Một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Trong hoạt động học tập, làm thế nào để nâng cao được tính tích cực của người học đang là vấn đề rất được quan tâm, chú trọng. Bởi lẽ trong hoạt động học tập, tính tích cực là một phẩm chất nhân cách điển hình của con người. Tính tích cực nhân cách con người bao gồm các thành tố tâm lý như nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lý tưởng... Các thành tố này của tính tích cực luôn tác động qua lại lẫn nhau và được thể hiện qua hoạt động vận động, nhằm cải tạo bản thân con người, qui định nên kết quả của quá trình học tập và rèn luyện của người học.  
Trong những năm trở lại gần đây, Ở Trường Đại học Kiến Trúc việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học môn GDTC nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khoá đối với môn học GDTC vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính thức, bắt buộc trong chương trình các ngành học của các khoa, nhưng cho đến nay vẫn còn bị coi nhẹ. Chương trình môn học chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn và thiếu thốn, sân bãi tập luyện chật hẹp và còn phải đi thuê sân bãi ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ học thể dục, đội ngũ cán bộ giảng viên có nơi vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, một bộ phận không nhỏ sinh viên có ý thức rèn luyện TDTT chưa cao, chưa thực sự tự giác tích cực trong các giờ học GDTC. Kết quả khảo sát trong các giờ học GDTC cho thấy vẫn còn nhiều sinh viên có thể lực chung rất hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập GDTC của sinh viên.
pdf 11 trang Yến Nhi 06/04/2024 3440
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_tinh_tich_cuc_trong_gio_hoc_gdtc_c.pdf

Nội dung text: Một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

  1. 2) Nội dung: Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội SV, các phòng ban chức năng trong Học viện tăng cường, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT nói chung và môn học GDTC nói riêng, Tổ chức cho SV tham gia cuộc thi về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm; Thông qua bài giảng trên lớp, giảng viên TDTT phải có nhiệm vụ liên hệ với thực tế giúp SV hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của luyện tập TDTT; Tăng cường thông tin đại chúng về bản tin của TDTT trong nước và thế giới trên mạng lưới thông tin của trường. 3) Tổ chức thực hiện: Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục như: Thông qua giờ học chính khóa, qua đài, báo, các bản tin của Trường, qua phong trào thi đua, các buổi sinh hoạt tập thể của Câu lạc bộ thể thao và thi đấu TDTT các cấp trong trường. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả phân tích trên, Đề tài nhận thấy hiện nay SV Trường đại học Kiến Trúc thiếu tính tích cực trong giờ môn học GDTC. Điều này được biểu hiện thông qua xúc cảm học tập, sự tập trung chú ý và sự nỗ lực ý chí cũng như cả về hành vi theo xu hướng chưa tích cực, dẫn đến kết quả lĩnh hội dựa vào điểm thi kết thúc học phần GDTC, trình độ thể lực chung ở mức không đạt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Từ đó, Đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp phù hợp, đảm bảo độ tin cậy để nâng cao tính tích cực cho SV trường Đại học Kiến Trúc trong giờ học GDTC ngày càng có chất lượng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành, Lê Tràng Định, Phó Đức Hòa (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Tâm lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Trịnh Thế Linh (2019), đánh giá tính tự giác, tích cực của sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc khi học môn Giáo dục thể chất. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr. 192-195. 3. Neuman, W. L. (2000). Social Research Methods Qualitative and Quantitative Approaches. Boston. Allyn and Bacon. 4. Lương Thị Ánh Ngọc, Tạ Hoàng Thiện (2016), Giáo trình Giáo dục học TDTT. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 5. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Thống kê ứng dụng trong kinh tế và xã hội, Nxb Thống kê, 2008. 6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu Đề tài với SPSS, Tập 1, 2. Nxb Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh. 7. 863