫn bóng khác nhau mà còn cần phải sử dụng nhiều cách tiếp xúc bóng. Có như vậy mới có thể làm cho đối phương mất thăng bằng, dẫn đến những di động bất lợi trong phòng thủ, từ đó mới đạt được mục đích dẫn bóng qua đối phương. − Trong quá trình chạy dẫn bóng, trọng tâm cơ thể thấp, bước chận ngắn, tần số nhanh, giúp cho việc dừng đột ngột dễ thực hiện, dễ chuyển hướng khi chạy, đồng thời giữ được thăng bằng trong lúc tranh cướp bóng. Tần số bước chân nhanh tạo thuận lợi cho việc thay đổi hướng động tác. Đồng thời tạo thuận lợi khi tiếp xúc bóng và bảo đảm được quyền khống chế bóng trước đối phương. Trong quá trình dẫn bóng, không được phép chỉ nhìn vào quả bóng mà còn phải quan sát tình hình chung quanh. Có như vậy mới có thể có biện pháp giải quyết nhanh chóng trước những diễn biến đột suất trong thi đấu, và khống chế bóng ở vị trí cần thiết. ▪ Chuẩn bị cho động tác kế tiếp sau. − Khi nhiệm vụ dẫn bóng đã kết thúc, tiếp theo cơ thể có thể chuyển bóng hoặc sút cầu môn, như vậy cơ thể cũng như bóng phải ở một tư thế nào để có lợi cho động tác kế tiếp sau đó. Loại