Hỗ trợ xã hội và mối liên quan với trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS tại 5 phòng khám ngoại trú, Hà Nội, năm 2013

Hỗ trợ xã hội có liên quan chặt chẽ tới tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần. Mục đích của nghiên này là mô tả mức độ hỗ trợ xã hội nhận được và mối liên quan với trầm cảm trên 573 bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại 5 phòng khám ngoại trú của Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy 97,2% bệnh nhân HIV/AIDS nhận được các hỗ trợ xã hội, với điểm số trung bình là 8,14 ± 3,14; cao nhất là hỗ trợ về tình cảm và thấp nhất là hỗ trợ tài chính; % có mẫu thuẫn xã hội là 28,8. Hạn chế hỗ trợ xã hội nhận được, có mâu thuẫn trong các mối quan hệ và ít tiếp xúc với bạn bè và người thân có ảnh hưởng lớn tới tình trạng trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra phụ nữ, người lớn tuổi, và những nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp có nguy cơ của trầm cảm đồng thời có điểm số hỗ trợ xã hội nhận được thấp hơn các nhóm khác. Các chương trình can thiệp cần chú ý đến các nhóm yếu thế này trong đó việc tạo các nguồn hỗ trợ xã hội hoặc thay thế hỗ trợ xã hội bằng hỗ trợ của nhà nước là hết sức cần thiết trong bối cảnh cắt giảm kinh phí

pdf 10 trang Bích Huyền 01/04/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ xã hội và mối liên quan với trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS tại 5 phòng khám ngoại trú, Hà Nội, năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfho_tro_xa_hoi_va_moi_lien_quan_voi_tram_cam_cua_benh_nhan_hi.pdf

Nội dung text: Hỗ trợ xã hội và mối liên quan với trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS tại 5 phòng khám ngoại trú, Hà Nội, năm 2013

  1. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TRẦM CẢM CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI 5 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, HÀ NỘI, NĂM 2013 Trần Thị Ngọc Mai1, Bùi Thị Minh Hảo1, Trần Khánh Toàn2, Lê Minh Giang1,3 1Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS - Đại học Y Hà Nội 2Bộ môn Y học gia đình – Đại học Y Hà Nội 3Bộ môn Dịch Tễ - Đại học Y Hà Nội Hỗ trợ xã hội có liên quan chặt chẽ tới tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần. Mục đích của nghiên này là mô tả mức độ hỗ trợ xã hội nhận được và mối liên quan với trầm cảm trên 573 bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại 5 phòng khám ngoại trú của Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy 97,2% bệnh nhân HIV/AIDS nhận được các hỗ trợ xã hội, với điểm số trung bình là 8,14 ± 3,14; cao nhất là hỗ trợ về tình cảm và thấp nhất là hỗ trợ tài chính; % có mẫu thuẫn xã hội là 28,8. Hạn chế hỗ trợ xã hội nhận được, có mâu thuẫn trong các mối quan hệ và ít tiếp xúc với bạn bè và người thân có ảnh hưởng lớn tới tình trạng trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra phụ nữ, người lớn tuổi, và những nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp có nguy cơ của trầm cảm đồng thời có điểm số hỗ trợ xã hội nhận được thấp hơn các nhóm khác. Các chương trình can thiệp cần chú ý đến các nhóm yếu thế này trong đó việc tạo các nguồn hỗ trợ xã hội hoặc thay thế hỗ trợ xã hội bằng hỗ trợ của nhà nước là hết sức cần thiết trong bối cảnh cắt giảm kinh phí. Từ khóa: bệnh nhân HIV/AIDS, trầm cảm, phòng khám ngoại trú, điều trị ARV, hỗ trợ xã hội I. ĐẶT VẤN ĐỀ cũng tìm cách giải thích về mối quan hệ giữa Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗ trợ xã hội có trầm cảm và hỗ trợ xã hội. Trong lý thuyết này, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe thể chất và trầm cảm có thể giảm các ảnh hưởng tiêu cực tâm thần [1]. Trầm cảm là một trong những của các sự kiện căng thẳng và khuyến khích vấn đề tâm lý phổ biến nhất có ảnh hưởng tới các chiến lược ứng phó, hay nói cách khác, tuân thủ điều trị và tuổi thọ của bệnh nhân huy động các hỗ trợ đặc trưng để đáp ứng với HIV/AIDS [2]. Vai trò của hỗ trợ xã hội với sức yếu tố gây stress. Ví dụ, hỗ trợ tài chính từ khỏe và các hành visức khoẻ đã thu hút nhiều bạn bè có thể giúp giảm nhẹ việc bị mất việc quan tâm của nghiên cứu. Đa số nghiên cứu làm. Một vài nghiên cứu khác cho thấy ảnh chỉ ra tác động tích cực của hỗ trợ xã hội đối hưởng tích cực của hỗ trợ xã hội với bệnh với các tình trạng căng thẳng, hay trạng thái nhân HIV/AIDS như hỗ trợ xã hội có thể giúp trầm cảm. Ví dụ như M. Sol Ibarra-Rovillard, tăng tỷ lệ bộc lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS, Nicholas A. Kuiper [3] kết luận rằng càng nhận giảm hành vi nguy cơ và những căng thẳng được nhiều hỗ trợ xã hội thì càng giảm các tâm lý từ kỳ thị xã hội từ đó làm giảm stress dấu hiệu của tình trạng trầm cảm. Các tác giả và tăng khả năng ứng phó [4; 5]. Bên cạnh những tác động tích cực, một vài Địa chỉ liên hệ: Lê Minh Giang, Viện Đào tạo ảnh hưởng tiêu cực của hỗ trợ xã hội cũng đã YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội được trình bày. Sheldon Cohen, S. Leonard Email: leminhgiang@hmu.edu.vn Ngày nhận: 10/10/2015 Syme [6] cho rằng hỗ trợ xã hội có thể làm Ngày được chấp thuận: 26/02/2016 tăng sự lệ thuộc hoặc giảm kỹ năng giải quyết 182 TCNCYH 99 (1) - 2016
  2. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC vấn đề, tạo thêm quyền lực cho người cung được ước lượng cỡ mẫu theo công thức sau: cấp dịch vụ do đó ảnh hưởng tiêu cực tới sức 2 2 khỏe. Ví dụ khi hỗ trợ xã hội được bác sỹ Z x p x q + ME n = cung cấp, sẽ làm mối quan hệ bác sỹ – bệnh Z2 x p x q nhân trở thành mối quan hệ cho – nhận, và ME2 + đôi khi tạo ra những lo sợ ảnh hưởng quyền N lợi và căng thẳng cho người bệnh. Ảnh hưởng Trong đó: n: cỡ mẫu của nghiên cứu; tiêu cực khác của mối quan hệ xã hội là taọ ra N: tổng số bệnh nhân HIV có hộ khẩu Hà Nội sự ràng buộc và thâm chí mâu thuẫn xã hội có đang điều trị tại 17 OPC trên địa bàn Hà Nội, thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng trầm khoảng 4000 bệnh nhân tại thời điểm nghiên cảm [7; 8]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu tiến cứu; p = 0,6 tỷ lệ bệnh nhân có vấn đề liên hành năm 2014 về các yếu tố ảnh hưởng tới quan tới ma túy, rượu, trầm cảm và các vấn trầm cảm trên bệnh nhân HIV/AIDS đã được đề khác;q = 1 - p; ME = 0,04 khoảng sai chệch tiến hành trên cùng bộ số liệu này [9], tuy chấp nhận được giữa tham số mẫu và giá trị nhiên bài viết chỉ tập trung phân tích mối liên thực của quần thể nghiên cứu;α = 0,05 => quan của các yếu tố cá nhân với tình trạng z2 = 1,96. trầm cảm. Vì vậy, nghiên cứu này được thực Theo công thức, tính được số bệnh nhân hiện với mục tiêu: 1. Mô tả mức độ hỗ trợ xã cần thiết trong nghiên cứu này là 508 bệnh hội của các bệnh nhân HIV/AIDS; 2. Mô tả mối nhân. Để dự phòng khoảng 10% đối tượng từ liên quan của hỗ trợ và quan hệ xã hội với tình chối tham gia hoặc không hoàn thành bảng trạng trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS. hỏi, thực tế chúng tôi đã điều tra 573 người. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Số lượng bệnh nhân trong mỗi phòng khám được lựa chọn ngẫu nhiên có hệ thống theo 1. Địa điểm: 5 phòng khám điều trị ARV danh sách bệnh nhân đến phòng khám nhận ngoại trú (Đống Đa, Từ Liêm, Long Biên, Hà thuốc ARV hàng tháng. Đông và Hoàng Mai) được chọn có chủ đích 5. Bộ công cụ thu thập thông tin từ 17 phòng khám ngoại trú của Hà Nội. Đây là những phòng khám được thành lập sớm Bộ câu hỏi sử dụng một số công cụ đã nhất tại Hà Nội, có số lượng bệnh nhân đang được chuẩn hóa và tiến hành nhiều nghiên điều trị ARV lớn và ổn định nhất. cứu trước đó ở Việt Nam và trên thế giới. Bộ công cụ được dịch từ tiếng Anh sang tiếng 2. Thời gian: từ tháng 3 – đến tháng Việt, điều tra thử nghiệm và test độ tin cậy 12/2013. cao. Cụ thể các bộ công cụ sử dụng: 3. Đối tượng Trầm cảm: sử dụng thang đo mức độ trầm Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có hộ khẩu cảm CESD 20 của Trung tâm Nghiên cứu dịch Hà Nội và đã điều trị ARV từ 6 tháng trở lên tễ học sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ[10]. Thang tại 5 phòng khám ngoại trú (OPC) được chọn. đo gồm 20 câu hỏi về các trạng thái của người 4. Cỡ mẫu bệnh trong tuần trước khi phỏng vấn. Bệnh Nghiên cứu sử dụng một phần bộ số liệu nhân đạt từ 16 điểm trở lên được coi là có dấu từ một nghiên cứu lớn, nghiên cứu ban đầu hiệu trầm cảm. TCNCYH 99 (1) - 2016 183
  3. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Hỗ trợ xã hội: Sử dụng bộ công cụ trong và xác định mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội nghiên cứu về Sử dụng dịch vụ HIV và chi phí và các biến độc lập khác với tình trạng trầm liên quan (HCSUS) [11]. Thang đo bao gồm 4 cảm của bệnh nhân. nội dung: hỗ trợ xã hội nhận được, mâu thuẫn 8. Đạo đức nghiên cứu xã hội, gặp gỡ bạn bè/người thân và số lượng Nghiên cứu này được thông qua Hội đồng bạn bè người thân trong mạng lưới. Trong đó, đạo đức của cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ nội dung “hỗ trợ xã hội nhận được” là trọng Y tế theo quyết định số 94 ngày 08/05/2013. tâm phân tích của nghiên cứu này. Phần hỗ trợ xã hội nhận được và phần III. KẾT QUẢ mâu thuẫn xã hội đều gồm có 3 mục nhỏ sử dụng thang Likert (0, 1, 2, 3, 4) để đo lường. 1. Đặc điểm hỗ trợ xã hội Hai biến hỗ trợ xã hội nhận được và mâu Kết quả bảng 1 cho thấy có 97,2% bệnh thuẫn xã hội mã hóa bằng cách cộng điểm 3 nhân khai báo có nhận được các hỗ trợ xã mục nhỏ, vì vậy giá trị hỗ trợ xã hội nhận hội; trong đó, điểm hỗ trợ tài chính là (1,94 ± được sẽ có điểm từ 0 - 12 đồng thời mã hóa 0,06) thấp hơn đáng kể so với hỗ trợ phương bằng biến nhị phân (có, không). “Có” nếu tổng tiện (2,84 ± 0,07) và hỗ trợ tình cảm (3,36 ± 3 mục nhỏ cộng lại lớn hơn 0; “Không” nếu 0,05). Chỉ 28,8% bệnh nhân báo cáo có “mâu tổng này bằng 0. thuẫn xã hội”. Trong đó, lần lượt 7,2%, 12,2% Phần gặp gỡ bạn bè/người thân gồm 2 và 20,8% báo cáo rằng họ có “mâu thuẫn mục nhỏ, sử dụng thang Likert. Phần này nghiêm trọng với bạn bè”, “mâu thuẫn nghiêm cũng được mã hóa lại bằng biến phân loại và trọng với người thân” và “mọi người muốn tôi biến liên tục theo cách tương tự như trên. thay đổi theo cách tôi không muốn”. 7. Phân tích số liệu Về tương tác xã hội, 90,1% bệnh nhân gặp Dữ liệu được nhập bằng phần mềm gỡ hoặc nói chuyện với người thân bạn bè ít EPI - INFO 3.5.1, sau đó được chuyển sang nhất một tháng một lần. Sự khác biệt giá trị phần mềm SPSS 21 để làm sạch và phân trung bình của tương tác với bạn bè và tương tích. Sử dụng t-test, và oneway repeated tác với người thân không có ý nghĩa thống kê ANOVA để mô tả sự khác biệt về mức độ hỗ (p = 0,13). trợ xã hội nhận được giữa các nhóm khác Số bạn thân trung bình của bệnh nhân nhau,và sử dụng các mô hình hồi quy nhị HIV/AIDS là 2,38, tuy nhiên có tới 18,3% phân, hồi quy đa biến logistic phân tầng để không thể nhờ sự giúp đỡ hoặc thổ lộ bí mật kiểm định sự khác biệt trong mẫu nghiên cứu với một ai đó. Bảng 1. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu Nhóm Tên biến (n) n (%) TB ± SD Khác biệt giá trị Hỗ trợ phương tiện (n = 573) 465 (81,2%) 2,84 ± 0,07 0,903**[0,72 - 1,09] Hỗ trợ ** xã hội Hỗ trợ tình cảm (n = 573) 532 (92,8%) 3,36 ± 0,05 1,42 [1,26 - 1,59] nhận Hỗ trợ tài chính (n = 573) 403 (70,3%) 1,94 ± 0,06 Nhóm tham chiếu được Có hỗ trợ xã hội (n = 573) 557 (97,2%) 8,14 ± 3,14 184 TCNCYH 99 (1) - 2016
  4. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Khác biệt giá trị Nhóm Tên biến (n) n (%) TB ± SD trung bình (95%CI) Có mâu thuẫn nghiêm trọng - 0.30 ** với người thân trong gia đình 70 (12,2%) 0,19 ± 0,02 [(-0,41) – (-0,18)] (n = 573) ** Mâu Có mâu thuẫn nghiêm trọng với - 0.39 41 (7,2%) 0,10 ± 0,02 thuẫn xã bạn bè (n = 573) [(-0,5) – (-0,28)] hội Mọi người cố gắng thay đổi tôi theo cách không mong muốn 119 (20,8%) 0,49 ± 0,05 Nhóm tham chiếu (n = 573) Có mâu thuẫn xã hội (n = 573) 165 (28,8%) 0,78 ± 1,48 Tương tác với người thân 472 (82,4%) 3,12 ± 1,48 0,10 [-0,03 - 0,2] Tương tác xã hội Tương tác với bạn bè 425 (74,2%) 3,02 ± 1,55 Nhóm tham chiếu và mạng Có tương tác xã hội (n = 573) 516 (90,1%) 6,14 ± 2,54 lưới xã Số bạn thân (có ít nhất một bạn hội 468 (81,7%) 2,38 ± 1,58 thân) *: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; **: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Test sử dụng One way repeated Anova test. 2. Mức độ hỗ trợ xã hội giữa các nhóm Giá trị trung bình hỗ trợ xã hội nhận được không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm có nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, có tương tác với người thân bạn bè và có mâu thuẫn xã hội khác nhau. Bảng 2. Phân bố mức độ hỗ trợ xã hội giữa các nhóm đối tượng Phân nhóm (n) TB ± SD Khác biệt trung bình [95%CI] 22 - 30 (115) 8,86 ± 2,91 1,49** [0,47 - 2,50] TuổiA 31 - 40 (364) 8,20 ± 3,10 0,83*[0,04 - 1,61] 41 - 65 (116) 7,37 ± 3,41 Nhóm tham chiếu Nam (386) 8,49 ± 2,98 1,07**[0,50 - 1,64] GiớiT Nữ (187) 7,42 ± 3,35 Nhóm tham chiếu <= Tiểu học (44) 6,75 ± 3,41 Nhóm tham chiếu Trình độ Trung học cơ sở (222) 8,01 ± 3,07 1,264 [-0,05 – 2,58] A học vấn Trung học phổ thông (228) 8,59 ± 3,09 1,84**[0,53 – 3,16] Cao đẳng/Đại học (78) 8.09±2.97 1,340 [-0,16 – 2,84] TCNCYH 99 (1) - 2016 185
  5. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Phân nhóm (n) TB ± SD Khác biệt trung bình [95%CI] Thất nghiệp (94) 8,43 ± 3,35 Nhóm tham chiếu Nghề Ổn định (211) 8,25 ± 3,12 -0,18 [-1,09 - 0,74] nghiệpA Không ổn định (268) 7,96 ± 3,08 -0,46 [-1,35 - 0,42] Tình Chưa lập gia đình (113) 8,4 ± 3,41 Nhóm tham chiếu trạng hôn Kết hôn/có bạn tình (363) 8,19 ±,3,0 -0,21 [-1 - 0,59] A nhân Ly hôn/ly thân (97) 7,67 ± 3,30 -0,73 [-1,75 - 0,29] Tình Một mình (113) 6,58 ± 3,63 -1,91*[0,58 - 3,24] trạng Có bạn tình/con cái (363) 7,82 ± 3,19 -0,67*[(-1,32) – (-0,02)] chung sốngA Có thêm bố mẹ/ anh chị em (97) 8,49 ± 3,00 Nhóm tham chiếu Thảo * Có (225) 8,49 ± 3,04 0,569 [0,049 - 1,09] luận với nhân Không (348) 7,92 ± 3,19 Nhóm tham chiếu viên y tếT Trầm Có (n = 203) 7,77 ± 3,34 Nhóm tham chiếu T cảm * Không (n = 370) 8,35 ± 3,01 0,58 [0,04 - 1,12] Mâu Có (165) 8,29 ± 2,78 Nhóm tham chiếu thuẫn xã hộiT Không (408) 8,08 ± 3,28 -0,21 [-0,78 - 0,36] Tương Ít hơn một lần một tháng (57) 7,93 ± 3,13 -0,24 [-1,1 - 0,63] tác với bạn bè người > = 1 lần/tháng (516) 8,17 ± 3,14 Nhóm tham chiếu * Số lượng 0 người (105) 7,56 ± 3,64 -0,71 [-1,47 - 0,04] T bạn thân >= 1 người (468) 8,27 ± 3,01 Nhóm tham chiếu *: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05; **: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,01 A: Anova Test; T: T-test. Kết quả bảng 2 cho thấy, bệnh nhân HIV/AIDS là người trẻ, nam giới, có học vấn cao, sống với bố mẹ, có thảo luận với nhân viên y tế về sử dụng chất gây nghiện, và không có dấu hiệu trầm cảm có mức độ hỗ trợ xã hội cao hơn các nhóm khác. 186 TCNCYH 99 (1) - 2016
  6. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội và trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS Kết quả phân tích hồi quy nhị phân chỉ ra ít nhận được hỗ trợ xã hội, có mâu thuẫn xã hội và ít gặp gỡ bạn bè/người thân có liên quan tới tình trạng trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS. Ngoài ra,còn có các yếu tố nguy cơ khác của tình trạng trầm cảm là: thu nhập thấp, thất nghiệp, đang trong tình trạng ly hôn/ly thân, có các hành vi tiêm chích hay quan hệ tình dục không an toàn, đang sử dụng methadon(p < 0,05). Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS từ phân tích hồi quy logistic Hồi quy nhị phân Hồi quy đa biến Tên biến (% trầm cảm) UOR (95%CI) B AOR (95%CI) Nhóm 1: Nagelkerke R Square=10,6% Giới Nam(33,7%) 1 Ref 1 Nữ (39%) 1,26 (0,88 - 1,81) 0,81 2,25** (1,27 - 3,99) Nghề nghiệp Ổn định (30,3%) 0,4**(0,24 - 0,66) -0,79 0,45* (0,26 - 0,78) Không ổn định (33,6%) 0,46**(0,29 - 0,75) -0,66 0,52* (0,31 - 0,87) Thất nghiệp (52,1%) 1 Ref 1 Thu nhập < 1,5 triệu (45,9%) 1 1,5 - 4 triệu (34,9%) 0,56**(0,38-0,83) - - > 4 triệu (27,1%) 0,51** (0,31-0,84) Tình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình (41,6%) 0,86 (0,5 - 1,48) -0,14 0,87 (0,26 - 0,78) Kết hôn/ có bạn tình (30,9%) 0,54* (0,34 - 0,85) -0,51 0,60* (0,31 - 0,87) Ly hôn/ ly thân (45,4%) 1 Ref 1 Hút thuốc trong 30 ngày qua Có (37,6%) 1,34 (0,95 - 1,90) 0,62 1,86* (1,09 - 3,16) Không (33,2%) 1 Ref 1 Hành vi nguy cơ (tiêm chích/quan hệ tình dục không an toàn) 1,87**(1,24 - 2,84) 0,54 1,72* (1,09 - 2,71) Có (47,4%) 1 Ref 1 Không (32,5%) Đang điều trị methadone Có (55,6%) 2,42*(1,22 - 4,78) 1,01 2,76**(1,31 - 5,79) Không (34,1%) 1 Ref 1 TCNCYH 99 (1) - 2016 187
  7. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Hồi quy nhị phân Hồi quy đa biến Tên biến (% trầm cảm) UOR (95%CI) B AOR (95%CI) Nhóm 2: Nagelkerke R Square = 18,5% Hỗ trợ xã hội nhận được 0,94*(0,89 - 1) -0,06 0,94* (0,88 - 0,99) Mâu thuẫn với bạn bè/người thân Có (52,1%) 2,71**(1,86 - 3,93) 0,99 2,69** (1,88 - 4,02) Không (28,7%) 1 Ref 1 Gặp gỡ bạn bè, người thân Nhiều hơn 1 lần/ tháng (33,3%) 0,42* (0,24 - 0,72) -1,02 0,36** (0,20 - 0,68) Ít hơn 1 lần/ tháng (54,4%) 1 Ref 1 Hằng số 0,65 1,96 Overall model coefficients (χ2(df) = 82,97 (11), p < 0,001), Percentage correct = 69,8% ** * : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,01 và : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Kết quả bảng 3 đã chỉ ra ba biến số về hỗ trợ xã hội nhận được, mâu thuẫn và các mối quan hệ xã hội có liên quan với tình trạng trầm cảm làm thay đổi Nagelkerke R square từ 10,6% đến 18,5%, trong đó mâu thuẫn xã hội có liên quan mạnh nhất tới tình trạng trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS (β = 0,99). Ngoài ra, nguy cơ trầm cảm ở nữ cao gấp 2,25 lần nguy cơ trầm cảm ở nam. Người bệnh HIV/AIDS có nghề nghiệp có thể giảm nguy cơ trầm cảm từ 0,45 - 0,54 lần so với nhóm bị thất nghiệp. Tương tự, người ly hôn/ly thân, hút thuốc, có hành vi tiêm chích hay quan hệ tình dục không an toàn, có sử dụng methadon có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người khác. Mô hình hồi quy đa biến được xây dựng nhằm xác định mối liên quan và độ mạnh của mối liên quan giữa các biến hỗ trợ xã hội và tình trạng trầm cảm. Sau khi đưa các biến nhân khẩu học vào nhóm 1, các biến hỗ trợ xã hội được đưa vào nhóm 2 nhằm đánh giá ảnh hưởng của các biến hỗ trợ xã hội tác động đến trầm cảm sau khi đã kiểm soát các biến nhân khẩu học. IV. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu này bổ sung cho quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng nghiên cứu Lê Minh Giang, Bùi Thị Minh Hảo, methadone, và đặc biệt là có ít các hỗ trợ xã Văn Đình Hòa [9] về ba thành tố của thang đo hội sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm trên bệnh hỗ trợ xã hội HCSUS (hỗ trợ xã hội nhận nhân HIV/AIDS. được, mâu thuẫn xã hội và gặp gỡ bạn bè/ Đáng chú ý, có mâu thuẫn xã hội có ảnh người thân) có liên quan chặt chẽ với tình hưởng lớn tới tình trạng trầm cảm của bệnh trạng trầm cảm. Tương tự kết quả nghiên cứu nhân HIV/AIDS hơn cả hỗ trợ xã hội nhận ở Trung Quốc về các yếu tố liên quan tới trầm được (βs = 0,99 và -0,06). Trong một nghiên cảm, nghiên cứu này chỉ ra rằng phụ nữ, cứu về ảnh hưởng của những quan hệ xã hội người thất nghiệp, có hành vi tiêm chích hoặc tiêu cực đã cho thấy chỉ ra rằng, những người 188 TCNCYH 99 (1) - 2016
  8. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC có mâu thuẫn với thành viên gia đình có khả đó có nguy cơ cao trong việc tiếp cận và sử năng bị rơi vào tình trạng trầm cảm cao gấp dụng dịch vụ sẵn có. 13 lần những người khác. Trong nghiên cứu V. KẾT LUẬN này, người có mâu thuẫn xã hội có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,7 lần so với những người Nghiên cứu này cho thấy hạn chế hỗ trợ xã khác. So sánh với những nghiên cứu khác, tỷ hội, có mâu thuẫn trong các mối quan hệ và lệ có mâu thuẫn nghiêm trọng trong số các hạn chế tương tác xã hội có liên quan đến bệnh nhân HIV/AIDS ở Việt Nam thấp hơn nguy cơ trầm cảm. Người lớn tuổi, phụ nữ và các nơi khác như New York hay sub - Saharan các nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp là Châu Phi [13]. Ivana Marková,Alex Gillespie những nhóm có hạn chế trong việc nhận được [14] kết luận rằng mâu thuẫn có thể gây ra các hỗ trợ xã hội và đồng thời có nguy cơ phân biệt đối xử, bất công bằng và thiếu tin trầm cảm. Điều này đặt ra nhu cầu cần phải tưởng giữa mọi người trong xã hội. Mặc dù tỷ có những can thiệp nhằm hỗ trợ các nhóm lệ báo cáo có mâu thuẫn không phổ biến yếu thế, nâng cao các hỗ trợ xã hội (hoặc các nhưng cũng cần đặt ra khả năng bệnh nhân biện pháp thay thế hỗ trợ xã hội bằng các hỗ báo cáo ít hơn thực tế do tâm lý chung của trợ của nhà nước) nhằm giúp nhóm này có người Việt Nam không muốn nói về mâu khả năng đương đầu với các nguy cơ của các thuẫn trong gia đình. Ngoài ra trong bối cảnh vấn đề sức khoẻ tâm thần. tới đây khi nguồn lực hạn chế và bệnh nhân Lời cảm ơn và gia đình phải đóng góp nhiều hơn cho chăm sóc điều trị HIV/AIDS thì có thể sẽ làm Nghiên cứu này được thực hiện bởi trung gia tăng thêm mâu thuẫn xã hội xuất phát từ tâm nghiên cứu và đào tạo HIV/AIDS trường kỳ thị và bất công bằng đối với bệnh nhân đại học Y Hà Nội năm 2013. Chúng tôi xin HIV/AIDS. cảm ơn sự hỗ trợ của Cục phòng chống HIV/ Phụ nữ, người lớn tuổi và các nhóm có AIDS, Bộ Y tế; cán bộ nhân viên của 5 phòng tình trạng kinh tế xã hội thấp vừa là nhóm ít khám ngoại trú điều trị ARV tại Hà Nội và 573 nhận được các hỗ trợ xã hội vừa có nguy cơ bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu này. trầm cảm cao. Kết quả này tương tự một vài TÀI LIỆU THAM KHẢO phát hiện của các nghiên cứu trước kia [15], phụ nữ, người lớn tuổi và các nhóm có tình 1. Sheldon Cohen (2004). Social relation- trạng kinh tế xã hội thấp là những nhóm dễ bị ships and health. The American psychologist, tổn thương với các nguyên nhân căng thẳng 59(8), 676 - 684. và khó có khả năng ứng phó với các căng 2. Sharon M. Valente(2003). Depression thẳng. Trong bối cảnh những thay đổi của and HIV disease. The Journal of the Associa- hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong thời tion of Nurses in AIDS Care : JANAC, 14(2), gian qua từ việc được hỗ trợ toàn bộ các dịch 41 - 51. vụ dành cho bệnh nhân HIV/AIDS chuyển dịch 3. M. Sol Ibarra-Rovillard và Nicholas A. sang việc người bệnh (và gia đình) có trách Kuiper(2011). Social support and social nega- nhiệm chi trả cho những dịch vụ sử dụng và tivity findings in depression: perceived respon- điều trị, thì những nhóm ít nhận được các hỗ siveness to basic psychological needs. Clinical trợ xã hội cũng là những nhóm yếu thế và do psychology review, 31(3), 342 - 352. TCNCYH 99 (1) - 2016 189
  9. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 4. Shan Qiao, Xiaoming Li và Bonita al (2004). Center for Epidemiologic Studies Stanton (2014). Social Support and HIV- Depression Scale: Review and revision related Risk Behaviors: A Systematic Review (CESD and CESD - R). http:// of the Global Literature. AIDS and behavior, www.valueoptions.com/providers/education_ 18(2), 419 - 441. Center/Provider_Tools/depression_Screening 5. J. M. Serovich, P. S. Brucker., J. A. .pdf> Kimberly (2000). Barriers to social support for 11. RAND Corporation (1997). HCSUS persons living with HIV/AIDS. AIDS care, 12 Baseline Questionnaire, < (5), 651 - 662. health/projects/hcsus/Base.html>. 6. Sheldon Cohen., S. Leonard Syme 12. Honghong Wang, Caihong Zhang, (1985). Social support and health, Academic Ye Ruan et al (2014). Depressive Symptoms Press, Orlando, Fla. and Social Support Among People Living With 7. John Oetzel, Bryan Wilcox, Ashley HIV in Hunan, China. Journal of the Associa- Archiopoli et al (2014). Social support and tion of Nurses in AIDS Care, 25(6), 568 - 576. social undermining as explanatory factors for 13. Edward J. Mills, Sonal Singh, Brett health-related quality of life in people living D. Nelson et al (2006). The impact of conflict with HIV/AIDS. Journal of health communica- on HIV/AIDS in sub-Saharan Africa. tion, 19(6), 660 - 675. International Journal of STD & AIDS, 17(11), 8. Karen S Rook (1990). Stressful aspects 713 - 717. of older adults’ social relationships: Current 14. Ivana Marková và Alex Gillespie theory and research. Stress and coping in (2012). Trust and conflict: Representation, later-life families, 173 - 192. culture and dialogue, Routledge/Taylor & 9. Lê Minh Giang, Bùi Thị Minh Hảo và Francis Group, New York, NY, US. Văn Đình Hòa(2014). Depression and associ- 15. J. A. Ciesla và J. E. Roberts (2001). ated factors of patients at five HIV Out-Patient Meta-analysis of the relationship between HIV Clinics in Hanoi in 2013. Viet Nam Journal of infection and risk for depressive disorders. Medicine and Pharmacy - VJMP. The American journal of psychiatry, 158(5), 10. Eaton WW, Muntaner C, Smith C et 725 - 730. Summary SOCIAL SUPPORT AND ITS ASSOCIATION WITH DEPRESSIVE SYMTOMS AMONG HIV/AIDS PATIENTS AT 5 OUT PATIENT CLINICS IN HANOI, 2013 Studies has shown that social support has significant impacts on physical and mental health [1]. This study aims at exploring the level of social support received by 573 HIV/AIDS patients with ARV-treatment at 5 out Patient Clinics in Hanoi and its relation to depression. The result shows that 97.2% HIV/AIDS patients had received various types of social support, with mean ± std at 8.14 ± 3.14, in which emotional support ranked the highest and financial support was the lowest one. The rate of patients experiencing social conflicts was 28.8. Limited social support, conflicts in social relationship and limited interaction with friends and relatives have serious impacts on 190 TCNCYH 99 (1) - 2016
  10. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC depression among HIV/AIDS patients. The study also highlights that women, older people and people with low socio-economic status face with more risks of depressive symptoms while receiving less social support than other groups. Therefore, intervention programs need targeting these disadvantaged groups, creating more social support or replacing informal resources by government’s support, which is critically important in the case of budget reduction. Keywords: HIV/AIDS patients, depression, social support TCNCYH 99 (1) - 2016 191