Kiến thức, thực hành phòng bệnh Uốn ván sơ sinh của các bà mẹ dân tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan, tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước năm 2012

Đây là một nghiên cứu cắt ngang có phân tích, nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 181 bà mẹ dân tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi tại huyện Đồng Phú theo phiếu phỏng vấn được thiết kế trước với mục tiêu: 1)Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh UVSS của các bà mẹ dân tộc thiểu số có con < 1 tuổi và 2)Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành phòng bệnh UVSS của các bà mẹ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức phòng UV đạt yêu cầu là 22,1%, tỷ lệ các bà mẹ thực hành phòng UV đạt là 78,5%. Trình độ học vấn của mẹ, dân tộc, tôn giáo và số con hiện có của các bà mẹ có liên quan đến kiến thức phòng uốn ván sơ sinh của bà mẹ. Ngoài ra dân tộc, trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp, kinh tế và nhóm tuổi mẹ cũng có liên quan đến thực hành phòng uốn ván sơ sinh của bà mẹ.

Kiến thức, thực hành phòng bệnh Uốn ván sơ sinh của các bà mẹ dân tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan, tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước năm 2012

pdf 6 trang Bích Huyền 01/04/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thực hành phòng bệnh Uốn ván sơ sinh của các bà mẹ dân tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan, tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thuc_hanh_phong_benh_uon_van_so_sinh_cua_cac_ba_me.pdf

Nội dung text: Kiến thức, thực hành phòng bệnh Uốn ván sơ sinh của các bà mẹ dân tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan, tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước năm 2012

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Kiến thức, thực hành phòng bệnh Uốn ván sơ sinh của các bà mẹ dân tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan, tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước năm 2012 Bùi Thị Tú Quyên1, Võ Ngọc Quang2 Đây là một nghiên cứu cắt ngang có phân tích, nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 181 bà mẹ dân tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi tại huyện Đồng Phú theo phiếu phỏng vấn được thiết kế trước với mục tiêu: 1)Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh UVSS của các bà mẹ dân tộc thiểu số có con < 1 tuổi và 2)Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành phòng bệnh UVSS của các bà mẹ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức phòng UV đạt yêu cầu là 22,1%, tỷ lệ các bà mẹ thực hành phòng UV đạt là 78,5%. Trình độ học vấn của mẹ, dân tộc, tôn giáo và số con hiện có của các bà mẹ có liên quan đến kiến thức phòng uốn ván sơ sinh của bà mẹ. Ngoài ra dân tộc, trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp, kinh tế và nhóm tuổi mẹ cũng có liên quan đến thực hành phòng uốn ván sơ sinh của bà mẹ. Từ khóa: Uốn ván sơ sinh, bà mẹ có con dưới một tuổi, dân tộc thiểu số, Bình Phước, kiến thức, thực hành. Knowledge and practice on neonatal tetanus prevention among ethnic minority mothers with children under 1 year old in Dong Phu district, Binh Phuoc province-2012 Bui Thi Tu Quyen1, Vo Ngoc Quang2 This is a cross- sectional analytic study was carried out in Dong Phu district- Binh Phuoc province in 2012. Structured interviews were conducted with 181 ethnic minority mothers with children under 1 year of age with the following objectives: 1) To describe knowledge and practice on neonatal tetanus prevention among ethnic minority mothers with children under 1 year old, and 2) To Tạp chí Y tế Công cộng, 6.2013, Số 28 (28) 17 ● Ngày nhận bài: 22.12.2012 ● Ngày phản biện: 30.12.2012 ● Ngày chỉnh sửa: 9.1.2013 ● Ngày được chấp nhận đăng: 9.5.2013
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | determine the association between some factors and knowledge and practice of the mothers. Results: About 22.1% of the mothers had sufficient knowledge about neonatal tetanus prevention while 78.5% of mothers had proper practice of neonatal tetanus prevention. There is a relationship between knowledge of neonatal tetanus prevention and the mother's education level, number of children, ethnicity, occupation, and religion. In addition, the mother's practice on neonatal tetanus prevention is asociated with education level, religion, occupation, economic status and age group. Key words: tetanus, mothers with children under one year of age, ethnic, Binh Phuoc, knowledge, practice. Các tác giả 1 Trường Đại học Y tế Công cộng 2 Viện Pasteur - TP.Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề năm 2006 đến nay tỷ lệ mắc UVSS của tỉnh Bình Uốn ván là bệnh cổ xưa và được nhân loại biết Phước thường cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước. đến từ hàng nghìn năm nay. Mặc dù hậu quả của Huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước bao bệnh giảm dần ở các nước Phương Tây, nhưng nó gồm 10 xã và 01 thị trấn với dân tộc thiểu số chiếm tiếp tục được xem như là vấn đề y tế công cộng chủ 21,62%. Năm 2011 tỉnh Bình Phước có 2 ca UVSS yếu ở các nước đang phát triển và là nguyên nhân ở huyện Đồng Phú với tỷ suất 1,24 ca/ 1000 trẻ đẻ đáng kể của tỷ lệ mắc và chết ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt sống (TĐS), vượt quá tiêu chuẩn bảo vệ thành quả ở nhiều nơi trên thế giới, bệnh uốn ván sơ sinh loại trừ UVSS (<1/1000 TĐS). Hầu hết các ca (UVSS) đứng hàng đầu trong số các nguyên nhân UVSS tại tỉnh Bình Phước và huyện Đồng Phú đều gây tử vong ở trẻ em [10]. Theo Tổ chức Y tế thế là đồng bào dân tộc, đẻ tại nhà và không tiêm ngừa giới có tới 2/3 các trường hợp UVSS toàn cầu là ở vắc xin phòng uốn ván, nhận thức của phụ nữ và các các nước nghèo và kém phát triển nhất, nơi mà bà mẹ có con nhỏ về phòng bệnh UVSS chưa thật người dân không tiếp cận được với tiêm chủng tốt. Để có thông tin cho các chương trình can thiệp thường xuyên và các dịch vụ chăm sóc y tế [11]. nhằm loại trừ UVSS tại Đồng Phú chúng tôi tiến Bệnh UVSS hoàn toàn có thể dự phòng được bằng hành nghiên cứu này với các mục tiêu: 1) Mô tả các biện pháp như tiêm chủng vắc xin UV cho phụ kiến thức, thực hành phòng UVSS của các bà mẹ nữ có thai, thực hành đẻ sạch và chăm sóc rốn sạch. dân tộc thiểu số có con <1 tuổi ở huyện Đồng Phú Uốn ván sơ sinh là bệnh không thể thanh toán - tỉnh Bình Phước năm 2012 và 2)Xác định một số mà chỉ loại trừ với tỷ lệ bệnh đạt dưới 1/1000 trẻ đẻ yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng sống theo đơn vị huyện [11]. Bằng việc tiêm chủng bệnh UVSS của các bà mẹ trên. vắc xin và thực hành đẻ sạch, tỷ lệ mắc bệnh UVSS tại Việt Nam giảm 47 lần trong 20 năm triển khai 2. Phương pháp nghiên cứu chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Năm Nghiên cứu cắt ngang có phân tích thu thập 2005 Việt Nam đã được quốc tế công nhận là nước thông tin thông qua phỏng vấn các bà mẹ dân tộc đạt tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh. Tuy vậy từ thiểu số có con sinh trong khoảng thời gian từ ngày 18 Tạp chí Y tế Công cộng, 6.2013, Số 28 (28)
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 01 tháng 06 năm 2011 đến ngày 01 tháng 06 năm chữ còn chiếm đến 15%. 2012 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. 3.2. Kiến thức của các bà mẹ về phòng bệnh Nghiên cứu (NC) được tiến hành từ tháng uốn ván sơ sinh 10/2011 đến tháng 09/2012. Dựa vào hệ thống cộng tác viên, trưởng thôn, hội phụ nữ, cán bộ y tế chúng Chỉ 1/3 số bà mẹ dân tộc thiểu số hiểu biết tên tôi lập được danh sách của 198 bà mẹ đủ tiêu chuẩn. Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, trên thực Bảng 3.1. Kiến thức của các bà mẹ về phòng bệnh tế nhóm nghiên cứu đã tiếp cận phỏng vấn được 181 UVSS (n=181) bà mẹ. Các bà mẹ không tiếp cận và phỏng vấn được là do một số lý do như: Bà mẹ không có ở địa bàn NC trong khoảng thời gian NC, bà mẹ ốm nặng và bà mẹ từ chối tham gia NC. Điều tra viên là 07 cán bộ của Viện Pasteur Tp.HCM, đây là các cán bộ có kinh nghiệm trong việc triển khai nghiên cứu tại cộng đồng. Điều tra viên đã được tập huấn về các nội dung liên quan đến nghiên cứu trước khi triển khai thu thập số liệu thực địa. Điều tra viên đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ được lựa chọn theo mẫu phiếu phỏng vấn có cấu trúc bao gồm các câu hỏi về thông tin chung của bà mẹ, kiến thức về UVSS, thực hành phòng UVSS... Sự tham gia của các bà mẹ vào nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện, các bà mẹ đã được tư vấn về sức khỏe bà mẹ trẻ em khi có nhu cầu. Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, nhập bằng chương trình Epidata 3.2 và quản lý, phân tích bằng chương trình SPSS 20.0. Các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả được sử dụng phù hợp cho từng thông tin thu được. Phân tích hai biến với kiểm định khi bình phương được dùng để xem xét mối liên quan. 3. Kết quả nghiên cứu bệnh uốn ván đã tiêm phòng vắc xin lúc mang thai, hầu hết các bà mẹ không biết bệnh uốn ván dễ gây Qua phỏng vấn 181 bà mẹ dân tộc thiểu số có tử vong cho trẻ sơ sinh (90%). Hơn 2/3 số bà mẹ con dưới 1 tuổi tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước chưa hiểu đúng lợi ích của việc tiêm vắc xin uốn về các nội dung liên quan đến UVSS, chúng tôi thu ván là bảo vệ cho cả mẹ và con (72%), có khá nhiều được một số kết quả như sau: bà mẹ không biết rằng mình cần phải tiêm từ 2 đến 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 5 mũi vắc xin uốn ván mới phòng được bệnh (64%), Trong số 181 bà mẹ dân tộc thiểu số của mẫu khoảng 1/4 số bà mẹ hiểu biết thời gian tiêm vắc xin nghiên cứu, độ tuổi từ 20 - 35 chiếm đa số (86%), uốn ván khi mang thai (24%), hầu hết các bà mẹ nghề nghiệp chính là làm nông (72%), tỷ lệ các bà biết rằng nên đẻ tại cơ sở y tế (93%). Gần như tất mẹ thuộc diện hộ nghèo chiếm 14%, đa số các bà cả các bà mẹ không biết đường lây truyền bệnh uốn mẹ có từ 1 đến 2 con (82%), có 1 bà mẹ đẻ nhiều ván sơ sinh là qua dụng cụ cắt rốn hoặc băng rốn bị nhất là 8 con. Dân tộc Stiêng là dân tộc bản xứ nhiễm bẩn (97%), đa số các bà mẹ biết nơi tiêm và chiếm 25%, các dân tộc thiểu số khác nhập cư từ các ngày tiêm chủng (88%). Đánh giá kiến thức phòng tỉnh miền núi phía bắc như Tày (27%), Nùng (34%). bệnh UVSS của các bà mẹ dân tộc thiểu số qua 8 Trình độ học vấn của các bà mẹ dân tộc thiểu số chủ nội dung, kết quả cho thấy chỉ có 22% các bà mẹ yếu từ cấp 3 trở xuống (99%), đặc biệt số người mù đạt yêu cầu (đúng 4 nội dung trở lên). Tạp chí Y tế Công cộng, 6.2013, Số 28 (28) 19
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3.3. Thực hành của các bà mẹ về phòng Bảng 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức bệnh Uốn ván sơ sinh phòng Uốn ván sơ sinh Bảng 3.2. Thực hành của các bà mẹ về phòng bệnh UVSS (n=181) Có mối liên quan giữa dân tộc và thực hành của các bà mẹ, các bà mẹ dân tộc Stiêng có nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 9,2 lần các bà mẹ dân tộc thiểu số khác (p<0,001). Các bà mẹ thuộc diện hộ nghèo có nguy cơ thực hành không đạt cao hơn các bà mẹ không nghèo là 5,4 lần (p<0,001). Những bà mẹ dưới 20 tuổi có nguy cơ thực hành không đạt cao Có 16% các bà mẹ dân tộc thiểu số chưa tiêm hơn những bà mẹ trên 20 tuổi 5,8 lần (p<0,001). hoặc chỉ tiêm 1 liều vắc xin uốn ván. Đa số các bà mẹ đều đẻ tại cơ sở y tế (88%), được cán bộ y tế đỡ Bảng 3.4. Mối liên quan của một số yếu tố thuộc về đối đẻ và chăm sóc rốn (90%). Đánh giá thực hành tượng với thực hành phòng uốn ván sơ sinh phòng bệnh uốn ván sơ sinh của các bà mẹ dân tộc thiểu số qua 3 nội dung, kết quả cho thấy 78,5% các bà mẹ đạt yêu cầu (đúng cả 3 nội dung) về thực hành phòng uốn ván sơ sinh và 21,5% là không đạt. 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng Uốn ván sơ sinh của các bà mẹ Các bà mẹ dân tộc Stiêng có kiến thức không đạt cao hơn những bà mẹ dân tộc thiểu số khác là 8,3 lần (p<0,01). Các bà mẹ có theo tôn giáo có kiến thức không đạt cao hơn các bà mẹ không theo tôn giáo là 3,8 lần (p<0,01). Những bà mẹ có học vấn dưới cấp 1 nguy cơ kiến thức không đạt cao hơn những bà mẹ học vấn trên cấp 1 là 3 lần (p<0,01). Có mối liên quan giữa số con hiện có và kiến thức phòng bệnh UVSS, các bà mẹ có từ 2 con trở lên có kiến thức không đạt cao hơn các bà mẹ có 1 con là 2,4 lần (p<0,05). Chưa thấy có mối liên quan giữa kiến thức Nghề nghiệp của các bà mẹ cũng có liên quan phòng bệnh Uốn ván sơ sinh với tình trạng hộ nghèo đến thực hành phòng UVSS. Những bà mẹ làm nội và tuổi của các bà mẹ dân tộc thiểu số (p>0,05). trợ thực hành không đạt cao hơn những bà mẹ làm 20 Tạp chí Y tế Công cộng, 6.2013, Số 28 (28)
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | các công việc khác là 2,6 lần (p<0,05). Các bà mẹ tộc Stiêng chiếm tới 41%, các bà mẹ dân tộc Stiêng có theo tôn giáo thực hành không đạt cao hơn các có nguy cơ thực hành không đạt cao hơn các bà mẹ bà mẹ không theo tôn giáo là 6,7 lần (p<0,001). dân tộc khác. Trình độ học vấn của các bà mẹ cũng có liên quan Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên đến thực hành phòng UVSS, những bà mẹ có học quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phòng vấn dưới cấp 2 có thực hành không đạt cao hơn UVSS của các bà mẹ, kết quả này phù hợp với những bà mẹ học vấn từ cấp 2 trở lên là 2,9 lần nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng [2] với học vấn thấp (p<0,01). thì có nguy cơ có kiến thức phòng UVSS cũng thấp. Các bà mẹ dân tộc Stiêng có kiến thức không đạt 4. Bàn luận cao hơn những bà mẹ dân tộc thiểu số khác 8,3 lần Kết quả nghiên cứu tại huyện Đồng Phú tỉnh do dân tộc Stiêng đa số có trình độ học vấn dưới cấp Bình Phước cho thấy tỷ lệ các bà mẹ dân tộc thiểu 1 (78%), trái ngược với các dân tộc khác đa số có số có con dưới 1 tuổi có kiến thức đạt yêu cầu về học vấn trên cấp 1 (71%) đây chính là nguyên nhân phòng bệnh uốn ván sơ sinh thấp (22%), tỷ lệ này vì sao các bà mẹ dân tộc Stiêng có kiến thức không thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Mạnh đạt cao như vậy. Hùng [2], Ngô Thị Tú Thủy (Daknông, 2004) [4]. Các bà mẹ dân tộc Stiêng có nguy cơ thực hành Có thể do nghiên cứu của chúng tôi là bà mẹ dân không đạt cao hơn các bà mẹ dân tộc thiểu số khác tộc thiểu số nên kiến thức về phòng UVSS thấp hơn (OR=9,2), kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu so với các nghiên cứu khác. Ngoài ra Ngô Thị Tú của Trần Quang Ngọc [7], các bà mẹ dân tộc Stiêng Thủy [4] cũng sử dụng những câu hỏi đơn giản hơn tiêm vắc xin phòng uốn ván không đủ và đẻ không khi đánh giá về kiến thức phòng UVSS của bà mẹ. sạch cao hơn các bà mẹ dân tộc khác (lần lượt là 3,7 Tỷ lệ tiêm UV2+ trong nghiên cứu của chúng lần và 2,4 lần). tôi chưa thực sự cao, mới chỉ đạt 84,5% cũng tương Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực đương báo cáo tổng kết năm 2011 của huyện Đồng hành của các bà mẹ. Những bà mẹ làm nội trợ thực Phú (82,3%) và tương tự nghiên cứu của Đinh hành không đạt cao hơn những bà mẹ làm các công Thanh Huề (83,3%) [1]. Đáng chú ý là vẫn còn gần việc khác là 2,6 lần. Khác với nghiên cứu của Ngô 10% các bà mẹ chưa hề tiêm vắc xin UV và 5,5% Thị Tú Thủy [4] không xác định được sự khác biệt các bà mẹ chỉ tiêm UV mũi 1. Đây chính là những có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tiêm phòng uốn ván yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc UVSS. Đã có rất giữa các nhóm trong nghề nghiệp của phụ nữ, nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ nguyên nhân có thể do sự khác nhau về cách phân ra rằng các trường hợp UVSS xảy ra là do những nhóm nghề nghiệp, trong nghiên cứu của Ngô Thị đứa trẻ sinh ra không được bảo vệ phòng UVSS, Tú Thủy phân thành 2 nhóm cán bộ công chức và nguyên nhân chính là các bà mẹ không được tiêm làm nông. Chúng tôi cũng thấy có mối liên quan vắc xin uốn ván, hoặc tiêm không đủ liều. Một số giữa kinh tế và thực hành phòng UVSS của các bà nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc UVSS ở trẻ có mẹ mẹ (bảng 3.4). Các bà mẹ thuộc diện hộ nghèo có không tiêm chủng là 100% [8,6], hoặc kết hợp cả nguy cơ thực hành không đạt cao hơn các bà mẹ không tiêm hoặc tiêm không đủ liều chiếm từ 93,8 không nghèo, kết quả này phù hợp với nghiên cứu - 100% [5]. của Trương Việt Dũng [8], người có điều kiện kinh Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các bà mẹ tế khá đến sinh ở bệnh viện cao hơn so với người có cho rằng không có phong tục tập quán gì liên quan điều kiện kinh tế thấp (55,2% so với 26,9%). Có thể đến sinh đẻ, lý do chính của sinh đẻ tại nhà là vì nói đời sống vật chất càng cao, người dân càng quan không có tiền với tỷ lệ hộ nghèo 13,8%. Nghiên cứu tâm đến sức khỏe nhiều hơn, khi còn nghèo khó họ của Trần Quang Ngọc năm 2005 [7], 425 bà mẹ dân còn phải tập trung vật lộn để kiếm sống, nên ngay tộc thiểu số có con dưới 1 tuổi về tiêm phòng uốn cả khi có bệnh vẫn chưa chú ý tới để đi khám chữa ván và đẻ sạch tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, bệnh, đặc biệt những vấn đề phòng bệnh chủ động kết quả tỷ lệ tiêm UV2+ là 59,8%, tỷ lệ đẻ sạch là như tiêm chủng thì họ càng không quan tâm. Các bà 52,2% [7] thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (UV2+ mẹ có kiến thức về phòng UVSS không đạt có nguy 84,5%, đẻ sạch 88%) do huyện Bù Đăng là huyện cơ thực hành phòng UVSS không đạt cao hơn những khó khăn nhất của tỉnh Bình Phước, tỷ lệ người dân bà mẹ có kiến thức đạt. Tạp chí Y tế Công cộng, 6.2013, Số 28 (28) 21
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Hạn chế của nghiên cứu: Sai số nhớ lại trong nhắc nhở tiêm phòng uốn ván và đẻ sạch đặc biệt nghiên cứu là không thể tránh khỏi vì có những câu là các bà mẹ hay bận việc nhà, các bà mẹ làm các hỏi về những sự kiện tiêm chủng diễn ra từ nhiều công việc nội trợ ít giao tiếp xã hội. tháng trước, đặc biệt là hỏi về tiền sử tiêm phòng Cán bộ y tế cần theo dõi, vận động phụ nữ trong uốn ván, thực tế tỷ lệ tiêm phòng uốn ván có thể cao độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai đi tiêm phòng uốn hơn nếu như việc giữ phiếu tiêm chủng của các bà ván đủ liều. Ngoài ra cũng cần tuyên truyền để phụ mẹ và sổ sách tiêm chủng được quản lý tốt tại trạm nữ đến cơ sở y tế sinh con, không sinh con tại nhà. y tế. Nghiên cứu đã chỉ ra được khá nhiều yếu tố liên Chúng tôi khuyến nghị cần nâng cao trình độ quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ dân học vấn của các bà mẹ dân tộc thiểu số, đảm bảo tộc thiểu số ở huyện Đồng Phú, tuy nhiên giữa các trình độ học vấn tối thiểu là trên cấp 1 khi đó mới yếu tố này lại có mối liên quan đan xen với nhau dễ dàng triển khai công tác tuyên truyền giáo dục nên cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để tiến sức khỏe nói chung. hành phân tích phân tầng tìm ra đâu là yếu tố gây Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về nhiễu, đâu là yếu tố liên quan thực sự từ đó đưa ra phòng bệnh UVSS ở các bà mẹ dân tộc Stiêng, chú những giải pháp can thiệp hiệu quả nhất. trọng đến các bà mẹ có nhiều con, phối hợp với cha đạo truyền thông ở các nhà thờ, tổ chức các buổi họp Lời cảm ơn dân để các bà mẹ chia sẻ với nhau các kiến thức về Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bà mẹ ở phòng bệnh uốn ván sơ sinh. Đồng Phú, Bình Phước đã cung cấp thông tin cho Cần quan tâm hơn nữa đến công tác xóa đói nghiên cứu này. Các cán bộ y tế xã, huyện Đồng giảm nghèo, nâng cao đời sống của các bà mẹ dân Phú đã giúp đỡ trong quá trình triển khai nghiên tộc thiểu số, quản lý tốt các phụ nữ có thai nhất là cứu. Các cán bộ viện Pasteur TPHCM đã tham gia các phụ nữ trẻ tuổi có thai lần đầu, thường xuyên thu thập số liệu và góp ý cho nghiên cứu. Tài liệu tham khảo 6. Trần Kim Phụng và CS, Kết quả điều tra tỷ lệ mắc và chết uốn ván sơ sinh tại Quảng Trị. Tạp chí VSPD, 1994. Tập IV Tiếng Việt (số 3(16)). 1. Đinh Thanh Huề và cộng sự, Tìm hiểu sự hiểu biết và thực 7. Trần Quang Ngọc và CS, Hiện trạng tiêm phòng UV và hành chăm sóc trước sinh của PNCT xã Hương Long, thành đẻ sạch ở các bà mẹ dân tộc thiểu số huyện Bù Đăng - tỉnh phố Huế. Tạp chí YHDP, 2004. Tập XIV, số 1(64). Bình Phước. 2005. 2. Đỗ Mạnh Hùng và CS, Kiến thức - thực hành phòng bệnh 8. Trương Việt Dũng, Tình hình sử dụng dịch vụ KHHGĐ và UVSS của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Bình Xuyên - chăm sóc thai sản tại một số xã ở Ninh Bình. Tạp chí YHDP, Vĩnh Phúc năm 2004. Luận văn thạc sỹ, 2004. 2004, tập XIV (số 1(65).). 3. Lê Xứng, Góp phần tìm hiểu dịch tễ học, lâm sàng, tiên lượng và điều trị uốn ván sơ sinh Luận văn Chuyên khoa Tiếng Anh II, Đại học Y Hà Nội, 1994: p. trang 34, 35. 9. David Osrin, et al, Cross sectional, community based 4. Ngô Thị Tú Thủy và cộng sự, Kiến thức - Thái độ - Thực study of care of newborn infants in Nepal. 2000. hành tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván sơ sinh của người dân huyện Cưjút tỉnh Daknông năm 2004. Luận văn chuyên 10. Shohreh Beheshti et al, Current status of Tetanus in khoa cấp 1, chuyên ngành y tế công cộng, 2004. Iran. Archives of Iranian Medicine, October 2002. Vol 5(No 4): p. 216-218. 5. Nguyễn Văn Cường, Nhận xét về 265 trường hợp uốn ván sơ sinh được điều tra 1994 -1996. Tạp chí YHDP, 1998. tập 11. WHO, Assessment of neonatal tetanus elimination in VIII (số 1 (35)): p. trang 23, 24. Eritrea 2004. WER/No 24(79): p. 221 - 228 22 Tạp chí Y tế Công cộng, 6.2013, Số 28 (28)