Khả năng cung cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của hệ thống y tế địa phương cho nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp Việt Nam 2013 – 2014

Phần lớn phụ nữ di cư còn trẻ và chưa lập gia đình, có nhu cầu rất lớn về thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu này được thực hiện để mô tả khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp đặc trưng của Việt Nam.

Thiết kế nghiêncứu định tính, phân tích thảo luận của 8 nhóm nữ công nhân di cư và 45 cuộc phỏng vấn sâu với ngườicung cấp dịch vụ và các bên liên quan trong năm 2013 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở y tế
ngoài khu công nghiệp nhiều và đáp ứng đủ loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Y tế tư nhân được đánh giá cao hơn y tế công về thái độ, thời gian phục vụ phù hợp và tính riêng tư/kín đáo. Thông tin, tư vấn và truyền thông về chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Cần đẩy mạnh truyền thông nâng cao chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân di cư, trong đó huy động vai trò của các tổ chức xã hội dân sự như Công đoàn các doanh nghiệp và Hội Phụ nữ ở địa phương.

pdf 8 trang Bích Huyền 31/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng cung cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của hệ thống y tế địa phương cho nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp Việt Nam 2013 – 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_cung_cung_cap_dich_vu_cham_soc_suc_khoe_sinh_san_cu.pdf

Nội dung text: Khả năng cung cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của hệ thống y tế địa phương cho nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp Việt Nam 2013 – 2014

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Khả năng cung cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của hệ thống y tế địa phương cho nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp Việt Nam 2013 – 2014 Lê Thị Kim Ánh, Đoàn Thị Thùy Dương, Bùi Thị Thu Hà, Trần Thị Đức Hạnh, Dương Kim Tuấn Phần lớn phụ nữ di cư còn trẻ và chưa lập gia đình, có nhu cầu rất lớn về thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu này được thực hiện để mô tả khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp đặc trưng của Việt Nam. Thiết kế nghiên cứu định tính, phân tích thảo luận của 8 nhóm nữ công nhân di cư và 45 cuộc phỏng vấn sâu với người cung cấp dịch vụ và các bên liên quan trong năm 2013 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở y tế ngoài khu công nghiệp nhiều và đáp ứng đủ loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Y tế tư nhân được đánh giá cao hơn y tế công về thái độ, thời gian phục vụ phù hợp và tính riêng tư/kín đáo. Thông tin, tư vấn và truyền thông về chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Cần đẩy mạnh truyền thông nâng cao chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân di cư, trong đó huy động vai trò của các tổ chức xã hội dân sự như Công đoàn các doanh nghiệp và Hội Phụ nữ ở địa phương. Từ khóa: dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, nữ công nhân di cư, khu công nghiệp Local provider capacity on reproductive health service for female migrants working in some industrial parks in vietnam 2013-2014 Le Thi Kim Anh, Doan Thi Thuy Duong, Bui Thi Thu Ha, Tran Thi Duc Hanh, Duong Kim Tuan Most of migrant wokers were young, unmarried women who were in need of information and reproductive health care services. The study is to describle reproductive health care services provision for women migrant workers in industial zones in Vietnam. This was a qualitative research, analysed 8 focus-group discussions of women migrant workers and 45 in-depth interviews of health care providers and stakeholders 20 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | which are collected in 2013 – 2014. Results: number health facilities and varieties of reproductive health care services could full-filled the needs of women migrant workers. Private health facilities were prefered over public health facilities as good attitude of services providers, appropriate opening time, and confidential for clients. Information, education, and communication for promoting reproductive health care was limited. Promoting reproductive health care should be strengthening, particularly involving civil social organizations, Confederation of Labour and Women Union, for example. Keywords: reproductive health care, migrant worker, industrial zones Tác giả: Trường Đại học Y tế Công cộng 1. Đặt vấn đề và mục tiêu trung các cơ sở công nghiệp nhẹ vốn thu hút nhiều lao động nữ trẻ. Làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị kể từ sau thời kỳ Đổi mới năm 1986 đã đem đến nhiều Tổng số 8 cuộc thảo luận nhóm đối với nhóm đối tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với chính bản thân tượng nữ lao động di cư và 45 cuộc phỏng vấn với và gia đình người di cư [6-10]. Di cư được xem là các bên liên quan (gồm người cung cấp dịch vụ - cán một cơ hội để người di cư tăng thêm thu nhập, tuy bộ quản lý tại các cơ sở y tế (CSYT) cung cấp dịch nhiên, di cư cũng đem đến nhiều nguy cơ – đặc biệt vụ CSSKSS tại địa bàn, Sở Y tế, lãnh đạo trung tâm là các nguy cơ sức khỏe – cho người di cư và đem CSSKSS tỉnh/thành phố, cán bộ quản lý bảo hiểm y đến nhiều áp lực – bao gồm những áp lực cho việc tế (BHYT) và cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội – tại Hội phụ nữ, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong các nơi đến [6, 8, 9, 10]. doanh nghiệp) đã được tổ chức trong năm 2013 – 2014 tại bốn khu công nghiệp nêu trên. Nghiên cứu này do Trường Đại học Y tế công cộng thực hiện năm 2013 – 2015 nhằm mô tả thực Thông tin định tính được thu thập và phân tích trạng sức khỏe sinh sản (SKSS), sự tiếp cận và dựa trên khung lý thuyết Hệ thống y tế của Tổ chức sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Y tế thế giới bao gồm 06 nội dung: cơ sở vật chất và (CSSKSS) cũng như đánh giá khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ, nhân lực y tế, nguồn kinh phí, dịch vụ CSSKSS cho nữ lao động di cư làm việc tại sự tham gia liên ngành và sự phối hợp với hệ thống y các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam. Bài báo tế địa phương trong việc thông tin, truyền thông đến này là một phần kết quả của đề tài, được viết với nữ lao động di cư. Mỗi nội dung đều quan tâm đến mục tiêu mô tả khả năng cung cấp dịch vụ CSSKSS tính sẵn có, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và cho nữ lao động di cư tại các KCN đặc trưng của khả năng chấp nhận về mặt văn hóa xã hội của nữ Việt Nam. lao động di cư. Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm và gỡ băng. Dữ liệu được quản lý 2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích sử dụng NVIVO 8. Thiết kế nghiên cứu định tính được sử dụng để Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên tiến hành cấu phần nghiên cứu này tại 04 KCN: Sài cứu Y sinh học Trường Đại học Y tế Công cộng Đồng (Hà Nội), Hòa Khánh Bắc (Đà Nẵng), Tân Tạo thông qua theo Quyết định số 170/3013/YTCC-HD3 (TP Hồ Chí Minh) và Bình Dương. Các khu công ngày 28/10/2013. nghiệp này đặc trưng về vùng - miền, chủ yếu tập Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41 21
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3. Kết quả “Đi bệnh viện thứ 7, chủ nhật thì họ không làm, mà nghỉ thì không cho nghỉ, nghỉ ngày thì cắt hết chuyên 3.1. Cơ sở vật chất và các loại hình dịch vụ cần đã mất mấy trăm nghìn rồi.” (HN_TLN_nu di cu). Cơ sở y tế ngoài khu công nghiệp nhiều và “...ví dụ hệ nhà nước thì làm trong giờ thôi, không cung cấp đa dạng các dịch vụ CSSKSS có làm ngoài giờ, làm trong giờ thì công nhân cũng đang đi làm hết, thì đó là những khó khăn đưa đến dịch vụ Theo nhận định của các cơ sở y tế cung cấp dịch cho công nhân khó khăn.” (HCM_PVS_NVYT BV) vụ CSSKSS không thuộc KCN, số lượng và các dịch vụ chăm sóc SKSS của các đơn vị này cung cấp khá Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng, một số CSYT đầy đủ và đa dạng. Giải thích cho đặc điểm này các công đã linh động mở cửa vào thứ 7, chủ nhật để nhà cung cấp cho biết là do các KCN này đều nằm tại cung cấp dịch vụ cho đối tượng công nhân. Tuy các thành phố lớn, đông dân cư nên số lượng CSYT nhiên, việc thanh toán thẻ BHYT chỉ được thực hiện có cung cấp dịch vụ SKSS nhiều, bao gồm cả CSYT trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần. công và tư. Hệ thống y tế công bao gồm từ các TYT phường/xã đến các TTYT quận/huyện, các bệnh viện “Một số cơ sở ở đây cũng linh động hỗ trợ khám tỉnh/thành phố và trung tâm CSSKSS, đến bệnh viện chăm sóc sức khỏe cả ngày thứ 7 hoặc ngày chủ tuyến trung ương đều có cung cấp các loại hình dịch nhật.” (BD_PVS_So Y te) vụ CSKSSS khác nhau. Cơ sở y tế tư nhân cũng phát triển, tạo nên sự đa dạng và tăng cường khả năng tiếp “Nếu mà muốn đi khám BHYT, thì BHYT ở bệnh cận và lựa chọn dịch vụ tại các địa bàn này. viện toàn là làm việc ngày thường, thứ bảy, chủ nhật nghỉ không à, vấn đề khó khăn ở chỗ đó” (DN_ “Chỗ Đà Nẵng mình CSYT có làm dịch vụ TLN1_nhom co gia dinh) CSSKSS là rất là nhiều 56 trạm y tế xã phường, 7 bệnh viện quận huyện, rồi là 13 bệnh viện trên địa Các cơ sở y tế trong KCN vẫn chưa có đủ loại bàn thành phố Đà Nẵng, chưa kể bệnh viện giao dịch vụ với chuyên ngành phù hợp thông, bệnh viện ngành, rồi công an, bệnh viện C17...” (DN_PVS_TTSKSS). Theo đánh giá của nghiên cứu, mặc dù các cơ quan/nhà máy ở cả 04 KCN đều có phòng y tế cơ “Bình Dương mình khác mấy tỉnh thành khác đó quan, tuy nhiên, phòng y tế cơ quan/nhà máy này là các phòng khám tư nhân, bệnh viện tư nhân nó thường chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức nhiều nhất nước. Hệ thống tư nhân có 10 bệnh viện khỏe đơn giản. Tại các Phòng y tế này, dịch vụ chăm và 40 phòng khám tư nhân đều có triển khai các loại sóc SKSS được coi là dịch vụ tương đối chuyên sâu hình CSSKSS” (BD_PVS_So Y te). và ít được cung cấp. Cũng có nhiều đơn vị không có phòng y tế, hoặc có những nguồn lực không đủ để Tiếp cận dịch vụ y tế công còn chưa thuận cung cấp các dịch vụ. tiện do bất cập về thời gian và chi trả “Ở đây mình làm những thứ đơn giản thôi như có Kết quả phỏng vấn sâu cả 3 bên: nữ công nhân ai nhức đầu say nắng, sốt hoặc đau bụng, thì khám và di cư, người cung cấp dịch vụ và nhà quản lý y tế, có thuốc luôn. Ở đây thì chị em thường làm ở những đều chỉ ra rằng thời gian cung cấp dịch vụ tại CSYT chuyền đóng gói hoặc dán nhãn sản phẩm, mới đầu công chưa phù hợp với nữ lao động di cư. Đó là do thì cũng lên đây hỏi [thuốc tránh thai] nhưng 1-2 lần hầu hết nữ lao động di cư làm việc theo ca/kíp với sự bảo y tế không có, với lại mình là nam giới nên chắc quản lý chặt chẽ của đơn vị sử dụng lao động. Đơn chị em cũng ngại, nên không thấy hỏi nữa” (HN_ vị sử dụng lao động thì thường hạn chế công nhân PVS_ Trạm Trưởng_Phòng Y tế_KCN). sử dụng thời gian làm việc để đi khám bệnh do ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ công việc. Bản thân Cơ sở vật chất, trang thiết bị của CSYT khá nữ công nhân cũng không muốn xin nghỉ trong ngày đầy đủ, nhưng chưa đồng bộ ở tuyến dưới thường vì sợ ảnh hưởng đến thu nhập. Trong khi đó, các CSYT công chủ yếu cung cấp dịch vụ vào giờ Nhận định về cơ sở vật chất và trang thiết bị của làm việc (8 giờ sáng cho đến 17 giờ chiều). CSYT, lãnh đạo Sở y tế tại địa bàn nghiên cứu nhận 22 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | định rằng cơ sở vật chất trong hệ thống y tế công 3.2. Nhân lực y tế được trang bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của người lao động di cư. Nhân lực y tế - đặc biệt là y tế trong KCN – chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và trình độ chuyên môn “Nói chung đối với hệ thống y tế nhà nước thì về cơ sở vật chất tôi nghĩ rằng hiện nay về trang thiết Mặc dù trang thiết bị và cơ sở vật chất ở y tế bị và phương thiện rất là đầy đủ, nó không thiếu. Tuy công và tư khá đầy đủ, nhưng nhiều nhận định của nhiên, cái mà khó khăn nhất đối với lại hệ thống đó là lãnh đạo ngành y tế tại các địa bàn nghiên cứu cho con người, giả sử ngay bệnh viện cũng vậy ngay trung thấy, số lượng nhân lực y tế vẫn còn thiếu và chưa tâm sức khỏe sinh sản giờ cơ sở đang chuẩn bị một cơ đáp ứng đủ nhu cầu CSSKSS của nữ lao động di cư. sở rất là lớn, thứ hai nữa là trang thiết bị rất là dồi Tương tự, y tế cơ quan tại các doanh nghiệp trong dào, không thiếu thứ gì” (BD_Lanh dao SKSS). KCN còn hạn chế về mặt số lượng và chất lượng ngoại trừ một số ít nơi có phòng khám đa khoa KCN. Bên cạnh đó, rà soát của nghiên cứu cũng chỉ Nhiều ý kiến cho rằng tại nhiều doanh nghiệp, y tế ra rằng có một số KCN lớn như KCN Tân Bình và cơ quan chỉ có 1 người và đôi khi không phải là bác Tân Tạo ở thành phố Hồ Chí Minh có đủ khả năng sĩ, do đó rất hạn chế khi thực hiện nhiệm vụ chăm xây dựng phòng khám riêng cho công nhân với đầy sóc sức khỏe nói chung và SKSS nói riêng. đủ các phương tiện và trang thiết bị tương đương với trạm y tế hoặc bệnh viện hạng II. Với những KCN “Cô nghĩ rằng nó thiếu về cái số lượng, khó này thì thuận lợi hơn cho công nhân tiếp cận và sử khăn nhất đối với lại hệ thống đó là con người, ngay dụng dịch vụ. TTSKSS giờ đang chuẩn bị một cơ sở rất là lớn, trang thiết bị rất là dồi dào, không thiếu thứ gì, tuy nhiên “Bây giờ bên Tân Bình là người ta đang xây thiếu là thiếu về con người” (BD_PVS_Lanh dao phòng khám mà phòng khám đó của họ cấp là hạng TTCSSKSS). hai đấy! Có nghĩa là họ tự cung tự cấp hết các thứ trong đấy, trừ trường hợp nặng quá thì phải chuyển Kỹ năng tư vấn của y tế cơ quan còn nhiều đi, còn bao nhiêu thứ nó túm hết trong đấy, nhưng hạn chế mà cái đấy lại không trong phạm vi của mình” (TP. HCM_YTTN_TTYT_CB2). Kỹ năng tư vấn về SKSS cho nữ lao động của y tế cơ quan còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cho nữ lao Tuy nhiên, đối với các trạm y tế phường/xã và động chưa có gia đình đã có quan hệ tình dục là nhận phần lớn y tế cơ quan thì phần lớn các đối tượng định của nhiều trạm trưởng phòng y tế nhà máy của phỏng vấn lại nhận định rằng cơ sở vật chất cho các KCN. Đây có thể là lý do khiến rất ít nữ lao động hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này, một chưa có gia đình tìm đến cán bộ y tế tại cơ quan/nhà mặt làm hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ chăm máy để xin tư vấn. sóc SKSS cho nữ lao động di cư, mặt khác, làm giảm sự tin tưởng của người di cư khi muốn sử dụng các “Nó có chưa lập gia đình thì không nói với mình dịch vụ tại các cơ sở này, trong khi, bên cạnh phòng đâu, nó hay giấu, hôm bữa có trường hợp em đó mới Y tế cơ quan, trạm y tế là cơ sở y tế gần nhất với nữ có khoảng 18-19 thôi, thì xuống là nói đi khám thai, lao động di cư. hỏi là thai bao nhiêu tháng, thì em nói là em cũng không biết, cái là cho qua bên Tân Tạo khám, ..gần “Theo em nhớ là không [không có trường hợp tháng sau thì thai nó hư, tới chừng mình hỏi thì em cần chăm sóc SKSS trong năm qua] phòng y tế này chưa lập gia đình, tới chừng .. mình đâu có giải quyết không có liên quan đến những cái vấn đề mà sâu xa gì được” (HCM_1_PVS NV Phong y te). như kiểu chuyên sâu CSSKSS.” (BD_PYT nha may) Thái độ của nhân viên y tế (đặc biệt là “Hiện tại thì cái phòng khám đa khoa của mình phường/xã và quận/huyện và y tế tư nhân) được là không đủ chức năng để theo dõi thai kỳ mà toàn đánh giá tốt, điều này đóng vai trò quan trọng bộ phải giới thiệu các lao động nữ đi khám thai ở các trong việc lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ của BV ” (DN_PVS_Chu tich Cong doan doanh nghiep) nữ lao động di cư Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41 23
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thái độ thiện chí, và hỏi câu hỏi và mọi người trả lời. Cũng vui nhưng nhiệt tình của nhân viên y tế không chỉ thúc đẩy nữ mà hơi ngại” (DN_Phu nu chua ket hon)) lao động di cư tiếp cận và sử dụng dịch vụ tốt hơn, mà còn liên quan đến việc lựa chọn cơ sở cung cấp Công tác phối hợp giữa các bên liên quan ở dịch vụ trong tương lai khi có nhu cầu. Nhiều ý kiến nhiều nơi còn chưa hiệu quả đánh giá thái độ của các cán bộ y tế tuyến phường/ xã, trung tâm y tế quận/huyện, trung tâm CSSKSS/ Tại các khu công nghiệp được khảo sát, nhiều hoặc trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em và y tế tư doanh nghiệp có tổ chức và mời cán bộ tại trung nhân là rất tốt và có cải thiện nhiều so với trước. tâm y tế quận truyền thông về SKSS cho công nhân. Tuy nhiên, theo nhận định của đơn vị tổ chức là các “Trạm y tế của mình nhiệt tình lắm, xuống là hỏi phòng y tế cơ quan, hoạt động này cũng gặp một số là à em có đau chỗ nào không? Rồi nói sẽ chuyển em khó khăn như: thời gian bố trí các buổi truyền thông đi vì nhiều khi cái chuyên môn cũng không có bằng ở chưa hợp lý, vào thời điểm tăng ca, thay đổi ca hoặc dưới bệnh viện đó” (DN_TLN_nu di cu). vào ngày nghỉ, số buổi tổ chức nói chuyện còn ít so với tổng số công nhân tại nhà máy. “[nếu cần đến dịch vụ CSSKSS trong tương lai] .muốn quay lại bà mẹ trẻ em [Trung tâm chăm “Không có phát tờ rơi, nhưng một năm có một lần sóc sức khỏe Bà mẹ trẻ em]. Chị thích vì họ rất là tổ chức về sức khỏe sinh sản cho công nhân, nhưng nhanh với lại mình hỏi cái gì họ cũng tận tình lắm, cái đấy cũng ít lắm, công nhân ít khi đi lắm. Năm nhất là mấy bác sỹ trên đó, chị cứ nhớ mãi mấy bác ngoái có tổ chức 1 buổi cho công nhân vào chủ nhật sỹ đó, mình bảo sợ đau họ bảo không đau mà thật đấy nhưng mà hầu như chả có ai đi mấy đâu.” (HN_ làm xong cũng không đau. Họ làm rất là nhẹ nhàng. PVS_Y te co quan) (ĐN_PVS_nu di cu) Theo nhận định của đơn vị cung cấp dịch vụ Sự tham gia và phối hợp với các bên liên quan CSSKSS địa phương, điều quan trọng trong việc phối hợp giữa y tế cơ quan và y tế địa phương là Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự (Công chưa có cơ chế cho việc phối hợp trực tiếp giữa các đoàn/Đoàn Thanh Niên/Các tổ chức phi chính phủ - CSYT công trong địa bàn với các cơ quan, nhà máy NGO) còn hạn chế. trong các KCN. Sự phối hợp này phải qua Liên đoàn Lao động tại các KCN. Nhiều ý kiến nhận định rằng Tại các KCN được khảo sát trong nghiên cứu sự phối hợp này sẽ chỉ hiệu quả khi lãnh đạo của cơ này, công đoàn của một số công ty cũng có các hoạt quan, nhà máy quan tâm đến sức khỏe của người lao động tham gia tư vấn, trao đổi về nhiều vấn đề liên động và chủ động phối hợp với CSYT. quan đến SKSS, chủ yếu là các vấn đề “sống thử”, “ăn ở chung của công nhân” tuy nhiên lại tập trung “Xuống huyện giả sử như Thuận An, Dĩ An, Bến nhiều vào khía cạnh quan điểm, đạo đức hơn là Cát, Tân Uyên những nơi mà có những khu công thông tin về tình dục an toàn và phòng tránh bệnh nghiệp thì anh chị em mình ở trung tâm y tế huyện lây truyền qua đường tình dục. cũng muốn mở ra để cho nữ lao động người ta tiếp cận dịch vụ, tuy nhiên cũng là một cái rào cản thì họ Quan tâm đến SKSS, một vài đơn vị - ví dụ Đoàn làm việc ở xí nghiệp rất là khó để vào. Nếu quan tâm thanh niên của một công ty tại KCN Hòa Khánh Bắc thì người ta rất là dễ, người ta không quan tâm thì về (Đà Nẵng) - tổ chức hoạt động tập thể như tham giờ giấc rất là khó”(BD_PVS_TTSKSS) quan, du lịch, thông qua trò chơi để truyền thông về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Hình thức được Y tế tư nhân có vai trò quan trọng trong cung đánh giá là đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của cấp dịch vụ CSSKSS nhưng không thanh toán nhiều công nhân hơn, mặc dù chưa được duy trì liên được bảo hiểm y tế tục và nữ lao động vẫn còn e dè và ngại ngùng. Kết quả đánh giá chỉ ra rằng, các cơ sở y tế “Vì mới vô một năm nên chỉ được tuyên truyền tư nhân phát triển tương đối mạnh ở các khu công một lần. Đoàn Thanh niên cũng giảng về tình dục an nghiệp được khảo sát với những điểm mạnh như thời toàn. Chơi trò chơi sử dụng bong bóng [bao cao su] gian mở cửa phù hợp, nữ lao động di cư cũng có thể 24 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | đặt lịch hẹn trước để có giờ khám chữa bệnh phù “Chị thì không có thanh toán bảo hiểm được, đôi hợp. Thái độ của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế tư khi họ muốn nghỉ thai sản ví dụ họ bị động thai phải nhân này cũng được đánh giá tốt hơn so với cơ sở y nghỉ thai sản thì chị không cho được. Chị chỉ cho một tế công. Trang thiết bị tại phòng khám tư chuyên về cái đơn thuốc, rồi đóng dấu lên rồi chị nói đề nghị SKSS cũng được nữ công nhân di cư, các đơn vị y tế nghỉ ốm, nghỉ dưỡng thai trong bao lâu thì công ty công lập. Đặc biệt dịch vụ khám thai và khám phụ vẫn cho nhưng không được nghỉ bảo hiểm. Còn muốn khoa là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất vì sự thuận hưởng bảo hiểm thì phải có giấy chứng nhận của bệnh tiện và kín đáo. viện thì được nghỉ một tuần.” (HCM_PVS_PKTN tu nhan) (Bảng 1). “Trong đầu họ nghĩ là đến tư nhân thì ấy hơn, với lại họ không đến đây là vì ở đây chỉ có máy siêu âm 4. Bàn luận đen trắng thôi. Khám thai ý, thì chỉ có máy siêu âm đen trắng thôi, còn nhà chị máy siêu âm 4 chiều mà” Mặc dù các khu công nghiệp tại các thành phố lớn (TP. HCM_YTTN_TTYT_CB2). được khảo sát, có hệ thống y tế công và có hệ thống y tế tư khá nhiều theo các nhận định rút ra từ nghiên “Chị vừa đi khám chỗ chợ đây này, khám tư đấy. cứu này. Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Y tế thì tổ Ở đó kín đáo mà cũng nhẹ nhàng nữa” (HN_TLN_nu chức bộ máy, nhân lực, các trang thiết bị cơ bản về lao dong di cu) CSSKSS còn thiếu ở khá nhiều các cơ sở CSSKSS các tuyến [4]. Chính vì thế, khi có thêm số lượng lớn công Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của cơ sở y tế tư nhân di cư đến địa bàn mà chính quyền địa phương nhân này trong thu hút sử dụng dịch vụ của công không có kế hoạch riêng đặc thù với nhóm đối tượng nhân là không thanh toán được bảo hiểm y tế cũng này thì y tế tư nhân càng có vai trò quan trọng trong như bảo hiểm xã hội trong trường hợp nghỉ ốm. đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKSS của công nhân. Nhận Bảng 1. Tóm tắt khả năng cung cấp dịch vụ CSSK nói chung và SKSS nói riêng của hệ thống y tế tại địa bàn các KCN Các nội dung/ Hệ thống Y tế ngoài KCN Hệ thống Y tế trong KCN tiêu chí Các CSYT công: TYT phường/ xã, bệnh viện/TTYT quận/huyện, Y tế tư nhân: phòng khám tư nhân, Y tế cơ quan/TYT cơ quan Phòng khám đa khoa KCN Cơ sở y tế PKĐK khu vực, BV của các ngành, bệnh viện tư nhân (trực thuộc doanh nghiệp) (là loại hình y tế tư nhân) BV trung ương Mỗi doanh nghiệp có 1 Số lượng ít Số lượng nhiều Tính sẵn có: số Số lượng nhiều TYT cơ quan, quy mô tùy Loại hình dịch vụ chưa đa lượng, loại hình Đa dạng loại hình dịch vụ thuộc quy mô của doanh dang, chủ yếu khám chữa Đa dạng loại hình dịch vụ dịch vụ cơ sở vật Cơ sở vật chất trang thiết bị khá đầy đủ, nghiệp, tuy nhiên đa số bệnh đa khoa và chưa Cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo chất và trang nhưng vẫn còn hạn chế ở một số loại có quy mô nhỏ với ít loại chuyên sâu nhu cầu chăm sóc SKSS thiết bị hình dịch vụ chuyên sâu hình dịch vụ và trang thiết Trang thiết bị đầy đủ cho bị hạn chế nhu cầu chăm sóc SKSS Kém do hạn chế về thời gian mở cửa Tốt do thuận lợi về thời gian mở cửa, Dễ tiếp cận do nằm trong Dễ tiếp cận do nằm trong Tính dễ tiếp cận và thanh toán BHYT và địa điểm nằm rải rác quanh các KCN doanh nghiệp KCN thường nằm ngoài KCN Chỉ một số đơn vị tư nhân được chi trả Được chi trả BHYT BHYT Miễn phí do đây là phòng/ Khả năng chi trả Chưa có thông tin đánh giá Giá thành chấp nhận được Đa số không được chi trả BHYT ban của doanh nghiệp Giá thành cao Khả năng chấp Kém hơn hệ thống tư nhân do người nhận về mặt văn sử dụng lo ngại về tính riêng tư và Tốt hơn Dễ chấp nhận Chưa có thông tin đánh giá hóa xã hội bí mật Nhân lực hạn chế về số Chưa có cơ chế phối hợp với doanh Không tham gia vào hoạt động truyền lượng và khả năng cung Không tham gia vào hoạt Các hạn chế khác nghiệp trong cung cấp hoạt động thông và tư vấn cấp các loại hình dịch vụ động truyền thông và tư vấn truyền thông và tư vấn khác nhau Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41 25
  7. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | định của lãnh đạo ngành y tế Hà Nội tại Hội thảo “Vì thông, cung cấp thông tin về SKSS rất hạn chế. Kết một cộng đồng thanh niên trẻ, khỏe và an toàn thúc quả nghiên cứu này cũng giống với kết quả nghiên đẩy quyền tình dục cho thanh niên công nhân” tại Hà cứu Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 của Tổng cục Nội ngày 6 tháng 11 năm 2012, cũng chỉ ra rằng hệ Thống kê, trong đó, chỉ từ 0,3% - 1,3% công nhân di thống y tế công thực sự chưa tính đến việc tiếp cận, cư tìm đến công đoàn, tổ chức nơi làm việc, hoặc cơ chuẩn bị các cơ sở vật chất, nhân lực để phục vụ đối quan đăng ký việc làm, hoặc tổ chức thực hiện dự tượng nữ công nhân di cư trên địa bàn [3]. án, chương trình để nhờ giúp đỡ khi gặp các vấn đề về sức khỏe. Về thời gian tiếp cận, các thông tin định tính cho thấy nữ lao động di cư thường mong muốn đi 5. Kết luận và khuyến nghị khám vào ngày nghỉ, thứ 7 hoặc chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính. Kết quả này cũng tương tự Nghiên cứu đã cho thấy CSYT ngoài KCN đáp kết quả nghiên cứu tại khu công nghiệp Sài Đồng, ứng đủ loại hình dịch vụ chăm sóc SKSS. Y tế tư nơi phần lớn phụ nữ di cư lao động theo ca, trong nhân được đánh giá cao hơn y tế công về thái độ, khi các CSYT nhà nước chủ yếu phục vụ KCB trong thời gian phục vụ và tính riêng tư/kín đáo, tuy nhiên giờ hành chính [2]. Kết quả khảo sát Phụ nữ di cư chưa phù hợp với khả năng chi trả của nữ lao động trong nước – Hành trình gian nan và tìm kiến cơ hội di cư. Tuy nhiên, nhân lực y tế địa phương nói chung cũng chỉ ra rằng nữ di cư làm công nhân khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trong việc xin nghỉ ốm, nghỉ phép. Công nhân phải rất đông người lao động di cư trên địa bàn, đặc biệt xin phép qua nhiều người quản lý với nhiều thủ tục là nhu cầu về tư vấn và truyền thông. Y tế trong kèm theo gây trở ngại. Trường hợp xin được nghỉ thì KCN chưa đủ loại hình dịch vụ chăm sóc SKSS y tế người sử dụng lao động hay đưa ra các lý do khác cơ quan còn hạn chế về nhân lực cả số lượng và chất nhau để trừ vào tiền lương hàng tháng hoặc đuổi lượng, trong đó có kỹ năng tư vấn và truyền thông. việc, kể cả nghỉ vì lý do đau ốm [1]. Hậu quả là nữ Các tổ chức xã hội dân sự chưa đóng góp nhiều vào lao động di cư nếu buộc phải đến cơ sở y tế, họ sẽ hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho nữ phải sử dụng dịch vụ y tế tư nhân hoặc thanh toán tự lao động di cư. Việc phối hợp giữa y tế địa phương nguyện với chi phí cao hơn. Điều này cũng được tìm và y tế cơ quan/KCN gặp nhiều khó khăn do chưa có thấy trong nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan [5]. cơ chế phù hợp. Các kết quả nghiên cứu định tính trong nghiên Qua nghiên cứu này, các khuyến nghị nêu ra cứu này đã chỉ ra rằng sự tư vấn trong quá trình công bao gồm: (i) tại các địa bàn có nhiều KCN, các nhân đi khám bệnh vô cùng hạn chế. Kết quả này nhà quản lý y tế và CSYT tại các địa bàn KCN cần cũng tương tự như ở một số nghiên cứu khác. Ví dụ chủ động lập kế hoạch và nâng cao năng lực KCB nghiên cứu về Thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc để đáp ứng nhu cầu CSSKSS của nữ công nhân di SKSS tại 7 tỉnh cho thấy kiến thức về truyền thông cư; (ii) các CSYT tư nhân cần đáp ứng được yêu thay đổi hành vi nhận thức của người dân của cán bộ cầu của BHYT để trở thành cơ sở cung cấp dịch truyền thông chưa thật tốt. Tỷ lệ đưa ra đủ 6-7 nội vụ KCB BHYT; (iii) đối với các doanh nghiệp tại dung SKSS cần truyền thông thay đổi hành vi cho KCN: cần đầu tư cơ sở hạ tầng và nhân lực cho y tế người dân còn thấp (3,6%). Còn 28,3% số cán bộ cơ quan, đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại chỗ truyền thông (30,2% ở xã, 26,5% ở huyện và 8,1% của y tế cơ quan về các vấn đề sức khỏe; (iv) tổ ở tỉnh) không kể được nội dung SKSS cần truyền chức công đoàn tại các doanh nghiệp và KCN cần thông nào. Mặc dù đa số công nhân thích sử dụng chủ động đề xuất và tổ chức các hoạt động chăm dịch vụ y tế tư nhưng vai trò của y tế tư trong truyền sóc sức khỏe cho người lao động. 26 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41
  8. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Tiếng Anh 1. Actionaid Quốc tế tại việt nam và Công ty Tư vấn đông 6. Guest, P., Bridging the Gap: Internal Migration in Asia, Dương IRC. and Cơ quan Viện trợ Ailen (Irish Aid). Điều in Africa on the move: African migration and urbanisation tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011. 2011. in comparative respective, Tienda M., et al., Editors. 2006, Wits University Press: Johannesburg, South Africa. p. 180- 2. Phạm Thị Lan Liên, Thực trạng sử dụng dịch vụ khám 193. chữa nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ di cư độ tuổi 18 – 49, lao động trong khu công nghiệp, đang tạm trú tại 7. Phan, D. and I. Coxhead, Inter-provincial migration phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội, năm 2011. and inequality during Vietnam’s transition. Journal of 2011, Trường ĐH YTCC: Hà Nội. Development Economics, 2010. 91(1): p. 100-112. 3. Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP). 8. Phuong, T., Tam, NTMT., Nguyet ,TN., and Remco, Khảo sát thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản và bạo O., Determinants and impacts of migration in Viet Nam, lực gia đình ở nữ công nhân tại một số khu công nghiệp in Working Papers Series No. 01. 2008, Development and tại Hà Nội. 2012 16/9/2015]; Available from: Policies Research Center (DEPOCEN): Ha Noi, Viet Nam. facebook.com/note.php?note_id=378150625602929&_ 9. Skeldon, R., Rural-to-urban migration and its implications ft_=fbid.378150625602929. for poverty alleviation. Asia-Pacific Population Journal, 4. Vụ Sức khỏe sinh sản, B.Y.T., Khảo sát mạng lưới chăm 1997. 12(1): p. 3-16. sóc sức khỏe sinh sản tại 64 tỉnh Việt Nam. 2007. 10. UNDP, Overcoming barriers: human mobility and 5. Vũ Thị Hoàng Lan, Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ development, in Human Development Report. 2009: New chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình York. can thiệp. Tạp chí Y tế công cộng, 2012. 25(25). Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 41 27