Một số kết quả ban đầu về đo lường gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, 2006

Một số kết quả ban đầu về đo lường gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, 2006

Bài trình bày này giới thiệu một số kết quả ban đầu của nghiên cứu "Đo lường gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam" về gánh nặng bệnh tật (sử dụng chỉ số DALYs) của các nhóm bệnh/chấn thương hàng đầu theo giới và tuổi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp của nghiên cứu đo lường gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD - Global Burden of Disease study). Với phương pháp này, chỉ số đo lường gánh nặng bệnh tật (DALYs) được tính bằng tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm (YLLs) và tàn tật (YLDs) bởi bệnh/chấn thương. Kết quả cho thấy tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam năm 2006 là 15,2 triệu DALYs, trong đó gánh nặng của các bệnh không truyền nhiễm chiếm hơn 2/3 (68%) tổng gánh nặng bệnh tật. Chấn thương không chủ định là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là các bệnh về tim mạch,ung thư và các bệnh tâm thần kinh. Nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nữ giới là các bệnh về tim mạch, tiếp đến là các bệnh tâm thần kinh, ung thư và chấn thương không chủ định. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2006, chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam (10%) và nữ (12%). Tuy còn một số hạn chế, nghiên cứu cũng đã phần nào phản ánh được bức tranh toàn cảnh về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc xác định ưu tiên và xây dựng chính sách y tế

pdf 7 trang Bích Huyền 01/04/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Một số kết quả ban đầu về đo lường gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, 2006", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_ket_qua_ban_dau_ve_do_luong_ganh_nang_benh_tat_o_viet.pdf

Nội dung text: Một số kết quả ban đầu về đo lường gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, 2006

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Một số kết quả ban đầu về đo lường gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, 2006 Bùi Ngọc Linh (*), Nguyễn Thị Trang Nhung (**), Trần Khánh Long(***), Theo Vos (****), Ngô Đức Anh (*****), Nguyễn Thanh Hương(******) Bài trình bày này giới thiệu một số kết quả ban đầu của nghiên cứu "Đo lường gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam" về gánh nặng bệnh tật (sử dụng chỉ số DALYs) của các nhóm bệnh/chấn thương hàng đầu theo giới và tuổi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp của nghiên cứu đo lường gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD - Global Burden of Disease study). Với phương pháp này, chỉ số đo lường gánh nặng bệnh tật (DALYs) được tính bằng tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm (YLLs) và tàn tật (YLDs) bởi bệnh/chấn thương. Kết quả cho thấy tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam năm 2006 là 15,2 triệu DALYs, trong đó gánh nặng của các bệnh không truyền nhiễm chiếm hơn 2/3 (68%) tổng gánh nặng bệnh tật. Chấn thương không chủ định là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là các bệnh về tim mạch,ung thư và các bệnh tâm thần kinh. Nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nữ giới là các bệnh về tim mạch, tiếp đến là các bệnh tâm thần kinh, ung thư và chấn thương không chủ định. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2006, chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam (10%) và nữ (12%). Tuy còn một số hạn chế, nghiên cứu cũng đã phần nào phản ánh được bức tranh toàn cảnh về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc xác định ưu tiên và xây dựng chính sách y tế. Từ khóa: Gánh nặng bệnh tật, DALYs, YLLs, YLDs, Việt Nam. Preliminary findings on burden of disease and injury in Viet Nam, 2006 Bui Ngoc Linh (*), Nguyen Thi Trang Nhung (*), Tran Khanh Long(*), Theo Vos (**), Ngo Duc Anh (**), Nguyen Thanh Huong(*) This report introduces some preliminary findings from "Vietnam Burden of Disease and Injury Study" with a focus on the disease burden (DALYs) of major disease categories by age and sex in 2006. The study applies methods developed for the Global Burden of Disease Study (GBD) in which DALYs for a disease or health condition are calculated as the sum of years of life lost due to premature mortality (YLL) in the population and the equivalent 'healthy' years of life lost due to disability (YLD) for incident cases of the health condition. Results show that the total burden of disease (BoD) in Viet Nam in 2006 amounted to 15.2 million DALYs. Non-communicable diseases accounted for more than 4 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20)
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | two thirds (68%) of total disease burden. Among men, unintentional injuries were the leading cause of BoD, followed by cardiovascular diseases, cancer and neuropsychiatric conditions. The leading cause of BoD among women was cardiovascular disease, followed by neuropsychiatric conditions, cancer and unintentional injuries. Stroke was the leading cause of DALYs in both sexes (accounting for 10% and 12% of the total of burden among men and women, respectively). This is the first time a national burden of disease study is conducted in Viet Nam. Despite of some limitations, its results have provided an overview on burden of disease and injury in Viet Nam which can be used as scientific evidence for priority setting and health policy making. Key words: Burden of Disease and Injury, DALYs, YLLs, YLDs, Viet Nam Tác giả: (*) CN. Bùi Ngọc Linh - Cán bộ Bộ môn Kinh tế Y tế - Đại học Y tế công cộng - 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. E.mail: bnl@hsph.edu.vn (**) ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung - Giảng viên - Bộ môn Dịch tễ - Thống kê - Đại học Y tế công cộng. E.mail: ntn2@hsph.edu.vn (***) CN. Trần Khánh Long - Cán bộ Bộ môn Sức khỏe môi trường - Đại học Y tế công cộng. E.mail: tkl@hsph.edu.vn. (****) TS. Ngô Đức Anh - Điều phối dự án VINE tại Việt Nam - Đại học Queensland - Úc. E.mail: n.anh@sph.uq.edu.au. (*****) GS. Theo Vos: Giám đốc Trung tâm Gánh nặng bệnh tật và Đánh giá chi phí - hiệu quả - Đại học Queensland - Úc. E.mail: t.vos@sph.uq.edu.au (******) TS. Nguyễn Thanh Hương - Phó trưởng Khoa các Khoa học xã hội - Hành vi và giáo dục sức khỏe - Trường Đại học Y tế công cộng. E.mail: nth@hsph.edu.vn 1. Đặt vấn đề và mục tiêu khỏe của quần thể bằng một đơn vị đo lường duy Việc sử dụng nhiều chỉ số sức khỏe khác nhau nhất, nhờ đó việc đánh giá, so sánh các vấn đề sức gây khó khăn trong việc so sánh mức độ trầm trọng khỏe hay chi phí - hiệu quả của các can thiệp y tế của các vấn đề sức khỏe và đưa ra các quyết định khác nhau trở nên dễ dàng và khoa học hơn. về chính sách y tế ở hầu hết các quốc gia trên thế Ở Việt Nam, việc đánh giá gánh nặng bệnh tật giới. Chính vì vậy, lượng hóa các thông tin về sức sử dụng chỉ số DALYs mới chỉ được thực hiện trên khỏe, cụ thể hơn là gánh nặng bệnh tật (tử vong và quy mô đơn lẻ, các thông tin chưa đủ tính đại diện tàn tật) của cộng đồng là rất cần thiết cho quá trình để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về gánh nặng lựa chọn can thiệp và xây dựng chính sách. Chỉ số bệnh tật mang tính quốc gia. Nghiên cứu "Đo lường DALYs - Disability Adjusted Life Years (số năm gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam" được thực hiện với sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật) đã và đang mục đích tính toán gánh nặng về tử vong và tàn tật đươc sử dụng rộng rãi để đo lường gánh nặng bệnh của bệnh tật, chấn thương và các yếu tố nguy cơ tại tật ở nhiều quốc gia. Một đơn vị DALY là một năm Việt Nam năm 2006. Nghiên cứu này là một trong sống khỏe mạnh mất đi vì tử vong sớm và tàn tật do ba cấu phần chính của dự án "Cung cấp các bằng một bệnh hoặc tình trạng sức khỏe nào đó. Chỉ số chứng khoa học về bệnh tật và tử vong cho quá trình DALYs có tầm quan trọng chiến lược trong lĩnh vực hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam" (dự án chính sách y tế bởi nó cho phép kết hợp các thông VINE) trong khuôn khổ xây dựng và phát triển quan tin về tử vong và tàn tật để phản ánh tình trạng sức hệ hợp tác giữa Đại học Queensland - Úc và Bộ Y Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 5
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | tế Việt Nam. Dự án được thực hiện với sự cộng tác đương với tình trạng tử vong. của nhiều đơn vị, viện nghiên cứu và các trường đại học y - dược trên cả nước, trong đó Trường Đại học 2.1. Đo lường chỉ số YLL Y tế công cộng chịu trách nhiệm thực hiện cấu phần Số năm sống mất đi do tử vong sớm (YLL) của "Đo lường gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam". Trong một tình trạng sức khỏe nào đó ở mỗi nhóm tuổi của khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một nam hoặc nữ được tính bằng tích số của số trường số kết quả ban đầu của cấu phần nghiên cứu này với hợp tử vong do tình trạng sức khỏe ở nhóm tuổi đó mục tiêu: Ước tính gánh nặng bệnh tật (sử dụng chỉ và kỳ vọng sống chuẩn (Standard life expectancy) số DALYs) của các nhóm bệnh/chấn thương hàng sử dụng trong GBD tại tuổi trung bình khi tử vong đầu theo giới và tuổi. trong nhóm tuổi đó (thường được lấy là tuổi giữa của nhóm tuổi). Công thức cơ bản để tính YLL như sau: 2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp của nghiên cứu đo lường YLL = N x L gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD - Global Burden với N là số trường hợp tử vong và L là kỳ vọng of Disease study) [5]. Phương pháp này cho phép sống chuẩn tại tuổi trung bình khi tử vong theo lượng hóa tình trạng sức khỏe thông qua chỉ số nhóm tuổi và giới. DALYs. Số liệu về tử vong theo nguyên nhân được thu DALYs của một tình trạng sức khỏe (bệnh hay thập thông qua điều tra nguyên nhân tử vong, sử chấn thương) được tính bằng tổng số năm sống mất dụng phương pháp phỏng vấn (Verbal autopsy) [7], đi do tử vong sớm (YLLs - Years of Life Lost due được thực hiện cùng với điều tra biến động dân số to premature mortality) trong quần thể và số năm 2007. Tổng số hộ gia đình được điều tra là 384.000, sống "khỏe mạnh" mất đi do tàn tật (YLDs- Years chiếm khoảng 2% dân số và đại diện cho 64 tỉnh Lost due to Disability) của các trường hợp mới mắc thành trên cả nước. Điều tra biến động dân số ghi tình trạng sức khỏe đó trong năm đo lường: nhận các trường hợp tử vong trong thời gian 01/04/2006 đến 31/03/2007 tại hộ gia đình. Với DALYs = YLLs + YLDs mỗi trường hợp tử vong, các thông tin về tuổi, giới, Mức chiết khấu 3% cho mỗi năm được áp dụng ngày mất của người chết và địa chỉ của hộ gia đình đối với số năm sống mất đi trong tương lai để ước được thu thập để thuận tiện cho việc điều tra xác tính giá trị hiện tại của nó. Ví dụ, với tỷ lệ chiết định nguyên nhân tử vong bằng phỏng vấn. Bộ câu khấu này, 1 năm sống khỏe mạnh tại năm thứ 10 hỏi phỏng vấn chuẩn để điều tra nguyên nhân tử trong tương lai kể từ thời điểm hiện tại sẽ chỉ tương vong của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được đương với 0,76 năm sống khỏe mạnh hiện tại [2]. điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và văn hóa của Khác với GBD, nghiên cứu này không sử dụng Việt Nam. trọng số tuổi (thể hiện giá trị khác nhau của 1 năm 2.2. Đo lường chỉ số YLD sống khỏe mạnh ở các độ tuổi khác nhau) khi tính Để đo lường số năm sống khỏe mạnh mất đi do DALYs do còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử tàn tật (YLD) của một tình trạng sức khỏe nào đó, dụng trọng số này [2,3]. chúng ta cần xác định số trường hợp mới mắc tình Nghiên cứu này sử dụng kết hợp trọng số trạng sức khỏe đó trong năm đo lường. Đối với mỗi bệnh tật của GBD [6] và trọng số bệnh tật của các trường hợp mới mắc, YLD được tính bằng tích số nhà nghiên cứu Hà Lan [7]). Trọng số bệnh tật là của thời gian mắc bệnh (thời gian sống tàn tật) trung chỉ số cho phép lượng giá "giá trị" của thời gian bình và trọng số bệnh tật của tình trạng sức khỏe đó. sống trong các điều kiện sức khỏe (không tử vong) Công thức cơ bản để tính YLD như sau: khác nhau, trong đó "giá trị" của thời gian sống trong các điều kiện sức khỏe được xác định dựa trên YLD = I x DW x L "mức độ ưa thích" (preference) của xã hội đối với các điều kiện sức khỏe. Trọng số bệnh tật có giá trị với I là số trường hợp mới mắc trong năm đo trong khoảng từ 0 đến 1, với giá trị 0 tương đương lường, DW là trọng số bệnh tật và L là thời gian mắc với tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh và 1 tương bệnh trung bình (đo lường bằng năm). 6 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20)
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | YLD cũng được tính cho từng giới, theo nhóm nặng bệnh tật của các bệnh truyền nhiễm là tương tuổi và theo nguyên nhân. Số liệu mới mắc của đương ở cả nam và nữ, chiếm khoảng 15%. Gánh bệnh/chấn thương được lấy từ hệ thống ghi nhận nặng bệnh tật của chấn thương ở nam lớn hơn 2 lần bệnh tật, số liệu định kỳ của các chương trình y tế, so với ở nữ (Biều đồ 2). các nghiên cứu dịch tễ học hoặc tính toán dựa trên các chỉ số dịch tễ khác như tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ khỏi bệnh. 2.3. Dân số: Dân số năm 2006 được ước lượng dựa trên số liệu dân số của điều tra dân số năm 1999. 2.4. Nhóm bệnh DALYs được tính cho 3 nhóm bệnh lớn (bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm và chấn thương) với 22 phân nhóm bệnh/chấn thương gồm tổng số 111 bệnh/chấn thương theo danh sách bệnh Biểu đồ 2. DALYs theo giới và 3 nhóm bệnh lớn, và chấn thương của GBD. Việt Nam 2006 3. Kết quả 3.1. Gánh nặng bệnh tật (sử dụng chỉ số 3.2. Gánh nặng bệnh tật (sử dụng chỉ số DALYs) của 3 nhóm bệnh lớn (bệnh truyền DALYs) của 10 phân nhóm bệnh/chấn nhiễm, bệnh không truyền nhiễm và chấn thương hàng đầu theo giới và tuổi thương) Các bệnh về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu Năm 2006, tổng gánh nặng bệnh tật của Việt của gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2006, Nam là 15,2 triệu DALYs, trong đó gánh nặng của chiếm 17% tổng số DALYs. Chấn thương không các bệnh không truyền nhiễm chiếm hơn 2/3 (68%) chủ định xếp thứ 2 và các bệnh tâm thần kinh xếp tổng gánh nặng bệnh tật. Gánh nặng của chấn thứ 3 trong các nguyên nhân hàng đầu của gánh thương chiếm 17% tổng gánh nặng bệnh tật của nặng bệnh tật, chiếm 15% và 14% tổng số DALYs Việt Nam năm 2006 (xem Biểu đồ 1). (Biểu đồ 3). Biểu đồ 1. DALYs theo 3 nhóm bệnh lớn, Biểu đồ 3. DALYs của 10 phân nhóm bệnh/chấn Việt Nam 2006 thương hàng đầu, Việt Nam 2006 Tổng DALYs ở nam giới là 8,2 triệu và ở nữ Gánh nặng của tử vong chiếm tỷ trọng lớn hơn giới là 6,9 triệu. Các bệnh không truyền nhiễm là gánh nặng về tàn tật ở cả 2 giới. Tuy nhiên nếu so nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở cả sánh giữa hai giới thì tỷ trọng của gánh nặng về tử nam (63%) và nữ (73%). Tỷ trọng trong tổng gánh vong ở nam giới cao hơn so với ở nữ giới (Biểu đồ 4). Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 7
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Biểu đồ 4. Tỷ trọng của YLL và YLD trong tổng gánh nặng bệnh tật theo giới Biểu đồ 6. DALYs của 10 phân nhóm bệnh/chấn thương hàng đầu ở nữ giới, Việt Nam 2006 Chấn thương không chủ định là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, chiếm 20% tổng số DALYs. Các bệnh về tim mạch gây ra tật ở nam giới chủ yếu do các bệnh về tim mạch và 16% của tổng gánh nặng bệnh tật ở nam. Ung thư và ung thư. Một điểm đáng chú ý là các bệnh tâm thần các bệnh tâm thần kinh cũng chiếm tỷ trọng lớn trong kinh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng gánh nặng tổng gánh nặng bệnh tật ở nam giới (Biểu đồ 5). bệnh tật ở nam giới độ tuổi 15 đến 49 (Biểu đồ 7). Biểu đồ 7. DALYs của 10 phân nhóm bệnh/chấn Biểu đồ 5. DALYs của 10 phân nhóm bệnh/chấn thương hàng đầu ở nam theo tuổi, Việt thương hàng đầu ở nam giới, Việt Nam Nam 2006 2006 Mô hình gánh nặng bệnh tật của 10 phân nhóm Nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật bệnh/chấn thương hàng đầu theo tuổi khác nhau ở nữ giới là các bệnh về tim mạch, tiếp đến là các giữa nam và nữ. Ở trẻ em gái, nhiễm khuẩn hô hấp, bệnh tâm thần kinh, ung thư và chấn thương không các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng và ung thư chủ định. 4 nhóm nguyên nhân này chiếm 2/3 tổng là các nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật. số DALYs ở nữ. Trong khi chấn thương có chủ định Ở độ tuổi 15 đến 45 thì ung thư và các bệnh tâm và các bệnh về tiêu hóa là 2 trong các nguyên nhân thần kinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng gánh nặng chính của gánh nặng bệnh tật ở nam giới thì ở nữ bệnh tật ở nữ. Gánh nặng bệnh tật ở nữ giới tuổi từ giới là các bệnh về cơ xương và bệnh đái tháo 45 đến 70 chủ yếu do các bệnh tâm thần kinh và đường (Biểu đồ 6). các bệnh đường hô hấp. Các bệnh về tim mạch Chấn thương không chủ định, các bệnh nhiễm cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng gánh nặng bệnh khuẩn và ký sinh trùng nằm trong danh sách các tật ở nữ giới tuổi 45-70 và trở thành nguyên nhân nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở nam hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nữ giới trên 70 giới dưới 30 tuổi. Từ 30 tuổi trở lên, gánh nặng bệnh tuổi (Biểu đồ 8). 8 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20)
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 4. Bàn luận Năm 2006, gánh nặng của các bệnh không truyền nhiễm chiếm hơn 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam. Điều này một lần nữa cho thấy cần tăng cường các chính sách cũng như các can thiệp nâng cao sức khỏe nhằm phòng ngừa và chữa trị các bệnh không truyền nhiễm ở Việt Nam. Chấn thương không chủ định là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới trong Biểu đồ 8. DALYs của 10 phân nhóm bệnh/chấn năm 2006, tiếp đến là các bệnh về tim mạch, ung thương hàng đầu ở nữ theo tuổi, Việt Nam thư và các bệnh tâm thần kinh. Nguyên nhân hàng 2006 đầu của gánh nặng bệnh tật ở nữ giới là các bệnh về tim mạch, tiếp đến là các bệnh tâm thần kinh, 3.3. Gánh nặng bệnh tật (sử dụng chỉ số ung thư và chấn thương không chủ định. Gánh nặng DALYs) của 10 nguyên nhân (bệnh/chấn bệnh tật ở nam giới dưới 30 tuổi chủ yếu do chấn thương cụ thể) hàng đầu theo giới thương không chủ định và các bệnh nhiễm khuẩn và Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng đầu gây ra ký sinh trùng. Từ 30 tuổi trở lên, các bệnh về tim DALYs ở cả hai giới (chiếm 10% tổng DALYs ở mạch và ung thư là các bệnh chính gây ra gánh nặng nam và 12% tổng DALYs ở nữ). Tai nạn giao thông bệnh tật ở nam giới. Ở nữ giới, gánh nặng bệnh tật là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 ở nam giới với 9% ở độ tuổi 15 đến 44 chủ yếu do ung thư và các bệnh tổng gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân đứng tâm thần kinh. Các bệnh tim mạch, các bệnh tâm hàng thứ 4 ở nữ giới với 4% tổng gánh nặng bệnh thần kinh và các bệnh đường hô hấp là nguyên nhân tật. Đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân của chính của gánh nặng bệnh tật ở nữ giới tuổi từ 45 DALYs ở cả nam và nữ là bệnh phổi phế quản tắc đến 69 trong khi nguyên nhân hàng đầu của gánh nghẽn mãn tính (COPD). Trong khi ung thư gan, nặng bệnh tật ở nữ giới trên 70 tuổi là các bệnh về HIV/AIDS, đuối nước, lao và ung thư phổi là các tim mạch. nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở nam Nếu xét theo các bệnh/chấn thương cụ thể thì giới thì ở nữ giới các nguyên nhân chính lại là trầm đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gánh cảm, mất trí nhớ, mất thị lực, bệnh xương khớp mãn nặng bệnh tật ở cả nam giới và nữ giới Việt Nam tính và đái tháo đường (Bảng 1). trong năm 2006. Khác với kết quả về gánh nặng bệnh tật của Thái Lan năm 1999 [8] và Malaysia Bảng 1. DALYs của 10 nguyên nhân hàng đầu năm 2004 [1], nguyên nhân hàng đầu của DALYs theo giới ở cả 2 giới là HIV/AIDS ở Thái Lan và bệnh thiếu máu cơ tim ở Malaysia. Tai nạn giao thông đều là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây ra gánh nặng bệnh tật ở nam giới Việt Nam và Thái Lan và là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 của gánh nặng bệnh tật ở nam giới Malaysia. Một điều đáng lưu ý là trong khi đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ 2 trong danh sách các nguyên nhân hàng đầu của DALYs ở nữ giới Thái Lan và Malaysia thì ở Việt Nam là bệnh trầm cảm. Kết quả này cùng với việc các bệnh tâm thần kinh nằm trong 4 phân nhóm bệnh/chấn thương hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật ở cả 2 giới bước đầu gợi ý tới việc cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật quốc gia được thực hiện ở Việt Nam. Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 9
  7. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bên cạnh những hạn chế về phương pháp tính toán hiệu quả của các can thiệp y tế phục vụ cho việc lập gánh nặng bệnh tật sử dụng chỉ số DALYs đang còn kế hoạch và xây dựng chính sách. Các mô hình tính nhiều tranh cãi, chất lượng của số liệu cũng là một toán của nghiên cứu đang tiếp tục được áp dụng để hạn chế của nghiên cứu này. Tương tự như các nước đo lường gánh nặng bệnh tật cho năm 2008 với các đang phát triển khác, số liệu thứ cấp về bệnh tật và số liệu cập nhật hơn về bệnh tật và tử vong của Việt chấn thương của Việt Nam còn chưa đầy đủ, toàn Nam và báo cáo sẽ được công bố vào đầu năm 2011. diện, thống nhất, nhiều nguồn số liệu có độ tin cậy chưa cao. Vì vậy khi không có đủ dữ liệu, nhóm nghiên cứu phải dùng các giả định dựa trên số liệu Lời cảm ơn: của các quốc gia khác để tính toán DALYs của một Nhóm nghiên cứu trường Đại học Y tế công cộng số vấn đề sức khỏe cho Việt Nam. Tuy vẫn còn một xin chân thành cảm ơn Bộ Y tế, Trường Đại học số hạn chế, kết quả của nghiên cứu đã phần nào Queensland - Úc, tổ chức Atlantic Philanthropies - phản ánh được bức tranh toàn cảnh về các nguyên Mỹ và Trường Đại học Y tế Công cộng đã hỗ trợ nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, chúng tôi về kỹ thuật và nguồn lực. Chúng tôi cũng góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học cho xin cảm ơn các trường đại học y - dược, các bệnh việc xác định ưu tiên và định hướng chính sách y tế. viện, các viện nghiên cứu và các cục, vụ của Bộ Y Các kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng cho tế đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm phân tích chi phí - nhóm thực hiện nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo 5. Murray CJL, Lopez AD (1996). Global health Statistics: A Compendium of Incidence , Prevalence and Mortality 1. Ahmad Faudzi Hj. Yusoff ANM, Gurpreet Kaur, Mohd Estimates for Over 200 Conditions. Cambrigde: Havard Azahadi Omar, Theo Vos, VP.Chalapati Rao, Stephen Unuversity Press. Begg(2004). Malaysia Burden of Disease and Injury Study 6. Murray CJL, Lopez (1996); A.D. The Global Burden of - Health Prioritization: Burden of Disease Approach: Disease World Health Organiation. Division of Burden of Disease, Institute for Public Health, 7. Stouthard ME, Essink-Bot M-L, Bonsel GJ, Barendregt Ministry of Health, Malaysia. JJ, Kramer PGN, Water HPAvd, et al (1997). Disability 2. Anand S HK (1997). Disability-adjusted life years: a weights for diseases in The Netherlands. In: Department of critical review. Journal of Health Economics. 16:685-702. Health, editor. Rotterdam: Erasmus University Rotterdam. 3. Barendregt J, J.,, Bonneux L, Van der Maas PJ (1996). 8. The Thai working group on burden of disease and injury DALYs: the age-weights on balance. Bulletin of the World (2002). Burden of Disease and Injury in Thailan: Bureau of Health Organization. 74:439-43. Health Policy and Planning. 4. Mathers CD VT, Lopez AD, Salomon J, Ezzati M (ed.) 9. World Health Organization (2007). Verbal autopsy (2001). National Burden of Disease Studies: A Practical standards. Ascertaining and Attributing Cause of Death. Guide. Edition 2 ed. Geneva: World Health Organization. Geneva. 10 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20)