Sự khác biệt về cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế nông thôn và thành thị của tỉnh Khánh Hòa năm 2011
Sự khác biệt về cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế nông thôn và thành thị của tỉnh Khánh Hòa năm 2011
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã được tiến hành tại 2 trạm y tế xã (TYT xã) của 2 huyện đại diện cho vùng nông thôn và thành thị của tỉnh Khánh Hoà nhằm mô tả thực trạng khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) của các TYT và tìm hiểu sự khác biệt về khả năng cung cấp dịch vụ KCB tại các TYT. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, trưởng trạm y tế xã, các cán bộ y tế công tác tại TYT, đại diện 342 hộ gia đình và người bệnh trong các hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 TYT có cơ sở vật chất và nhân lực đạt tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã tuy nhiên trang thiết bị của cả 2 trạm không đạt tiêu chuẩn về số lượng và số loại trang thiết bị (TTB) theo quy định. Kết quả lựa chọn dịch vụ KCB tại TYT của người dân ở vùng nông thôn đến KCB tại TYT cao hơn 13,2 lần so với thành thị. Do vậy cần quan tâm đến tổ chức KCB Bảo hiểm Y tế tại TYT cũng như việc đầu tư TTB y tế cùng với việc đào tạo tập huấn cho cán bộ trạm y tế
File đính kèm:
su_khac_biet_ve_cung_cap_va_su_dung_dich_vu_kham_chua_benh_t.pdf
Nội dung text: Sự khác biệt về cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế nông thôn và thành thị của tỉnh Khánh Hòa năm 2011
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Sự khác biệt về cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại 2 trạm y tế nông thôn và thành thị của tỉnh Khánh Hòa năm 2011 Phạm Thị Đoan Hạnh (*), Lê Hữu Thọ (*), Lê Bảo Châu (**) Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã được tiến hành tại 2 trạm y tế xã (TYT xã) của 2 huyện đại diện cho vùng nông thôn và thành thị của tỉnh Khánh Hoà nhằm mô tả thực trạng khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) của các TYT và tìm hiểu sự khác biệt về khả năng cung cấp dịch vụ KCB tại các TYT. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, trưởng trạm y tế xã, các cán bộ y tế công tác tại TYT, đại diện 342 hộ gia đình và người bệnh trong các hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 TYT có cơ sở vật chất và nhân lực đạt tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã tuy nhiên trang thiết bị của cả 2 trạm không đạt tiêu chuẩn về số lượng và số loại trang thiết bị (TTB) theo quy định. Kết quả lựa chọn dịch vụ KCB tại TYT của người dân ở vùng nông thôn đến KCB tại TYT cao hơn 13,2 lần so với thành thị. Do vậy cần quan tâm đến tổ chức KCB Bảo hiểm Y tế tại TYT cũng như việc đầu tư TTB y tế cùng với việc đào tạo tập huấn cho cán bộ trạm y tế. Từ khóa: Khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ KCB, sử dụng dịch vụ KCB. Differences in delivery and utilization of health care services in 2 rural and urban commune health centers in Khanh Hoa province in 2011 Pham Thi Doan Hanh (*), Le Huu Tho (**), Le Bao Chau (***) A descriptive cross-sectional study employing both qualitative and quantitative method was conducted. The research sites located in two Communes Health Centers (CHCs) in two districts representing rural and urban areas of Khanh Hoa province. The goal of the study is to describe delivery and utilization of health care services as well as the related factors at CHC level. The study interviewed head of district health centers, health staffs working at CHCs, 342 households' respondents. The results show that 2 CHC facilities and health human resource achieved the national standards on commune health activities but medical equipment of CHC cannot reach the national Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 29
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | standard both in terms of the quantity and type of medical equipment. The number of patients who lived in rural area attending examination and treatment service at CHCs was 13.2 times higher compared to that in the urban area. Therefore, it is necessary to provide health care services with health insurance at CHCs while medical supply and training for health staffs to CHCs should be given attention. Key words: examination and treatment, delivery of examination and treatment, examination and treatment service ultilization. Tác giả: (*) Ths.Ds. Phạm Thị Đoan Hạnh, Chuyên viên phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế Khánh Hòa. Email: dsdoanhanh@gmail.com. Điện thoại: 0906 450808 (**) Ts.Bs. Lê Hữu Thọ: Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa.Email: lehuutho2@yahoo.com. Điện thoại: 0914 092499 (***) Ths.Bs. Lê Bảo Châu, Giảng viên Bộ môn Quản lý Hệ thống Y tế, Trường Đại học Y tế Công cộng. Email: lbc@hsph.edu.vn. Điện thoại: 04 62662349 1. Đặt vấn đề ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở 6 cuộc phỏng vấn sâu và 2 cuộc thảo luận nhóm đã trong đó tăng cường cung cấp và đảm bảo chất được thực hiện với đại diện lãnh đạo của Trung tâm lượng dịch vụ KCB tại TYT là chủ trương lớn của Y tế (TTYT) và cán bộ y tế đang công tác tại các Đảng và Nhà nước đồng thời là ưu tiên của tỉnh trạm y tế, thực hiện điều tra 342 hộ gia đình (HGĐ) Khánh Hòa trong những năm vừa qua. Cung cấp thuộc phường Phương Sài, thành phố Nha Trang và dịch vụ KCB của TYT tỉnh Khánh Hòa đóng vai trò Diên Sơn, là một xã nông thôn thuộc huyện Diên quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc Khánh về sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. biệt là đối với vùng nông thôn. Bên cạnh những Phương pháp thu thập thông tin: đối với số liệu thành tựu đạt được, y tế tuyến xã hiện nay phải đối định lượng, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp mặt với nhiều khó khăn và thách thức đặc biệt là để thu thập thông tin sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhân lực y tế của tuyến xã. Cơ sở vật chất đã được của người dân. Đối với số liệu định tính, sử dụng đầu tư tuy nhiên những trang thiết bị y tế để hỗ trợ bảng hướng dẫn thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu để công tác KCB còn thiếu thốn ảnh hưởng rất nhiều thu thập ý kiến đánh giá của các đối tượng. đến chất lượng KCB. Nghiên cứu này tiến hành từ Số liệu định lượng thu thập được từ phỏng vấn tháng 12/2011 đến 05/2012 nhằm trả lời các câu người dân được nhập liệu bằng phần mềm Epidata hỏi: (1) Thực trạng khả năng cung cấp dịch vụ KCB 3.1, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0, của các TYT hiện nay như thế nào; (2) Các yếu tố kiểm định thống kê được sử dụng: kiểm định khi nào tác động đến khả năng cung cấp dịch vụ KCB bình phương χ2. Số liệu định tính thu thập được được tại các TYT; (3) Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB tại gỡ băng sau đó các thông tin này được tổng hợp và TYT xã, phường. Kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất phân tích theo chủ đề nghiên cứu. các chính sách giúp cho hoạt động cung cấp dịch vụ KCB tại TYT xã có chất lượng và đạt hiệu quả hơn 3. Kết quả đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân địa phương. 3.1. Thực trạng khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của các TYT 2. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Kết quả hoạt động KCB tại các TYT Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt Qua biểu đồ 1 cho thấy số lần KCB tại xã Diên 30 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Sơn cao hơn hẳn số lần KCB tại phường Phương Sài. bệnh cho người dân và đạt tiêu chí cơ sở vật chất của Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. TYT phường Phương Sài được xây dựng năm 2004, diện tích đất là 100 m2, có 7 phòng chức năng. TYT xã Diên Sơn được xây dựng năm 2004, diện tích đất là 7.910 m2 và số phòng chức năng hiện có là 14 phòng. * Thực trạng trang thiết bị (TTB) của 2 TYT xã điều tra TTB của 2 TYT trong nghiên cứu đều không đạt về số lượng và chủng loại của Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Đối với TYT phường Phương Sài tỷ lệ TTB chung chỉ đạt 45,1% so với tổng số loại theo quy định. Nhiều TTB cận lâm sàng cần cho nhu cầu KCB nhưng chưa được trang bị như không có máy siêu âm, máy điện tim. Bộ khám chuyên khoa tai mũi họng không có bộ khám ngũ quan, kẹp lấy dị vật tai, kẹp lấy dị vật mũi, ghế răng,... chỉ có duy nhất bảng thử thị lực. Tại TYT xã Diên Sơn, TTB có vẻ khá hơn như Biểu đồ 1. Số lần KCB từ năm 2009 - 2011 bộ khám chữa bệnh chung có máy siêu âm trắng đen, bộ dụng cụ xét nghiệm có đầy đủ TTB theo quy định của Bộ Y tế (BYT) như máy xét nghiệm sinh 3.1.2. Các dịch vụ KCB tại TYT hóa, máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều TTB về Các kỹ thuật y tế được phép thực hiện tại TYT số lượng và cả chủng loại và tỷ lệ các loại TTB đạt theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ Y tế là một trong các yếu tố quan 51,1% so với tổng số loại theo quy định của BYT. trọng để đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ KCB * Tình hình sử dụng thuốc tại 2 TYT xã điều tra tại các TYT. Kết quả cho thấy vào thời điểm điều Theo Quyết định số 05/2008 ngày 1/3/2008 của tra, TYT xã Diên Sơn thực hiện 51,7% các kỹ thuật Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Danh mục thuốc chủ trong đó một số kỹ thuật đạt tỷ lệ cao là kỹ thuật y yếu KCB cho cơ sở y tế, số loại thuốc dùng cho học cổ truyền (100%), kỹ thuật phụ sản (80%), kỹ TYT xã có bác sỹ là 680 loại và xã không có bác sỹ thuật nội khoa (75%), cấp cứu (60%). Tuy nhiên tỷ là 334 loại. Tuy vậy, số lượng thuốc tại TYT phường lệ thực hiện được các kỹ thuật y tế của TYT phường Phương Sài rất thấp so với quy định của BYT với số Phương Sài thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt có 13,3% loại thuốc có tại TYT là 24 loại. Đối với TYT xã (8/60), chủ yếu là các kỹ thuật thuộc nhóm kỹ thuật Diên Sơn số loại thuốc có tại TYT là 147 loại và nội khoa và da liễu (50%), sau đó là phụ sản (20%). ngoài số lượng thuốc theo danh mục BHYT thì tại Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy "Trạm Y TYT xã Diên Sơn còn có tủ thuốc quay vòng vốn do tế khám chủ yếu là các bệnh thông thường như viêm các nhân viên của TYT đóng góp, số lượng thuốc đường hô hấp ở trẻ em, các bệnh lý mãn tính ở người này đảm bảo cho nhu cầu KCB của người dân không già tăng huyết áp, đái tháo đường, ho, viêm họng có BHYT. cảm cúm đơn giản vậy thôi, các bệnh về đường tiêu * Thực trạng nhân lực của TYT hoá, bệnh lý tim mạch, chủ yếu là KCB ban đầu TYT phường Phương Sài chỉ có 5 biên chế, thôi" (PVS lãnh đạo TTYT Diên Khánh). không có bác sĩ tại TYT và TYT xã Diên Sơn có 7 3.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng biên chế trong đó có 1 bác sĩ là phù hợp với Thông cung cấp dịch vụ KCB tại TYT tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 * Cơ sở vật chất của các TYT: (TT08) về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp Cơ sở vật chất của Trạm Y tế xã Diên Sơn và trong các cơ sở y tế nhà nước. Tuy nhiên thực tế đối phường Phương Sài đáp ứng nhu cầu khám chữa với TYT xã Diên Sơn chỉ có 7 biên chế là chưa đáp Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 31
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | ứng nhu cầu thực tế của công tác KCB. cách chọn lựa dịch vụ KCB của người dân phường "Hiện nay TYT chỉ có 1 bác sĩ làm công tác Phương Sài, cách chọn dịch vụ KCB tại PKĐKKV khám chữa bệnh, 1 y sĩ là trưởng trạm làm công tác là cao nhất với tỷ lệ 37,5%; chọn cách mua thuốc quản lý, ngoài công tác KCB còn đảm nhiệm công tại hiệu thuốc chiếm tỷ lệ 26,1%; KCB tại phòng tác phòng chống dịch, tất cả các dự án thuộc mạch tư nhân là 14,8% và bệnh viện tỉnh là 8,0%. Chương trình mục tiêu quốc gia... nên TYT hiện nay Lý do người bệnh chọn dịch vụ KCB tại TYT cần 1 y sĩ nữa để phục vụ công tác KCB..." (TLN TYT Diên Sơn). Bảng 2. Lý do người bệnh chọn dịch vụ KCB tại * Thực trạng ngân sách của các TYT TYT Kể từ đầu năm 2011, Sở Y tế Khánh Hòa đã thực hiện khoán kinh phí cho mỗi TYT là 285 triệu đồng/năm với mục đích tạo sự chủ động của các TYT trong hoạt động của mình. TTYT sẽ quản lý nguồn kinh phí khoán cho các TYT, tiền này sẽ được dùng chi lương và chi thường xuyên cho TYT (trạm xá phí). Với kinh phí được khoán này, khoảng 86% dùng chi lương cho cán bộ y tế tại TYT, 14% kinh phí còn lại dùng để chi thường xuyên khác. "Mỗi trạm 285 triệu, trong đó chi phí lương và các loại khác là 245 triệu rồi, trạm xá phí là 40 phần lớn lý do là gần nhà chiếm tỷ lệ 76,9%; lý do triệu" (PVS lãnh đạo TTYT Diên Khánh) người bệnh có thẻ BHYT nơi đăng ký KCB ban đầu 3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa tại TYT là 61,5%; lý do bệnh nhẹ là 17,3%; thủ tục bệnh của người dân tại TYT nhanh chóng thuận tiện là 11,5%; có đầy đủ thuốc là 11,5% (bảng 2). Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin của 342 HGĐ thuộc phường Phương Sài, thành phố Nha Đối với phường Phương Sài có đến 48,2% người Trang (171 HGĐ) và xã Diên Sơn thuộc huyện Diên Khánh (171 HGĐ). Bảng 3. Lý do người bệnh không chọn dịch vụ KCB tại TYT Bảng 1. Lựa chọn dịch vụ KCB của 2 xã điều tra bệnh trả lời không sử dụng dịch vụ KCB tại TYT vì thẻ không có thẻ BHYT có nơi đăng ký KCB ban đầu tại TYT. Trong khi đó tại xã Diên Sơn không chọn dịch vụ KCB tại TYT vì lý do không có BHYT Đối với người dân xã Diên Sơn, lựa chọn dịch nơi đăng ký KCB ban đầu tại TYT chỉ có 18,6% và vụ KCB tại TYT chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,3%, mua lý do chính người dân tại xã Diên Sơn không sử thuốc tại hiệu thuốc là 21,7%, KCB tại phòng mạch dụng dịch vụ KCB tại TYT là do bệnh nặng chiếm tư nhân là 10,4%, chọn bệnh viện huyện là 9,4% và 25,4% ý kiến (bảng 3). bệnh viện tỉnh là 6,6%. Điều này rất khác đối với 32 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng mục phân tuyến theo quy định của Bộ số dịch vụ khám chữa bệnh tại TYT 23/2005/QĐ-BYT rất thấp. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng dịch cũng phù hợp với nghiên cứu của BYT (2011) tỷ lệ vụ KCB tại TYT ở vùng nông thôn cao hơn thành xã thực hiện được dưới 50% số kỹ thuật dao động từ thị gấp 13,2 lần (OR=13,2); tỷ lệ sử dụng dịch vụ 66,7% (Khánh Hòa) đến 80% (Kon Tum) [1]. KCB tại TYT của xã Diên Sơn là 44,3% trong khi Đối với người dân xã Diên Sơn, lựa chọn dịch đó sử dụng dịch vụ KCB tại phường Phương Sài rất vụ KCB tại TYT chiếm tỷ lệ rất cao là 44,3%, mua thấp chỉ chiếm 5,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thuốc tại hiệu thuốc là 21,7%, KCB tại phòng mạch thống kê với p < 0,001. tư nhân là 10,4%, chọn bệnh viện huyện là 9,4% và Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB tại TYT của HGĐ bệnh viện tỉnh là 6,6%. Điều này rất khác đối với có khoảng cách từ nhà đến TYT dưới 1 km cao hơn cách chọn lựa dịch vụ KCB của người dân phường nhóm trên 1 km là 4,4 lần (OR = 4,4), sự khác biệt Phương Sài, không có triển khai KCB BHYT tại này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). trạm, cách chọn dịch vụ KCB tại PKĐKKV là cao nhất với tỷ lệ 37,5%; chọn cách mua thuốc tại hiệu 4. Bàn luận thuốc chiếm tỷ lệ 26,1%; KCB tại phòng mạch tư Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhân là 14,8% và bệnh viện tỉnh là 8,0% và tại TYT rất khác nhau giữa xã Diên Sơn và phường Phương là 5,7% (bảng 1). Sài có thể lý giải là do hiện nay TYT phường Phường Kết quả nghiên cứu tại xã Diên Sơn cho thấy tỷ Sài vẫn chưa triển khai KCB bằng BHYT, nên nơi lệ sử dụng dịch vụ KCB tại TYT cao hơn trong đăng ký KCB ban đầu của người dân có thẻ BHYT nghiên cứu của Đinh Mai Vân (2005) tỷ lệ sử dụng đa số đều đăng ký tại PKĐKKV số 3. Kết quả của dịch vụ KCB tại TYT là 20,74% [5]. Và thấp hơn so nghiên cứu định tính cho thấy TYT phường Phương với nghiên cứu của Trịnh Văn Mạnh (2007) và Sài gần PKĐKKV số 3 nên người bệnh sử dụng dịch Phạm Khánh Tùng (2008) tỷ lệ này lần lượt là vụ KCB tại PKĐKKV số 3 nhiều hơn (37,5%). 59,5% và 59,6% [3], [4]. Khác hẳn với TYT phường Phương Sài, số lần Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra một khám trung bình/người/năm của xã Diên Sơn là 1,3 số khuyến nghị: cần quan tâm bố trí bác sĩ đến khám cao gấp 2 lần so với chuẩn quốc gia y tế xã và cao chữa bệnh tại Trạm Y tế thường xuyên hoặc ít nhất tương đương số liệu KCB tại tỉnh Cao Bằng cao nhất 2-3 ngày trong tuần để áp dụng nhiều các dịch vụ y là 1,4 lần trong nghiên cứu của Viện Chiến lược và tế theo Quyết định phân tuyến kỹ thuật của BYT Chính sách (2010) [6] và kết quả này cũng phù hợp quy định; nên tổ chức KCB bằng BHYT ở tất cả các kết quả của nghiên cứu của Bộ Y tế (2011) với số TYT kể cả TYT ở nông thôn hay thành thị để tăng lượt KCB chung tại TYT của của Khánh Hòa 31,4 cường sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại TYT lượt/ngày [2]. đảm bảo tính công bằng trong KCB; bên cạnh đó Kết quả đánh giá các kỹ thuật y tế được thực cần đầu tư TTB nhiều hơn nữa cho các TYT, đặc hiện tại TYT theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT biệt là các TTB cận lâm sàng như máy siêu âm, ngày 30/8/2005 của Bộ Y tế cho thấy tại TYT máy xét nghiệm, máy đo điện tâm đồ, máy xét phường Phương Sài các kỹ thuật y tế thực hiện nghiệm sinh hóa máu,... để nâng cao chất lượng chiếm tỷ lệ rất thấp theo quy định chỉ đạt 13,3% chẩn đoán và điều trị tại TYT; cần khoán đủ kinh trong khi đó tại TYT xã Diên Sơn kết quả đạt khá phí từ nguồn ngân sách nhà nước để TYT tăng tính hơn với tỷ lệ 51,7% (bảng 2). Kết quả này cũng gần tự chủ và quản lý các hoạt động tại trạm hiệu quả như tương tự với kết quả nghiên cứu của Viện Chiến hơn; ngoài ra cần tăng cường công tác đào tạo cho lược và Chính sách (2010), tỷ lệ các TYT có thể cán bộ y tế đặc biệt là các lớp tập huấn phục vụ cho thực hiện được toàn bộ các kỹ thuật so với danh công tác KCB. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 33
- | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo 4. Phạm Khánh Tùng (2008), Hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội. 1. Bộ Y tế (2011), "Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá vai 5. Trịnh Văn Mạnh (2007), Thực trạng và một số yếu tố liên trò và những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của bác quan việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở sĩ ở tuyến xã". trạm y tế xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương 2. Bộ Y tế (2011), "Nghiên cứu đánh giá thực hiện hoạt động năm 2007, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại cung cấp dịch vụ y tế tại trạm y tế xã". học Y tế công cộng Hà Nội. 3. Đinh Mai Vân (2005), Thực trạng cung cấp và sử dụng 6. Viện Chiến lược và Chính sách Bộ Y tế (2010), "Đánh giá dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế xã tại huyện Tiên Du việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ một số trạm y tế xã tỉnh Bắc Ninh năm 2005, Trường Đại học Y tế Công cộng. khu vực miền núi". 34 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)