Kết quả can thiệp về vệ sinh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, năm 2014

Kết quả can thiệp về vệ sinh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, năm 2014

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh. Vệ sinh tay (VST) của nhân viên y tế (NVYT) trước và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có thể làm giảm 50% nguy cơ NKBV ở người bệnh. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả can thiệp VST của NVYT tại 7 khoa lâm sàng, Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa dựa trên quan sát toàn bộ 214 bác sỹ, điều dưỡng trước và sau khi can thiệp tại 7 khoa lâm sàng. Kết quả chỉ rõ mức độ tuân thủ VST tăng từ 14,8% (trước can thiệp) lên 43,9% (sau can thiệp) (p<0,01).

Đặc biệt khoa ngoại thần kinh có sự thay đổi về tuân thủ VST cao nhất là 61,4% (từ 5,3% lên 66,7%), trong khi đó khoa ngoại lồng ngực thay đổi ít nhất chỉ là 10,3%. Trong số NVYT thực hiện tuân thủ VST tỷ lệ VST đúng quy trình tăng từ 62,1% lên 82,3% (p<0,01). Bệnh viện cần tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp đã thực hiện, tập huấn lại về công tác VST cho NVYT 6 tháng/ lần, lãnh đạo khoa cần nhắc nhở thường xuyên trong các buổi giao ban về việc tăng cường tuân thủ VST; khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp chặt chẽ với mạng lưới tại các khoa lâm sàng để kiểm tra, giám sát NVYT tuân thủ thực hành VST theo định kỳ và đột xuất và đưa kết quả kiểm tra VST vào xét duyệt thi đua hàng tháng

pdf 7 trang Bích Huyền 01/04/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả can thiệp về vệ sinh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_can_thiep_ve_ve_sinh_tay_tai_benh_vien_da_khoa_tinh.pdf

Nội dung text: Kết quả can thiệp về vệ sinh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, năm 2014

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Kết quả can thiệp về vệ sinh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, năm 2014 Dương Nữ Tường Vy1, Nguyễn Thanh Hương2 Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh. Vệ sinh tay (VST) của nhân viên y tế (NVYT) trước và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có thể làm giảm 50% nguy cơ NKBV ở người bệnh. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả can thiệp VST của NVYT tại 7 khoa lâm sàng, Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa dựa trên quan sát toàn bộ 214 bác sỹ, điều dưỡng trước và sau khi can thiệp tại 7 khoa lâm sàng. Kết quả chỉ rõ mức độ tuân thủ VST tăng từ 14,8% (trước can thiệp) lên 43,9% (sau can thiệp) (p<0,01). Đặc biệt khoa ngoại thần kinh có sự thay đổi về tuân thủ VST cao nhất là 61,4% (từ 5,3% lên 66,7%), trong khi đó khoa ngoại lồng ngực thay đổi ít nhất chỉ là 10,3%. Trong số NVYT thực hiện tuân thủ VST tỷ lệ VST đúng quy trình tăng từ 62,1% lên 82,3% (p<0,01). Bệnh viện cần tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp đã thực hiện, tập huấn lại về công tác VST cho NVYT 6 tháng/ lần, lãnh đạo khoa cần nhắc nhở thường xuyên trong các buổi giao ban về việc tăng cường tuân thủ VST; khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp chặt chẽ với mạng lưới tại các khoa lâm sàng để kiểm tra, giám sát NVYT tuân thủ thực hành VST theo định kỳ và đột xuất và đưa kết quả kiểm tra VST vào xét duyệt thi đua hàng tháng. Từ khóa: Nhiễm khuẩn bệnh viện, vệ sinh tay, can thiệp. Results of the intervention on hand hygiene at the Khanh Hoa general hospital in 2014 Duong Nu Tuong Vy1, Nguyen Thanh Huong2 Nosocomial infection is one of leading causes threatening patient safety. Hand hygiene (HH) before and after contacting with patients is considered as simplest and most cost-effective solution which can reduce the risk of nosocomial infection by 50%. This study aims to evaluate the intervention on HH of doctors and nurses at 7 clinical departments in Khanh Hoa general hospital based on observations of all 214 doctors and nurses before and after intervention. Study findings show that HH compliance rate 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 Ngày nhận bài: 01.07.2015 Ngày phản biện: 05.07.2015 Ngày chỉnh sửa: 21.12.2015 Ngày được chấp nhận đăng: 25.12.2015
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | increases from 14.8% to 43.9% (p<0.01). The neurosurgery department has the highest HH increasing rate of 61.4% (from 5.3% to 66.7%) while the department of thoracic surgery has the lowest HH increasing rate of 10.3% only. Of those staff complying HH, the rate of correct practice increases from 62.1% to 82.3% (p<0.01). The hospital should maintain those interventions, and conduct continuous training on HH for all staff every 6 months. The departments’ leaders need to regularly remind on HH during department meetings while the department of infection control in collaboration with infection control network among clinical departments conducts HH control and supervision periodically and extraordinarily, and includes these results into criteria for monthly staff work performance assessment. Key words: nosocomial infection, hand hygiene, evaluate, intervention Tác giả: 1. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa 2. Trường Đại học Y tế Công cộng 1. Đặt vấn đề nhân luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có thể làm giảm 50% nguy cơ NKBV ở Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn người bệnh [5]. Lục Thị Thu Quỳnh và cộng sự đã bệnh viện (NKBV) là “những nhiễm khuẩn người đánh giá kết quả của hoạt động can thiệp thúc đẩy bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện tuân thủ VST tại bệnh viện Nhi Trung Ương, trong mà thời điểm nhập viện không thấy có yếu tố nhiễm đó đối tượng là toàn bộ nhân viên 3 khoa: Hồi sức khuẩn hay ủ bệnh nào. NKBV thường xuất hiện sau ngoại, Hồi sức cấp cứu và Sơ sinh. Nghiên cứu cho 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” [15]. NKBV thấy, ở giai đoạn một, khi tỷ lệ tuân thủ VST tăng là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự từ 33,3% lên 55,8% thì NKBV giảm từ 11,5% xuống an toàn của người bệnh, làm tăng tỷ lệ người bệnh còn 6,77% và tương tự ở giai đoạn hai, khi tỷ lệ tuân tử vong, tăng ngày nằm điều trị, tăng chi phí dùng thủ VST tăng từ 55,8% lên 61,9% thì NKBV giảm từ thuốc và tăng gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh 6,77% xuống còn 3,69% [10]. và hệ thống y tế ở tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ NKBV ở các nước Châu Âu và khu vực Tây Thái Bình Tại Việt Nam, trong thời gian đầu triển khai các Dương là từ 7,7% - 9,0%; khu vực Trung Đông, Đông hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) bệnh Nam Á từ 10% - 11,8% và tại Mỹ khoảng 5% [13]. viện theo thông tư 18/2009/TT- BYT [2] về việc Năm 2007 tại Việt Nam, theo Bộ Y tế (BYT) tỷ lệ hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát NKBV giao động từ 5,8% - 8,1% [9]. Nghiên cứu tại nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai năm 2010 cho thấy, tỷ lệ bệnh chữa bệnh trong đó có VST, phần lớn các bệnh viện nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ là 6,7%, thời gian nằm không chỉ thiếu phương tiện VST như: bồn rửa tay, viện trung bình tăng lên 11,4 ngày, chi phí điều trị dung dịch rửa tay, khăn lau tay, dung dịch sát khuẩn trung bình tăng 3,1 triệu đồng so với chi phí của bệnh tay nhanh mà thực hành VST của NVYT cũng chưa nhân không mắc nhiễm khuẩn vết mổ [5]. được tuân thủ tốt [7]. Tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT chỉ đạt từ 0%-22,1% và trung bình là 12% [4]. Nghiên cứu cho thấy bàn tay NVYT là nguyên nhân chủ yếu nhất gây nên NKBV [7]. Vệ sinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã triển khai tay (VST) trước và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh công tác VST theo thông tư 18/2009/TT- BYT từ Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 17
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | đầu năm 2010 do hội đồng KSNK, mạng lưới KSNK số liệu. Số liệu được thu thập qua quan sát bằng và khoa KSNK cùng phối hợp thực hiện. Song song bảng kiểm toàn bộ 214 bác sỹ và điều dưỡng hiện với công tác VST bệnh viện cũng đã tiến hành giám đang công tác trực tiếp khám chữa bệnh (mỗi sát NKBV nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người được quan sát 3 lần trước và 3 lần sau can thiếu phương tiện, NVYT thiếu kiến thức về KSNK thiệp tại 7 khoa trên). Số liệu quan sát được làm và thực tế tỷ lệ tuân thủ quy định VST của NVYT sạch và nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử còn rất thấp. Theo số liệu báo cáo vào cuối năm lý bằng phần mềm SPSS 21.0 để so sánh sự thay 2013 của khoa KSNK tỷ lệ tuân thủ quy định VST đổi về tỷ lệ tuân thủ VST và tuân thủ đúng quy tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa chỉ đạt 11,9% trình VST bằng kiểm định phi tham số McNemar. [1]. Từ tình hình thực tế này việc tiến hành can thiệp nhằm triển khai các giải pháp khả thi để tăng cường Dựa vào kết quả đánh giá trước can thiệp kế VST tại bệnh viện Khánh Hòa là hết sức cần thiết. hoạch can thiệp đã được xây dựng với sự tham gia Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả thay đổi của các cán bộ Khoa, phòng liên quan và được sự việc tuân thủ VST trước và sau can thiệp làm cơ sở phê duyệt của lãnh đạo bệnh viện. Một số giải pháp cho việc tiếp tục duy trì và cải thiện công tác KSNK can thiệp chính bao gồm: (1) Tập huấn: 02 lớp (mỗi tại Bệnh viện. cán bộ cần bố trí tham gia 1 lớp) với nội dung chính là các chỉ định và quy trình VST, giảng viên là lãnh 2. Phương pháp nghiên cứu đạo khoa KSNK; (2) Bổ sung thêm trang thiết bị VST tại các vị trí thuận lợi cho việc VST gồm: 07 Đây là nghiên cứu can thiệp với thiết kế tiền bồn rửa tay, 14 hộp đựng khăn lau tay vô khuẩn, thực nghiệm có đánh giá trước và sau không có 16 bảng quy trình hướng dẫn VST và bổ sung vào nhóm so sánh được thực hiện tại 7 khoa lâm sàng định mức dung dịch sát khuẩn hàng tháng trong đó gồm Hồi sức tích cực - Chống độc (HSTC-CĐ), có 9 chai xà phòng sát khuẩn và 30 chai dung dịch Ngoại tổng quát (NTQ), Ngoại chấn thương chỉnh sát khuẩn tay nhanh; (3) Tăng cường kiểm tra, giám hình-bỏng (NCTCH-B), Ngoại thần kinh (NTK), sát việc tuân thủ VST của bác sỹ, điều dưỡng tại Ngoại cột sống (NCS), Ngoại lồng ngực (NLN) và các khoa: tổ giám sát của khoa KSNK phối hợp với khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa mạng lưới KSNK tại các khoa dưới sự chỉ đạo của vào năm 2014. Các khoa này được ưu tiên lựa chọn hội đồng KSNK đã lên kế hoạch hàng ngày kiểm thực hiện can thiệp do có nhiều bệnh nhân nặng nên tra, giám sát tuân thủ VST của NVYT theo từng khu các NVYT phải thực hiện nhiều thao tác kỹ thuật vực trong toàn bệnh viện. Thời gian can thiệp từ chăm sóc người bệnh. Nghiên cứu được chia làm 3 ngày 1 đến ngày 30 tháng 5 năm 2014. Tuy nhiên, giai đoạn: mô tả thực trạng trước can thiệp (tháng một số hoạt động vẫn tiếp tục diễn ra sau thời gian 4); giai đoạn can thiệp (tháng 5) và đánh giá kết quả này như: công tác kiểm tra giám sát VST, duy trì bổ sau can thiệp (tháng 6). sung dung dịch rửa tay, bổ sung dung dịch sát khuẩn tay nhanh... tại các khoa phòng để duy trì và tiếp tục Để đánh giá kết quả can thiệp VST, nghiên nâng cao tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT. cứu sử dụng 2 chỉ số theo hướng dẫn của WHO và BYT là: Tỷ lệ tuân thủ VST (%) được tính bằng 3. Kết quả nghiên cứu tổng số tình huống có VST trên tổng số tình huống cần VST; và Tỷ lệ tuân thủ VST đúng quy trình (%) 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên được tính bằng tổng số tình huống VST đúng quy cứu (n=214) trình trên tổng số tình huống có VST [8]. Nhóm quan sát gồm 7 thành viên tổ Giám sát của khoa Trong 7 khoa lâm sàng được đánh giá kết quả KSNK sử dụng bảng kiểm về VST được xây dựng can thiệp 2 khoa có số lượng đối tượng nhiều nhất là dựa trên bộ công cụ giám sát tuân thủ VST theo “5 khoa Nhi và HSTT- CĐ (đều chiếm 22%). Hai khoa thời điểm” của WHO và tài liệu của Bộ Y tế. Các có số đối tượng thấp nhất là NCS và NLN chỉ chiếm thành viên tổ giám sát này đều là những người có hơn 6%. Nữ chiếm gần 2/3 và điều dưỡng chiếm hơn chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực KSNK 2/3 trong tổng số đối tượng nghiên cứu. Nhóm có độ nói chung và VST nói riêng, đồng thời họ đã được tuổi trẻ (nhỏ hơn 30 tuổi) chiếm một nửa và chủ yếu tập huấn về qui trình giám sát và tiêu chuẩn đánh đối tượng nghiên cứu có thâm niên công tác từ 10 giá việc tuân thủ VST trước khi tham gia thu thập năm trở xuống (76,1%). 18 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3.2. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao tuân thủ VST Bảng 1. Tỷ lệ tuân thủ VST trước và sau can thiệp theo khoa Số tình huống tuân thủ VST Số tình Khoa huống cần Trước Sau can VST % % can thiệp thiệp NTK 75 4 5,3 50 66,7* Nhi 141 56 39,7 91 64,5* HSTC-CĐ 141 31 22,0 85 60,3* Biểu đồ 2. Tỷ lệ tuân thủ quy trình VST trước và sau NTQ 108 2 1,9 29 26,9* can thiệp của bác sỹ CTCH-B 96 2 2,1 16 16,7* Trong số 192 tình huống cần VST của bác sỹ, NCS 42 0 0,0 7 16,7 trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ chỉ chiếm 10,9% NLN 39 0 0,0 4 10,3 nhưng cũng với số tình huống đó sau can thiệp tỷ lệ Tổng 642 95 14,8 282 43,9* tuân thủ tăng lên 40,1% (p < 0,01). Ghi chú: * sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,01 Kết quả sau can thiệp đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt về tỷ lệ tuân thủ VST chung từ 14,8% đã tăng lên 43,9% (p<0,01). Trong đó, khoa NTK đã có sự đột phá, tỷ lệ tuân thủ VST từ 5,3% trước can thiệp tăng lên 66,7% sau can thiệp. Tuy nhiên, khoa NLN có kết quả thay đổi không cao, chỉ có 04 trường hợp tuân thủ VST (10,3%) sau can thiệp. Biểu đồ 3. Tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình VST theo đối tượng Trong 59 tình huống tuân thủ đúng quy trình VST trước can thiệp, có 45 tình huống của điều dưỡng chiếm 60,8% và bác sỹ chiếm 66,7% (14 tình huống). Nhưng sau can thiệp, tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình VST đã tăng lên, với điều dưỡng tăng từ 60,8% lên 80,5% (p<0,01). Tương tự của bác sỹ cũng tăng từ 66,7% lên 87,0% tuân thủ đúng quy trình VST. Biểu đồ 1. Tỷ lệ tuân thủ VST trước và sau can Trước can thiệp, tỷ lệ tuân thủ VST ở thời điểm thiệp của điều dưỡng sau tiếp xúc dịch cao nhất là 45,0%; thấp nhất là sau tiếp xúc môi trường chỉ với 9,0%. Nhưng sau can Trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ là 16,4% chiếm thiệp, tỷ lệ tuân thủ ở năm thời điểm đều tăng, cao 74 tình huống, sau can thiệp tăng lên 45,6% chiếm nhất là sau tiếp xúc bệnh nhân chiếm 59,5%, tiếp 205 tình huống (p< 0,01). theo vẫn là sau tiếp xúc dịch 54,5%. Tuy nhiên, tỷ Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 19
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | lệ tuân thủ VST ở thời điểm sau tiếp xúc môi trường 4. Bàn luận có tăng nhưng không nhiều. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy đã có sự Bảng 2. Tỷ lệ tuân thủ VST trước và sau can thiệp thay đổi đáng kể về mức độ tuân thủ VST sau khi theo chỉ định chuyên môn can thiệp tại 7 khoa lâm sàng của Bệnh viện. Chương Trước trình can thiệp đã kết hợp đồng thời 3 nhóm giải Sau can thiệp can thiệp (n = 642) pháp bao gồm: tổ chức 2 lớp tập huấn về quy trình Nội dung (n = 642) VST cho các bác sỹ và điều dưỡng để cập nhật kiến Tuân thủ % Tuân thủ % thức và nâng cao nhận thức, đặc biệt đối với những Trước tiếp xúc bệnh nhân 28 13,2 99 43,0* nhân viên mới; trang bị đầy đủ các phương tiện VST theo đề nghị của khoa KSNK và các khoa lâm sàng, Trước thao tác vô khuẩn 9 12,5 27 33,3* cụ thể tại 7 khoa can thiệp đã bổ sung được 7 bồn Sau tiếp xúc dịch 9 45,0 24 54,5* rửa tay, 14 hộp đựng khăn lau tay vô khuẩn, 9 chai dung dịch sát khuẩn VST Polomi 500ml, 30 chai Sau tiếp xúc bệnh nhân 36 18,6 113 59,5* dung dịch rửa tay nhanh Clincare 500ml hàng tháng Sau tiếp xúc môi trường và 16 bảng quy trình VST; và tăng cường kiểm tra, 13 9,0 19 19,6* giám sát trong việc thực hành quy trình VST của Tổng 95 14,8 282 43,9* NVYT, đặc biệt hàng ngày, mạng lưới KSNK tại các khoa phối hợp với khoa KSNK kiểm tra, giám Ghi chú: * sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp có ý sát thực hành VST tại các khoa và có xử phạt. Tuy nghĩa thống kê với p<0,01 nhiên để duy trì và tăng tỷ lệ tuân thủ VST hơn nữa cần có thời gian để khẳng định tính bền vững của các biện pháp can thiệp. Các biện pháp này cũng Bảng 3. Tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình VST trước và khá phù hợp với các giải pháp can thiệp tăng cường sau can thiệp theo chỉ định chuyên môn tuân thủ VST do WHO khuyến cáo và đã được thực hiện thành công tại bệnh viện Bạch Mai đó là: Thay Trước can thiệp Sau can thiệp (n = 95) (n = 282) đổi hệ thống; Sử dụng cồn tại điểm chăm sóc bệnh Nội dung nhân và sử dụng bồn rửa tay có đủ nước, xà phòng, Đúng Sai Đúng Sai n (%) n (%) n (%) n (%) khăn lau tay; Đào tạo, giáo dục; Giám sát thực hành Trước tiếp xúc 15 13 87 12 VST; và Phản hồi kết quả [6], [14]. bệnh nhân (53,6) (46,4) (87,9) (12,1) Trước thao tác 3 6 25 2 Sau can thiệp tỷ lệ tuân thủ VST chung của vô khuẩn (33,3) (66,7) (92,6) (7,4) NVYT đã có cải thiện rõ và đạt 43,9% (tăng 29,1%), 8 1 21 3 đặc biệt tại khoa NTK có sự thay đổi về tuân thủ VST Sau tiếp xúc dịch (88,9) (11,1) (87,5) (12,5) cao nhất từ 5,3% trước can thiệp tăng lên tới 66,7% Sau tiếp xúc 22 14 86 27 sau can thiệp. Tuy nhiên, tại khoa NLN và NCS tỷ lệ bệnh nhân (61,1) (38,9) (76,1) (23,9) tuân thủ VST thay đổi thấp chỉ chiếm 10,3% và 16,7 Sau tiếp xúc 11 2 13 6 %, có lẽ đây là hai khoa mới thành lập của bệnh viện môi trường (84,6) (15,4) (68,4) (31,6) nên lãnh đạo khoa chưa có nhiều kinh nghiệm và sát 59 36 232 50 sao trong việc giám sát nhân viên của mình, mặt khác Tổng (62,1) (37,9) (82,3) (17,7) NVYT tại các khoa này đa số là nhân viên mới nên cũng còn nhiều hạn chế trong việc tuân thủ thực hành Theo các chỉ định chuyên môn, trước can thiệp VST. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên tình huống có tỷ lệ tuân thủ đúng VST cao nhất là cứu của Võ Thị Hồng Thoa và Lê Thị Anh Thư tại sau tiếp xúc dịch chiếm 88,9%, tiếp theo là sau tiếp bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011 khi giám sát 1726 xúc môi trường 84,6% và tỷ lệ thấp nhất là trước trường hợp của khoa Hồi sức tích cực sau can thiệp thao tác vô khuẩn chỉ có 33,3% nhưng sau can thiệp, thì tỷ lệ tuân thủ VST chung là 70,2% (tăng 41,6%) tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình VST tại tình huống này [10]. Sở dĩ nghiên cứu tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa lại tăng cao nhất từ 33,3% lên đến 92,6%. Tuy nhiên có tỷ lệ tuân thủ VST sau can thiệp thấp hơn nghiên với tình huống sau tiếp xúc môi trường tỷ lệ tuân thủ cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy ngoài những nguyên nhân đúng lại giảm đi từ 84,6% xuống còn 68,4%. thuộc về đặc điểm khác nhau của 2 bệnh viện, có thể 20 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39
  6. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | là do đối tượng nghiên cứu ở 2 bệnh viện khác nhau, Đây là một nghiên cứu can thiệp VST lần đầu nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 7 khoa, tiên được thực hiện tại bệnh viện đa khoa tỉnh ngoài khoa HSTC - CĐ và khoa Nhi thì việc tuân Khánh Hòa và đã đạt được một số kết quả khả quan, thủ thực hành VST tại các khoa Ngoại còn khá thấp, tuy nhiên do thời gian can thiệp khá ngắn nên có thể trong khi đó nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy chỉ ảnh hưởng đến tính bền vững của các kết quả đã đạt thực hiện ở khoa Hồi sức cấp cứu là khoa mà ở bất được. Mặc dù đã thực hiện một số biện pháp khống cứ bệnh viện nào cũng rất chú trọng đến việc kiểm chế sai số việc thu thập thông tin qua quan sát thực soát tuân thủ thực hành VST. Tuy nhiên, khi so sánh hành VST có thể làm cho đối tượng nghiên cứu chủ với kết quả nghiên cứu của tác giả Kukanich và động thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Thiết kế cộng sự với nghiên cứu can thiệp nhằm cải thiện đánh giá này chưa có nhóm chứng nên không thể VST ở hai cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Mỹ cho thấy kết luận sự thay đổi trước và sau là hoàn toàn do tỷ lệ tuân thủ VST trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả của can thiệp. Ngoài ra đánh giá này cũng khá tương đồng, với can thiệp tại 2 cơ sở ở Mỹ cũng chưa kết hợp với phương pháp định tính để tìm hiểu làm tăng tỷ lệ tuân thủ VST từ 11% lên 36% và từ sâu hơn những lý do, rào cản trong việc thực hành 21% lên 54% [12]. VST sau can thiệp để có được các bài học sâu sắc và chính xác hơn để tiếp tục duy trì và cải thiện hiệu Theo nghiên cứu của Tạ Thị Thành (2012) và quả các hoạt động này trong giai đoạn tới. cộng sự tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, trong đó có 1188 tình huống VST của 328 NVYT tại các 5. Kết luận và khuyến nghị khoa lâm sàng được quan sát với cho thấy, sau khi được tập huấn tỷ lệ thực hành đúng quy trình VST Việc kết hợp 3 biện pháp can thiệp gồm tập đã tăng từ 62% lên 83,5% [10]. Kết quả này là tương huấn, trang bị thêm cơ sở vật chất và kiểm tra đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ giám sát thường xuyên đã mang lại hiệu quả làm tuân thủ thực hành VST đúng quy trình trước can tăng tỷ lệ tuân thủ VST chung từ 14,8% lên 43,9% thiệp là 62,1% và đã tăng lên 82,3% sau khi can. (p<0,01). Trong đó, khoa có tỷ lệ tuân thủ VST tăng cao nhất là khoa NTK (66,7%) và thấp nhất là khoa Tương tự với kết quả nghiên cứu của Võ Thị NLN (10,3%). Thực hành tuân thủ VST của nhóm Hồng Thoa và Lê Thị Anh Thư tại bệnh viện Chợ điều dưỡng tăng từ 16,4% lên 45,6% và nhóm bác Rẫy năm 2011 [11] nghiên cứu của chúng tôi cũng sỹ tăng từ 10,9% lên 40,1%. cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của điều dưỡng luôn cao hơn bác sỹ. Điều này có thể là do điều dưỡng là - Tỷ lệ bác sỹ và điều dưỡng thực hành đúng nhóm thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết quy trình VST tăng từ 62,1% lên 82,3% (p<0,01). của bệnh nhân trong xuốt quá trình chăm sóc nên họ thường chú ý hơn đến việc rửa tay để tránh phơi - Tỷ lệ tuân thủ VST ở 5 chỉ định chuyên môn nhiễm cho chính bản thân mình và lây nhiễm chéo. đều tăng (p<0,01), cao nhất là sau tiếp xúc bệnh nhân (59,5%) và thấp nhất là sau tiếp xúc với môi Sau can thiệp, tỷ lệ tuân thủ thực hành VST trường (19,6%). ở 5 chỉ định chuyên môn đều tăng, cao nhất là sau tiếp xúc bệnh nhân chiếm 59,5% và trước tiếp xúc Cần tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp đã bệnh nhân 43,0%, đây là một điểm đáng ghi nhận vì thực hiện, đặc biệt trang bị thêm nhiều điểm có NVYT đã có ý thức trong việc thực hành VST tương dung dịch sát khuẩn tay nhanh để NVYT thuận lợi tự như kết quả trong nghiên cứu của Võ Thị Hồng trong việc VST. Có kế hoạch tập huấn lại về công Thoa và Lê Thị Anh Thư tại bệnh viện Chợ Rẫy tác VST cho NVYT 6 tháng/lần. Khoa KSNK cần [12]. Tuy nhiên, mặc dù đã đươc can thiệp nhưng phối hợp chặt chẽ với mạng lưới KSNK tại các khoa không như các chỉ định chuyên môn khác tỷ lệ tuân phòng để kiểm tra, giám sát NVYT tuân thủ thực thủ ở thời điểm sau tiếp xúc môi trường đã tăng hành VST theo định kỳ hoặc đột xuất. Nên tiếp tục nhưng vẫn ở mức thấp dưới 20%, có lẽ vì nhận thức đánh giá với thiết kế có nhóm chứng để đảm bảo của NVYT chưa đánh giá cao tầm quan trọng của tính chính xác và bền vững của kết quả can thiệp. công tác VST tại thời điểm này. Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39 21
  7. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo tay sử dụng tại Bệnh viện Bạch Mai”, Y học lâm sàng, (số chuyên đề 6/2008), 152 – 155. Tiếng Việt 9. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2007), Thực trạng NKBV 1.Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh và công tác kiểm soát NK tại một số bệnh viện phía Bắc viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa (2013). năm 2006-2007, Hội nghị triển khai Thông tư 18/2009/TT- 2. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa NK tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Hà Nội. bệnh. Thông tư 18/2009/TT-BYT 10. Tạ Thị Thành, Nguyễn Thị Thanh Tùng và cộng sự, 3. Lục Thị Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu, Lê Kiến Ngãi (2012), Nhận thức và thái độ tuân thủ rửa tay của NVYT tại (2010), “Hiệu quả của 1 số chương trình thúc đẩy tuân thủ bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum năm 2012. Y học lâm sàng, VST tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2010”, Y học lâm số chuyên đề (15/2013), 109- 113. sàng, số chuyên đề (5/2010), 101- 108. 11. Võ Thị Hồng Thoa, Lê Thị Anh Thư (2011), “Tuân 4. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2005), “Đánh giá phương thủ thực hành KSNK tại bệnh viện Chợ Rẫy-hiệu quả của tiện, nhận thức, tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế tại 1 số cơ chương trình tăng cường đào tạo và giám sát”, Y học thực sở y tế ở Việt Nam”, Y học thực hành, 518, 34-36. hành, 904, 7- 11. 5. Nguyễn Việt Hùng (2010), Vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn Bệnh Viện, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. 58-65. Tiếng Anh 12. Kukanich K.S, et al. (2013), “Evaluation of a Hand 6. Nguyễn Việt Hùng (2001), “Chương trình kiểm soát nhiễm Hygiene Campaign in Outpatient Health Care Clinics”, khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tài liệu đào tạo kiểm soát American journal of Nursing, 113(3), 36-42. nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai, 1- 2. 13. WHO (1999). “Guideline for the prevention of nosocomial 7. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư (2008). “Hiệu quả infection in health care facilities in resource limited setting”, lâm sàng của phương pháp vệ sinh bàn tay bằng propanol và Geneva, Switzerland. chlorhexidine trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”, Tạp chí Y học lâm sàng, số chuyên đề (6/2008), 168- 173. 14. WHO (2009), “Guidelines on Hand Hygiene in Health Care”, Geneva, Switzerland. 8. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Đoàn Mai Phương (2008), “Mức độ ô nhiễm vi khuẩn ở bàn tay nhân viên y tế 15. WHO (2002), Prevention of hospital-acquired infections, và hiệu quả khử khuẩn của một số chế phẩm vệ sinh bàn Practice Guide. 22 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2016, Số 39